thảo luận Trao đổi và thảo luận về sách vở

Fancy Bitch

Senior Member
Voz chính thức bước sang nhà mới, lập thread này để nhớ lại thread Những cuốn sách thanh niên nên đọc. Anh em vào bàn luận nên đọc sách gì, thảo luận mua sách vở ở đây. :D
 
Cuốn này không phải hay nhất mà chỉ là cuốn em đọc gần đây, khiến em thích tìm hiểu thêm về triết học. Vừa đọc vừa học tiếng anh và không ngờ nó dễ đọc quá, chắc là vì thế mà thích :shame: Sau này học thêm một khóa triết học thì nhận thấy cuốn này đọc để thưởng thức. Ai có nền tảng triết học rồi đọc bổ sung kiến thức, ai chưa biết gì (như em :beat_brick:) đọc cũng hiểu luôn :beat_brick: Sách ngắn thôi, nhưng nhiều vấn đề bàn luận thực tế khá hay. Thým nào rảnh đọc thử đi :D
(trái phải đúng sai - Michael J. Sandel)
9781846142130_l.jpg



Còn cuốn này thì "lôi kéo" em thích tìm hiểu về khoa học. Viết về các chủ đề: thiên văn học, vật lý, địa lý, sinh học, ... Sau bị thôi thúc em mới tìm mấy khóa học về vật lý, sinh học, ... cơ mà học giữa trừng thì drop vì khó quá. Giá như hồi còn đi học vô hạn thời gian mà tò mò nhiều như bây giờ thì đã khác :beat_brick: Nhưng mà được cái chủ đề thiên văn học rất dễ hấp thu, toàn vấn đề tầm vũ trụ không khi nào hết choáng ngợp :beat_brick: Giờ không ngày nào mà em không theo dõi thông tin sự kiện về nó. Đâu phải sách nào cũng "giác ngộ" người đọc thế này đâu :beat_brick:
(Lược sử vạn vật)
41gdQTWQgEL._SY291_BO1,204,203,200_QL40_ML2_.jpg
 
đọc càng nhiều tôi lại càng hứng thú với mấy cuốn văn học cổ điển. mấy cái hiện sinh siêu thực hậu hiện đại càng đọc càng đau đầu. h đang đọc lại Hoàng hậu Margot của Alexander Dumas cha :D
 
các bác đọc nhiều sách cao siêu thế :):) đối với em, ngoài sách học tại trường lớp thì có mấy quyển nên đọc là:
- Không gia đình (đây là quyển sách em thích nhấttt, nó giống như cho mình thử trải nghiệm một cuộc đời (của cậu bé Remi ấy) từ truyện này em cũng rút ra được nhiều điều trong cuộc sống, em không spoil đâu, để các bác đọc trong vui vẻ :sneaky::sneaky:)
- Thép đã tôi thế đấy (đọc tiêu đề là các bác đã biết nó giúp người đọc điều gì rồi đấy :LOL:)
- Chuyện con mèo dạy hải âu bay (quyển này em không đọc mà "nghe đọc truyện" qua youtube, hay và cảm động lắm)
nếu các bác có hứng thú với văn học vn thì em thấy quyển "tuyển tập truyện nam cao" cũng hay lắm, đặc biệt là phần cuối quyển này có "nhật kí ở rừng", đọc bánh cuốn thực sự :beauty::beauty:
 
đọc càng nhiều tôi lại càng hứng thú với mấy cuốn văn học cổ điển. mấy cái hiện sinh siêu thực hậu hiện đại càng đọc càng đau đầu. h đang đọc lại Hoàng hậu Margot của Alexander Dumas cha :D
thým giải thích cái thể loại này được ko :D

