thắc mắc [Học tập] Toán Rời Rạc trong cuộc đời lập trình viên

cuuthu

Member
Mình là một người không theo học đại học chính quy, thường hay nghe môn Toán Rời Rạc là một trong những môn đại cương quan trọng nhất của developer
Cho mình xin ý kiến của những người đã đi làm về mức quan trọng của môn này

Và quan trọng là cho mình xin những keyword tài liệu và khóa học có thể giúp nắm vững môn này trong lòng bàn tay (và lòng bàn chân)
 
hóng ké, sắp liên thông đại học
YHs5f6H.png
mà mấy môn này có cần máy tính casio ko mấy thím
g8XXj8u.gif
 
Last edited:
Ngày xưa học môn này, kiếm được cuốn Toán rời rạc và ứng dụng trong tin học, dày cả 500 trang.
ngày đấy bị nghiền cái lý thuyết đồ thị, đọc hoài
 
Toán rời rạc cực kỳ quan trọng được học ngay sau các môn cơ sở về lập trình. Toán rời rạc rất rộng chứ ko phải là 1 môn riêng lẻ, trong IT/CS môn Toán rời rạc thường chỉ học cơ bản về mệnh đề logic, đại số Boole, tập hợp, tổ hợp. Các phần khác của toán rời rạc được chia làm nhiều môn khác như lý thuyết số, lý thuyết trò chơi, lý thuyết đồ thị, topology, lý thuyết Automat,... Tính tổng các môn thuộc về toán rời rạc đã chiếm gần một phần ba chương trình đào tạo rồi.
 
Last edited:
lý thuyết đồ thị là học xem đem ứng dụng làm ra các ứng dụng bản đồ, tìm đường đi, max bá. Hồi xưa mà tụi da trắng đã đỉnh cao như vậy. Công nhận nể tụi da trắng thượng đẳng quá.
 
lý thuyết đồ thị là học xem đem ứng dụng làm ra các ứng dụng bản đồ, tìm đường đi, max bá. Hồi xưa mà tụi da trắng đã đỉnh cao như vậy. Công nhận nể tụi da trắng thượng đẳng quá.
xử lý ngôn ngữ, AI, ML,... cả nùi thứ chứ ko chỉ mỗi bản đồ. Đặc biệt với dependency graph thì cả nùi thằng dính: compiler, package manager, games,... Vụ Max Howell tác giả của Homebrew tạch Google vì ko làm được bài đảo ngược cây nhị phân cho thấy ông này kém môn lý thuyết đồ thị, và thực tế là cái phần mềm homebrew có hiệu năng cực kém cũng vì dependency graph :whistle:
 
Last edited:
Toán rời rạc cực kỳ quan trọng được học ngay sau các môn cơ sở về lập trình. Toán rời rạc rất rộng chứ ko phải là 1 môn riêng lẻ, trong IT/CS môn Toán rời rạc thường chỉ học cơ bản về mệnh đề logic, đại số Boole, tập hợp, tổ hợp. Các phần khác của toán rời rạc được chia làm nhiều môn khác như lý thuyết số, lý thuyết trò chơi, lý thuyết đồ thị, topology, lý thuyết Automat,... Tính tổng các môn thuộc về toán rời rạc đã chiếm gần một phần ba chương trình đào tạo rồi.

Rồi ra đi làm bao nhiêu người ứng dụng vào làm rồi. Coder ở VN toàn code web, mobile ứng dụng thế nào vậy bạn? Viết ra để hù dọa người ta à?

xử lý ngôn ngữ, AI, ML,... cả nùi thứ chứ ko chỉ mỗi bản đồ.

Lý thuyết đồ thị ứng dụng vào xử lý ngôn ngữ, AI, ML thế nào vậy bạn? Nó có ứng dụng đó nhưng ra đời đi làm ko phải ai cũng đụng tới. Biết gì về xử lý ngôn ngữ, AI, ML ko mà chém. :shame:

Hỏi thật thím đi làm bao năm rồi và ứng dụng toán rời rạc đc nhiều thế nào mà nói là cực kỳ quan trọng.
 
