thảo luận [Trả lời nhanh][Thảo luận][Chia sẻ kiến thức] English - Hỏi nhanh đáp gọn!

Nếu mục tiêu của bạn là IELTS Academic thì có lẽ nên tập trung vào xem và/hoặc nghe tin tức báo đài các nước bản xứ, các chương trình hay phim tài liệu về khoa học-kỹ thuật, nghệ thuật, lịch sử, v.v...
Phim điện ảnh thì có lẽ chỉ hỗ trợ tốt cho việc làm quen với giọng vùng miền, ngữ điệu, cách giao tiếp, xử lý tình huống. Nội dung các phim này thường không cung cấp nhiều kiến thức học thuật hoặc có nhưng rất khó hiểu.
Mình khuyến nghị bạn xem các kênh Discovery Channel, National Geographic, BBC Documentary; các chương trình như How it's made, How do they do it?
Mình vẫn vận dụng cách thức học như cũ à thím. Vì với một video mới mà mình chưa biết đến chủ đề tự bản thân đánh giá Listening 1. :(
 
Mình vẫn vận dụng cách thức học như cũ à thím. Vì với một video mới mà mình chưa biết đến chủ đề tự bản thân đánh giá Listening 1. :(
Mình nghĩ cách học của bạn thiên về kĩ năng Nghe và Nói, còn về Đọc và Viết thì có lẽ cần được hỗ trợ thêm từ các mảng mình đã khuyến nghị. Những kiến thức ấy rất cần thiết cho kì thi IELTS Academic cũng như cho việc học tập, nghiên cứu về sau.

Đừng ngại vì không hiểu gì khi xem. Bạn cứ xem hết một lượt rồi nghiệm xem mình nắm bắt được những gì? (Ở đây là bạn còn được xem video để liên tưởng giữa hình ảnh và thuyết minh. Đến lúc thi thì chỉ được nghe thôi; khó gấp bội đấy :censored: )
Sau đó, bạn có thể tìm transcript hoặc bật Caption (YouTube) để dò ở những lần xem tiếp theo nhưng cố gắng tự mình liên kết ý trước. Cứ tiếp tục xem rồi dò transcript/caption cho đến khi bạn hiểu được nội dung video.
Khi gặp từ khó thì ghi chú rồi tra nghĩa, cách dùng để ôn tập lại.
Rồi bạn áp dụng cách của bạn là đọc lời thoại, nhớ rồi nói nhại theo để luyện phát âm, ngữ điệu.
Mọi cái bạn làm đều sẽ rèn luyện các kĩ năng cần thiết. Dần dần bạn sẽ quen và trình độ cũng được nâng lên. Bắt đầu đặt từng viên gạch nền móng rồi cũng có lúc xây được biệt thự. Điều quan trọng là bạn có thích và có quyết tâm làm hay không thôi. :D
 
Mình không thấy có quy định phải dùng danh từ đếm được số nhiều hay số ít gì với tên các Chapter cả. Đặt tên Chapter thế nào là ý đồ của tác giả. Tham khảo bài viết và hình cái sườn bài: https://www.helpingwritersbecomeauthors.com/chapter-titles/

Chỉ có lưu ý là các danh từ đếm được hiếm khi đứng trơ trọi một mình mà thường chúng ở dạng số nhiều hoặc có mạo từ (a/an/the), tính từ các kiểu đứng trước.
VD: dogs, her cat, the house, Tom's book

Edit: Mấy cái ví dụ bạn đưa đâu thì class object trong phần tiêu đề/tựa đề (Title) chứ đâu phải chương/hồi (Chapter/Section)? Mà cho dù chúng nằm ở vị trí nào trong bài thì cũng phải tuân thủ quy tắc của danh từ đếm được.

Không bàn về nội dung, bài của Scott Cosentino có vẻ ổn nhưng của Beknazar có nhiều chỗ Class Object đứng khơi khơi một mình. :D
Cám ơn thím nhiều nha.

