Trong nhà phải có phân quyền để tránh bệnh gia trưởng

david09c

Senior Member

Đối với người đàn ông, không nên quá thể hiện chức trách, tính gia trưởng trong gia đình vì sẽ bóp nghẹt không khí, làm người nhà cảm thấy mệt mỏi, nghẹt thở.​



Phân định quyền quyết định của mỗi người đối với một số khía cạnh, tránh gia trưởng, áp đặt - Ảnh: YẾN TRINH

Phân định quyền quyết định của mỗi người đối với một số khía cạnh, tránh gia trưởng, áp đặt - Ảnh: YẾN TRINH​

Tám năm từ ngày cưới nhau, anh Nguyễn Tấn Lộc (36 tuổi, ngụ quận 8, TP.HCM) và vợ đã phân định quyền quyết định của mỗi người đối với một số khía cạnh, tránh gia trưởng, áp đặt. Như chị quyết định chuyện trong nhà, còn chuyện liên quan bên ngoài thì anh là người quyết cuối cùng.
"Chúng tôi sẽ hài hòa, cân bằng quyền quyết định của vợ hoặc chồng về những vấn đề khác nhau. Thời hiện đại, phụ nữ và nam giới có quyền quyết định ngang nhau.
Tuy nhiên, góc độ người chồng trong phạm vi gia đình, có những chuyện cần chủ động, chín chắn, mạnh mẽ để quyết định. Nếu không sẽ thành nhu nhược", anh nói.

Phân chia quyền quyết định, tránh gia trưởng

Biểu hiện tính gia trưởng sẽ bóp nghẹt không khí gia đình, khiến vợ con cảm thấy mệt mỏi - Ảnh minh họa: YẾN TRINH
Biểu hiện tính gia trưởng sẽ bóp nghẹt không khí gia đình, khiến vợ con cảm thấy mệt mỏi - Ảnh minh họa: YẾN TRINH
Anh Lộc là giám đốc một công ty sản phẩm về môi trường. Vợ anh làm công việc văn phòng. Theo anh, vấn đề hài hòa vợ chồng không phải ở chỗ gia trưởng hay không gia trưởng. Anh nhận thấy từ gia trưởng đang được dùng với ý nghĩa hơi nặng nề.
Đối với văn hóa phương Đông, người đàn ông là trụ cột gia đình, có sự quyết đoán, mạnh mẽ để người phụ nữ dựa vào.
"Trong cuộc sống gia đình, có những thứ phụ nữ khó quyết định được, nên đưa quyền quyết định về phía người đàn ông nhiều hơn.
Đó là ý nghĩa theo chiều hướng tích cực của từ gia trưởng. Nhưng thực tế có những người thích thể hiện quyền hành, sự kiểm soát trong gia đình, dẫn đến vợ con bị áp đặt", anh nói.
Tuy nhiên, nếu người đàn ông thiếu mạnh mẽ, chín chắn thì sẽ dễ thành nhu nhược. Khi đó họ không dẫn dắt được gia đình, khó là chỗ dựa cho vợ con.

Vợ chồng anh Lộc từ khi mới cưới đã thảo luận, phân chia những việc hai bên sẽ nắm vai trò quyết định. Việc liên quan nội trợ, con cái, bên nội bên ngoại… thì vợ quyết định. Vì cả hai đều nhận thấy phụ nữ nhạy cảm, chu đáo những chuyện đó hơn. Vợ anh sẽ chu toàn chuyện chăm sóc con cái, và anh không giám sát những chuyện cá nhân của vợ.

Những chuyện như mua sắm thiết bị trong nhà, chọn trường cho con, anh để chị quyết định.

Việc làm ăn, kinh tế gia đình, vợ chồng sẽ bàn lại. Nhưng anh có chính kiến vì thực tế anh là người ra ngoài giao lưu nhiều, có kinh nghiệm làm ăn nhiều hơn.


"Vai trò giữ tiền, tôi trao cho vợ, cần gì thì nói vợ. Tiền lương giữ lại một phần để xài. Tiền lương của vợ, tôi không quan tâm, miễn sao trong gia đình khi cần tiền thì có để xử lý, không đổ trách nhiệm tiền bạc cho nhau", anh chia sẻ.

Để tránh mâu thuẫn, anh áp dụng phương pháp đơn giản là nếu bàn việc mà không có tiếng nói chung, sau này sẽ suy xét không bàn đến nữa. Và do trước đó đã phân chia lĩnh vực để quyết định nên anh nêu ý kiến của mình: "Mảng này là để anh quyết".

Đừng ôm quyền quyết định rồi stress

Trong 8 năm hôn nhân, nóc nhà của anh Lộc chưa khi nào nói anh gia trưởng - Ảnh: YẾN TRINH
Trong 8 năm hôn nhân, "nóc nhà" của anh Lộc chưa khi nào nói anh gia trưởng - Ảnh: YẾN TRINH​

Anh Lộc chia sẻ, mình rất lười quyết định với những chuyện thuộc phạm vi trong nhà.

"Nếu mình cứ giữ quyền quyết định, tối ngày ngồi suy nghĩ quyết định thì sẽ mệt lắm. Lại không có sự tương tác qua lại, không có sự tôn trọng. Chuyện tài sản, vợ tôi đứng tên bất động sản, còn tôi đứng tên "động sản" cho khỏe", anh nói.

Gia trưởng ngoài tự quyết định, áp đặt, còn có biểu hiện của sự giám sát nhau. Vì vậy, theo anh, vợ chồng phải có niềm tin, tôn trọng nhau.

