Trung Quốc : Bi kịch thủ khoa ĐH sau 43 năm phải sống nhờ tiền trợ cấp

Lưu Hán Thanh là thủ khoa ĐH ở Trung Quốc năm 1980. Sau 43 năm, anh chật vật phải sống bằng tiền trợ cấp của chính phủ nước này với 400 NDT/tháng (1,3 triệu đồng).​


Thiên tài Toán học trẻ tuổi

Lưu Hán Thanh (SN 1964) xuất thân trong một gia đình nông thôn ở Giang Tô, Trung Quốc. Từ nhỏ, độ nhạy cảm với con số của anh đã vượt người bình thường. Trong ấn tượng của thầy cô, bạn bè Lưu Hán Thanh thông minh, học giỏi.

Năm 11 tuổi, anh bắt đầu giải toán cao cấp trước sự ngỡ ngàng của cô giáo. So với các bạn cùng trang lứa, Lưu Hán Thanh được coi là thần đồng. Theo thời gian, tài năng của anh nhiều người biết đến và được mệnh danh là thiên tài Toán học.

Lưu Hán Thanh. Ảnh: Sohu.

Lưu Hán Thanh. Ảnh: Sohu.

Suốt 12 năm học, điểm số của Lưu Hán Thanh luôn nằm trong top đầu lớp. Thậm chí, nhờ tư duy Toán học nhạy bén nên điểm các môn Toán, Lý, Hóa của anh luôn ở mức xuất sắc. Năm 16 tuổi, Lưu Hán Thanh tham gia kỳ thi tuyển sinh ĐH. Anh đỗ Học viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân với vị trí thủ khoa - trường trọng điểm của Trung Quốc bấy giờ.

Mác đỗ ĐH danh tiếng đã tô điểm thêm cho cuộc sống của Lưu Hán Thanh. Khi những người thân và bạn bè xung quanh nghe tin anh đỗ Học viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân, ai cũng hạnh phúc. Thậm chí, người dân cũng kéo đến chúc mừng "Phượng hoàng vàng" đã bay khỏi làng. Anh trở thành niềm tự hào của gia đình, bạn bè và hàng xóm.

Nhiều người hy vọng với tấm bằng tốt nghiệp của trường này, Lưu Hán Thanh sẽ tìm được công việc tốt trong tương lai. Nhưng điều mọi người kỳ vọng đều đi ngược lại.

Trượt môn nhiều bị đuổi học

Đỗ Học viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân, Lưu Hán Thanh phân vân giữa ngành Toán học và Nhiệt luyện Vật liệu và Xây dựng. Anh cho rằng, nếu theo đuổi Toán học việc tạo ra dấu ấn của bản thân hoặc một công trình nghiên cứu khoa học áp dụng vào thực tế rất khó. Do đó, anh quyết định chọn ngành Nhiệt luyện Vật liệu và Xây dựng.

Thế nhưng niềm đam mê Toán vẫn bám đuổi Lưu Hán Thanh. Hàng ngày, anh tập trung tích lũy thêm vốn kiến thức Toán học và tham gia nhiều cuộc thi có liên quan.

Đến năm 3 ĐH, Lưu Hán Thanh vô tình đọc được Giả thuyết Goldbach của nhà toán học nổi tiếng người Đức Christian Goldbach. Đọc xong giả thuyết, anh tìm thấy mục tiêu theo đuổi và quyết định đi sâu vào nghiên cứu.

Kể từ đó, Lưu Hán Thanh bỏ bê việc học chỉ tập trung nghiên cứu lý thuyết số. Anh tìm kiếm các cuốn sách liên quan đến Toán học trong thư viện.

Lưu Hán Thanh dành hàng giờ chỉ để ngồi nghiên cứu.

Lưu Hán Thanh dành hàng giờ chỉ để ngồi nghiên cứu.

Cuối kỳ, Lưu Hán Thanh nhận được thông báo trượt môn. Trước tình huống trên, Học viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân tạo điều kiện để anh học lại và hoãn thời gian tốt nghiệp. Nhưng niềm đam mê Toán của anh không thể dập tắt. Cuối cùng, anh bị đuổi khỏi trường vì trượt môn vượt quá số lượng quy định.

