Tốt nghiệp Đại học, cô gái Trung Quốc gây "sốt" khi chọn nghề trông coi nghĩa trang

Cô gái 22 tuổi nói rằng công việc trông coi nghĩa trang "đơn giản và nhẹ nhàng", không bị áp lực bởi "chính trị công sở".​

Cô gái họ Tan, 22 tuổi, vừa tốt nghiệp Đại học, gây xôn xao khi chia sẻ những đoạn video về nơi làm việc "yên bình" của mình - một nghĩa trang bên sườn núi ở thành phố Trùng Khánh, phía Tây Trung Quốc, vào tuần trước.
"Để tôi cho các bạn thấy môi trường làm việc của một Gen Z", Tan, sống trong ký túc xá với các đồng nghiệp, nói công việc canh mộ "đơn giản và nhẹ nhàng, như nghỉ hưu sớm", mang lại nhiều thời gian rảnh rỗi. Cô miêu tả khung cảnh xung quanh "tuyệt đẹp" và đặc biệt không bị áp lực "chính trị công sở".
Tan khẳng định cuộc sống và công việc trông coi nghĩa trang không hề nhàm chán, thay vào đó cô nuôi mèo, chó và giải trí với Internet.
"Bởi vì sống ở đây, nên tôi gọi đùa mình là 'người canh mộ'", cô nói với South China Morning Post.
Tốt nghiệp Đại học, cô gái Trung Quốc gây sốt khi chọn nghề trông coi nghĩa trang - 1

Tốt nghiệp Đại học, Tan chọn công việc "nhẹ nhàng" tại nghĩa trang, giúp cân bằng giữa công việc và cuộc sống, tránh áp lực chốn công sở. (Ảnh: SCMP).
Nhiệm vụ của Tan bao gồm tiếp khách, bán mộ và quét dọn mộ phần thay cho người thân của người quá cố. Cô được trả lương hàng tháng khoảng 4.000 nhân dân tệ (hơn 13 triệu đồng), làm việc 6 ngày/tuần, từ 8h30 sáng đến 5h chiều, có hai tiếng nghỉ trưa.

Từng học chuyên ngành Quản lý và Công nghệ tang lễ hiện đại tại một trường Đại học, Tan nói rằng đây là công việc "tự nhiên và bình thường" của cô.
"Tôi chỉ đang làm một việc mà tôi thấy bình thường. Tôi hài lòng với cuộc sống hiện tại và sẽ gắn bó với công việc này", cô nói thêm.
Theo dữ liệu của Chính phủ Trung Quốc, thu nhập trung bình hàng năm ở Trùng Khánh năm ngoái đạt 33.800 nhân dân tệ (hơn 117 triệu đồng), tương đương 2.800 nhân dân tệ (gần 10 triệu đồng) mỗi tháng.
Tốt nghiệp Đại học, cô gái Trung Quốc gây sốt khi chọn nghề trông coi nghĩa trang - 2

Nghĩa trang là nơi làm việc "yên bình" của Tan. (Ảnh: Douyin).
Đoạn video của Tan lan truyền nhanh chóng trên nền tảng mạng xã hội và "nổ" ra nhiều tranh cãi.
Nhiều cư dân mạng bày tỏ ngạc nhiên và thắc mắc tại sao một sinh viên mới ra trường như Tan lại chọn công việc trông coi nghĩa trang. Bởi họ quan niệm nghĩa trang thường là nơi không may mắn và "khó chịu".

Bên cạnh đó, một lượng lớn cư dân mạng ủng hộ Tan, cho rằng công việc trông coi nghĩa trang của cô đang phản ánh văn hóa "buông thả" trong công việc ngày càng tăng của thế hệ Gen Z ở Trung Quốc đại lục.

Trung Quốc đã chứng kiến một phong trào xã hội "nằm yên" trong những năm gần đây khi những người trẻ tuổi chấp nhận tâm lý làm những công việc tối thiểu để có thể sống qua ngày, như một sự phản đối những kỳ vọng phi thực tế.

"Ngày xưa, một công việc như vậy bị coi là không may mắn nhưng lại là một công việc yên bình đối với người hiện đại", một trong những bình luận được nhiều người thích nhất dưới video của Tan.

"Tôi cũng thích công việc này. Bạn không cần phải đối phó với đồng nghiệp văn phòng và không có chuyện chính trị nơi công sở", một bình luận phổ biến khác.

https://dantri.com.vn/doi-song/tot-...e-trong-coi-nghia-trang-20221122095918027.htm
 
Từng học chuyên ngành Quản lý và Công nghệ tang lễ hiện đại tại một trường Đại học
Chưa nói đến bản thân đứa đó, gia đình nào đồng ý cho con gái mình học cái ngành này cũng là hiếm ấy nhỉ
3f2CyQU.png
 
Hồi xưa có con bạn học bác sĩ, con nhỏ nó gan và lỳ dã man. Mổ động vật cắt tiết gà vịt làm nhoay nhoáy.
Thấy nó kể hồi đó ăn ngủ bệnh viện nhà xác thấy bình thường :after_boom:
 
