Nói tóm lại là thế này : tiền là vật trung gian để trao đổi hàng hóa . Anh đổi hàng lấy tiền đồng thời cũng phải dùng tiền đó mua hàng , mới tạo thành 1 vòng lưu thông cân bằng . Anh bán nhiều hơn mua nghĩa là hàng hóa của anh đang bị thất thoát , anh mua nhiều hơn bán nghĩa là anh đang kiếm thêm được hàng . Chừng nào anh còn bán nhiều hơn mua thì anh còn thiệt và ngược lại .
Đấy là trên lý thuyết , khi mà các món hàng được định giá đúng với giá trị thực . Nhưng thực tế điều này là không xảy ra , thế nên muốn đánh giá lợi và hại trong giao thương phải xem xét kỹ từng mặt hàng xuất nhập của 2 bên . Rất nhiều trường hợp xuất nhiều hơn nhập do giá trị hàng xuất được định giá quá cao còn hàng nhập bị định giá quá thấp , và ngược lại .
Bây h hãy xét đến mối quan hệ cụ thể giữa Mỹ và TQ . Hàng hóa của TQ sản xuất ra nhiều do đâu ? Do Mỹ (và Âu) "chuyển sản xuất" sang TQ . Điều này có nghĩa là gì ? Là những hàng hóa này đã được Mỹ sản xuất và sử dụng rất lâu rồi , thị trường có nhiều thời gian để định giá khiến hàng hóa dần tiếp cận với giá trị thực của nó . Nay anh Tàu thậm chí còn bán rẻ hơn nữa . Vậy có thể kết luận hàng hóa tàu xuất đi được định giá bằng hoặc thấp hơn giá trị thực .
Còn hàng hóa Mỹ xuất đi thì sao ? Phần lớn là hàng công nghệ cao và độc quyền (tất nhiên là nhờ công nghệ cao) . Công nghệ cao tức là thời gian lưu thông ngắn do công nghệ thay đổi từng ngày , thị trường chưa kịp có thời gian để điều chỉnh giá sản phẩm . Vd như Iphone ra mẫu mới theo năm , mỗi năm một đắt . Độc quyền đi kèm với tùy ý định giá . IOS đáng giá bao nhiêu ? một bản sao của nó trên Iphone đáng giá bao nhiêu ? Do Apple - một cty Mỹ - nói bao nhiêu thì nó là bấy nhiêu . Kết hợp lại có thể nói hàng Mỹ chỉ có overprice đến siêu overprice .
1 năm Mỹ xuất sang Tàu 200 tỷ $ hàng hóa từ đắt tới siêu đắt , nhập về 500 tỷ $ hàng hóa từ rẻ đến cực rẻ . Thằng mù cũng thấy ai lợi ai hại .
Bạn làm như Tàu nó không hiểu điều này vậy? Chẳng phải chục năm trước có nhịn nhục bán máu bán mồ hôi đề làm công cho cả thế giới phương Tây nó bóc lột, đổi lại nó buộc bọn Tây phải chuyển giao công nghệ cho bọn nó, bây giờ nó hấp thu gần hết công nghệ phương Tây, có thể tự làm mọi thứ trên đời , ừ thì chip nó chưa làm được theo xu hướng, nhưng ít ra nó cũng tự lực chế tạo ra chip .
Nhìn lại Mỹ, đến nay việc tự chế tạo 1 con chip còn có vấn đề. Hàn với Đài Loan mới thực sự nắm công nghệ tự A-Z về chip. Intel thực sự bỏ cuộc. Mỹ hiện tại chỉ nắm tài chính là chủ yếu, dịch vụ là GDP nội địa vì giá tiêu dùng cao nên người ta nghĩ Mỹ còn có ngành dịch vụ, Đến phần mềm - là ngành công nghiệp cao cấp nhất mà còn Outsourcing cho Ấn - Tàu thì nền kinh tế Mỹ còn lại gì ?
Anh - là 1 ví dụ về nước Mỹ thu nhỏ. Kinh tế Anh phụ thuộc hoàn toàn vào tài chính, bán tấc cả các hãng công nghiệp nặng, đến cả cái ARM thống trị thế giới nó cũng bán nốt để có tiền mà chi nền tài chính trọng lợi nhuận ngắn hạn. Một nền kinh tế méo mó đầu voi đuôi chuột thực sự rất dễ bị tổn thương. Sau mùa dịch này , sẽ thấy Anh hiện hoàn toàn bộ mặt thật của nó.
Quay lại TQ, với 1 nền kinh tế phát triển toàn diện như nó, sớm muộn gì cũng thống trị thế giới. Nhìn thị trường xe hơi của nó trăm hoa đua nỡ, số hãng nội địa nhiều gấp đôi thế giới sinh ra đủ thấy tiềm tực nó như thế nào một khi nó cỡi mở cho ngành hàng không, khi mà máy bay nó sx đã trãi qua 1 thời gian kiểm nghiệm. ? Đấy là chưa nói thành quả nó đạt được về Xây dựng , hạ tầng, đường sắt.vv...
Phò thịnh bất phò suy, nhà giàu đứt tay bằng thằng nghèo đổ ruột ! Mấy câu chân lý đơn giả này của người Vn đến giờ chưa học hiểu hết.