Truyện dài kỳ: Nhà quê đi du học

Thân chào các thím

Xem chùa trên voz cũng hơn chục năm nay, hôm nay tiện cũng mới chia tay người yêu nên tự off vài ba hôm cho nhẹ đầu, nên có thời gian vào lướt VOZ. Không biết cập nhật lâu chưa chứ từ lần trước em vào voz là chưa có box truyện này. Trước giờ em cũng toàn đọc chùa truyện của các thím chứ chưa viết được bài nào cả cả. Mà ngẫm lại câu chuyện của cuộc đời em nó cũng khá nhiều oái oăm và drama. Nên hôm nay em quyết định sẽ viết ra xem có thím nào ủng hộ không. Đây cũng là lần đầu tiên em viết truyện, nên văn phong rồi các thứ có vấn đề gì thì các thím cứ gạch đá thoải mái để em tiến bộ nhé. Điểm văn của em chưa bao giờ quá năm phẩy nên mong các thím thông cảm nếu câu chữ nó không được xuôi lắm.

Câu chuyện của em kể về cuộc hành trình của em từ lúc kết thúc cấp 3 đến hiện tại, nếu có thời gian em sẽ viết song song review hiện tại. Mặc dù thời gian này công việc của em khá bận nhưng nếu nhận được sự ủng hộ của các thím em sẽ cố gắng lên bài đều đặn.




PHẦN 1: NHÀ QUÊ ĐI DU HỌC


Kể qua một chút về hoàn cảnh của em trước khi đi em học đại học. Em sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo ở Thái Nguyên, thuộc thế hệ giữa 9x, khoảng thời gian trước khi em học đại học là giai đoạn mạng internet bắt đầu bùng nổ ở mọi miền quê trên đất nước hình chữ S này. Và tất nhiên em cũng không nằm ngoài vòng xoáy của những trò chơi gây nghiện đó - như bao anh em khác. Em cũng chơi đủ các trò từ Con đường tơ lụa, gunny, audition, fifa online.. Ôi cái cảm giác lục cả nhà cả cửa được 3k đi nét mà đánh gần chết con boss thì hết tiền thề nó phải gọi là đau hơn cả thẻ đỏ của Nani..

Đỉnh cao trong sự nghiệp “game thủ” của em là một lần đi ra net nhưng hết máy. Vâng - lại là một câu chuyện muôn thuở của thời kỳ này. Tất nhiên là dù không có máy nhưng niềm đam mê game trỗi dậy nên em cũng phải đá đưa một tí xem tình hình chiến sự thế nào chứ chã nhẽ đến nơi rồi lại mò về. Mà xem thì nó lại bánh cuốn thôi rồi các thím ạ, xem chúng nó đánh mà cứ như em đang trực tiếp điều khiển ấy ạ, sau hơn 1 tiếng đồng hồ ngồi xem nhập tâm mà vẫn chưa có máy, em đành ngậm ngùi ra về vì đã đến giờ ăn cơm.

Nhưng câu chuyện chỉ có thế thì đã không có gì để nói, sau khi tiếc hùi hụi bước ra đến cửa thì hỡi ôi, giữa bạt ngàn những chiếc xe đạp dựng ở cửa quán net.

Không thấy chiếc xe cào cào nhật bãi mà bố em vừa mua cho được 1 tháng đâu các thím ạ.

Đi xung quanh một vòng

.

Vòng 2

.

Vòng 3

.

Cảm xúc của em lúc đó nó cũng như ba dấu chấm này vậy…

Em mất xe các thím ạ..

Anh em nào từng đi chơi net mà mất xe cho xin một cmt tìm đồng đội nhé.

Ở thời điểm năm 2007 thì chiếc xe đó thực sự là cả một gia tài đối với em, và cũng là chiếc xe đầu tiên trong đời của em nữa..

Thế quái nào mà em mất xe vì cái lí do lãng xẹt thế này nhỉ???

Câu hỏi này đến giờ em vẫn chưa giải đáp được các thím ạ

Hậu quả của vụ mất xe chắc các thím cũng cũng đoán ra được, em ăn một trận đòn lên bờ xuống ruộng của bố em, bonus thêm quả hình phạt một tuần thông xách nước từ bể bioga để tưới cây trong vườn

(Thím nào chưa biết bể bioga là gì thì tra google nhé )

Và tất nhiên sau sự kiện hôm đó, danh tiếng của em nổi ầm ầm khắp xã với danh hiệu: cắm xe đạp đi đánh điện tử.

