Tổng hợp những tác động của Virus Corona đến nền kinh tế

phongn

Senior Member
Đầu tiên, mình biết một số ae vẫn ung dung với tình hình hiện tại bởi vì?
(khảo sát teamwork mình nhận ra điều này)

– Bản thân chẳng có gì để mất (đang làm công ăn lương, hoặc kinh doanh nhỏ, hoặc trước giờ vẫn đang như thế!)
– Có thể anh em đã tích lũy được một số tiền & nghĩ rằng mình sống khỏe được trong 1-3 năm tới
– Những gì đang diễn ra vẫn bình thường & chưa bị ảnh hưởng, hoặc ảnh hưởng nhẹ (công ty mình đang ở tình trạng này, nhưng mình vẫn rất cẩn trọng!)
– Các hoạt động đang đi ngang thậm chí tăng (vì ngành nghề có lợi thế, một số DN online đợt này vẫn tăng trưởng, nhưng số này không nhiều đâu ạ!)
– Vì chưa nhìn thấy hết “bức tranh lớn” của những tác động xung quanh
– …

Những tác động của Virus Corona đến kinh tế & doanh nghiệp
– Dù dịch mới chỉ kéo dài gần 2 tháng, nhưng nó chưa qua đi. Và sắp tới thế giới & cả VN vẫn còn phải chống trọi với nó (thêm 2-3 tháng trì trệ như hiện tại sẽ #toang mạnh!)
– Doanh nghiệp ngày nay rất “mong manh”, chỉ cần down 2-3 tháng thôi là đủ đi đến bờ vực phá sản rồi
– Nhìn về mặt vĩ mô xíu, thì kinh tế VN mình bị ảnh hưởng nhiều bởi tình hình thế giới. Nếu các ông lớn như Mỹ, Trung Quốc mà #toang thì mình cũng khó tránh được dù có kiểm soát được dịch bệnh tốt (mình dành nhiều tgian nghiên cứu về thị trường chứng khoán nên cảm nhận vụ này rõ rệt)
– Không chỉ trên mặt trận kinh doanh, trên mặt trận đầu tư thì các thị trường cũng sẽ khó toàn diện (chứng khoán, forex, crypto, BĐS, các quỹ đầu tư,…). Ai bỏ tiền vào các kênh này rất dễ mất 30-50%, thậm chí nhiều NĐT sẽ mất 60-80%, nếu ai dùng ĐÒN BẪY mạnh trước đây thì xác định TOANG.
– Liệu các thị trường có phục hồi, theo mình là chưa? Sẽ còn rất lâu, sẽ có xu hướng down tiếp.


Nhìn lại lịch sử của những đợt KHỦNG HOẢNG KINH TẾ trước đây xem điều gì đã xảy ra???
+ Giá cổ phiếu down 60-80%, các NĐT “tay trắng” dù trước đó cầm hàng triệu đô
+ BĐS rớt 20-30% tùy phân khúc & cực kỳ khó thanh khoản. Mọi thứ trì trệ kéo dài trong 3-4 năm
+ Doanh nghiệp kinh doanh khó khăn, khó tạo ra lợi nhuận (từ đó khó chia cổ tức cho NĐT cũng như quyền lợi cho nhân sự, trụ được đã giỏi lắm rồi)
+ Nợ xấu, công nợ dây truyền khó thu hồi,… (sẽ rất nhiều người trốn nợ & mất biệt tích đợt tới đây, lừa đảo mọc ra nhiều hơn)
+ Thời gian kéo dài của giai đoạn trì trệ là 3-4 năm mới có thể phục hồi
+ Người lao động mất việc, khó tìm việc làm (hiện nay đã có một số nhà máy cho hàng nghìn công nhân nghỉ tạm thời không lương, vì có sản xuất thì cũng đâu ai mua). Mỗi ngành dược, khẩu trang thì đâu đủ để vực dậy nền kinh tế
+ Thu nhập giảm rõ rệt, trước đây thưởng nhiều & dễ kiếm tiền thì bây giờ sẽ khó khăn hơn
+ Chủ DN đôi khi không bị phá sản trong hoạt động kinh doanh, mà nó lại bị tác động bởi các kênh đầu tư khác
+ Những tác động xấu xung quanh: Người thân, bạn bè gặp khó khăn (khó dây truyền)
+ …

Quote:
Nếu như trước đây, thu nhập của một người là 15-20tr/tháng chẳng hạn, mức chi tiêu thoải mái sẽ sử dụng gần hết số tiền mình kiếm được. Thì giờ đây thu nhập chỉ còn 8-10tr & mức chi tiêu cũng tự co hẹp lại. Lúc này toàn thị trường chi tiêu ít lại, sẽ rất khó thúc đẩy tăng trưởng. Chưa kể có thể xảy ra LẠM PHÁT, một ổ mì lúc này ko phải 10-15k nữa mà đôi khi nhảy lên 20-30k thì càng toang hơn!

