Tranh cãi việc nhường ghế ưu tiên cho phụ nữ mang thai ở Singapore

Build Back Better

Senior Member
Chính phủ Singapore chưa có quy định cấm người bình thường ngồi vào chỗ ưu tiên trên xe buýt. Tuy nhiên, hành khách được khuyến khích nhường lại chỗ này cho ai cần hơn.



Female_Pregnant_Train_Phone_1200x628_Facebook_1200x628_1.jpeg


Việc nhường ghế cho phụ nữ mang thai là điều được khuyến khích nên làm khi dùng phương tiện công cộng.

Nina Eleana (sống tại Singapore) bày tỏ sự phẫn nộ trên mạng sau khi không được nhường chỗ ngồi trên xe buýt. Trong đoạn video dài 18 giây, người phụ nữ mang thai 37 tuổi chia sẻ cô bị va đập, xô đẩy trên chiếc xe đông đúc, chật hẹp, Asia One đưa tin.


Theo Nina mô tả, các ghế ưu tiên trong cabin đều chật kín người. Không ai trong số các hành khách đang ngồi đứng lên nhường lại ghế cho cô.


"Tôi đoán do bụng tôi chưa to lắm nên không được ưu tiên trên các phương tiện giao thông công cộng", cô nói.


Đoạn clip của Nina thu hút hơn 20.000 lượt xem và tạo ra hai luồng tranh cãi trái chiều.


Trong phần bình luận, một số dân mạng đã chỉ trích bà mẹ này vì cho rằng yêu cầu của cô là quá đáng.


"Tất cả đều là khách hàng và trả tiền ngang nhau. Cô ấy đang làm xấu mặt giới văn phòng bằng video đó", một người dùng chia sẻ.



phu nu mang thai Singapore anh 1


Nina phàn nàn trên mạng vì không được nhường chỗ ngồi trên xe buýt. Ảnh: Asian One.

Một tài khoản cho hay vấn đề là do Nina không mở lời nhờ hành khách trên xe nhường chỗ.


"Đôi khi tôi quá mệt mỏi sau một ngày dài làm việc và cần thư giãn nên không để ý xung quanh. Nếu cần chỗ ngồi thì chỉ cần hỏi, có thể họ không biết tình trạng của bạn lúc đó như thế nào. Nhiều người còn quá dán mắt vào điện thoại và không quan sát trên xe", người này nói.


Các bà mẹ khác cũng chia sẻ kinh nghiệm của bản thân về việc không được nhường ghế khi dùng phương tiện công cộng trong thời gian mang thai.


“Ở Singapore, việc mọi người ngủ gục và chỉ thức dậy khi đến điểm dừng là điều bình thường. Nhưng những trường hợp cố tình không giúp đỡ người già, trẻ em và phụ nữ mang thai thì thật không lịch sự, thiếu đồng cảm”, một phụ nữ bày tỏ.


Gần đây, những cuộc xung đột của hành khách trên các hệ thống giao thông ở đảo quốc sư tử xảy ra ngày càng nhiều.


Vào tháng 3, người dân Singapore từng tranh cãi nảy lửa về vụ mâu thuẫn giữa một ông cụ và thanh niên nhập cư trên tuyến North-East.


Cả hai cãi nhau về chỗ ngồi ưu tiên và nói những lời lẽ thô tục, xúc phạm đối phương.


“Tôi không biết ai đúng ai sai. Nhưng hai người này đều có lỗi. Việc đánh nhau trên tàu là điều hoàn toàn không cần thiết”, một nhân chứng cho biết.


Theo Direct Asia, hầu hết phương tiện giao thông công cộng ở nhiều quốc gia đều có chỗ ngồi ưu tiên được dán nhãn rõ ràng. Người dân được khuyến khích nhường ghế cho người khuyết tật, người già, phụ nữ mang thai hoặc những ai cần hơn.


Ở đảo quốc sư tử, cho đến nay vẫn chưa có luật nào cấm người bình thường ngồi vào những chỗ này, bất kỳ ai đều có thể sử dụng chúng.



phu nu mang thai Singapore anh 2


Nhiều người cho rằng chỗ ưu tiên nên được bỏ trống nhưng một số khác lại nghĩ điều này không cần thiết. Ảnh: Mothership.

Ghế ưu tiên được áp dụng lần đầu ở Bắc Âu với mục đích mang đến một môi trường công bằng cho mọi hành khách. Sau đó, ý tưởng này lan tỏa đến các quốc gia khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia, Singapore…


Tuy nhiên, ở Hàn Quốc, việc tránh ngồi ở hàng ghế ưu tiên đã trở thành một chuẩn mực văn hóa, xã hội. Người dân xứ củ sâm hạn chế ngồi vào đó ngay cả khi tàu đã đầy vì họ tin rằng sẽ để lại nó cho những người cần hơn.

https://zingnews.vn/tranh-cai-viec-...phu-nu-mang-thai-o-singapore-post1373263.html
 
Trừ những vị trí có dán chữ ưu tiên thì mình cũng chả có ý kiến gì đối với người khỏe mạnh không nhường ghế cho những người khác, đó là quyền của họ. Mình ra đường thì lúc nào cũng nhường ghế cho những người cần, có thể là một cậu thanh niên nhưng bị say xe chẳng hạn chứ chưa cần đến người già yếu hay phụ nữ trẻ em.
 