Nãy thấy trả lời nhanh nên em tìm Title cho lẹ ấy, chứ trong sách họ cũng ghi vậy luôn.

Ví dụ như link này là sách mà bản web nè.
https://quii.gitbook.io/learn-go-with-tests/

Nó cũng đặt tên title (là tên chapter nếu người ta export thành ebook)
Integers
Maps
Maths

Nội dung của mỗi article/post thì sẽ giải thích Integer/Map/Math là gì, lúc đó câu của họ viết sẽ là "A Map is..."

Vậy nếu họ ghi "Maps are..." thì cũng hợp lí, là ý đồ của tác giả phải không nhỉ?
 
ông ấy xem phim thấy học vô thì cứ để ông ấy làm vậy, mấy thím khỏi khuyên. cá nhân mình thấy xem mấy cái bbc học tiếng anh mệt vl và không phù hợp với người đang học tiếng anh trình độ trung bình trở xuống. mình tự học tiếng anh bằng cách chơi pokemon và đọc tutorial (thời mà net chỉ có lúc học tin học ở trường ấy) và hiện giờ điểm nghe đọc mình 8.5 và 8 đấy thôi. chẳng có lấy 1 giờ nào ngồi mở bbc lên học cả
 
ông ấy xem phim thấy học vô thì cứ để ông ấy làm vậy, mấy thím khỏi khuyên. cá nhân mình thấy xem mấy cái bbc học tiếng anh mệt vl và không phù hợp với người đang học tiếng anh trình độ trung bình trở xuống. mình tự học tiếng anh bằng cách chơi pokemon và đọc tutorial (thời mà net chỉ có lúc học tin học ở trường ấy) và hiện giờ điểm nghe đọc mình 8.5 và 8 đấy thôi. chẳng có lấy 1 giờ nào ngồi mở bbc lên học cả
cũng phải, cách của mình chưa chắc hiểu quả với người khác
gKn9Y0y.png
, thôi vậy
 
ông ấy xem phim thấy học vô thì cứ để ông ấy làm vậy, mấy thím khỏi khuyên. cá nhân mình thấy xem mấy cái bbc học tiếng anh mệt vl và không phù hợp với người đang học tiếng anh trình độ trung bình trở xuống. mình tự học tiếng anh bằng cách chơi pokemon và đọc tutorial (thời mà net chỉ có lúc học tin học ở trường ấy) và hiện giờ điểm nghe đọc mình 8.5 và 8 đấy thôi. chẳng có lấy 1 giờ nào ngồi mở bbc lên học cả
Vấn đề là còn việc nói và viết nữa chứ không chỉ nghe đọc. Bác kia định thi Ielts mà chỉ học từ phim ảnh là không thể đủ.

Phong cách nói và văn phong viết của một người chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những cái họ nghe, đọc. Kể cả trong tiếng Việt mình đi, bạn đọc văn bản hành chính, công văn, hợp đồng thì có thể hiểu đấy, nhưng tự mình viết ra thì khá là khó nếu bạn không tiếp xúc thật nhiều hoặc được đào tạo.

Mình thấy bắt đầu tập nghe, đọc từ phim ảnh, truyện là rất tốt, nhưng nếu muốn tập nói, viết một cách trang trọng thì phải tiếp cận mấy nguồn như báo đài, sách vở thôi.
 
Nó cũng đặt tên title (là tên chapter nếu người ta export thành ebook)
Integers
Maps
Maths
Bạn để ý các Chapter và Subchapter bên Cột trái, tác giả cũng đặt tên chúng bằng nhiều dạng từ khác nhau: danh từ không đếm được, danh từ đếm được dạng số nhiều, cụm động từ, thậm chí cả mệnh đề. Có thể nói rằng ý đồ của tác giả không khác là bao với giải thích trong link mình đã dẫn.

Nội dung của mỗi article/post thì sẽ giải thích Integer/Map/Math là gì, lúc đó câu của họ viết sẽ là "A Map is..."

