Fen lôi VN vào làm gì, t có nói câu nào là hội hoạ Tàu ko bằng VN à?
Văn hoá mà t nói nó là tổng thể của rất nhiều lĩnh vực chứ ko phải riêng 1 cái gì, nó bao gồm Triết học, Văn học, Nghệ thuật (Nhạc, Hoạ) và thậm chí là cả Khoa học. Trong đó thì Triết học và Khoa học đi xuống rõ rệt, đây có lẽ là yếu tố quan trọng nhất khiến TQ bị tụt hậu trước phương Tây về sau này. Về văn học và nghệ thuật thì thời Minh và Thanh ko phải là kém vì có sự phát triển mạnh của một số loại hình nghệ thuật như tiểu thuyết (giống như fen bảo), tuồng với kinh kịch,... Tuy nhiên lĩnh vực hội hoạ, kiến trúc thì thời Minh, Thanh có vẻ ko được thịnh bằng thời Đường, Tống, có lẽ là do trước phát triển quá chứ ko phải do thời Minh, Thanh kém; coi như văn học và nghệ thuật bù trừ lẫn nhau.
Ở đây t sẽ nói về Triết học với Khoa học thôi.
1. Về triết học:
Thời kỳ đỉnh cao nhất của Triết học TQ là thời tiền Tần, lúc đó tồn tại rất nhiều nhà tư tưởng lớn như Khổng Tử, Mặc Tử, Tuân Tử, Lão Tử, Hàn Phi... Lúc đó triết học TQ 100% made in China, do người TQ tự nghĩ ra và phát triển. Đặc biệt giai đoạn này có hệ tư tưởng Pháp gia, với 2 nhân vật nổi tiếng là Thương Ưởng và Hàn Phi, chủ trương dùng pháp luật để cai trị, đám quan lại quan lại quý tộc phạm tội cũng bị xử như dân. Tuy hình phạt có tàn bạo và độc ác nhưng việc dùng luật pháp để trị quốc như Thương Ưởng đã làm với nước Tần chính là một cuộc cách mạng về tư tưởng ở thời điểm đấy.
Giai đoạn triết học phát triển sau đó là ở thiên niên kỷ đầu sau Công nguyên, khi một số tôn giáo và tư tưởng nước ngoài được du nhập vào TQ như Phật giáo. Người TQ đã xây dựng nên một hệ tư tưởng Phật giáo đặc sắc dựa trên nền tảng gốc từ Ấn Độ, và triều đại nhà Đường được coi là đỉnh cao của Phật giáo TQ. Giai đoạn cuối cùng có thể kể đến chính là thời Tống, khi người TQ remix một số hệ tư tưởng truyền thống như Đạo và Nho với tư tưởng du nhập từ nước ngoài như Phật giáo.
Đời Tống chính kiến sự phát triển mạnh của cả Đạo giáo và Nho giáo. Với Nho Giáo thì có 2 phái nổi bật nhất là của Trình Di và Chu Hi. Thế nhưng những triết lý này lại mang nhiều màu sắc kỳ bí và vô hình quá, đôi khi bị mê tín (như t đã nói ở còm trên), đặc biệt là Nho giáo đi xa hẳn khỏi tư tưởng gốc rễ ban đầu của Khổng, Mạnh là một triết lý chính trị. Học thuyết của mấy ô này được gọi là Tống Nho, giáo lý mà ngày nay người ta hay chỉ trích đa phần xuất hiện ở giai đoạn này. Tống Nho sau đó đã trở thành tư tưởng chủ đạo trong cả 3 triều đại Tống, Minh Thanh. Đến thời Minh và Thanh thì có một vài học giả đánh giá lại Tống Nho nho Vương Dương Minh, tuy nhiên tổng thể thì ko có gì quá nổi bật.
Có lẽ là vì tư tưởng hủ nho quá nên lại xem trọng văn thơ hơn khoa học, dẫn đến lĩnh vực Khoa học bị suy yếu nghiêm trọng
2. Về khoa học: Từ thời Tống trở về trước thì TQ là một quốc gia rất tiến bộ về khoa học và có nhiều phát minh đóng góp cho nhân loại. Đoạn này định gõ 1 vài thành tựu từ trước nhưng lười quá nên thôi nhé. Thời Minh có lẽ cũng là giai đoạn mà xã hội TQ bắt đầu chú trọng bọn văn nhân, thi sĩ hơn là các nhà khoa học nên từ giai đoạn này thì khoa học của TQ đã ko còn phát triển nữa, chủ yếu là tiếp thu một số phát minh của Tây phương. Đến thời nhà Thanh thì gần như ko còn dấu ấn gì của việc phát triển khoa học cả, phải mãi đến khi các cường quốc phương Tây gõ cửa TQ thì mới bắt đầu quay lại tìm hiểu khoa học, nhưng lúc đó đã quá muộn.