Tay tôi có chỉ tay chữ nhất đang chữ m lòng bàn tay có nốt ruồi ở trung điểm đường sinh đạo t thường xuyên bị bóng đè :go: tôi quơ tay đó xung quanh thường bắt đc tay đứa đang ngồi bên cạnh đầu hoặc ngồi trên ngực :nosebleed: Giờ thì level tôi tăng lên mức bị bóng đè nhưng chụp đc cái bóng thì xác định tôi quăng quật giống như cái giẻ rách luôn và tôi có thể đứng dậy di chuyển trong phòng khi quăng quật cái bóng đó :nosebleed: có cách nào kiếm tiền từ năng lực này k nhỉ :doubt:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Từng học chuyên ngành Quản lý và Công nghệ tang lễ hiện đại tại một trường Đại học
Chưa nói đến bản thân đứa đó, gia đình nào đồng ý cho con gái mình học cái ngành này cũng là hiếm ấy nhỉ
3f2CyQU.png
Giờ chất lượng cs tăng, dân giàu lên tang lễ cũng làm to, mộ xây lớn, hàng năm thăm nom ít cũng vài lần...... thị trường tiềm năng chứ đùa à?:doubt:
Chưa kể góp vốn mở qủa nhà hoả táng thì đếm tiền mỏi tay:big_smile:
 
Tay tôi có chỉ tay chữ nhất đang chữ m lòng bàn tay có nốt ruồi ở trung điểm đường sinh đạo t thường xuyên bị bóng đè :go: tôi quơ tay đó xung quanh thường bắt đc tay đứa đang ngồi bên cạnh đầu hoặc ngồi trên ngực :nosebleed: Giờ thì level tôi tăng lên mức bị bóng đè nhưng chụp đc cái bóng thì xác định tôi quăng quật giống như cái giẻ rách luôn và tôi có thể đứng dậy di chuyển trong phòng khi quăng quật cái bóng đó :nosebleed: có cách nào kiếm tiền từ năng lực này k nhỉ :doubt:

via theNEXTvoz for iPhone
Chơi đồ ít thôi thím
 
Ở Trung Quốc thì người đối xử với người quá tệ, công sở là một trong những nơi tiêu biểu, nên thanh niên trẻ tuổi với tương lai rộng mở đã có ý nghĩ và quyết định thà làm bạn với người chết còn hơn.
 
Bình thường mà, ở gần riết sẽ quen và thấy bình thường thôi. Bên người quen tớ có nghĩa trang nhưng không quản lý trực tiếp mà cho 1 lão trông ở đó, sau lão cất cái nhà ngay bên cạnh rồi lấy vợ sinh con bình thường. Mấy đứa từ bé ở ngay cạnh nghĩa trang nên chẳng sợ gì. Nhưng vì chui tít vô góc sát nghĩa trang nên cũng ít cửa kiếm, bán thêm mấy thứ lặt vặt với cho đám thợ, lao động thuê nhà. Đặc điểm đám này kiểu vô thần nên sống méo có đức cho lắm, mồ mả người ta mà tụi nó tranh thủ phơi quần áo ngay gần với trên đầu với mấy cái mộ cạnh khu nhà trọ. Chưa kể hay kiếm chác từ người đã khuất nên khá mất dạy dù ngoài mặt lúc nào cũng nói chuyển đạo lý trong khi ăn bẩn để từng viên gạch, cái này là nhân quả chứ không phải mê tín. Sống kiểu đó sớm muộn cũng nhận quả báo, chẳng qua là quanh quẩn ở cái nghĩa trang thì thường người ta không chấp nhặt. Nhưng bước ra khỏi cái nghĩa đó mà sống kiểu đó thì dễ ăn cám lắm. Ở mãi cái cạnh cái nghĩa trang phải ăn bẩn mà cũng chẳng bật lên được nên đời con cháu đều muốn đi, nhưng cái tư duy đám này chẳng hơn thế hệ bố mẹ nó là bao nên tớ dự là nghiệp của mấy thằng bẩn tính như lão kia thì đến đời đám con cháu này sẽ trả đủ :shame:
 
Giờ chất lượng cs tăng, dân giàu lên tang lễ cũng làm to, mộ xây lớn, hàng năm thăm nom ít cũng vài lần...... thị trường tiềm năng chứ đùa à?:doubt:
Chưa kể góp vốn mở qủa nhà hoả táng thì đếm tiền mỏi tay:big_smile:
Đối mặt với sinh, lão, bệnh, tử thì vật chất chỉ là phù phiếm nên con người thường sẽ không tiếc tiền, nên đó là mỏ vàng nhưng tùy vào chác khai thác để người đời có oán thán hay không thôi.

Nhưng thằng đường nhệ chó ghẻ ăn trên xác người khác thì vạn kiếp bất siêu.
 
Nghề nghĩa trang này Việt Nam còn có bảo kê ăn tiền bao năm nay rồi. Có gì lạ đâu, ví dụ mới nhất là vụ của đường nhuệ đấy. Gì chứ mấy nghĩa trang lớn kiếm hơi bị đc của ló đấy.

via theNEXTvoz for iPhone
 
  • Anh tối nay rảnh ko, ghé chỗ em chơi
  • Anh rảnh nhưng thôi được rồi em, có lẽ anh nên ghé ban ngày
 
Back
Top