Vậy nếu họ ghi "Maps are..." thì cũng hợp lí, là ý đồ của tác giả phải không nhỉ?
https://quii.gitbook.io/learn-go-with-tests/go-fundamentals/maps
Tác giả lúc thì dùng map, lúc lại dùng maps để cho các câu văn đỡ bị trùng lặp, đỡ gây cảm giác nhàm chán. Ta thử tưởng tượng nguyên một chương mà chỉ lặp lại a map hoặc maps suốt thì chán thế nào :D
 
ông ấy xem phim thấy học vô thì cứ để ông ấy làm vậy, mấy thím khỏi khuyên.
Chắc bạn chưa đọc kỹ những phần người hỏi đăng. Người hỏi tự nhận xét là cách học của bạn ấy quá chậm so với bình thường. Đồng thời bạn ấy hỏi ý kiến mọi người về cách học ấy.
Mọi người chỉ dựa trên thông tin được cung cấp mà đưa ra lời khuyên thôi. Việc bạn ấy có tiếp nhận lời khuyên và thử nghiệm cách học mới hay tiếp tục theo đuổi cách học cũ hoàn toàn tuỳ thuộc vào bạn ấy :D

cá nhân mình thấy xem mấy cái bbc học tiếng anh mệt vl và không phù hợp với người đang học tiếng anh trình độ trung bình trở xuống. mình tự học tiếng anh bằng cách chơi pokemon và đọc tutorial (thời mà net chỉ có lúc học tin học ở trường ấy) và hiện giờ điểm nghe đọc mình 8.5 và 8 đấy thôi. chẳng có lấy 1 giờ nào ngồi mở bbc lên học cả
8x tỉnh lẻ như mình hiểu rất rõ việc tự học Tiếng Anh đã từng cực khổ đến thế nào. Những năm trở lại đây thì mảng internet, máy tính cá nhân và thiết bị di động phát triển mạnh mẽ; việc tiếp cận với các nguồn tài liệu Tiếng Anh đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Mặc dù bạn nói là không hứng thú với mấy cái BBC, mình dám chắc là bạn đã có tiếp xúc với các nguồn kiến thức học thuật khác một cách vô tình hay cố ý. Không thể chỉ chơi mấy game như Pokemon và đọc hướng dẫn chơi game mà có thể đạt điểm nghe và đọc (IELTS Academic?) cao đến mức ấy. Mình chơi Pokemon từ bản Red/Green giả lập GBA cho tới hơn 5 năm Pokemon GO rồi, mình nhớ là chưa từng nghe/thấy Giáo sư Oak hay Willow giảng bài học thuật nghiêm túc nào hết.

@khoan888join Bạn xoá bài đăng trước rồi hả? Đâu có gì đâu mà phải xoá. Mình thấy ổn mà.
 
Bạn để ý các Chapter và Subchapter bên Cột trái, tác giả cũng đặt tên chúng bằng nhiều dạng từ khác nhau: danh từ không đếm được, danh từ đếm được dạng số nhiều, cụm động từ, thậm chí cả mệnh đề. Có thể nói rằng ý đồ của tác giả không khác là bao với giải thích trong link mình đã dẫn.


https://quii.gitbook.io/learn-go-with-tests/go-fundamentals/maps
Tác giả lúc thì dùng map, lúc lại dùng maps để cho các câu văn đỡ bị trùng lặp, đỡ gây cảm giác nhàm chán. Ta thử tưởng tượng nguyên một chương mà chỉ lặp lại a map hoặc maps suốt thì chán thế nào :D
Cám ơn thím nha.
Đôi lúc đọc thì tò mò, mà không có căn bản, cũng không biết tìm hiểu ntn. :D
 
