thảo luận Tranh cãi không ngừng khi chọn chó Nhật lên phim "Cậu Vàng''

Status
Not open for further replies.

Ma Sieu

Senior Member
Lựa chọn giống chó Nhật vào vai cậu Vàng sau nhiều tranh cãi, khi lên phim, chú chó diễn tốt các tình huống đối đầu, chống trả nhưng chưa đủ xúc động.

Từ trước khi ra rạp, phim Cậu Vàng vướng nhiều tranh cãi khi chọn giống chó Shiba của Nhật đảm nhận vai cậu Vàng. Sau khi dư luận phản ứng, đoàn phim cho biết đã ghi nhận ý kiến, và có đưa ra nhiều giải thích về sự chọn lựa sau cùng.
07m9WB9.jpg

Đạo diễn Vũ Thuỷ của phim cho biết anh trăn trở rất nhiều trước phản ứng gay gắt của dư luận, nhiều thời điểm căng thẳng tưởng chừng muốn bỏ cuộc. Về lý do vẫn chọn chú chó Shiba, nam đạo diễn nói chú chó này đảm nhận tốt các cảnh chống trả, rượt đuổi nhưng đồng thời cũng diễn được những tình huống cần lấy cảm xúc của người xem. So với nhiều giống chó khác khi casting, nam đạo diễn nói cậu Vàng hiện tại phù hợp và đảm bảo nhiều nhất yêu cầu "khó nhằn" từ kịch bản.

https://www.phunuonline.com.vn/tran...chon-cho-nhat-len-phim-cau-vang-a1425338.html

Vcl, diễn viên phim Cậu Vàng , Băng Di : Truyện Lão Hạc của Nam Cao là hư cấu
02ucosf.png
02ucosf.png
02ucosf.png

quaswTw.jpg
 
Theo Hiệp ước Tokyo 1940 thì Pháp chấp nhận hầu hết các yêu sách của Nhật, trong đó có các điều khoản liên quan đến việc Nhật có quyền chi phối nền kinh tế Đông Dương để thâu tóm miền Hoa Nam. Ngày 25 tháng 9 năm 1940, dù chỉ huy lực lượng võ trang khá hùng hậu Pháp tỏ ra bất lực khi Nhật tấn công biên giới Việt - Hoa. Pháp tiếp tục phải nhượng bộ Nhật. Hiệp ước Tokyo 1941, ấn định Nhật là nước hưởng những ưu đãi đặc biệt tại Đông Dương. Chiếu theo đó, Nhật được sử dụng mọi phương tiện giao thông, kiểm soát hệ thống đường sắt, hàng hải ở các hải cảng ở Đông Dương với trọng tải 200.000 tấn. Nhật Bản cũng đòi Pháp phải dành 50% giá trị hàng hóa nhập khẩu và 15% xuất khẩu của Đông Dương cho các công ty thương mại của Nhật. Ngoài ra từ năm 1940 đến 1945, chính quyền thực dân Pháp phải nộp cho Nhật Bản một số tiền là 723.786.000 đồng để Pháp giữ chủ quyền. Mậu dịch quốc tế của Đông Dương trong mấy năm 1942–1943 hầu hết các mặt hàng xuất khẩu như than, kẽm, cao su, xi măng đều chở sang Nhật. Tính đến năm 1941, các ngành khai quặng chính ở Đông Dương như: mangan, sắt, phốt-phát, quặng crôm... tư bản Nhật chiếm gần 50% số vốn đầu tư của các công ty nước ngoài.

Kết quả là người Việt Nam chịu cảnh 1 cổ 2 tròng. Tác phẩm Lão Hạc ra đời vào năm 1943 trong hoàn cảnh đó.
 
Cậu con của Lão Hạc đi làm đồn điền cao su.

Cao su đi dễ khó về,
Khi đi trai tráng, khi về bủng beo.
Cao su đi dễ khó về,
Khi đi mất vợ, khi về mất con.
Cao su xanh tốt lạ đời,
Mỗi cây bón một xác người công nhân.
Có đi mới biết Mê Kông,
Có đi mới biết thân ông thế này.
Mê Kông chôn xác hàng ngày,
Có đi mới biết bàn tay xu Bào
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top