thảo luận Toàn tập hạ nhiệt cho Laptop

longtygu

Junior Member
Vấn đề nhiệt độ cho laptop đặc biệt như mấy con laptop gaming hay workstation luôn là vấn đề nan giải cho nhiều ae vì nhiệt độ ảnh hưởng rất lơn đến hiệu năng lẫn độ bền linh kiện của một con máy laptop, tại thread này e sẽ show hết những cách e biết và đã áp dụng có hiệu quả cho ae cùng tham khảo lẫn bổ sung ! :burn_joss_stick:

- có 2 hướng để giảm nhiệt cho laptop
+ can thiệp phần cứng
+ can thiệp phần mềm

/ can thiệp phần cứng : đây là cách hiệu quả nhất, nhanh nhất cũng như tốn chi phí nhấtnên làm nhất để nhiệt độ của máy luôn dc ổn định và mát, về cơ bản đây chỉ là vệ sinh máy, tra lại keo tản nhiệt, kiểm tra linh kiện và bảo dưỡng quạt tản nhiệt nhưng hiệu quả làm mát gần như là tốt nhất.

/ can thiệp phần mềm : đây là cách tiết kiệm nhất, ít rủi do nhất đồng thời cũng đem lại hiệu quả cho ae nào hạn hẹp về kiến thức phần cứng lẫn lười đem ra quán bảo dưỡng máy, về cơ bản cách này sử dụng phần mềm để hạ xung nhịp, tăng tốc độ quạt tản nhiệt, cắt ứng dụng chạy ngầm nhằm hạ nhiệt độ của cpu lẫn gpu trong quá trình sử dụng.

===================================================================================
- can thiệp phần cứng : như đã giải thích ở trên với các dòng laptop gaming nên đi vệ sinh lại máy định kỳ 6 tháng 1 lần, nếu tryhard và điều kiện mang đi mang lại nhiều thì định kỳ 3 tháng 1 lần là tốt nhất, với việc CPU chịu tải liên tục ở hiệu năng cao thì cần 1 loại keo tản nhiệt ổn ổn 1 chút, mình hiện đang sử dụng keo MX4, con keo quốc dân với giá thành rẻ mà lại cho tản nhiệt khá tốt, trung bình giá giao động khoảng 120k - 240k tùy độ nhiều của tuýp, tuýp 4g sẽ sử dụng dc khoảng 2 lần, chi phí mỗi lần vệ sinh máy thì khoảng 100-150k tùy chỗ, nếu chỗ b mua laptop có dịch vụ vệ sinh máy miễn phí trọn đời thì càng tốt, mình mỗi năm chỉ chi khoảng 400k tiền keo tản nhiệt do mình có phiếu vệ sinh máy miễn trọn đời :), ngoài ra nên kê laptop lên các bề mặt thoáng khí và thoát nhiệt nhanh như là kính, mặt nhựa nếu có đế tản càng tốt ( lưu ý :đế tản nhiệt không có tác dụng tản cho cpu và gpu chỉ có tác dụng tạo độ thoáng để quạt tản có hiệu quả hơn )

2505_3a.jpg


- can thiệp phần mềm :

+ can thiệp bằng chức năng có sẵn trong windows :

* sử dụng chức năng battery save : hay còn gọi là best battery life trên windows 10, về cơ bản chức năng này sẽ hạ xung nhịp CPU về xung nhịp cơ bản ( base clock ) ví dụ i5 9300H luôn chạy max xung ở hiệu năng cao là 4.1 Ghz với nhiệt độ giao động khoảng 50-60 độ C ở các tác vụ thường, sau khi bật battery save xung nhịp CPU hạ về xung cơ bản2.4 Ghz, lúc này nhiệt độ giao động chỉ còn khoảng 45-55 độ C tức giảm 5-10 độ, với các bạn dùng chỉ lướt web xem phim, hay làm các việc văn phòng nhẹ thì nên bật chế độ này, vừa mát máy lại vừa tiết kiệm điện, còn chơi game thì cứ best perfomance mà giã

Annotation 2020-03-16 160151.png


* tắt các dịch vụ thừa và ngầm trong windows service : từ windows 8.1 microsoft đã nhét cả núi dịch vụ để chạy universal app hay các chức năng khác mà mình chả bao giờ động đến, mà các dịch vụ này luôn chạy ngầm vừa hãm hiệu năng vừa phần nào ăn xung cpu làm tăng nhiệt độ máy vậy nên tắt đi cho lành !
để vào danh sách setting service : ấn phím windows + r, trong hộp thoại gõ " services.msc " danh sách service hiện ra, chuột phải vào các dịch vụ các bác không dùng chọn properties, chọn ở mục startup typedisable nó đi, với dịch vụ quan trọng mà không muốn nó chạy ngầm chọn manual .
* với các dịch vụ lạkhông rõ chức năng các bác có thể tham khảo tên ở đây

