Trung Quốc: Kinh tế suy giảm khiến tỷ lệ kết hôn giảm xuống mức kỷ lục

Đăng Hoàng

Senior Member
Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng đáng báo động khi tỉ lệ kết hôn ở nước này chạm mức thấp nhất trong vòng hơn 10 năm trở lại đây, trong khi số người sống độc thân tăng lên.

Nản chí với kế hoạch kết hôn

Theo con số thống kê, số lượng các cặp đôi kết hôn trong 6 tháng qua ở Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2013. Dữ liệu đăng ký kết hôn cho thấy, chỉ có 3,43 triệu cặp đôi tiến tới hôn nhân trong nửa đầu năm nay, giảm hơn 498.000 cặp so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2014, Trung Quốc ghi nhận 6,94 triệu cặp đôi kết hôn trong 6 tháng đầu năm. Từ đó trở đi, ngoại trừ năm 2023, tỉ lệ kết hôn ở Trung Quốc sụt giảm dần qua các năm.

Theo dữ liệu chính thức, dân số độc thân trên 15 tuổi của Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục 239 triệu người vào năm 2021. Một cuộc khảo sát của Đoàn thanh niên Cộng sản Trung Quốc vào năm 2021 với khoảng 2.900 thanh niên thành thị chưa kết hôn cho thấy, 44% phụ nữ không có ý định lập gia đình. Nhiều người Trung Quốc đang trì hoãn cuộc sống hôn nhân, với độ tuổi trung bình kết hôn lần đầu từ mức 24,89 vào năm 2010 tăng lên 28,67 vào năm 2020. Tại Thượng Hải, độ tuổi trung bình kết hôn lần đầu là 30,6 đối với nam và 29,2 đối với nữ vào năm ngoái.

Có nhiều nguyên nhân tác động đến tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc giảm và số người sống độc thân tăng. Tuy nhiên, một trong những lý do chính khiến ngày càng nhiều người trẻ ở đất nước tỉ dân lựa chọn độc thân hoặc trì hoãn kết hôn vì chi phí sinh hoạt tăng cao trong bối cảnh suy thoái kinh tế. Nền kinh tế trì trệ và tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao đã làm tăng thêm những lo lắng mà giới trẻ Trung Quốc phải đối mặt. Mặt khác, nền văn hóa “996” - làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 ngày một tuần - đã khiến những người trẻ đang đi làm hầu như không có thời gian cho bản thân và các mối quan hệ.

Cô Julia Meng, chủ nhân Công ty Julia's Events chuyên tổ chức sự kiện mai mối dành cho người độc thân ở Thượng Hải, cho biết ngày càng có nhiều người từ 35 tuổi trở lên chấp nhận từ bỏ kế hoạch kết hôn. Những người Trung Quốc trẻ hơn nói rằng họ muốn kết hôn, nhưng giá nhà đất cao, triển vọng việc làm không chắc chắn và tình hình kinh tế chung đều khiến họ thấy nản chí.

Khi được hỏi tại sao chưa kết hôn, ông Zhang Yu, 32 tuổi, sống ở phía Đông Bắc Trung Quốc và làm việc cho một công ty cơ sở hạ tầng, cho biết: “Hôn nhân, sinh con và vay tiền mua nhà, ô tô đều là những khoản nợ phải trả, là những khoản thấu chi từ tương lai. Khi kinh tế suy thoái nhìn thấy rõ, nếu không có nguồn thu nhập thì chỉ có thể giảm chi tiêu”. Tiết lộ mức lương của mình trong năm 2023 đã bị cắt giảm 30%, ông Zhang chia sẻ: “Tôi cũng thầm mừng vì mình đã không kết hôn và sinh con. Nếu không, tôi sẽ gặp rắc rối to”.

Anh Victor Li, một doanh nhân trên 30 tuổi có công việc kinh doanh thành công ở Thượng Hải, cũng tỏ ra ngại ngần với việc kết hôn. Anh tâm sự: “Không phải chúng tôi muốn sống độc thân mà chính cấu trúc đô thị, tình hình kinh tế đã dẫn đến kết quả này. Đối với chúng tôi, việc kết hôn là rất tốn kém, đặc biệt là ở một thành phố lớn như Thượng Hải”. Anh Li đã quyết định tạm dừng việc đi xem mặt sau một thời gian tham gia vô số sự kiện mai mối dành cho những người độc thân khá giả, có trình độ đại học, được tổ chức ở một quán bar nhạc jazz sang trọng ở Thượng Hải. “Xét về khả năng tài chính, việc kết hôn thực sự gây áp lực rất lớn cho những người trẻ, trong đó có cả tôi”, anh Victor Li chia sẻ.
 
Same here
LXWf65d.png
 
Có quá nhiều lý do + thêm các rủi ro có thể biết trước, gặp giờ đề cao chủ nghĩa cá nhân thì nó chả vậy!
Xét ở mặt nào đấy thì hình thái hôn nhân truyền thống dù thiêng liêng nhưng nó không còn phù hợp với thời đại ngày nay!
 
Thay TQ bằng nước nào cũng đc nhỉ
Cùng một bệnh, nhưng những nước khác "nuôi dân" kiểu gà thả vườn, còn TQ kiểu công nghiệp, nếu phát bệnh chắc chắn sẽ nghiêm trọng hơn nhiều
 
Đúng cấu trúc xã hội nó khiến người ta ko kết hôn đấy.