Và cái danh hiệu này thậm chí vẫn còn theo em tới tận bây giờ luôn.



Anh đạo chích nào hay công tác khu vực cổng trường cấp 3 Đại Từ giai đoạn 2007-2008 mà có trong này thì lên tiếng giải oan cho em với nhé..



Sau quả này em vẫn mất xe tiếp phát nữa vì đi chơi net các thím ạ. Nhưng phát sau nó ảo diệu hơn nhiều, bằng một cách thần kỳ nào đấy mà mẹ em đi ngang qua quán net đúng lúc cái xe em dựng thập thò ở ngoài cửa - và như một nhẫn giả, mẹ em dắt xe của em về để ở nhà người quen và em lại được trải nghiệm cảm giác đi đánh điện tử mất xe part 2

Và tất nhiên là vẫn ăn phạt như lần đầu :)))

Câu chuyện có vẻ hơi lan man, anh em thông cảm nhé, giờ quay lại chế độ nghiêm túc đây.



Sau lần mất xe đó, một biến cố đã xảy ra trong cuộc đời em đó là khi bố em mua cho em một chiếc máy tính cũ, từ khi thực sự biết sử dụng máy tính, em đã bỏ hẳn những trò game online mà em hay chơi từ trước, bắt đầu có niềm đam mê với công nghệ thông tin, em mày mò thiết kế website, lang thang khắp các diễn đàn để học hỏi kiến thức về công nghệ thông tin, Rồi làm web lớp, web trường. Đồng tiền đầu tiên mà em tự tay kiếm được cũng là được trả cái thẻ 50k cho việc thiết kế trang wap cho điện thoại cục gạch hồi xưa. Ngay từ những năm lớp 10, 11, em đã xác định tư tưởng là sẽ học công nghệ thông tin. Vì đó là môn duy nhất mà em giỏi, trong số các môn học trong trường duy chỉ có môn tin học là môn em thực sự học. Còn lại các môn khác em gần như chỉ đủ điểm lên lớp. Lớp em học là ban tự nhiên, cũng là một dạng “lớp chọn” của trường, nhưng điểm TBM cấp 3 của em lúc nào cũng đứng đầu lớp từ dưới lên. Tới năm em học lớp 12 thì trường đại học FPT có tổ chức tuyển sinh, em có đăng kí tham dự và cũng đã vượt qua vòng sơ loại, chỉ cần lúc thi đại học vượt qua điểm sàn là có thể trực tiếp nhập học. Em lại là dân tộc Tày và ở vùng ưu tiên nữa nên điểm của em được cộng tổng là 3,5 điểm, dù học toán lí hoá cũng không quá giỏi nhưng đạt điểm sàn với em cũng khá dễ dàng. Mọi chuyện cứ như được sắp đặt sẵn để em học FPT vậy. Năm lớp 12 của em cứ thế trôi qua cho đến một ngày bố em nhận được một cuộc điện thoại:



CUỘC GỌI ĐỊNH MỆNH



Một hôm em đang ôn bài, bố em gọi em ra nói chuyện với em, bảo rằng có muốn đi du học ở Trung Quốc không, chú của em có suất ngoại giao dành cho con của chú sang bên đó học và ngỏ ý muốn cho em đi cùng.

Hồi tưởng lại một chút về thời điểm năm 2012, lúc đó em VÔ CÙNG GHÉT Trung Quốc, nếu thím nào còn nhớ thì thời điểm đó căng thẳng về chủ quyền lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc lên tới đỉnh điểm, và sau khi em sang tới Trung Quốc nó còn phức tạp hơn nữa, nhưng chuyện này em sẽ kể tiếp ở những phần sau. Đại khái là thời điểm đó em cũng như bao người Việt Nam khác, rất ghét Trung Quốc. Em là một người yêu nước cực đoan, và cho đến giờ vẫn như vậy. Chuyên ngành mà em sang học ở Trung Quốc lại là chuyên ngành kinh tế, bộ môn mà thời điểm đó em thậm chí còn không có định nghĩa rõ ràng trong đầu. Việc sang TQ học gần như trái lại với tất cả những gì em muốn.