dsadsdas.jpg


* tắt startup program :
về cơ bản các chương trình này không ảnh hưởng lắm nhưng lúc lúc khởi động, cpu ngoài tăng max xung để kéo việc khởi động windows còn phải gánh thêm các startup program, tăng quá nhiệt tạm thời do quạt tản nhiệt chưa kịp hoạt động, tắt các startup program ngoài việc giảm dc phần nào nhiệt độ lúc boot win còn làm tăng tốc độ boot win ! để tắt startup program ta vào task manager ( tổ hợp ctrl + shift + esc hoặc ctrl + alt + del chọn task manager ) chọn mục start updisable các ứng dụng không cần thiết

dsadsad.png


+ can thiệp bằng các phần mềm bên ngoài và tiện ích nhà sản xuất phần cứng :

* sử dụng phương pháp undervolt cpu bằng công cụ chính chủ intel XTU
- Undervolt đơn giản làm giảm lượng điện/điện áp trực tiếp vào CPU. Điện vào CPU càng nhiều, nhiệt độ càng tăng cao; và ngược lại càng ít điện năng, nhiệt độ càng thấp. Một khả năng khác của undervolt là nó có thể kéo dài tuổi thọ linh kiện và pin do giảm điện áp tiêu thụ. đặc undervolt không ảnh hưởng đến hiệu suất ngay cả khi bạn thực hiện các hoạt động cường độ cao như chơi game, render đồ họa ,video.
+ để undervolt trước hết cần tải Intel Xtu từ trang chủ intel ( đây là công cụ chính chủ cũng như được chính intel khuyên dùng nên các bác có thể yên tâm :smile: ) và tải thêm HW monitor để giám sát nhiệt độ chuẩn nhất của cả hệ thống
* lưu ý : hầu như tất cả cpu của intel đều có thể undervolt được kể cả mấy con celeron từ thời Napoléon đến con mới như i9 9900k, tuy nhiên hiệu quả hạ nhiệt của undervolt trên từng cpu không giống nhau, có con undervolt -0.1 có thể giảm tận 5-6 độ cũng có con undervolt tận -0.25 đến mức treo máy cũng không giảm được độ nào, việc undervolt cũng giống như đánh lô đề, nếu các bác có con cpu undervolt sâu nhưng vẫn hoạt động ổn định, max xung và mát thì chúc mừng, các bác đang sở hữu con cpu cực ngon trong cùng lô sản xuất, vừa mạnh, vừa mát lại còn tiết kiệm điện
- phần mềm khá dễ sử dụng, ta chỉ cần quan tâm 3 mục là system information , advanced tuning, stress test

dsadsadasdsa.jpg

* mục system information cho biết về thông tin tất tần tật về máy như dòng cpu, xung nhịp cơ bản từ thông tin này so về hiệu năng của máy với hiệu năng trên trang chủ của intel
dsadasdsad.jpg

* mục advanced tuning : đây là mục ta thao tác nhiều nhất và chú ý nhất , các mục giữ nguyên mặc định ta chỉ điều chỉnh ở dòng core coltage offset, mức + là tăng điện áp vào, mức trừ - là giảm điện áp vào, để undervolt ta set ở mức -

Untitled.jpg

* mục stress test : tại mục này dùng để kiểm tra xem cpu có hoạt động ổn định sau khi undervolt hay không, đồng thời đo xung nhịp max và nhiệt độ max cpu đạt được trong khoảng thời gian test nhất định ( kết quả chỉ là tương đối )

+ undervolt khá là mất thời gian để kiểm tra nên các bác nên để 1 buổi sáng hoặc 1 buổi chiều làm cho nó thoải mái :sneaky:
- B1 ở tab advanced tuning, all controls chọn core voltage offset , kéo về mức -0,2v ( hoặc cao hơn ) và apply, save chỉ số với tên riêng chờ xem máy có sập hay không ?
- B2 nếu máy sập quay lại bước 1 kéo giảm dần -0,025 mỗi lần thửapply + save đều đặn
- B3 nếu máy không sập chuyển sang tab stress test, tích vào phần cpu và chờ, lúc này bật kèm phần mềm HW monitor lên kiểm tra nhiệt độ max, xung nhịp max
- B4 stress test xong xem có sập hay không nếu có quay lại B2, không sập thì các bác chơi thử game nặng hoặc render 1 project 4K nào đấy để test
- B5 nếu chơi game xong hay render xong mà vẫn không sập thì chúc mừng các bác đã undervolt thành công :sleep:
- B6 để xác định rõ các bác undervolt đã giảm được bao nhiêu độ thì các bác lại sử dụng đến HW monitor để giúp, hãy ghi lại thông số nhiệt độ trước và sau undervolt, như mình test thì đã giảm dc max 7 độ cho game Call of Duty Warzone, máy hoạt động ổn định ở mức undervolt là -0.154v ( lưu ý mỗi cpu có 1 mức undervolt khác nhau như mình nói lúc đầu )

fdsfsdfs.jpg

* với HW monitor,
các bác có thể hoàn toàn theo dõi dc hết các thông số quan trọng toàn hệ thống như hiệu điện năng vào, xung nhịp, nhiệt độ bla bla ....
 