Thời điểm đó, giảng viên trong trường đều đánh giá Lưu Hán Thanh là sinh viên tài năng, nếu chăm chỉ học tập việc tốt nghiệp khá đơn giản.

Lý tưởng cao đẹp nhưng hiện thực phũ phàng

Sau khi biết tin Lưu Hán Thanh bị đuổi học, dân làng đã bàn tán, những sự chất vấn, tiếc nuối liên tục vang lên. Trong mắt họ, việc anh không có bằng ĐH đồng nghĩa với việc đánh mất tương lai. Bố mẹ anh cũng phải chịu nhiều áp lực kinh tế và những lời bàn tán.

Lưu Hán Thanh trở về quê không lao động, chỉ nhốt mình trong phòng. Cả ngày, anh ngồi nghiên cứu các bản thảo, đắm chìm trong thế giới Toán học, không quan tâm đến cuộc sống bên ngoài. Anh cho rằng, chỉ cần tập trung nghiên cứu là sẽ thành công.

Năm 1989, nhờ sự giúp đỡ của bạn, nghiên cứu “Sự phân bố của các số nguyên tố trong dãy số tự nhiên” của Lưu Hán Thanh được xuất bản trên báo mạng. Ngay sau khi bài báo được đăng tải, một nhà Toán học nổi tiếng ở Na-Uy đã phản bác quan điểm của Lưu Hán Thanh.

Người này chỉ ra một số điểm không phù hợp trong nghiên cứu của Lưu Hán Thanh. Thậm chí, để chỉ ra điểm sai trong nghiên cứu này, ông còn viết thư để trao đổi. Khi đó, anh đã nhờ bạn cùng lớp trả lời bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, sau nhiều lần trao đổi giấy tờ bị thất lạc, nên nghiên cứu chưa được cải tiến.

Năm 1990, nghiên cứu này tiếp tục được một giáo sư toán học nổi tiếng ở ĐH Bắc Kinh kiểm tra kết quả. Đồng quan điểm với nhà toán học Na-Uy, người này cũng chỉ ra một số lập luận chưa thuyết phục, cần phải chứng minh thêm.

Sau khi nghiên cứu của Lưu Hán Thanh bị 2 nhà Toán học phản bác, anh cho rằng bản thân không sai và không tranh luận thêm. Trước phản ứng dữ dội của Lưu Hán Thanh, một nhà khoa học lên tiếng: “Sai lầm lớn nhất của anh là đóng kín cửa tự nghiên cứu, không giao lưu và tiếp xúc với các chuyên gia trong cùng lĩnh vực. Do đó, nghiên cứu còn nhiều lỗ hổng và không thể áp dụng”.

Người này nói thêm, để nghiên cứu khoa học có thể áp dụng vào thực tiễn cần phải có sự trao đổi qua lại của nhiều người trong một lĩnh vực. Sự đóng góp của các chuyên gia sẽ giúp cho nghiên cứu hoàn thiện. Nhưng Lưu Hán Thanh đã bác bỏ quan điểm của 2 nhà Toán học lớn, do đó nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức lý thuyết.

Trải qua hơn 20 năm chỉ nghiên cứu, không ra ngoài lao động. Giờ đây, Lưu Hán Thanh chật vật, khổ cực sống bằng tiền trợ cấp của chính phủ với 400 NDT/tháng (khoảng 1,3 triệu đồng). Ở tuổi 59, anh không có ý định ra ngoài tìm việc hay kết hôn vì sợ lãng phí thời gian nghiên cứu.

Mặc dù được coi là thiên tài nhưng sau hơn 20 năm nghiên cứu, công trình Toán học của Lưu Hán Thanh không được giới chuyên môn đánh giá cao. Nhiều giáo viên tiếc nuối cho anh, bởi trí tuệ của Lưu Hán Thanh xứng đáng có cuộc sống tốt.

https://vietnamnet.vn/bi-kich-thu-khoa-dh-sau-43-nam-phai-song-nho-tien-tro-cap-2152018.html
 
sinh ra trong gia đình nghèo, không có người định hướng nên chọn sai ngành,
kể cũng khó, chắc năm 1980 thì Toán học chắc cũng không kiếm đc nhiều tiền nên tính bỏ đam mê và tài năng của mình để đâm vào ngành cơm áo gạo tiền. Lúc nhận ra quay lại thì đã muộn.
 