Trước giờ đọc tiểu thuyết thì em cứ đọc thôi, ko tìm hiểu như thế này
 
thým giải thích cái thể loại này được ko :D

Trước giờ đọc tiểu thuyết thì em cứ đọc thôi, ko tìm hiểu như thế này
Chủ nghĩa hiện sinh là 1 trào lưu triết học của thế kỉ 20. 1 số người nổi tiếng nhất gồm có Jean Paul Sartre hoặc Nietzsche, Dostoevski, Albert Camus. Nó chú trọng thể hiện những trải nghiệm chủ quan của con người hơn những chân lý khách quan của khoa học, coi ý thức cá nhân là xuất phát của sáng tạo, khắc họa một tình trạng mất định hướng và bối rối của con người khi đứng trước một thế giới có vẻ như vô nghĩa và phi lý. Văn học hiện sinh quan tâm đến những câu hỏi, những cuộc đấu tranh thầm lặng của mỗi cá nhân với sự vô nghĩa của cuộc sống.
Văn học theo khuynh hướng hiện sinh xưa nay chỉ xoay quanh những đề tài chính của thuyết hiện sinh như sự phi lý, cô đơn, lo âu, cái chết, lạc loài, bị bỏ rơi, dấn thân, nổi loạn, vân vân. Nhiều nhà văn hiện sinh đề cập đến nỗi cô đơn như một trạng thái mang tính bản chất của con người.
Nổi tiếng nhất bây giờ có lẽ là các tác phẩm của Murakami, trước đó thì có Dostoevski, Franz Kafka, Albert Camus, Kawabata Yasunari hoặc Yukio Mishima, vv. Việt Nam cũng đóng góp 1 tác giả rất lớn với các tác phẩm mang nặng tính hiện sinh chính là Trịnh Công Sơn.

Chủ nghĩa siêu thực, thực chất cũng bắt nguồn là 1 trào lưu triết học và trở nên nổi tiếng nhất trong các tác phẩm hội họa. Siêu thực và hiện sinh về cơ bản đối lập nhau.
Siêu thực đi từ triết học phân tâm học của Freud, coi vô thức như chủ thể của sáng tạo. Siêu thực là hiện thân của mộng mị, ảo giác, đề cao vai trò của ảo giác. Hiện sinh thì ngược lại, coi ý thức mới là chủ thể của sáng tạo.
Ko có văn học siêu thực. Chủ nghĩa siêu thực trong văn học đc biết đến với 2 nhánh gồm 2 cái tên khác là chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và chủ nghĩa tượng trưng.
Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo - hay văn học huyền ảo - khởi nguồn từ châu Âu với các tác phẩm của Franz Kafka nhưng lại trở nên nổi tiếng nhất khi đặt chân tới châu Mỹ và chính xác là Mỹ Latin, bởi nó hòa nhập đc 1 cách sâu sắc với văn hóa thổ dân bản địa châu Mỹ. Văn học huyền ảo thể hiện những vấn đề tâm linh, niềm tin tôn giáo, thần thánh, huyền thoại và truyền thuyết trong đời sống hiện thực. Hiện thực trong tiểu thuyết huyền ảo ko phải là hiện thực khách quan mà là hiện thực đc chi phối bởi các yếu tố siêu nhiên, thần thánh, nơi mà hiện thực và phi hiện thực chồng chéo lên nhau. Có thể kể đến Trăm năm cô đơn, Tình yêu thời thổ tả của G. Marquez, Âm thanh và cuồng nộ, Cọ hoang của William Faulkner, Mắt biếc, Yêu dấu của Toni Morrison, vv... Kafka bên bờ biển và Biên niên kí chim văn dây cót của Murakami cũng là 1 tiểu thuyết hiện thực huyền ảo.

Chủ nghĩa tượng trưng hơi khó giải thích. Chủ yếu là ở thơ ca.Nó chủ trương chống lại sự cứng nhắc, các hình thức giáo khoa, giả tạo, chủ quan, thay vào đó tìm cách thể hiện các ý tưởng của mình bằng 1 hình thức ngôn ngữ phức tạp, mơ hồ, phi logic. Hình thức này ko có tính chủ đích, nó vừa dùng để diễn tả ý tưởng tác phẩm mà bản thân nó cũng chính là minh họa trực quan của ý tưởng.
Chính vì sự mơ hồ phi lý trong ngôn ngữ thể hiện làm ngta rất khó hiểu mà chủ yếu chỉ có thơ tượng trưng, ko có văn học tượng trưng. Vì tính chất mơ hồ khó hiểu của chủ nghĩa này vô hình trung trùng khớp với nghệ thuật của thơ. Ở Việt Nam có rát nhiều nhà thơ tượng trưng. Bích Khê, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên thậm chí Huy Cận, giai đoạn trước 1945 đều rất nổi tiếng với phong cách này.