Cũng mất thời gian khoảng 2 đến ba ngày sau khi bình tĩnh và suy nghĩ lại, em nghĩ rằng việc được ra nước ngoài du học, dù ở bất cứ nước nào đi chăng nữa, thì cũng là một trải nghiệm cả đời người chưa chắc đã có cơ hội lần thứ 2. Và một điều quan trọng nữa, nếu em học ở Việt Nam, em gần như chắc chắn sẽ học FPT, mà chi phí để nuôi em học FPT ở thời điểm đó em nghĩ đó thực sự là một gánh nặng cho gia đình em, lúc đó em nghĩ quyết định đi sang Trung Quốc học của em thiên về phần “nhẹ gánh” cho bố mẹ em hơn là sở thích cá nhân, nhưng sau này ngẫm lại, bản thân em cũng đã thực sự lựa chọn Trung Quốc và đến hiện tại em vẫn chưa bao giờ hối hận về quyết định đó.

CHUYẾN ĐI ĐẦU TIÊN

Ngày em có điểm thi tốt nghiệp THPT cũng là ngày chú em gọi điện thông báo sẽ được sang trường để đi trại hè trước khi chính thức sang nhập học, và thử thách đầu tiên của đời em xuất hiện. Thời điểm sang trường em tham dự trại hè lần đầu tiên, em chưa biết một chữ tiếng Trung nào cả, thậm chí xin chào là gì em cũng không biết luôn. Thêm nữa thời điểm đó, ngoài Thái Nguyên và Hà Nội được đi trong lần thi FPT, em thậm chí còn chưa được đi đâu khác ở Việt Nam cả. Và như em đã nói ở trên, em suốt ngày chỉ cắm đầu vào máy tính nên ở bên ngoài em ngố lắm. Cho nên hành trình đi trại hè và sang nhập học của em cũng có nhiều chuyện dở khóc dở cười. Nhưng bài viết này cũng hơi dài rồi. Hẹn các thím những phầm sau nhé, hành trình 7 năm ở Trung Quốc của em còn nhiều điều để kể lắm, hy vọng các thím ủng hộ để em có thêm động lực hoàn thành chuỗi bài viết này.

Cảm ơn các thím đã đọc em tào lao đến tận đoạn này, chào thân ái và quyết thắng, hẹn các thím ở những bài viết sau nhé.


Lên đường sang “Tàu”



Tính em thường sau khi đã quyết định điều gì thì em sẽ đi theo quyết định đó và không suy nghĩ đến nữa, nên em làm quen với thực tế mình sẽ đi du học khá nhanh. Vì thời điểm đó là sát kì thi đại học, trong khi chúng bạn đang cày ngày cày đêm dùi mài kinh sử, em thì khá là thong dong vì đằng nào điểm thi đại học cũng chẳng dùng đến. Thật ra thì trước khi chốt đi du học em cũng khá là mặc kệ sự đời trong sự học hành rồi. Nhưng em suy nghĩ và sống thiên về tình cảm khá nhiều nên thời điểm này coi như cũng may mắn để em trải nghiệm chút cảm giác ngậm ngùi khi kết thúc thời học sinh dưới một góc độ khác. Nhắc đến thời cấp 3 lại cay, lớp em đến hiện tại là tốt nghiệp được 9 năm rồi nhưng họp lớp chưa bao giờ được đến 2 mâm 6. :))) Thế mà hồi đấy khóc lóc rồi ôm hôn thắm thiết vl. Nhiều lúc muốn gặp xem bạn bè cũ giờ sống chết giàu nghèo thế nào thôi mà tổ chức 5 lần bảy lượt toàn được mỗi mấy thằng chơi với nhau.



Trở lại câu chuyện đi du học, thời gian nhập của bên Trung Quốc sau kì thi gaokao (高考) là tháng 9 hàng năm, cũng giống như bên mình. Thời gian cũng không còn nhiều để học tiếng, cơ mà như em đã kể trong phần trên, em quyết định chọn Trung Quốc đi du học không có nghĩa là em hết ghét Trung Quốc. Thường mọi người khi chuẩn bị đến một nơi xa lạ lại trong một khoảng thời gian dài sẽ search google hoặc tìm hiểu các thông tin về nơi đó và học về ngôn ngữ ở nơi mình đến. Nhưng em kệ luôn, đằng nào thì sang đấy chẳng phải học, vội làm gì.