@khoan888join Bạn xoá bài đăng trước rồi hả? Đâu có gì đâu mà phải xoá. Mình thấy ổn mà.
Tại mình cũng không biết người hỏi trình độ ở mức nào nữa ấy, nên nhiều khi mình khuyên làm vậy nhưng đôi khi lại là ko hợp họ, hay không hiệu quả, nhiều khi gây nản nữa.:shame:
 
Bác nào có cách tập phát âm mấy âm tiết kiểu âm câm bật hơi k ? Chỉ e với chứ e tập chậm thì được cơ mà cứ tập nhanh là loạn hết lên

Gửi từ OPPO CPH1821 bằng vozFApp
 
Bác nào có cách tập phát âm mấy âm tiết kiểu âm câm bật hơi k ? Chỉ e với chứ e tập chậm thì được cơ mà cứ tập nhanh là loạn hết lên

Gửi từ OPPO CPH1821 bằng vozFApp
Luyện từ từ thôi thím, nếu mà hiểu cơ chế của lưỡi rồi thì luyện nói liên tục là tốc độ sẽ nhanh lên, tuy không phải ngày một ngày hai là được với hơi mỏi lưỡi lúc đầu, nhưng sau khi luyện nói được thì em thấy nghe cũng chuẩn hơn.

Sent from Google Pixel 3 XL via nextVOZ
 
Có bác này biết cách xem live bóng đá cuối tuần mà blv người Anh hoặc Mỹ không. Mục đích của em là vừa xem bóng đá vừa nghe tiếng Anh :ah:
 
Có bác này biết cách xem live bóng đá cuối tuần mà blv người Anh hoặc Mỹ không. Mục đích của em là vừa xem bóng đá vừa nghe tiếng Anh :ah:
Xem trực tiếp mà bình luận bằng Tiếng Anh thì bạn thử trên YouTube hoặc mua bản quyền các kênh Thể thao để xem trên TV.
Nhưng mà thực sự khi xem đá banh trực tiếp thì có ai chú ý nhiều đến bình luận đâu bạn, chưa kể là bình luận bằng Tiếng Anh? Nếu không cần xem trực tiếp thì có thể nghe lại trên YouTube, lúc này thì bạn sẽ chú ý nhiều đến phần bình luận Tiếng Anh hơn là diễn tiến trận đấu.
 
Xem trực tiếp mà bình luận bằng Tiếng Anh thì bạn thử trên YouTube hoặc mua bản quyền các kênh Thể thao để xem trên TV.
Nhưng mà thực sự khi xem đá banh trực tiếp thì có ai chú ý nhiều đến bình luận đâu bạn, chưa kể là bình luận bằng Tiếng Anh? Nếu không cần xem trực tiếp thì có thể nghe lại trên YouTube, lúc này thì bạn sẽ chú ý nhiều đến phần bình luận Tiếng Anh hơn là diễn tiến trận đấu.
Mình vẫn nghe BLV chém gió. BLV góp phần 50% vào cảm xúc của trận bóng rồi. Nếu tuần nào cũng xem vài trận thì lâu dần mình cũng sẽ có vốn từ dành riêng cho football chứ
 
giờ em học cần viết về 1 doạn văn bằng TA thím có biết trang web nào chỉ cần gõ chủ đề là ra 1 đoạn văn ko .Em cảm ơn.
 
Nếu mục tiêu của bạn là IELTS Academic thì có lẽ nên tập trung vào xem và/hoặc nghe tin tức báo đài các nước bản xứ, các chương trình hay phim tài liệu về khoa học-kỹ thuật, nghệ thuật, lịch sử, v.v...
Phim điện ảnh thì có lẽ chỉ hỗ trợ tốt cho việc làm quen với giọng vùng miền, ngữ điệu, cách giao tiếp, xử lý tình huống. Nội dung các phim này thường không cung cấp nhiều kiến thức học thuật hoặc có nhưng rất khó hiểu.
Mình khuyến nghị bạn xem các kênh Discovery Channel, National Geographic, BBC Documentary; các chương trình như How it's made, How do they do it?