Chủ nghĩa hậu hiện đại thì hơi chuyên môn. Chỉ có thể nói ngắn gọn, nó đặc trưng bởi sự chối bỏ những chân lý phổ quát, chối bỏ sự thực khách quan, những thiết chế đặc trưng của chủ nghĩa hiện đại đi trước nó. Chủ nghĩa hậu hiện đại đại diện cho sự phê phán những tư tưởng khoa học về sự khách quan và tiến bộ gắn liền với văn minh phương Tây. Do đó ở châu Á nó rất nổi tiếng, nhưng ở Châu Âu thì thường bị bài xích
 
các bác đọc nhiều sách cao siêu thế :):) đối với em, ngoài sách học tại trường lớp thì có mấy quyển nên đọc là:
- Không gia đình (đây là quyển sách em thích nhấttt, nó giống như cho mình thử trải nghiệm một cuộc đời (của cậu bé Remi ấy) từ truyện này em cũng rút ra được nhiều điều trong cuộc sống, em không spoil đâu, để các bác đọc trong vui vẻ :sneaky::sneaky:)
- Thép đã tôi thế đấy (đọc tiêu đề là các bác đã biết nó giúp người đọc điều gì rồi đấy :LOL:)
- Chuyện con mèo dạy hải âu bay (quyển này em không đọc mà "nghe đọc truyện" qua youtube, hay và cảm động lắm)
nếu các bác có hứng thú với văn học vn thì em thấy quyển "tuyển tập truyện nam cao" cũng hay lắm, đặc biệt là phần cuối quyển này có "nhật kí ở rừng", đọc bánh cuốn thực sự :beauty::beauty:
cao siêu cho lắm vào mãi rồi cũng chỉ quay về xuất phát điểm với mấy cái này thôi. cứ mấy thứ đơn giản như thế này ngẫm ra lại có lắm giá trị hay ho, bản thân việc đọc nó cũng sướng, ko nặng nề mệt mỏi. Mình thỉnh thoảng chán lôi Nam Cao với Hector Malot ra đọc cũng thú, cắm mặt từ sáng đến tối thỏa mãn vl.
 
Chủ nghĩa hiện sinh là 1 trào lưu triết học của thế kỉ 20. 1 số người nổi tiếng nhất gồm có Jean Paul Sartre hoặc Nietzsche, Dostoevski, Albert Camus. Nó chú trọng thể hiện những trải nghiệm chủ quan của con người hơn những chân lý khách quan của khoa học, coi ý thức cá nhân là xuất phát của sáng tạo, khắc họa một tình trạng mất định hướng và bối rối của con người khi đứng trước một thế giới có vẻ như vô nghĩa và phi lý. Văn học hiện sinh quan tâm đến những câu hỏi, những cuộc đấu tranh thầm lặng của mỗi cá nhân với sự vô nghĩa của cuộc sống.
Văn học theo khuynh hướng hiện sinh xưa nay chỉ xoay quanh những đề tài chính của thuyết hiện sinh như sự phi lý, cô đơn, lo âu, cái chết, lạc loài, bị bỏ rơi, dấn thân, nổi loạn, vân vân. Nhiều nhà văn hiện sinh đề cập đến nỗi cô đơn như một trạng thái mang tính bản chất của con người.
Nổi tiếng nhất bây giờ có lẽ là các tác phẩm của Murakami, trước đó thì có Dostoevski, Franz Kafka, Albert Camus, Kawabata Yasunari hoặc Yukio Mishima, vv. Việt Nam cũng đóng góp 1 tác giả rất lớn với các tác phẩm mang nặng tính hiện sinh chính là Trịnh Công Sơn.