Nhưng mà đời nó lại không đơn giản như thế, đúng lịch là tận tháng 9 năm đó em mới sang nhập học nhưng ngay sau khi bố em thông báo sẽ cho em sang đó học thì chú em gọi báo lại bọn em sẽ được sang trước để tham gia trại hè của trường tổ chức cho lưu học sinh ở các nước tới trải nghiệm văn hoá Trung Quốc.



Việc này thật sự bất ngờ với em vì hồi đó em thậm chí còn chưa biết hello trong tiếng tàu là gì, tiếng anh thì cũng chỉ nói được hello im fine thank you én you. Giờ sang thì giao tiếp kiểu gì, đứa em họ thì nó cũng chả khác gì em mấy, may ra hơn là nó biết nihao. May sao chú em báo là sẽ có một anh trước đây học ở Đài Loan đi cùng và cũng sang học cùng bọn em luôn nên không lo về vấn đề bất đồng ngôn ngữ nữa. Tua nhanh tí đến ngày xuất phát, lần đầu tiên em được đến một cửa khẩu ở Việt Nam, cửa khẩu Hữu Nghị hay còn gọi là Hữu Nghị Quan ở Lạng Sơn. Thề cái cửa khẩu bên mình hồi đấy trông nó bôi bác thật sự, sau em tìm hiểu thêm thời điểm đó cũng đang tiến hành sửa sang và chuẩn bị khai trương cửa khẩu mới), nhưng mà nó vẫn làm em thấy lấn cấn, ai đời cửa khẩu quốc tế trông không khác gì cái nhà văn hoá xóm em. Đi bộ qua đoạn biên giới Việt Nam. Cảm giác lần đầu tiên bước chân ra khỏi quê hương em vẫn nhớ như in các bác ạ. Có tí bồi hồi nhưng cũng có tí tưng tửng, kiểu: “à đây là cái gọi là cửa khẩu quốc tế à” :))))



Sau khi làm thủ tục xuất cảnh thì đại diện của trường em học, trường Học viện Sư phạm Quảng Tây, đến đón về khu kí túc xá của trường. Ký túc xá của nó ở trong cái khách sạn anh em ạ. Phòng ốc thì ngang cỡ các nhà nghỉ cao cấp một chút ở Việt Nam trở lên và ở 2 đứa 1 phòng. Hồi đấy tâm trạng em đúng kiểu “thế này thì nghĩ ngợi quái gì FPT nữa”, mà hồi đấy có nghĩ lại cũng chả kịp. Hình ảnh của chuyến đi này em cũng còn lưu trên facebook, em sẽ chia sẻ một số hình ảnh thực tế về chuyến đi của em, tuy nhiên cái này muốn hỏi ý kiến các bác xem có nên không vì em đăng lên gần như chắc chắn sẽ lộ info, em thì cũng chẳng nghĩ truyện của em hot đến mức các bác phải tìm kiếm đâu. Nhưng mà sau mấy truyện bị drop vì lộ info em cũng thấy hơi quan ngại.



Rắc rồi đầu tiên



Sau khi tắm rửa nghỉ ngơi em, Trang (em họ của em) và anh Linh đi ăn tối ở khu phố “ai cũng phải đến khi tới Nam Ninh” (thật ra câu này dành cho dân du lịch là chính)- khu phố Trung Sơn a.k.a 中山路, ở Trung Quốc thì hầu như thành phố nào cũng có một khu ẩm thực như vậy. Vì trường em khá gần trung tâm của thành phố Nam Ninh nên di chuyển từ trường tới đó cũng chỉ có khoảng 2km nên anh em bảo nhau cứ bình tĩnh đợi mát trời rồi đi, và sai lầm đầu tiên đã đến: Rất nhiều chiếc Taxi đi qua trước mặt, nhưng vẫy kiểu gì cũng tuyệt nhiên không có một xe nào dừng lại cả, tất cả các xe đều có mào có đèn led có ghi chữ màu xanh lá cây, “theo như logic bình thường thì bọn này phải là bọn nhận khách chứ nhỉ” nhưng mà méo phải các thím ạ, sau khoảng nửa tiếng vẫy bọn mào xanh mà không ai dừng, bọn em mới phát hiện ra mấy ông mào hiện chữ màu đỏ mới là bọn không có khách và được vẫy.