Nói chung, đợt tới đây ai đang vay nợ nhiều & mất đi dòng tiền để trả nợ. Là xác định ăn hành! (nhưng phải nói, tỷ lệ người vay nợ của VN mình rất cao). Những ai ko vay thì có thể “kê cao gối ngủ ngon” chờ thời cơ mua vào nếu đang có dòng tiền & tiền mặt tốt. @@

CƠ HỘI TÍCH CỰC TRONG GIAI ĐOẠN KHỦNG HOẢNG:
– Thanh lọc bớt các đối thủ yếu hơn, ai trụ được sẽ có thị trường lớn hơn
– Giúp ý chí, nghị lực mạnh mẽ hơn, đoàn kết hơn,…
– Có thể trong lúc khó khăn cũng là lúc thanh lọc bớt nhân sự yếu kém & giúp doanh nghiệp tinh gọn hơn
– Cơ hội “bắt đáy” của các nhà đầu tư, nhưng mình nghĩ chưa phải bây giờ, chắc tầm 2-3 năm nữa. Nhưng điều quan trọng là 2-3 năm nữa chúng ta có tiền mặt để mua vào hay không? (Lúc đó ai biết chớp thời cơ & chọn đúng thị trường, từ 3-5 tỷ vốn có thể kiếm được triệu đô trong 4-5 năm với chu kỳ tăng trưởng mới). Đó là lý do vì sao các NĐT nói giai đoạn này “tiền mặt, vàng là vua”
– Mở ra nhiều cơ hội mới, nhiều ngành nghề & mô hình kinh doanh mới trong thời kỳ khủng hoảng
– …

KHI NÀO MỚI LÀ “ĐÁY” & LÀ THỜI ĐIỂM PHÙ HỢP ĐỂ NĐT MUA VÀO?
– Dấu hiệu: khi mọi thứ tệ liệt, kiệt quệ. Đâu đâu cũng khó khăn & vỡ nợ, giá trị cổ phiếu thấp hơn rất nhiều giá trị thực,… (lúc này các NĐT bật thầy mới bắt đầu mua vào, để từ đó vào chu kỳ tăng trưởng họ có thể x3-5 lần tài sản đầu tư)
– Nếu rãnh, ae dành thời gian nghiên cứu về giới “Tài Phiệt”, hay “Bàn Tay Vô Hình”, “cách nền kinh tế vận hành” hoặc sách “Chiến Tranh Tiền Tệ” để cảm nhận thêm những điều mình nói. @@

GIẢI PHÁP CẤP BÁCH LÚC NÀY VỚI DOANH NGHIỆP LÀ GÌ??? (với doanh nghiệp nhỏ & siêu nhỏ)
– Chuyển dịch hướng tiếp cận & bán các sản phẩm trên môi trường online, giao tận nhà (dù online vẫn bị ảnh hưởng nhưng sẽ ít hơn các hoạt động offline)
– Chuyển đổi bán các SP/DV ít bị ảnh hưởng bởi dịch hợt này, hoặc có xu hướng tăng trưởng trong tương lai (Ex: “dịch vụ giải thể doanh nghiệp”,…)
– Đầu tư vào “nội lực”, nền tảng khi nhân sự trống việc (bên mình chuyển dịch cho ae làm NỀN TẢNG nhiều hơn trong lúc ko có nhiều khách hàng để xử lý)
– Tận dụng những chính sách hỗ trợ của chính phủ đợt tới đây (khả năng sẽ có nhiều sự hỗ trợ)
– Cắt giảm chi tiêu, chi phí ở mức #min nhất
– Thương lượng giá mặt bằng với chủ nhà (quanh mình có nhiều case chủ nhà giảm phí mặt bằng về 0 trong 1-2 tháng)
– Ngồi nói chuyện & chia sẻ khó khăn cùng đội ngũ để có hướng gỡ rối
– Tìm chuyên gia giúp đỡ, đưa ra các lời khuyên
– Tái cấu trúc, thay đổi chiến lược mới phù hợp hơn
– Chuẩn bị dòng tiền cho đợt tới (có thể thanh khoản một số tài sản trước đây để có tiền mặt, pha này hơi khó binh, vì giờ các thị trường đều đang down mạnh)
– Tinh gọn bộ máy, cắt giảm các vị trí làm việc kém hiệu quả trước đây (nhưng cố gắng giữ nhân tài, nói vậy chứ rất khó binh, ráng giữ đc all thì càng tốt)
– Ngồi nhà đọc sách, nghiên cứu thật kỹ các giải pháp sắp tới
– Giảm chi phí cố định, làm việc trực tuyến (để ae về quê, ở xa làm việc)
– …


Nguồn bài viết https://tranthinhlam.com/tac-dong-cua-virus-corona-den-kinh-te-doanh-nghiep
 
Back
Top