tin tức Toyota Safety Sense ở đâu khi chiếc Toyota Corolla Cross đầu tiên bị tai nạn lật ngửa bụng?

isa

Hồng Sơn
logo_insert.png
- Hình ảnh về chiếc Toyota Corolla Cross đầu tiên bị tai nạn lật ngửa bụng đang được cộng đồng sử dụng xe rất đáng quan tâm bởi có chung một câu hỏi hệ thống Toyota Safety Sense ở đâu trong tình huống này? Liệu có phải tính năng hỗ trợ phanh khẩn cấp không có tác dụng?

Những bức ảnh cho thấy chiếc xe chiếc xe này lộn xuống từ bãi đỗ xe trên đồi, lật ngữa bụng giữa đường. Dù chưa rõ là chủ nhân chiếc xe này lùi hay tiến để đâm tung hào rào rơi xuống đất, tuy nhiên nhiều người đặt câu hỏi; Trong trường hợp xe đang tiến tới, hệ thống Toyota Safety Sense ở đâu trong tình huống này? Liệu có phải các tính năng hỗ trợ phanh khẩn cấp không có tác dụng?



toyota_corolla_cross_3_20201102122019.jpg








Đây chính là tình huống mà nhiều người cho rằng, hệ thống Toyota Safety Sense ở đâu và tại sao tính năng hỗ trợ phanh khẩn cấp không có tác dụng? Hãy cùng tìm hiểu để rõ hơn về tính năng an toàn này trên Toyota Safety Sense.


Gói công nghệ an toàn Toyota Safety Sense (TSS) có khá nhiều tính ngăn ngừa tai nạn trong ba tình huống chính; Va chạm trước, Chệch làn đường và lau thông ban đêm. Toyota sử dụng kết hợp một camera và cảm biến radar ở lưới tản nhiệt nhằm hạn chế trường các trường hợp hoạt động kém hiệu quả của camera trong điều kiện thời tiết mưa mù, trời tối hay ánh sáng trực tiếp quá mạnh.


Tuy nhiên cũng như các hệ thống kết hợp camera và radar mà các hãng khác đang sử dụng, TSS có yếu điểm là kém hiệu quả khi nhận biết phương tiện đặc biệt (rơ-moóc, xe thể thao với cánh gió lớn, xe lồng), người đi bộ, vật nuôi hay các hình khối đều nhau (bờ tường, hàng rào phân cách làn đường và vỉa hè…


toyota_safety_sense_10_20200821115809.png

Mô tả cách thức hoạt động của hệ thống Cảnh báo tiền va chạm và hệ thống hỗ trợ phanh tiền va chạm


Hệ thống cảnh báo tiền va chạm (Pre-Collision System – PCS) trên TSS được cài đặt để khi phát hiện phương tiện phía trước, căn cứ vào tốc độ, cảm biến chân ga và khoảng cách giữa xe và phương tiện phía trước để phát ra cảnh báo cho người lái, nếu phát hiện người lái không có phản xạ, hệ thống này sẽ chủ động kích hoạt chế độ phanh tiền va chạm (Automatic Emergency Braking - AEB), để tránh va chạm hoặc hạn chế tối đa tốc độ va chạm. Hệ thống này hoạt động trong dải tốc độ từ 10 – 180 km/h, ngoài ra, bất cứ hành động đánh lái, rà phanh nào cũng làm huỷ tính năng này trên xe bởi hệ thống nhận biết là người lái đang chủ động xử lý tình huống.


toyota_safety_sense_9_20200821115809.png

Sau khi cảnh báo người lái bằng tiếng động và hình ảnh, hệ thống TSS mới kích hoạt hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp tự động.


Như vậy, trong trường hợp tai nạn của chiếc Toyota Corolla Cross tại Quảng Ninh vừa qua, nếu trong tình huống chiếc xe rồ ga, tiến lên đâm đổ bức tường để rơi xuống chân dốc, không bàn đến việc người lái không kiểm soát tốt chân ga nên đã xảy ra tình trạng rồ ga, thì rõ ràng trường hợp này không thể mong chờ hệ thống an toàn (TSS) có thể cứu vãn tình huống. Với đặc tính thiết kế của mình hệ thống Toyota Safety Sense không thể nhận ra được bức tường trước mặt – là vật cản.