Nhưng vấn đề là thỉnh thoảng mới thấy một xe màu đỏ mà toàn bị người khác vẫy trước, bọn em bắt đầu chia người ở góc ngã tư Mingxiu Beihu, hai anh em mỗi ông một hướng cho nó tăng tỉ lệ đậu…

Khoảng 5 phút sau thì em vẫy được 1 xe, nhưng ông tài xế nói xì xồ gì đó bằng tiếng Trung, mà trình độ tiếng Trung của em thì các bác biết rồi. Em gọi ngay anh Việt sang nói chuyện với ông tài xế, ông Việt cũng quay ra xì xồ gì đó rồi chốt 1 câu:

” Vẫy xe khác em ơi ông này ông ấy đi đường khác rồi.”

Em kiểu : “what the f*ck, xe taxi bên này còn phải tiện đường mới chở khách à?

Sau này ở lâu rồi em mới biết hoá ra thời điểm khoảng 5h-6h chiều là thời điểm giao ban của các hãng taxi tại Nam Ninh, bên này cùng một xe nhưng ca ngày ca đêm lại là người khác nhau, tầm bọn em vẫy chính là thời gian giao ban của các ông ấy, ông nào tiện đường ra điểm giao ban thì mới đón được khách.

Sau một hồi chờ đợi thì chiếc taxi thứ 2 vẫy được đã đồng ý chở bọn em, đi khoảng 10 phút thì tới, kể ra quãng thời gian vẫy xe đi bộ cũng đến nơi rồi :LOL:))

Tối nay em bận chút việc ở công ty, đang giai đoạn gồng lỗ nên khá là căng thẳng. Em có ra chap hơi chậm mong các thìm thông cảm nhé, cảm ơn các thím đã theo dõi
Chap 2: https://voz.vn/t/truyen-dai-ky-nha-que-di-du-hoc.510520/post-16458867
Chap 3:
 
Last edited:
Chap 2



Lên đường sang “Tàu”



Tính em thường sau khi đã quyết định điều gì thì em sẽ đi theo quyết định đó và không suy nghĩ đến nữa, nên em làm quen với thực tế mình sẽ đi du học khá nhanh. Vì thời điểm đó là sát kì thi đại học, trong khi chúng bạn đang cày ngày cày đêm dùi mài kinh sử, em thì khá là thong dong vì đằng nào điểm thi đại học cũng chẳng dùng đến. Thật ra thì trước khi chốt đi du học em cũng khá là mặc kệ sự đời trong sự học hành rồi. Nhưng em suy nghĩ và sống thiên về tình cảm khá nhiều nên thời điểm này coi như cũng may mắn để em trải nghiệm chút cảm giác ngậm ngùi khi kết thúc thời học sinh dưới một góc độ khác. Nhắc đến thời cấp 3 lại cay, lớp em đến hiện tại là tốt nghiệp được 9 năm rồi nhưng họp lớp chưa bao giờ được đến 2 mâm 6. :))) Thế mà hồi đấy khóc lóc rồi ôm hôn thắm thiết vl. Nhiều lúc muốn gặp xem bạn bè cũ giờ sống chết giàu nghèo thế nào thôi mà tổ chức 5 lần bảy lượt toàn được mỗi mấy thằng chơi với nhau.



Trở lại câu chuyện đi du học, thời gian nhập của bên Trung Quốc sau kì thi gaokao (高考) là tháng 9 hàng năm, cũng giống như bên mình. Thời gian cũng không còn nhiều để học tiếng, cơ mà như em đã kể trong phần trên, em quyết định chọn Trung Quốc đi du học không có nghĩa là em hết ghét Trung Quốc. Thường mọi người khi chuẩn bị đến một nơi xa lạ lại trong một khoảng thời gian dài sẽ search google hoặc tìm hiểu các thông tin về nơi đó và học về ngôn ngữ ở nơi mình đến. Nhưng em kệ luôn, đằng nào thì sang đấy chẳng phải học, vội làm gì.