Chủ nghĩa siêu thực, thực chất cũng bắt nguồn là 1 trào lưu triết học và trở nên nổi tiếng nhất trong các tác phẩm hội họa. Siêu thực và hiện sinh về cơ bản đối lập nhau.
Siêu thực đi từ triết học phân tâm học của Freud, coi vô thức như chủ thể của sáng tạo. Siêu thực là hiện thân của mộng mị, ảo giác, đề cao vai trò của ảo giác. Hiện sinh thì ngược lại, coi ý thức mới là chủ thể của sáng tạo.
Ko có văn học siêu thực. Chủ nghĩa siêu thực trong văn học đc biết đến với 2 nhánh gồm 2 cái tên khác là chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và chủ nghĩa tượng trưng.
Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo - hay văn học huyền ảo - khởi nguồn từ châu Âu với các tác phẩm của Franz Kafka nhưng lại trở nên nổi tiếng nhất khi đặt chân tới châu Mỹ và chính xác là Mỹ Latin, bởi nó hòa nhập đc 1 cách sâu sắc với văn hóa thổ dân bản địa châu Mỹ. Văn học huyền ảo thể hiện những vấn đề tâm linh, niềm tin tôn giáo, thần thánh, huyền thoại và truyền thuyết trong đời sống hiện thực. Hiện thực trong tiểu thuyết huyền ảo ko phải là hiện thực khách quan mà là hiện thực đc chi phối bởi các yếu tố siêu nhiên, thần thánh, nơi mà hiện thực và phi hiện thực chồng chéo lên nhau. Có thể kể đến Trăm năm cô đơn, Tình yêu thời thổ tả của G. Marquez, Âm thanh và cuồng nộ, Cọ hoang của William Faulkner, Mắt biếc, Yêu dấu của Toni Morrison, vv... Kafka bên bờ biển và Biên niên kí chim văn dây cót của Murakami cũng là 1 tiểu thuyết hiện thực huyền ảo.

Chủ nghĩa tượng trưng hơi khó giải thích. Chủ yếu là ở thơ ca.Nó chủ trương chống lại sự cứng nhắc, các hình thức giáo khoa, giả tạo, chủ quan, thay vào đó tìm cách thể hiện các ý tưởng của mình bằng 1 hình thức ngôn ngữ phức tạp, mơ hồ, phi logic. Hình thức này ko có tính chủ đích, nó vừa dùng để diễn tả ý tưởng tác phẩm mà bản thân nó cũng chính là minh họa trực quan của ý tưởng.
Chính vì sự mơ hồ phi lý trong ngôn ngữ thể hiện làm ngta rất khó hiểu mà chủ yếu chỉ có thơ tượng trưng, ko có văn học tượng trưng. Vì tính chất mơ hồ khó hiểu của chủ nghĩa này vô hình trung trùng khớp với nghệ thuật của thơ. Ở Việt Nam có rát nhiều nhà thơ tượng trưng. Bích Khê, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên thậm chí Huy Cận, giai đoạn trước 1945 đều rất nổi tiếng với phong cách này.

Chủ nghĩa hậu hiện đại thì hơi chuyên môn. Chỉ có thể nói ngắn gọn, nó đặc trưng bởi sự chối bỏ những chân lý phổ quát, chối bỏ sự thực khách quan, những thiết chế đặc trưng của chủ nghĩa hiện đại đi trước nó. Chủ nghĩa hậu hiện đại đại diện cho sự phê phán những tư tưởng khoa học về sự khách quan và tiến bộ gắn liền với văn minh phương Tây. Do đó ở châu Á nó rất nổi tiếng, nhưng ở Châu Âu thì thường bị bài xích

Cảm ơn thým đã khai sáng :burn_joss_stick: Em đã phải tóm tắt, gạch ý ra mới hiểu được chỗ đó. Cố gắng sẽ đọc vài cuốn tiêu biểu mỗi "chủ nghĩa" o_O

Như vậy thì triết học ảnh hưởng rất nhiều đến văn học, đó là lý do vì sao mà nhiều người vừa là nhà văn a.k.a triết gia :LOL:. Cái đặc điểm của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo làm em liên tưởng đến cuốn "Nhà giả kim", cũng tác giả Mỹ Latin, cũng có tâm linh tôn giáo.

[CHỦ NGHĨA TRIẾT HỌC HIỆN SINH]
- Chú trọng thể hiện trải nghiệm chủ quan của con người hơn chân lý khách quan của khoa học
- Coi ý thức mới là chủ thể của sáng tạo
- Triết gia: Jean Paul Sartre, Nietzsche, Albert Camus, ...
- Văn học khuynh hướng hiện sinh:
+ Sự phi lý, cô đơn, lo âu, cái chết, lạc loài, bị bỏ rơi, dấn thân, nổi loạn, v.v
+ Tác giả: Murakami, Dostoevsky, Franz Kafka, Albert Camus, Kawabata Yasunari, Yukio Mishima, Trịnh Công Sơn, ...

