Ngôn từ nó là sự thể hiện của tư duy.
Con người dùng ngôn từ để giao tiếp với nhau với mục đích là để hiểu nhau nghĩ gì.
Người không coi trọng ngôn từ, thì fen giải thích cũng là phí công.
Từ khi cái chữ viết tượng ý của ta bị thay bởi cái loại chữ chỉ dùng để phiên âm này, phổ cập đọc viết thì nhanh đấy, nhưng mù chữ thì lại không hề giảm. Mà không chỉ dừng lại ở mù chữ nữa rồi.
Mọi người thường chẳng hiểu rõ mình đang nói cái gì. Giao tiếp với nhau bằng cùng một từ, nhưng mỗi người hiểu một kiểu, theo cách riêng.
Từ đây mà sinh ra hiểu nhầm, rồi thành cãi vã.
Ngày xưa, thầy đồ dạy chữ, học chữ nào hiểu chữ đó.
Hiểu thế nào là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
Hiểu thế nào là cha, mẹ, vợ, chồng, con cái.
Học từng chữ, học cách làm người.
Chứ còn dăm ba cái kiến thức sách vở bây giờ nhồi vào đầu bọn trẻ, chỉ khiến chúng nó sợ việc "học"?
Nó lớn rồi, trí tuệ phát triển đầy đủ, nó thích cái gì, tò mò cái gì, nó tự tìm tòi học hỏi, vậy mới thành tài.
Vừa có tài, vừa có đức.
Tiên học lễ, hậu học văn.
Nhưng giờ hỏi thì được mấy người hiểu "lễ" là gì, "văn" là gì.
Nói gì xa đến "chồng" với "vợ".
Nói gì xa đến "tài" với "đức".
T cũng tự thấy phiền lòng khi chỉ có thể viết cái rep này bằng "chữ quốc ngữ".