Nhưng mà đời nó lại không đơn giản như thế, đúng lịch là tận tháng 9 năm đó em mới sang nhập học nhưng ngay sau khi bố em thông báo sẽ cho em sang đó học thì chú em gọi báo lại bọn em sẽ được sang trước để tham gia trại hè của trường tổ chức cho lưu học sinh ở các nước tới trải nghiệm văn hoá Trung Quốc.



Việc này thật sự bất ngờ với em vì hồi đó em thậm chí còn chưa biết hello trong tiếng tàu là gì, tiếng anh thì cũng chỉ nói được hello im fine thank you én you. Giờ sang thì giao tiếp kiểu gì, đứa em họ thì nó cũng chả khác gì em mấy, may ra hơn là nó biết nihao. May sao chú em báo là sẽ có một anh trước đây học ở Đài Loan đi cùng và cũng sang học cùng bọn em luôn nên không lo về vấn đề bất đồng ngôn ngữ nữa. Tua nhanh tí đến ngày xuất phát, lần đầu tiên em được đến một cửa khẩu ở Việt Nam, cửa khẩu Hữu Nghị hay còn gọi là Hữu Nghị Quan ở Lạng Sơn. Thề cái cửa khẩu bên mình hồi đấy trông nó bôi bác thật sự, sau em tìm hiểu thêm thời điểm đó cũng đang tiến hành sửa sang và chuẩn bị khai trương cửa khẩu mới), nhưng mà nó vẫn làm em thấy lấn cấn, ai đời cửa khẩu quốc tế trông không khác gì cái nhà văn hoá xóm em. Đi bộ qua đoạn biên giới Việt Nam. Cảm giác lần đầu tiên bước chân ra khỏi quê hương em vẫn nhớ như in các bác ạ. Có tí bồi hồi nhưng cũng có tí tưng tửng, kiểu: “à đây là cái gọi là cửa khẩu quốc tế à” :))))



Sau khi làm thủ tục xuất cảnh thì đại diện của trường em học, trường Học viện Sư phạm Quảng Tây, đến đón về khu kí túc xá của trường. Ký túc xá của nó ở trong cái khách sạn anh em ạ. Phòng ốc thì ngang cỡ các nhà nghỉ cao cấp một chút ở Việt Nam trở lên và ở 2 đứa 1 phòng. Hồi đấy tâm trạng em đúng kiểu “thế này thì nghĩ ngợi quái gì FPT nữa”, mà hồi đấy có nghĩ lại cũng chả kịp. Hình ảnh của chuyến đi này em cũng còn lưu trên facebook, em sẽ chia sẻ một số hình ảnh thực tế về chuyến đi của em, tuy nhiên cái này muốn hỏi ý kiến các bác xem có nên không vì em đăng lên gần như chắc chắn sẽ lộ info, em thì cũng chẳng nghĩ truyện của em hot đến mức các bác phải tìm kiếm đâu. Nhưng mà sau mấy truyện bị drop vì lộ info em cũng thấy hơi quan ngại.



Rắc rồi đầu tiên



Sau khi tắm rửa nghỉ ngơi em, Trang (em họ của em) và anh Linh đi ăn tối ở khu phố “ai cũng phải đến khi tới Nam Ninh” (thật ra câu này dành cho dân du lịch là chính)- khu phố Trung Sơn a.k.a 中山路, ở Trung Quốc thì hầu như thành phố nào cũng có một khu ẩm thực như vậy. Vì trường em khá gần trung tâm của thành phố Nam Ninh nên di chuyển từ trường tới đó cũng chỉ có khoảng 2km nên anh em bảo nhau cứ bình tĩnh đợi mát trời rồi đi, và sai lầm đầu tiên đã đến: Rất nhiều chiếc Taxi đi qua trước mặt, nhưng vẫy kiểu gì cũng tuyệt nhiên không có một xe nào dừng lại cả, tất cả các xe đều có mào có đèn led có ghi chữ màu xanh lá cây, “theo như logic bình thường thì bọn này phải là bọn nhận khách chứ nhỉ” nhưng mà méo phải các thím ạ, sau khoảng nửa tiếng vẫy bọn mào xanh mà không ai dừng, bọn em mới phát hiện ra mấy ông mào hiện chữ màu đỏ mới là bọn không có khách và được vẫy.