Trước học môn này thầy bảo là cứ làm hết bài tập trong này cộng với một đống bài tập thầy ra thêm nữa, sau mỗi chương phải làm hết nộp cho thầy rồi thi giữa kỳ, cuối kỳ chỉ lấy trong đó thôi, phải được hơn nghìn bài luôn ấy, ám ảnh kinh hoàng. :confused: :confused: :confused:

1600271304703.png





Rồi ra đi làm bao nhiêu người ứng dụng vào làm rồi. Coder ở VN toàn code web, mobile ứng dụng thế nào vậy bạn? Viết ra để hù dọa người ta à?

Lý thuyết đồ thị ứng dụng vào xử lý ngôn ngữ, AI, ML thế nào vậy bạn? Nó có ứng dụng đó nhưng ra đời đi làm ko phải ai cũng đụng tới. Biết gì về xử lý ngôn ngữ, AI, ML ko mà chém. :shame:

Hỏi thật thím đi làm bao năm rồi và ứng dụng toán rời rạc đc nhiều thế nào mà nói là cực kỳ quan trọng.

Tác dụng lớn nhất của môn này là để đi xờ lờ trong lúc phỏng vấn :D:D:D
 
Hỏi thật thím đi làm bao năm rồi và ứng dụng toán rời rạc đc nhiều thế nào mà nói là cực kỳ quan trọng.
Tôi đi làm chưa lâu lắm, chỉ mới 15 năm thôi.
Tôi ko rõ bạn có code hay ko, nhưng khi viết AND/OR/XOR/NOT là đã dùng đại số Boole. Ko hiểu đại số Boole chắc viết cả mớ if lồng vào nhau.

Rồi ra đi làm bao nhiêu người ứng dụng vào làm rồi. Coder ở VN toàn code web, mobile ứng dụng thế nào vậy bạn? Viết ra để hù dọa người ta à?
Tôi ko chắc mấy bạn code web ở VN viết những gì, nhưng tôi thường phải dùng DAG và sắp xếp topo để xử lý dependencies, ko học lý thuyết đồ thị thì tạch DAG chắc.
Lý thuyết đồ thị ứng dụng vào xử lý ngôn ngữ, AI, ML thế nào vậy bạn? Nó có ứng dụng đó nhưng ra đời đi làm ko phải ai cũng đụng tới. Biết gì về xử lý ngôn ngữ, AI, ML ko mà chém. :shame:
Tôi ko làm về AI và ML, nhưng kiến thức CS ở đại học dạy tôi rằng mấy thằng này dùng đồ thị để biểu diễn. Mấy bạn mang tiếng làm AI hay ML mà chỉ biết gọi lib có sẵn thì thôi tôi ko tính.
 
Tôi đi làm chưa lâu lắm, chỉ mới 15 năm thôi.
Tôi ko rõ bạn có code hay ko, nhưng khi viết AND/OR/XOR/NOT là đã dùng đại số Boole. Ko hiểu đại số Boole chắc viết cả mớ if lồng vào nhau.


Tôi ko chắc mấy bạn code web ở VN viết những gì, nhưng tôi thường phải dùng DAG và sắp xếp topo để xử lý dependencies, ko học lý thuyết đồ thị thì tạch DAG chắc.

Tôi ko làm về AI và ML, nhưng kiến thức CS ở đại học dạy tôi rằng mấy thằng này dùng đồ thị để biểu diễn. Mấy bạn mang tiếng làm AI hay ML mà chỉ biết gọi lib có sẵn thì thôi tôi ko tính.

Cái boole tôi đã nói ở trên khi trả lời chủ thớt rồi. Theo tôi đó là cái ứng dụng nhiều nhất còn lại mấy cái thím nói thì thím nghĩ bao nhiêu % coder xài tới? Dạo 1 vòng các tin tuyển dụng xem bao nhiêu job đòi mấy cái advance của toán rời rạc?
 
Cái boole tôi đã nói ở trên khi trả lời chủ thớt rồi. Theo tôi đó là cái ứng dụng nhiều nhất còn lại mấy cái thím nói thì thím nghĩ bao nhiêu % coder xài tới? Dạo 1 vòng các tin tuyển dụng xem bao nhiêu job đòi mấy cái advance của toán rời rạc?
tuyển dụng chỉ đòi mỗi cái bằng đại học thôi, mà bằng đại học là đã bao gồm toán rời rạc từ cơ bản đến nâng cao. Mấy ông chuyên code web là đã xài lý thuyết đồ thị trong vô thức rồi, bài toán tree traversal cơ bản đấy.
 