[CHỦ NGHĨA SIÊU THỰC]
- Từ triết học phân tâm học của Freud
- Nổi tiếng trong hội họa
- Hiện thân của mộng mị, ảo giác, đề cao vai trò của ảo giác
- Coi vô thức như chủ thể của sáng tạo (đối lập triết học hiện sinh)
- Ko có văn học siêu thực, nhưng có 2 nhánh:
1/ Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo - văn học huyền ảo
- Khởi nguồn Châu Âu, nổi tiếng ở Mỹ Latin
- Tâm linh, niềm tin tôn giáo, thần thánh, huyền thoại, truyền thuyết trong đời sống hiện thực
- Tác phẩm: Trăm năm cô đơn, Tình yêu thời thổ tả, Âm thanh và cuồng nộ, Cọ hoang, Mắt biếc, Yêu dấu, Kafka bên bờ biển, Biên niên kí chim vặn dây cót, ...
2/ Chủ nghĩa tượng trưng
- Chủ yếu ở thơ ca
- Chống lại sự cứng nhắc, các hình thức giáo khoa, giả tạo, chủ quan
- Thể hiện các ý tưởng của mình bằng 1 hình thức ngôn ngữ phức tạp, mơ hồ, phi logic
- Ko có tính chủ đích, nó vừa dùng diễn tả ý tưởng tác phẩm mà bản thân nó cũng chính là minh họa trực quan của ý tưởng
- Bích Khê, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Huy Cận, ...

[CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI]
- Chối bỏ chân lý phổ quát, sự thực khách quan, những thiết chế đặc trưng của chủ nghĩa hiện đại đi trước nó
- Phê phán tư tưởng khoa học về sự khách quan và tiến bộ văn minh phương Tây
- Nổi tiếng ở Châu Á, bài xích ở Châu Âu
 
Cảm ơn thým đã khai sáng :burn_joss_stick: Em đã phải tóm tắt, gạch ý ra mới hiểu được chỗ đó. Cố gắng sẽ đọc vài cuốn tiêu biểu mỗi "chủ nghĩa" o_O

Như vậy thì triết học ảnh hưởng rất nhiều đến văn học, đó là lý do vì sao mà nhiều người vừa là nhà văn a.k.a triết gia :LOL:. Cái đặc điểm của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo làm em liên tưởng đến cuốn "Nhà giả kim", cũng tác giả Mỹ Latin, cũng có tâm linh tôn giáo.
Văn học hiện sinh đọc thì kiểu wtf man? tôi vừa đọc clgt :LOL: văn học huyền ảo thì đọc kiểu vl bắt lú, **** logic :LOL: nói chung cả 2 loại này đọc đều đau đầu.
Tôi ko đọc mấy quyển selp help nên ko dám phán nhiều. nhưng Nhà giả kim thì cũng biết sơ sơ. có thể nó sẽ có 1 vài đặc điểm nhưng tôi cho là nó giống như kiểu những truyện ngụ ngôn hoặc cách ngôn hiện đại hơn là hiện thực huyền ảo. Dẫu sao cũng là 1 ý kiến. Có thời gian tôi sẽ tìm đọc thử :sweet_kiss:
 
theo như phân tích bên trên thì mình hợp /đọc được văn học chủ nghĩa hiện sinh. còn hiện thực huyền ảo thì thôi, khó nhuốt lắm, trừ trường hợp trí tưởng tượng và dẫn dắt của tác giả quá siêu phàm.
hậu hiện đại, có vẻ ko đc khách quan cho lắm nhỉ.
 
theo như phân tích bên trên thì mình hợp /đọc được văn học chủ nghĩa hiện sinh. còn hiện thực huyền ảo thì thôi, khó nhuốt lắm, trừ trường hợp trí tưởng tượng và dẫn dắt của tác giả quá siêu phàm.
hậu hiện đại, có vẻ ko đc khách quan cho lắm nhỉ.
Camus và Kafka đọc đều mệt, đặc biệt là Kafka. chỉ có Đốt đọc khá hoặc có thể nói là hay (Những đêm trắng, Tội ác và trừng phạt, Hồi kí viết dưới hầm, Anh em nhà Karamazov). bác nên đọc qua 1 số sách của Đốt trước nếu muốn tìm hiểu về chủ nghĩa hiện sinh. 2 ông kia đọc để biết thôi, chứ tôi ko thích, cũng ko thấy hay. mặc dù đúng là những tác giả rất quan trọng
 