Nhưng vấn đề là thỉnh thoảng mới thấy một xe màu đỏ mà toàn bị người khác vẫy trước, bọn em bắt đầu chia người ở góc ngã tư Mingxiu Beihu, hai anh em mỗi ông một hướng cho nó tăng tỉ lệ đậu…

Khoảng 5 phút sau thì em vẫy được 1 xe, nhưng ông tài xế nói xì xồ gì đó bằng tiếng Trung, mà trình độ tiếng Trung của em thì các bác biết rồi. Em gọi ngay anh Việt sang nói chuyện với ông tài xế, ông Việt cũng quay ra xì xồ gì đó rồi chốt 1 câu:

” Vẫy xe khác em ơi ông này ông ấy đi đường khác rồi.”

Em kiểu : “what the f*ck, xe taxi bên này còn phải tiện đường mới chở khách à?

Sau này ở lâu rồi em mới biết hoá ra thời điểm khoảng 5h-6h chiều là thời điểm giao ban của các hãng taxi tại Nam Ninh, bên này cùng một xe nhưng ca ngày ca đêm lại là người khác nhau, tầm bọn em vẫy chính là thời gian giao ban của các ông ấy, ông nào tiện đường ra điểm giao ban thì mới đón được khách.

Sau một hồi chờ đợi thì chiếc taxi thứ 2 vẫy được đã đồng ý chở bọn em, đi khoảng 10 phút thì tới, kể ra quãng thời gian vẫy xe đi bộ cũng đến nơi rồi :LOL:))

Tối nay em bận chút việc ở công ty, đang giai đoạn gồng lỗ nên khá là căng thẳng. Em có ra chap hơi chậm mong các thìm thông cảm nhé, cảm ơn các thím đã theo dõi
 
Chap 2



Lên đường sang “Tàu”



Tính em thường sau khi đã quyết định điều gì thì em sẽ đi theo quyết định đó và không suy nghĩ đến nữa, nên em làm quen với thực tế mình sẽ đi du học khá nhanh. Vì thời điểm đó là sát kì thi đại học, trong khi chúng bạn đang cày ngày cày đêm dùi mài kinh sử, em thì khá là thong dong vì đằng nào điểm thi đại học cũng chẳng dùng đến. Thật ra thì trước khi chốt đi du học em cũng khá là mặc kệ sự đời trong sự học hành rồi. Nhưng em suy nghĩ và sống thiên về tình cảm khá nhiều nên thời điểm này coi như cũng may mắn để em trải nghiệm chút cảm giác ngậm ngùi khi kết thúc thời học sinh dưới một góc độ khác. Nhắc đến thời cấp 3 lại cay, lớp em đến hiện tại là tốt nghiệp được 9 năm rồi nhưng họp lớp chưa bao giờ được đến 2 mâm 6. :))) Thế mà hồi đấy khóc lóc rồi ôm hôn thắm thiết vl. Nhiều lúc muốn gặp xem bạn bè cũ giờ sống chết giàu nghèo thế nào thôi mà tổ chức 5 lần bảy lượt toàn được mỗi mấy thằng chơi với nhau.



Trở lại câu chuyện đi du học, thời gian nhập của bên Trung Quốc sau kì thi gaokao (高考) là tháng 9 hàng năm, cũng giống như bên mình. Thời gian cũng không còn nhiều để học tiếng, cơ mà như em đã kể trong phần trên, em quyết định chọn Trung Quốc đi du học không có nghĩa là em hết ghét Trung Quốc. Thường mọi người khi chuẩn bị đến một nơi xa lạ lại trong một khoảng thời gian dài sẽ search google hoặc tìm hiểu các thông tin về nơi đó và học về ngôn ngữ ở nơi mình đến. Nhưng em kệ luôn, đằng nào thì sang đấy chẳng phải học, vội làm gì.



Nhưng mà đời nó lại không đơn giản như thế, đúng lịch là tận tháng 9 năm đó em mới sang nhập học nhưng ngay sau khi bố em thông báo sẽ cho em sang đó học thì chú em gọi báo lại bọn em sẽ được sang trước để tham gia trại hè của trường tổ chức cho lưu học sinh ở các nước tới trải nghiệm văn hoá Trung Quốc.