Nghe & nói của Academic và General là hoàn toàn giống nhau. Trong 4 phần của bài nghe thì phần 1 và 3 là giao tiếp, phần 2 và 4 là nghe độc thoại. Chỉ có phần 4 mới là dạng bài "lecture", và phần này là khó nhất vì nội dung khá học thuật (như lịch sử, sinh học, khảo cổ...). 3 phần còn lại sẽ là những tình huống khá thường ngày như: hỏi tên tuổi, hỏi đường, mô tả lịch trình v.v...

Vì thế để chắc điểm bài nghe IELTS, bạn phải nghe được những tình huống thường ngày trước. Tuy nhiên mình không khuyến khích luyện nghe bằng phim điện ảnh đối với những bạn ở mức lower-intermediate (dưới B2). Thay vào đó có thể nghe các vlog/podcast vì nội dung nó đơn giản hơn, thường ngày hơn.

Những phim tài liệu như bạn nói có lẽ sẽ phù hợp hơn với các bạn tầm B2 trở lên, vì nó chính là Section 4 (vốn dùng để phân loại band từ 7.0)
 
Nghe & nói của Academic và General là hoàn toàn giống nhau. Trong 4 phần của bài nghe thì phần 1 và 3 là giao tiếp, phần 2 và 4 là nghe độc thoại. Chỉ có phần 4 mới là dạng bài "lecture", và phần này là khó nhất vì nội dung khá học thuật (như lịch sử, sinh học, khảo cổ...). 3 phần còn lại sẽ là những tình huống khá thường ngày như: hỏi tên tuổi, hỏi đường, mô tả lịch trình v.v...

Vì thế để chắc điểm bài nghe IELTS, bạn phải nghe được những tình huống thường ngày trước. Tuy nhiên mình không khuyến khích luyện nghe bằng phim điện ảnh đối với những bạn ở mức lower-intermediate (dưới B2). Thay vào đó có thể nghe các vlog/podcast vì nội dung nó đơn giản hơn, thường ngày hơn.

Những phim tài liệu như bạn nói có lẽ sẽ phù hợp hơn với các bạn tầm B2 trở lên, vì nó chính là Section 4 (vốn dùng để phân loại band từ 7.0)
Cảm ơn bạn về nguồn thông tin hữu ích. Nếu bạn dò lại từ bài đăng ban đầu của người hỏi thì sẽ hiểu vì sao mình lại khuyên như vậy :D
https://voz.vn/t/tra-loi-nhanh-thao...english-hoi-nhanh-dap-gon.18685/post-12673046
 
Mình vẫn nghe BLV chém gió. BLV góp phần 50% vào cảm xúc của trận bóng rồi. Nếu tuần nào cũng xem vài trận thì lâu dần mình cũng sẽ có vốn từ dành riêng cho football chứ
Vậy bạn xem thử các trận đấu có bình luận Tiếng Anh trên YouTube trước để quen với từ vựng về đá banh. Còn các trận trực tiếp thì mình không biết xem được miễn phí ở đâu nữa. Đợi các bác khác chia sẻ ha. :D

giờ em học cần viết về 1 doạn văn bằng TA thím có biết trang web nào chỉ cần gõ chủ đề là ra 1 đoạn văn ko .Em cảm ơn.
Không biết là có trang web nào như vậy không nhưng bạn có thể tìm kiếm trên mạng với các từ khoá như là: writing sample + "chủ đề". Sau đó xem qua các kết quả rồi lọc ra những bài viết mẫu mà bạn thấy ưng ý và tham khảo.
VD: Tìm kiếm
https://www.google.com/search?q=wri...&ved=0ahUKEwi4grDUm5_zAhX063MBHaXFB0QQ4dUDCA8

Xem qua thấy một vài bài ổn thì tham khảo:
https://www.ielts-mentor.com/writin...h-environmental-pollution-have-become-serious
https://www.aplustopper.com/environmental-pollution-essay/
 
Back
Top