Hôm qua về miền quê (cách SG 30km, cụ thể là chỗ sân gôn long thành) thấy ở đây họ cưới xin, đẻ con nhẹ nhàng vãi ra, cháu gái 1 tuổi bố mẹ mời về sân nấu 4 5 bàn, bạn bè, họ hàng, xóm giềng tới ăn nhậu hát hò bét nhè. Thấy chả có tý áp lực gì.

Nghĩ lại chính cái cuộc sống thị thành nó bóp nghẹt niềm vui kết hôn, sinh sản.
 
Kinh tế suy giảm, thiếu tiền, chán nản không muốn hẹn hò kết hôn
ONhjAwr.png


Kinh tế phát triển, chạy đua kiếm tiền, ăn chơi hưởng thụ, không muốn hẹn hò kết hôn
3g8z2BF.png
 
Đúng cấu trúc xã hội nó khiến người ta ko kết hôn đấy.

Hôm qua về miền quê (cách SG 30km, cụ thể là chỗ sân gôn long thành) thấy ở đây họ cưới xin, đẻ con nhẹ nhàng vãi ra, cháu gái 1 tuổi bố mẹ mời về sân nấu 4 5 bàn, bạn bè, họ hàng, xóm giềng tới ăn nhậu hát hò bét nhè. Thấy chả có tý áp lực gì.

Nghĩ lại chính cái cuộc sống thị thành nó bóp nghẹt niềm vui kết hôn, sinh sản.
Sao anh biết họ không áp lực, họ áp lực chắc đến trước mặt anh khóc lóc hả
 
Sao anh biết họ không áp lực, họ áp lực chắc đến trước mặt anh khóc lóc hả
Vợ chồng đi làm công nhân, làm lâu lên quản lý, tăng ca vừa phải, chiều về nhà chăm cây, chim, cá cảnh, con đẻ một nhà, ở nhà cấp 4 sân to cổng rộng, có vườn nhỏ phía sau trồng rau, bầu bí, ngày nghỉ vác cần đi câu cá, tối mang cá câu được về nhà nhậu hát karaoke, chồng đi exciter, vợ đi vision, con chạy chơi khắp xóm cùng đám bạn, tới giờ cơm tự vác xác về...

Tui thấy chúng chả có áp lực méo gì.
 
Vợ chồng đi làm công nhân, làm lâu lên quản lý, tăng ca vừa phải, chiều về nhà chăm cây, chim, cá cảnh, con đẻ một nhà, ở nhà cấp 4 sân to cổng rộng, có vườn nhỏ phía sau trồng rau, bầu bí, ngày nghỉ vác cần đi câu cá, tối mang cá câu được về nhà nhậu hát karaoke, chồng đi exciter, vợ đi vision, con chạy chơi khắp xóm cùng đám bạn, tới giờ cơm tự vác xác về...

Tui thấy chúng chả có áp lực méo gì.
Cuộc sống trong mơ :sweet_kiss: :beauty:
 
Tôi thấy mình lấy vợ cũng may mắn.
Cha mẹ vợ mua sẵn lễ cưới hỏi, nhà tôi chỉ đến bưng lên làm lễ.
Chị họ bên vợ hỏi tôi đã đưa lễ nạp tài chưa? Tôi còn không biết nó là cái gì, hỏi cha vợ rằng lễ nạp tài là gì, cha vợ tôi bảo không biết, cũng ko cần, vào cúng gia tiên được rồi.
Rốt cục, tôi lấy vợ gần như chẳng tốn xu nào. Thủ tục cũng ko luôn.
 
Kinh tế là vấn đề nhỏ nhất thôi, xã hội con người hàng ngàn năm nay phần lớn vẫn đói khổ, làm bữa nào ăn bữa đó. Định kiến xã hội, chủ nghĩa cá nhân, nhu cầu hưởng thụ, mong đợi của xã hội vào những đứa con mới làm người ta ngần ngại.
 
Vợ chồng đi làm công nhân, làm lâu lên quản lý, tăng ca vừa phải, chiều về nhà chăm cây, chim, cá cảnh, con đẻ một nhà, ở nhà cấp 4 sân to cổng rộng, có vườn nhỏ phía sau trồng rau, bầu bí, ngày nghỉ vác cần đi câu cá, tối mang cá câu được về nhà nhậu hát karaoke, chồng đi exciter, vợ đi vision, con chạy chơi khắp xóm cùng đám bạn, tới giờ cơm tự vác xác về...

Tui thấy chúng chả có áp lực méo gì.
: )) Đến lúc ốm đau bệnh tật cũng phải mò lên thành phố mà thôi. Họ cũng sẽ có áp lực của họ thôi, anh thấy vậy chưa chắc đã vậy.
 
: )) Đến lúc ốm đau bệnh tật cũng phải mò lên thành phố mà thôi. Họ cũng sẽ có áp lực của họ thôi, anh thấy vậy chưa chắc đã vậy.
Áp lực bệnh tật là cái chung của toàn thế giới rồi, nước giàu hay nước nghèo mà bị bệnh cũng áp lực vl ra chứ có dễ gì đâu, phải so sánh áp lực từ nhiều khía cạnh.
Người nào cũng chịu áp lực, không cái này thì cái khác, chẳng ai thoải mái, không có áp lực 100% đâu, trừ khi anh giác tỉnh thành Phật. Có thú vui câu cá, karaoke hàng tuần là thấy hơn đứt tôi và đa số mọi người rồi.
xRAbI1X.png
 
Last edited:
Back
Top