Camus và Kafka đọc đều mệt, đặc biệt là Kafka. chỉ có Đốt đọc khá hoặc có thể nói là hay (Những đêm trắng, Tội ác và trừng phạt, Hồi kí viết dưới hầm, Anh em nhà Karamazov). bác nên đọc qua 1 số sách của Đốt trước nếu muốn tìm hiểu về chủ nghĩa hiện sinh. 2 ông kia đọc để biết thôi, chứ tôi ko thích, cũng ko thấy hay. mặc dù đúng là những tác giả rất quan trọng

Whoa, vừa tìm hiểu thì nhiều tác giả thým gợi ý khủng quá, có người đoạt Nobel, Pulitzer, ... Cuốn anh em nhà Karamazov của Dostoevsky đọc giới thiệu thôi đã muốn đọc rồi, cuốn Kafka bên bờ biển nghe như anime ấy o_O Nhưng mà em thấy người ta ít nhấn mạnh đến các trường phái. Không biết những cái này có quan trọng không nhưng giờ em tò mò quá. Không biết làm thể nào để biết những thông tin này :shame: và trở nên uyên thâm như thým :what:
 
Whoa, vừa tìm hiểu thì nhiều tác giả thým gợi ý khủng quá, có người đoạt Nobel, Pulitzer, ... Cuốn anh em nhà Karamazov của Dostoevsky đọc giới thiệu thôi đã muốn đọc rồi, cuốn Kafka bên bờ biển nghe như anime ấy o_O Nhưng mà em thấy người ta ít nhấn mạnh đến các trường phái. Không biết những cái này có quan trọng không nhưng giờ em tò mò quá. Không biết làm thể nào để biết những thông tin này :shame: và trở nên uyên thâm như thým :what:
Đối với người đọc bình thường thì mấy cái này chắc cũng chẳng cần. Vì thực ra mấy cái này là kiến thức chuyên môn của dân nghiên cứu phê bình, chỉ có ai thực sự hứng thú với nghệ thuật hoặc muốn tìm hiểu sâu, đọc phải mấy quyển **** logic kiểu Trăm năm cô đơn, Lâu đài, Hóa thân chả hiểu gì thì mới cần biết thôi bác.:embarrassed:
Với lại mấy cái này cũng có uyên thâm gì, trên mạng có đầy. bác search 1 phát ra cả đống. Nếu bác mà đọc đủ nhiều, hiểu hết đc mấy thứ này thì thừa sức đi dạy đại học cmnr :still_dreaming:. Ít nhất một nửa sinh viên văn học, giáo viên văn ra trg cũng chẳng có mấy kiến thức về mấy thứ này. Google có hết từ nông đến sâu mà ít người tìm thôi.

Đọc Đốt thì nên đọc Những đêm trắng trước. Nhảy luôn vào Anh em nhà Karamazov thì hơi ngợp. Bác cứ tìm hiểu kĩ rồi hãy xem.

Mấy sách về lịch sử và lí thuyết các trg phái thì ok, nói chung ko khó hiểu. Mình thấy bác đọc đc mấy quyển kiểu Phải trái đúng sai các thứ nên chắc ko vấn đề gì. Nếu thực sự hứng thú thì bác tìm quyển Dẫn nhập về nghệ thuật của Nhã Nam. Chủ yếu nói về hội họa nhiếp ảnh kiến trúc điêu khắc chứ ít nói tới văn chương. Nhưng vẫn có nhiều thứ có thể tham chiếu đc.
202091669132-941a-4662-be76-7e0a5f79e100.jpg
 