Mình là một người không theo học đại học chính quy, thường hay nghe môn Toán Rời Rạc là một trong những môn đại cương quan trọng nhất của developer
Cho mình xin ý kiến của những người đã đi làm về mức quan trọng của môn này

Và quan trọng là cho mình xin những keyword tài liệu và khóa học có thể giúp nắm vững môn này trong lòng bàn tay (và lòng bàn chân)

Hi vọng bấy nhiêu đủ nhiều cho bạn https://cuuduongthancong.com/s/cau-truc-roi-rac?src=home
 
tuyển dụng chỉ đòi mỗi cái bằng đại học thôi, mà bằng đại học là đã bao gồm toán rời rạc từ cơ bản đến nâng cao. Mấy ông chuyên code web là đã xài lý thuyết đồ thị trong vô thức rồi, bài toán tree traversal cơ bản đấy.

1. Đừng đánh đồng chuyện yêu cầu cái bằng đại học với yêu cầu về toán rồi rạc. Đi phỏng vấn các cty người ta có hỏi toán rời rạc không?

2. Nếu xài được ở mức vô thức thì cái kiến thức về toán rời rạc có cần hay ko? Nói như thím thì lập trình viên ngôn ngữ cấp cao cũng cần phải có kiến thức về điện tử, vi mạch, mã máy mới làm được à?

3. Chủ thớt hỏi về Toán Rời Rạc trong cuộc đời lập trình viên thì trả lời cho thực tế. Đừng đem mấy cái mà chỉ khoảng 10% người xài ra rồi hù dọa người ta.
 
1. Đừng đánh đồng chuyện yêu cầu cái bằng đại học với yêu cầu về toán rồi rạc. Đi phỏng vấn các cty người ta có hỏi toán rời rạc không?
Phỏng vấn ở các công ty hỏi về thuật toán thì chạy trời ko khỏi nắng về lý thuyết đồ thị.

2. Nếu xài được ở mức vô thức thì cái kiến thức về toán rời rạc có cần hay ko? Nói như thím thì lập trình viên ngôn ngữ cấp cao cũng cần phải có kiến thức về điện tử, vi mạch, mã máy mới làm được à?
Code cơ bản là đã xài ở mức vô thức rồi. Nâng cao 1 chút thì cũng chạy ko thoát khỏi lý thuyết đồ thị. Tìm kiếm trên DOM tree là tree traversal. Đụng tới dependencies là phải dùng DAG. Chứa hierarchy vào database là phải dùng nested set.
À mà nếu chỉ biết gọi từ framework có sẵn chứ chưa từng mở source ra xem họ viết cái gì trong đó thì thôi.
3. Chủ thớt hỏi về Toán Rời Rạc trong cuộc đời lập trình viên thì trả lời cho thực tế. Đừng đem mấy cái mà chỉ khoảng 10% người xài ra rồi hù dọa người ta.
thợ code thì ko biết chứ đã là lập trình viên thì chạy trời không khỏi toán rời rạc, đặc biệt là mấy món đại số Boole, lý thuyết tập hợp, lý thuyết đồ thị.
 
Mình cũng mới đi làm có mấy năm thì mình quan sát thấy như thế này:

Nhóm 1: Thợ (gõ, sửa, bảo trì, kiểm thử) code thì cần ít, đến rất ít. (mình vẫn đang nằm trong số này).
Nhóm 2: Kiến trúc sư code, nhà nghiên cứu code (kiểu hàn lâm ấy) thì cần nhiều đến rất nhiều.

Trong công ty mình thì:
Nhóm 1: lương từ bình thường đến rất bình thường, chiếm phần đông nhân viên.
Nhóm 2: lương thì mình không biết cụ thể nghe đồn là cao, chiếm phần nhỏ. (ví dụ phòng mình sĩ số 100 ông thì có đúng 1 ông mình xếp nhóm này)

Vậy nên quay lại với chủ thớt, bạn thớt muốn đi vào nhóm nào?
 
Back
Top