"Vợ chồng đi đâu nên nói với nhau, đừng âm thầm làm việc của mình mà không chia sẻ", anh khuyên.
Trong 8 năm hôn nhân, chị chưa khi nào nói anh gia trưởng. Vì trước khi lập gia đình, anh đã xác định tư tưởng chia sẻ mọi thứ.

Đặc biệt, tính gia trưởng cũng không nên thể hiện lúc vợ chồng đi ra ngoài. Anh Lộc cho rằng khi đàn ông thể hiện sự gia trưởng ở bên ngoài là do cái tôi lớn quá, có một nỗi sợ người phụ nữ của mình "qua mặt".

Vợ chồng không nên để người khác thấy người kia gia trưởng hoặc… sợ vợ. Điều này còn ảnh hưởng các mối quan hệ bạn bè, làm ăn, và dễ khiến vợ chồng xích mích.
Chứ không phải gia trưởng mới lo được cho em hay sao? :look_down: :look_down: :look_down: ,gu chị em bây giờ là vậy mà, quý báo dắt mũi dư luận à? :beat_brick:
 
Đúng rồi, quyền lực trong gia đình phải được chia làm ba bên thì gia đình mới êm ổn, hạnh phúc, tu chí làm ăn. Nếu quyền lực chỉ có một người nắm thì dễ dẫn đến độc đoán, gia trưởng, cấm này cấm nọ ai góp ý gì cũng cẫng cầng lên. Nếu gia đình 2 người gia trưởng thì suốt ngày cãi nhau chí chóe không lo làm ăn, không còn tinh lực để phát triển nữa. Chỉ khi gia đình có 3 người có quyền cân bằng, phân lập, thì họ mới trông chừng, dè chừng nhau, không ai lạm quyền, từ đó mới bắt đầu cởi mở trao đổi tu chí làm ăn, rồi mới ấm no hạnh phúc.
u40wsAh.png
 
"Bệnh" :shame:
Đúng rồi, quyền lực trong gia đình phải được chia làm ba bên thì gia đình mới êm ổn, hạnh phúc, tu chí làm ăn. Nếu quyền lực chỉ có một người nắm thì dễ dẫn đến độc đoán, gia trưởng, cấm này cấm nọ ai góp ý gì cũng cẫng cầng lên. Nếu gia đình 2 người gia trưởng thì suốt ngày cãi nhau chí chóe không lo làm ăn, không còn tinh lực để phát triển nữa. Chỉ khi gia đình có 3 người có quyền cân bằng thì họ mới trông chừng, dè chừng nhau, không ai lạm quyền, từ đó mới bắt đầu cởi mở trao đổi tu chí làm ăn, rồi mới ấm no hạnh phúc.
u40wsAh.png
Sao nghe dạy rằng tập trung một bên ưu việt hơn chia ra 3 bên mà :shame:
 
Nhà tôi thuộc diện thế này. Tôi nắm trong tay các quyền về mua nhà, đất, xe, giáo dục định hướng con cái (học gì, chiến thuật học). Vợ tôi nắm trong tay quyền chi tiêu (ăn uống gì, chi tiêu trong nhà, đi chơi ở đâu, phụ trách thêm mảng dạy tiếng việt cho mấy đứa vì tôi phát âm k chuẩn). Cảm thấy phân quyền như vậy rất thoả mái. Phát huy rõ thế mạnh của từng người. K ai vượt quyền ai cả.

via theNEXTvoz for iPhone
 
1 bên có quyền quyết dịnh, 1 bên khác có quyền đưa ra ý kiến:sexy_girl:
Đây là chế độ tập chung dân chủ - phơ phếch :doubt:
 
Đúng rồi, quyền lực trong gia đình phải được chia làm ba bên thì gia đình mới êm ổn, hạnh phúc, tu chí làm ăn. Nếu quyền lực chỉ có một người nắm thì dễ dẫn đến độc đoán, gia trưởng, cấm này cấm nọ ai góp ý gì cũng cẫng cầng lên. Nếu gia đình 2 người gia trưởng thì suốt ngày cãi nhau chí chóe không lo làm ăn, không còn tinh lực để phát triển nữa. Chỉ khi gia đình có 3 người có quyền cân bằng, phân lập, thì họ mới trông chừng, dè chừng nhau, không ai lạm quyền, từ đó mới bắt đầu cởi mở trao đổi tu chí làm ăn, rồi mới ấm no hạnh phúc.
u40wsAh.png
Bớ ông can :ah:
 
Đúng rồi, quyền lực trong gia đình phải được chia làm ba bên thì gia đình mới êm ổn, hạnh phúc, tu chí làm ăn. Nếu quyền lực chỉ có một người nắm thì dễ dẫn đến độc đoán, gia trưởng, cấm này cấm nọ ai góp ý gì cũng cẫng cầng lên. Nếu gia đình 2 người gia trưởng thì suốt ngày cãi nhau chí chóe không lo làm ăn, không còn tinh lực để phát triển nữa. Chỉ khi gia đình có 3 người có quyền cân bằng, phân lập, thì họ mới trông chừng, dè chừng nhau, không ai lạm quyền, từ đó mới bắt đầu cởi mở trao đổi tu chí làm ăn, rồi mới ấm no hạnh phúc.
u40wsAh.png
Có cít
Ở mô hình to nhỏ vẫn phải chia ra lĩnh vực:
  • Lễ nhạc: phải có chủ trì, phải có đại diện
  • Tổ chức nội bộ: vẫn có chủ trì và người nêu ý kiến đóng góp
  • Kinh tế gia đình: ai cũng có quyền và nghĩa vụ + khả năng đóng góp, hưởng thành quả. Tuy nhiên kinh tế đối ngoại chia theo đối tác
 
Back
Top