Giống y hệt mấy thằng hồi học DH kêu là phải chi có ng nuôi cho học cả đời thì sướng.
Sai ngành thì thi lại, chọn lại nhưng ko, thì ngồi 1 chỗ cơ.
Cho dù nghiên cứu đúng thì sao, cũng phải học cái bằng, đi giảng dạy mới ra tiền để nghiên cứu tiếp.......
 
Làm khoa học là vậy, vất vả gian khổ vì cô đơn trong thế giới của mình. Cái mới thực sự đôi khi không liên quan gì với cái cũ, luôn bị chối bỏ. Có khi đến khi rất lâu sau này người ta mới hiểu được, đến khi vận dụng được mất hàng trăm năm.
 
:amazed:nghiên cứu khoa học nó là như thế, các anh nghĩ tự dưng 1 thằng nào đấy lòi ra nghiên cứu 1 phát ra luôn kết quả ứng dụng á? không bao giờ có chuyện vậy, từ những phát minh bây giờ ai cũng xài như điện thoại, máy bay, bóng đèn, đều trải qua nhiều giai đoạn, những người đi sau kế thừa kết quả nghiên cứu người đi trước, tôi tin anh trong bài cũng sẽ để lại cho thế hệ sau :boss:
 
tàu có cái truyện côn luân max thẩm du, võ công mèo cào thì ko nói nhưng nó chém thằng oắt con đóng cửa tự học mà làm dk toán cao cấp thế kỉ 18
 
Có chứng minh xong cái thuyết đó thì nhà nước cũng tăng trợ cấp từ 1tr3 lên thành lương 5tr chứ nhiêu
URoiprO.png
 
thì ông này sai lầm khi chọn nhầm ngành, chọn ngành toán rồi chui lab, đi hội thảo,... là ngon rồi
Cha này đầu chỉ nghĩ đến toán, vào lab chắc cũng lại tự ra ngoài thôi. IQ cao mấy thì vẫn cần EQ ở mức nào đó thì mới làm việc chung được, đây kiểu kéo IQ max EQ = 0 luôn.
 
sinh ra trong gia đình nghèo, không có người định hướng nên chọn sai ngành,
kể cũng khó, chắc năm 1980 thì Toán học chắc cũng không kiếm đc nhiều tiền nên tính bỏ đam mê và tài năng của mình để đâm vào ngành cơm áo gạo tiền. Lúc nhận ra quay lại thì đã muộn.
Muộn mẹ gì đâu anh, mới học 3 -4 năm thì thi lại rồi học từ đầu có sao đâu ? Vẫn chỉ mới 22 tuổi, do tay này EQ kém thôi.
 
Cho nên học giỏi lúc đi học hay ko cũng không có tác dụng gì. Biết bao nhiêu thứ thần đồng mạt hạng đbrr, thối nát như Đỗ Nhật Nam, 23 đứa vô địch Đường lên đỉnh Olympia, rồi 1 đống đứa đạt HCV Olympic Toán Lý quốc tế hàng năm. Rút cục chúng đi du học Mỹ Âu rồi chúng nó làm đc gì?

Chúng nó chả làm đc cái dis gì cho đời cả, toàn 1 đám ăn hại đái nát, vô dụng ko làm được trò trống gì cho đời. Chúng chỉ ăn rồi báo hại cho nước nhà.

Thế giới trước giờ người ta chỉ tôn trọng và ngưỡng mộ các nhân tài thực sự như Jenhsun Huang, sáng lập Nvidia, Morris Chang, sáng lập TSMC, Tiền Học Sâm , cha đẻ ngành Vũ trụ của Tàu, Đặng Gia Tiên- cha đẻ ngành hạt nhân, giúp China chế tạo ra bom Nguyên tử và bom nhiệt hạch... Đó là những người thay đổi thế giới được thực sự . Còn đám Súc vật từ lò Amsterdam, Phổ Thông năng khiếu, hàng năm đoạt HCV Toán Lý này nọ xong đi đu du học Harvard , Yale, Stanford .... Nói thẳng chúng nó có tồn tại hay không thì cũng chỉ chật đất và lãng phí Oxi mà thôi. Mất công người ngoại quốc bảo VN đéo có nhân tài...
 
