Trẻ nguy kịch do uống nhầm dầu thắp đèn

Build Back Better

Senior Member
Một số trường hợp khi xảy ra sự việc, gia đình không đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế mà tự ý gây nôn không đúng cách, khiến tình trạng của trẻ càng trở nên trầm trọng.


Uống nhầm dầu thắp đèn là tai nạn thường đến từ sự bất cẩn của người lớn trong gia đình. Ảnh: Facebook.
dau.jpg

Uống nhầm dầu thắp đèn là tai nạn thường đến từ sự bất cẩn của người lớn trong gia đình. Ảnh: Facebook.
Sáng 17/1, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, thông tin thời gian gần đây, khoa tiếp nhận các trường hợp bệnh nhi nguy kịch sau khi uống nhầm dầu thắp đèn tại nhà.
Điển hình là trường hợp của bé N.H.K. (20 tháng, xã Nghi Phú, TP Vinh) nhập viện trong tình trạng nguy kịch liên quan đến bệnh suy hô hấp/viêm phổi hít do uống nhầm dầu thắp đèn. Theo lời kể của gia đình bé K., khi không có người lớn bên cạnh, trẻ đã uống chai dầu thắp đèn bàn thờ để dưới đất.
Khi phát hiện, gia đình rất hốt hoảng, cho cháu uống nhiều nước và móc họng để trẻ nôn. Gia đình cũng không ngờ rằng chính hành động gây nôn đã khiến tình trạng bé trở nên nặng hơn.
Tương tự, ngày 3/12, bệnh nhân N.T.Đ. (15 tháng tuổi, trú tại thị xã Cửa Lò) vào viện trong tình trạng nguy kịch, tím tái, suy hô hấp, hơi thở mùi dầu hỏa, phải thở oxy vì uống nhầm dầu thắp đèn. Khi bé hét lên, gia đình mới phát hiện sự cố nguy hiểm.
Gia đình cho biết trẻ vốn có tiền sử viêm phổi nhiều đợt trước đó. Trẻ nhập viện quấy khóc, ho khan, được chẩn đoán suy hô hấp/ viêm phổi hít sau uống nhầm dầu thắp đèn và khẩn trương chuyển khoa Hồi sức tích cực chống độc điều trị.
Cả hai bệnh nhi đều đến viện với tình trạng suy hô hấp phải thở oxy, có nguy cơ đe dọa tính mạng, nhưng sau quá trình điều trị phù hợp, các bé đã dần ổn định và được ra viện.
Uống nhầm dầu thắp đèn là tai nạn thường đến từ sự bất cẩn của người lớn trong gia đình. Sự cố này do thói quen thắp đèn dầu ở các bàn thờ và đựng dầu trong các vật dụng uống nước như chai nước ngọt làm trẻ dễ uống nhầm.
Dầu thắp đèn gây ngộ độc tiêu hóa, rối loạn nhiều chức năng cơ quan trong cơ thể, nhưng đặc biệt dễ sặc dầu vào phổi gây hoại tử, xẹp phổi, nhiễm khuẩn dẫn đến suy hô hấp, đe dọa tính mạng, có thể để lại di chứng nặng nề lâu dài.
Tiến sĩ Trần Văn Cương, Phó giám đốc Bệnh viện, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, cho biết việc xử trí uống nhầm dầu thắp đèn không giống xử lý khi uống một số chất lỏng khác. Phụ huynh tuyệt đối không móc họng gây nôn khi đường thở chưa được bảo vệ. Dầu thắp sáng bản chất là một hydrocarbon dễ bay hơi, rất dễ trào vào đường thở, đặc biệt là khi gây nôn.
Các gia đình có trẻ em, đặc biệt bé dưới 6 tuổi lưu ý tuyệt đối không dự trữ xăng dầu trong nhà. Nếu cần phải dự trữ, bạn không được đựng dầu trong chai, vật dụng dễ nhầm lẫn như chai đựng nước uống, cốc, bát. Gia đình cần để dầu thắp ở nơi tránh tầm tay trẻ em (để trên cao, trong tủ có khóa...).

https://zingnews.vn/tre-nguy-kich-do-uong-nham-dau-thap-den-post1394510.html
 
Hồi sinh viên, 5 thằng nhậu đến ngáo người thì hết dịu.
Tôi nhớ là mua dư 1 lít nên xuống bếp tha lên, mắt nhắm mắt mở lấy chai dầu lửa (hồi ấy chưa phổ biến bếp gas mini, toàn nấu bằng bếp dầu). Ác nữa là thời đó dầu lửa chưa pha màu tím như bây giờ.
Dịu lên, tôi làm trước 1 ly rồi rót cho bọn kia.
Mà quái lạ, sao lít nầy nó cay hơn mấy lít trước!? Thằng nào nốc xong cũng lắc đầu lè lưỡi, rồi có thằng nghe mùi dầu bảo cái bếp bị rò nên tắt bếp đi.
Tự nhiên nghe nôn nao rồi kéo nhau ra móc họng ói. Nóng rát họng, thở không nổi tưởng die rồi.
Mấy thằng nhanh trí chạy ra sàn nước pha chai rửa chén vào nước rồi uống để ói ra. Làm mấy bụng xà bông mới thấy đỡ.
Mấy hôm sau vẫn ngửi thấy mùi dầu.
 
Back
Top