Xã hội hiện đại mà dân trí không được nâng cao thì nó thế.
Giờ phải được đặt ngang hàng với bà bầu, con nít, người khuyết tật, người già, bệnh nhân mới chịu :nosebleed:
 
Chừng nào chuyển từ khuyến khích sang bắt buộc thì nhường :doubt: đi Sing 2 lần lên train toàn nhắm ghế chưa có ai ngồi là vào ngồi, ai muốn nhường ghế thì đến mở mồm nhờ thì tui nhường cho:doubt: ko mở mồm mà bắt auto nhường thì bố đời quá:embarrassed: à mà kêu nhường mà cái thái độ lòi lõm thì cũng còn lâu mới nhường nhé:doubt:
 
Đợt rồi tôi đi Sing, dân họ rất có ý thức trong việc nhường chỗ cho người già or phụ nữ, mặc dù mắt luôn dán vào đt. Những người chỉ cách 1 trạm họ cũng ý thức rời ghế đứng chờ, nhường ghế cho người khác.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Đi tàu điện ở nước ngoài ai là đối tượng ưu tiên được nhường thì nhường, không thì thôi bình đẳng, chứ có gì đâu.
 
đợt đi xe buýt thấy có 1 chị gái mặc váy suông bước lên xe, phụ xe xuống chỉ 1 bé sinh viên đang ngồi bảo đứng lên nhường cho chị kia, chị kia nói Ơ em có bầu đâu, mọi người thấy thế cười tủm, ông phụ xe cũng ngại ko nói gì đi thẳng lên đầu xe, mà chị kia cũng ngại đứng hóp bụng lại :doubt:
 
Thái độ tốt cầu thị thì sẽ nhường( đa số khi đi nơi công cônng luôn ưu tiên nhường người già, trẻ em, khuyết tật, phụ nữ), còn bố láo thì cút . Khi nào luật nó bắt buộc thì ok, còn nếu luật mà có từ “ Có thể” cộng với thái độ như mẹ thiên hạ thì xin lỗi. Đứng đi em gái

via theNEXTvoz for iPhone
 
Có xe máy nhưng hạn chế đi làm bằng xe máy do xa bỏ mịa ra mà công việc hay thiếu ngủ nên chạy xe có khi lao đầu xe tải nên phải đi xe bus.
Mà xe bus ở VN nó lắc nó sóc như điên, ngồi mà có khi đỉnh đầu đụng trần xe. Tranh thủ ngủ được miếng nào hay miếng đó.
Trường hợp như thế tôi chỉ nhường già rõ hoặc bầu hoặc bệnh nhân đi khám bệnh chớ sồn sồn thì có cái nịt...
Mà mấy lơ xe cũng đạo đức lắm, nào là nhường nhau đi mà các bố hốt được nhiêu thì hốt hết, ra vào như tàu lượn mà tăng chuyến thì méo tăng...
 
Chừng nào chuyển từ khuyến khích sang bắt buộc thì nhường :doubt: đi Sing 2 lần lên train toàn nhắm ghế chưa có ai ngồi là vào ngồi, ai muốn nhường ghế thì đến mở mồm nhờ thì tui nhường cho:doubt: ko mở mồm mà bắt auto nhường thì bố đời quá:embarrassed: à mà kêu nhường mà cái thái độ lòi lõm thì cũng còn lâu mới nhường nhé:doubt:
Cái này thuộc về ý thức anh ạ. Tôi nghĩ chắc kho mà bắt buộc được.:go:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Nhường thì hẳn là phải nhường rồi, nhưng cũng nên mở miệng nói 1 tiếng, chứ cứ ngậm miệng mặc định người ta phải nhường thì bố đời quá
 
Xưa h đi cái gì công cộng nếu gặp ng già , ph nữ có thai hay ng bệnh tật chỉ cần họ nói hay ko thái độ hay nói khó nghe thì t nghĩ ở nc nào họ cũng nhường ghế thôi ... à chắc trừ ấn ** ra :go:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Bthuong thì nhường thôi nhưng thái độ lồi lõm thì cút..
Sai lúc đó ko nhẹ nhàng xin người ta nhường.. mà về bày đặt đăng bài xỉa xói
Đây là lòng tốt mà ngta nhường chứ đếu phải là nghĩa vụ phải nhường... đừng ai nhầm !!!
 
Cái này là văn hoá. Nên rèn ý thức lịch sự khi nhường những người yếu thế hơn như phụ nữ, ng già, trẻ em, khuyết tật... Tuy nhiên người được nhường cũng phải có ý biết ơn, trân trọng. Chứ không phải cứ như bố, mẹ thiên hạ ra đường là đòi người khác phải phục vụ mình. Khi người khác không nhường thì chửi rủa, bỉ bôi...Mà không biết nhỡ người ta cũng đang gặp vấn đề gì đó.
 
Người già = có thai = bị bệnh - tàn tật - thương tích = trẻ nhỏ => nhường
Còn phụ nữ à, tùy tâm trạng hehe :shame:

Gửi từ Heaven bằng vozFApp
 
Back
Top