Last edited:
theo như phân tích bên trên thì mình hợp /đọc được văn học chủ nghĩa hiện sinh. còn hiện thực huyền ảo thì thôi, khó nhuốt lắm, trừ trường hợp trí tưởng tượng và dẫn dắt của tác giả quá siêu phàm.
hậu hiện đại, có vẻ ko đc khách quan cho lắm nhỉ.
Mình thì ngược lại. Đọc rất cuốn với kiểu Huyền ảo này. Logic à, ko phải là vấn đề. Ngược lại nó như là gió mới thổi vào đầu óc mình.
Còn những cuối viết theo CN hiện sinh thì đọc thấy bức bối trong người lắm. Kiểu như: "thôi ráng chịu đi, lỡ rồi đọc cho hết"
Văn học hiện sinh đọc thì kiểu wtf man? tôi vừa đọc clgt :LOL: văn học huyền ảo thì đọc kiểu vl bắt lú, **** logic :LOL: nói chung cả 2 loại này đọc đều đau đầu.
Tôi ko đọc mấy quyển selp help nên ko dám phán nhiều. nhưng Nhà giả kim thì cũng biết sơ sơ. có thể nó sẽ có 1 vài đặc điểm nhưng tôi cho là nó giống như kiểu những truyện ngụ ngôn hoặc cách ngôn hiện đại hơn là hiện thực huyền ảo. Dẫu sao cũng là 1 ý kiến. Có thời gian tôi sẽ tìm đọc thử :sweet_kiss:

Đúng rồi thím. Đọc Nhà Giả Kim đơn thuần như tiểu thuyết Kỳ ảo thì nó là một quyển sách hay, và tương đối dễ hiểu.

Còn coi nó như quyển "Kinh thánh thứ 2" thì nó chỉ là cuốn sefl help như bao cuốn khác với cường điệu chủ nghĩa duy ý chí. Lấy những cái ảo tưởng làm kim chỉ nam cuộc sống thì ko khá khẩm gì.
 
Last edited:
Đối với người đọc bình thường thì mấy cái này chắc cũng chẳng cần. Vì thực ra mấy cái này là kiến thức chuyên môn của dân nghiên cứu phê bình, chỉ có ai thực sự hứng thú với nghệ thuật hoặc muốn tìm hiểu sâu, đọc phải mấy quyển **** logic kiểu Trăm năm cô đơn, Lâu đài, Hóa thân chả hiểu gì thì mới cần biết thôi bác.:embarrassed:
Với lại mấy cái này cũng có uyên thâm gì, trên mạng có đầy. bác search 1 phát ra cả đống. Nếu bác mà đọc đủ nhiều, hiểu hết đc mấy thứ này thì thừa sức đi dạy đại học cmnr :still_dreaming:. Ít nhất một nửa sinh viên văn học, giáo viên văn ra trg cũng chẳng có mấy kiến thức về mấy thứ này. Google có hết từ nông đến sâu mà ít người tìm thôi.

Đọc Đốt thì nên đọc Những đêm trắng trước. Nhảy luôn vào Anh em nhà Karamazov thì hơi ngợp. Bác cứ tìm hiểu kĩ rồi hãy xem.

Mấy sách về lịch sử và lí thuyết các trg phái thì ok, nói chung ko khó hiểu. Mình thấy bác đọc đc mấy quyển kiểu Phải trái đúng sai các thứ nên chắc ko vấn đề gì. Nếu thực sự hứng thú thì bác tìm quyển Dẫn nhập về nghệ thuật của Nhã Nam. Chủ yếu nói về hội họa nhiếp ảnh kiến trúc điêu khắc chứ ít nói tới văn chương. Nhưng vẫn có nhiều thứ có thể tham chiếu đc.
202091669132-941a-4662-be76-7e0a5f79e100.jpg

Cảm ơn thým đã gợi ý. Em đã từng nếm trái đắng do không đọc dẫn nhập mà nhảy luôn vào những cuốn khó rồi cuối cùng phải bỏ dở. Giờ được thým giợi ý thế này thì quá tốt rồi :burn_joss_stick: Vừa đọc, vừa hiểu thêm về những cái này em thấy rất thú vị :burn_joss_stick:
 
Mình thì ngược lại. Đọc rất cuốn với kiểu Huyền ảo này. Logic à, ko phải là vấn đề. Ngược lại nó như là gió mới thổi vào đầu óc mình.
Còn những cuối viết theo CN hiện sinh thì đọc thấy bức bối trong người lắm. Kiểu như: "thôi ráng chịu đi, lỡ rồi đọc cho hết"


Đúng rồi thím. Đọc Nhà Giả Kim đơn thuần như tiểu thuyết Kỳ ảo thì nó là một quyển sách hay, và tương đối dễ hiểu.