Last edited:
Muộn mẹ gì đâu anh, mới học 3 -4 năm thì thi lại rồi học từ đầu có sao đâu ? Vẫn chỉ mới 22 tuổi, do tay này EQ kém thôi.
thì đúng là do EQ kém, nhưng cũng do xuất thân kém, không ai hướng dẫn nên quen đóng cửa tự học, không có khả năng tiếp xúc với xã hội, nên luôn nghĩ mình là nhất, là đúng, nghĩ kiểu trình mình cao quá, không ai có thể hiểu mình đc, dỗi về quê ẩn mình thẩm du
 
Lạ gì mấy anh thủ khoa TQ kiểu như vậy, cái tôi cao ngút trời không chịu làm việc với ai cả cho mình là nhất, thất bại là gục ngã phải mất chục năm qua mịa cái thời kỳ vàng độ tuổi tuyển dụng của TQ rồi, trước tôi nói vozer mấy ông này không kiếm đc việc làm ở độ tuổi tuyển dụng của TQ thì sau này ra sẽ khó kiếm được việc thì bị gạch ném đá. Có người nói giỏi như mấy ổng thiếu gì việc, cho dù hiện tại cũng sẽ ra kiếm đc jobs ngon thôi nhưng hãy nhớ giùm cho TQ méo thiếu nhân tài trẻ. Hai người cùng vạch xuất phát như nhau mà người nào trẻ hơn thì sẽ có lợi thế. Doanh nghiệp đó sẽ hỏi câu trong chục năm đó ông làm méo gì mà lại ít kinh nghiệm như thằng sinh viên mới ra trường liền. Mà mấy ông nhân tài này cái tôi cao nên chả ông nào làm được trên 1 năm toàn chưa tới 1 năm đã nghỉ rồi, thậm chí có mấy tháng thì doanh nghiệp cũng coi như chưa có kinh nghiệm.
 
Trong thế giới tiên hiệp cũng vậy, chả co ông Main nào mà tự nhiên bế quan tu hành mà lên level nhanh được đâu, phải ra ngoài làm nhiệm vụ tông môn, rồi tham gia thi đấu giữa các môn phái, rồi thì vào động phủ tìm cơ duyên, đi train quái... vậy mới thành nhân vật chính, có đủ điều kiện để nâng cấp công pháp chứ
Như bro trong bài thì trước nay toàn tư công pháp dạng tàn quyển, mãi ko lên được level mới
 
Trong thế giới tiên hiệp cũng vậy, chả co ông Main nào mà tự nhiên bế quan tu hành mà lên level nhanh được đâu, phải ra ngoài làm nhiệm vụ tông môn, rồi tham gia thi đấu giữa các môn phái, rồi thì vào động phủ tìm cơ duyên, đi train quái... vậy mới thành nhân vật chính, có đủ điều kiện để nâng cấp công pháp chứ
Như bro trong bài thì trước nay toàn tư công pháp dạng tàn quyển, mãi ko lên được level mới
đóng cửa mật thất luyện công, luyện sai bị tẩu hỏa nhập ma, thời nay còn đc phát trợ cấp chứ ngày xưa thành bộ xương khô cmnr :LOL:
 
Trong thế giới tiên hiệp cũng vậy, chả co ông Main nào mà tự nhiên bế quan tu hành mà lên level nhanh được đâu, phải ra ngoài làm nhiệm vụ tông môn, rồi tham gia thi đấu giữa các môn phái, rồi thì vào động phủ tìm cơ duyên, đi train quái... vậy mới thành nhân vật chính, có đủ điều kiện để nâng cấp công pháp chứ
Như bro trong bài thì trước nay toàn tư công pháp dạng tàn quyển, mãi ko lên được level mới
Chưa đọc truyện cẩu đạo rồi
MAKquLS.png
 
Back
Top