Last edited:
Hiện nay nhiều người sử dụng máy laptop đặt cố định trên bàn làm việc thay cho desktop. Trường hợp này thì có thể làm mát đơn giản, hiệu quả bằng 1 laptop cooling pad.
 
Hiện nay nhiều người sử dụng máy laptop đặt cố định trên bàn làm việc thay cho desktop. Trường hợp này thì có thể làm mát đơn giản, hiệu quả bằng 1 laptop cooling pad.
tôi thấy mấy cái quạt cooling pad này nọ như kiểu lòe gà là chính, thực ra chĩ cần kê lên 1 cái gì đó để laptop có độ nghiêng dễ thoát không khí nóng ra là ok rồi
 
Hiện nay nhiều người sử dụng máy laptop đặt cố định trên bàn làm việc thay cho desktop. Trường hợp này thì có thể làm mát đơn giản, hiệu quả bằng 1 laptop cooling pad.
Đã từng thử, kể cả cooling pad dưới đáy và hút gió ở chỗ tản nhiệt, kết cục nó vẫn nóng như cái lò
 
Đã từng thử, kể cả cooling pad dưới đáy và hút gió ở chỗ tản nhiệt, kết cục nó vẫn nóng như cái lò
Vậy là máy bạn quá nóng, cooling pad thông thường ko đủ. Phải chế lại cooling pad xài nguồn ngoài với quạt mạnh hơn.
 
Hiệu quả nhất liquid metal nhé -)) , còn tùy vào thiết kế lap nữa -( , dize cpu laptop toàn trần :v
 
Mình thì trét liquid metal vào. Bao mát. idle lúc nào cũng loay quanh 50 độ. Full load 100% thì 7x-8x. Máy đang dùng là dell precision series 5xxx nhé. Thiết kế đặc thù giống XPS nên tản nhiệt nó củ chuối kinh.
 
Đã từng thử, kể cả cooling pad dưới đáy và hút gió ở chỗ tản nhiệt, kết cục nó vẫn nóng như cái lò
như mình nói đó, mấy cái đế tản nhiệt ko có tác dụng giảm nhiệt cho cpu mà chỉ giúp tản nhiệt làm việc hiệu quả hơn thôi, kê lên cũng dc nhưng có gió thổi vào là chuẩn nhất
 
Mình thì trét liquid metal vào. Bao mát. idle lúc nào cũng loay quanh 50 độ. Full load 100% thì 7x-8x. Máy đang dùng là dell precision series 5xxx nhé. Thiết kế đặc thù giống XPS nên tản nhiệt nó củ chuối kinh.
Bác mua loại nào thế bác, em đang có e6420, tính up lên 2760qm. Giờ đang dùng i5 2430m mà nóng kinh, 80 độ thường 100 độ full load
 
tôi thấy mấy cái quạt cooling pad này nọ như kiểu lòe gà là chính, thực ra chĩ cần kê lên 1 cái gì đó để laptop có độ nghiêng dễ thoát không khí nóng ra là ok rồi
hồi xưa học đh tản nhiệt bằng 2 cái nút chai kênh lap lên :D
 
Em xài con G531 khi chơi game đôi lúc cũng hơi bị nóng, thằng bạn em nó bảo tắt cái của nợ này đi là máy bớt nóng hẳn, em cũng thử và đúng là nó bớt nóng thật, bác nào chuyên cho em hỏi cái này là gì vậy :)
Edit: đang làm không xài máy cá nhân được, mấy bác xem ảnh mạng giúp em nhé :D
 

Attachments

  • 260822849.png
    260822849.png
    154.7 KB · Views: 202
Em xài con G531 khi chơi game đôi lúc cũng hơi bị nóng, thằng bạn em nó bảo tắt cái của nợ này đi là máy bớt nóng hẳn, em cũng thử và đúng là nó bớt nóng thật, bác nào chuyên cho em hỏi cái này là gì vậy :)
Edit: đang làm không xài máy cá nhân được, mấy bác xem ảnh mạng giúp em nhé :D
tắt turbo boost đi đấy, khi đó Cpu chỉ chạy ở xung cơ bản. Ví dụ xung cơ bản 2.5Ghz, bình thường sẽ boost lên 4.0Ghz khi cần làm việc, nếu tắt boost đi thì lúc nào cũng chỉ chạy max 2.5Ghz thôi, giảm hiệu năng nên mát là đúng rồi
 
Back
Top