Trong khi đó, hệ thống nhận diện của TSS mới chỉ nhận biết được phần đuôi xe của các mẫu ô tô (phổ thông) khác, và quan trọng, là có tốc độ di chuyển khác biệt so với xe… Do đó việc chiếc xe hoàn toàn để người lái chủ động trong tình huống (trớ trêu thay, lại là tình huống tai nạn) mà không hề tác động, là điều hoàn toàn có thể hiểu được.



mazda3_20201102122900.jpg
Tai nạn ngay bên trong đại lý Mazda tại Hà Nội khi nhân viên bán hàng thử nghiệm tính năng hỗ trợ phanh khẩn cấp trên Mazda i-Activsense không đúng cách

Và điều này cũng lý giải vì sao khi các thương hiệu xe trình diễn các tính năng hỗ trợ tự động phanh khẩn cấp như Active City Stop của Ford, e-Assist của Mitsubishi, Honda Sensing trên CR-V, Subaru Eyesight, Mazda i-Activsense…, các hãng đều sử dụng các tấm bạt in hình đuôi xe khác, mà không phải là một tấm màn chỉ một màu.


Ngoài ra, để hiểu rõ các tính năng an toàn cần đọc rõ hướng dẫn sử dụng để hiểu rõ cách thức hoạt động của các hệ thống này trong các trường hợp cụ thể, tránh các tình huống tai như khách hàng Ford Focus trước đây dùng bờ tường thử tính năng hay nhân viên bán hàng của Mazda đâm vào đuôi một chiếc CX-5 khi thử tính năng i-Activsense trên Mazda3.


Hệ thống an toàn Toyota Safety Sense hay cũng như các hệ thống tương tự trên các thương hiệu khác, đều chỉ là những tính năng HỖ TRỢ, trong khi để đảm bảo an toàn nhất khi lái xe, yếu tố hàng đầu vẫn là CON NGƯỜI chứ không phải bất cứ hệ thống công nghệ hiện đại nào cả.


 
hình như hệ thống an toàn của volvo thì nhận diện đc ng và vật nuôi thì phải, thấy trong video quảng cáo tính năng an toàn của Volvo có minh họa, chỉ ko biết là có hoạt động tốt hay ko, nhưng dù sao cũng chỉ là hỗ trợ và chắc chắn vẫn có xác suất hên xui
 
Bài này Toy chi tiền để cứu vãn hình ảnh vụ lật kia à.
Dù sao thì nó cũng phân thích khá đúng, chủ xe mà vật vô lăng cho con Cross đâm vào tường thì bố thằng công nghệ nào hỗ trợ được, nhất là trên mấy con xe cỏ này.
 
Nói chung nó chỉ hỗ trợ thôi. Con người là chính, vụ vách tường với đuôi rơ mooc kiểu đồng nhất nó ko nhận dạng đc có khi xảy ra thật ý.

Hôm rồi thuê crv chạy thử thấy khá ưng cái sense gì gì đó, oto, xe tải phía trước nó hoạt động hết, sợ nhất trường hợp xe máy lề trong tách ra thì nó cũng hoạt động luôn, nhờ thế mà lên tới bảo lộc sương mù vãi đái mà nó chạy ngon lành nhờ đu theo con tải phía trc. Còn ng đi bộ hay vật nuôi cắt ngang đường chưa test =]]

Sent from LGE LM-G710 using vozFApp
 
Hướng này là nó đang tiến, mà quá đà nên húc tường và cắm đầu xuống rồi mới lật. Mà dẫn động cầu trước nên giời cứu.
đúng mịa rồi, như này bố thằng nào hỗ trợ được. Có tốc độ min thì nó mới kích hoạt, đây bố nhầm chân ga đâm đổ mẹ tường lao xuống vách thế kia ko lật mới lạ :LOL:
 
Back
Top