Còn coi nó như quyển "Kinh thánh thứ 2" thì nó chỉ là cuốn sefl help như bao cuốn khác với cường điệu chủ nghĩa duy ý chí. Lấy những cái ảo tưởng làm kim chỉ nam cuộc sống thì ko khá khẩm gì.

Đọc theo kiểu "tiểu thuyết kỳ ảo" nó hay như thế nào? và đọc theo kiểu "chủ nghĩa duy ý chí" nó không hay như thế nào? Thým có thể nói rõ được không? Em đọc cuốn này khá nhiều lần rồi, lần nào cũng thấy hay, không biết đang hiểu theo kiểu gì nữa :LOL:
 
Đọc theo kiểu "tiểu thuyết kỳ ảo" nó hay như thế nào? và đọc theo kiểu "chủ nghĩa duy ý chí" nó không hay như thế nào? Thým có thể nói rõ được không? Em đọc cuốn này khá nhiều lần rồi, lần nào cũng thấy hay, không biết đang hiểu theo kiểu gì nữa :LOL:
Quá trình mình đọc cuốn này là:

Thấy người khác khen - Đọc Review - Mua sách - Đọc 1/2 bỏ - Tặng cho bạn - Rảnh rỗi ngồi xét lại - Lên mạng tìm ebook đọc.
VkD3FU0.png


Bộ này quá nổi tiếng. Ai đọc sách chắc ít nhất cũng có vài lần nghe người khác thảo luận về nó. Sai lầm đầu tiên là mình đọc review trước khi xem quyển này. Quanh đi quẩn loại là những lời ca ngợi: "Kim chỉ nam cuộc sống", "Kinh thánh thứ 2", "Giúp giải quyết những rắc rối trong cuộc đời"...
25 tuổi, đọc sách với tâm thế kỳ vọng như vậy. Nhưng nhận ra nó chỉ là quyển truyện, buff tinh thần không hơn không kém. Vậy là thất vọng tràn trề và quyết định cho luôn quyển sách.

Nhưng thời gian sau nhìn lại, thử bỏ những định kiến ban đầu và phân tích vì sao nó nổi tiếng như vậy. Thế là quyết định đọc lại nó dưới dạng 1 quyển tiểu thuyết. Đọc để trải nghiệm hành trình của nhân vật, thưởng thức cái cách "Vũ trụ vận hành xoay quanh nvc".
jmEBCky.gif
 
NGK hay vì nó dễ hiểu, và cũng kiểu lồng ghép mấy thứ triết lí tôn giáo và suy nghiệm cuộc sống. tôi cho đấy là 1 cuốn sách đơn giản, nói chung là nó làm tốt những gì muốn truyền tải. chỉ là giống như Đắc nhân tâm, hơi bị overrated quá đáng.

tôi xưa nay ko có đọc selp help. vì thực ra có nhiều sách tiểu thuyết mà đọc xong cũng có những suy nghĩ y như ta đọc selp help vậy. hơn nữa nó còn có những giá trị lớn hơn. ví dụ như Không gia đình của bác trên kia, hoặc bộ ba Thời thơ ấu, Kiếm sống, Những trường đại học của tôi của Maksim Gorki chẳng hạn.

2 cuốn Đắc nhân tâm và NGK là 2 cuốn đc người ta tìm kiếm nhiều nhất và cũng nổi tiếng nhất ở vn. đọc ít hay đọc nhiều thì cũng đã nghe tới nó. cho nên tôi có lí do để khi nc với người khác mà hỏi họ thích cuốn nào, họ rep là ĐNT hoặc NGK thì phần lớn tôi nghĩ là những người đọc tương đối bt (các bác đừng gạch:beat_shot:)
ngược lại chỉ cần họ nói tới bất cứ quyển nào khác thôi là đã khác rồi. như bộ 3 Marsim Gorki kia đọc xong thấy hay, đem ra nói chuyện thì thừa sức vênh mặt với thiên hạ :beauty::beat_brick:
 
Last edited:
Back
Top