Việc này thật sự bất ngờ với em vì hồi đó em thậm chí còn chưa biết hello trong tiếng tàu là gì, tiếng anh thì cũng chỉ nói được hello im fine thank you én you. Giờ sang thì giao tiếp kiểu gì, đứa em họ thì nó cũng chả khác gì em mấy, may ra hơn là nó biết nihao. May sao chú em báo là sẽ có một anh trước đây học ở Đài Loan đi cùng và cũng sang học cùng bọn em luôn nên không lo về vấn đề bất đồng ngôn ngữ nữa. Tua nhanh tí đến ngày xuất phát, lần đầu tiên em được đến một cửa khẩu ở Việt Nam, cửa khẩu Hữu Nghị hay còn gọi là Hữu Nghị Quan ở Lạng Sơn. Thề cái cửa khẩu bên mình hồi đấy trông nó bôi bác thật sự, sau em tìm hiểu thêm thời điểm đó cũng đang tiến hành sửa sang và chuẩn bị khai trương cửa khẩu mới), nhưng mà nó vẫn làm em thấy lấn cấn, ai đời cửa khẩu quốc tế trông không khác gì cái nhà văn hoá xóm em. Đi bộ qua đoạn biên giới Việt Nam. Cảm giác lần đầu tiên bước chân ra khỏi quê hương em vẫn nhớ như in các bác ạ. Có tí bồi hồi nhưng cũng có tí tưng tửng, kiểu: “à đây là cái gọi là cửa khẩu quốc tế à” :))))



Sau khi làm thủ tục xuất cảnh thì đại diện của trường em học, trường Học viện Sư phạm Quảng Tây, đến đón về khu kí túc xá của trường. Ký túc xá của nó ở trong cái khách sạn anh em ạ. Phòng ốc thì ngang cỡ các nhà nghỉ cao cấp một chút ở Việt Nam trở lên và ở 2 đứa 1 phòng. Hồi đấy tâm trạng em đúng kiểu “thế này thì nghĩ ngợi quái gì FPT nữa”, mà hồi đấy có nghĩ lại cũng chả kịp. Hình ảnh của chuyến đi này em cũng còn lưu trên facebook, em sẽ chia sẻ một số hình ảnh thực tế về chuyến đi của em, tuy nhiên cái này muốn hỏi ý kiến các bác xem có nên không vì em đăng lên gần như chắc chắn sẽ lộ info, em thì cũng chẳng nghĩ truyện của em hot đến mức các bác phải tìm kiếm đâu. Nhưng mà sau mấy truyện bị drop vì lộ info em cũng thấy hơi quan ngại.



Rắc rồi đầu tiên



Sau khi tắm rửa nghỉ ngơi em, Trang (em họ của em) và anh Linh đi ăn tối ở khu phố “ai cũng phải đến khi tới Nam Ninh” (thật ra câu này dành cho dân du lịch là chính)- khu phố Trung Sơn a.k.a 中山路, ở Trung Quốc thì hầu như thành phố nào cũng có một khu ẩm thực như vậy. Vì trường em khá gần trung tâm của thành phố Nam Ninh nên di chuyển từ trường tới đó cũng chỉ có khoảng 2km nên anh em bảo nhau cứ bình tĩnh đợi mát trời rồi đi, và sai lầm đầu tiên đã đến: Rất nhiều chiếc Taxi đi qua trước mặt, nhưng vẫy kiểu gì cũng tuyệt nhiên không có một xe nào dừng lại cả, tất cả các xe đều có mào có đèn led có ghi chữ màu xanh lá cây, “theo như logic bình thường thì bọn này phải là bọn nhận khách chứ nhỉ” nhưng mà méo phải các thím ạ, sau khoảng nửa tiếng vẫy bọn mào xanh mà không ai dừng, bọn em mới phát hiện ra mấy ông mào hiện chữ màu đỏ mới là bọn không có khách và được vẫy.

Nhưng vấn đề là thỉnh thoảng mới thấy một xe màu đỏ mà toàn bị người khác vẫy trước, bọn em bắt đầu chia người ở góc ngã tư Mingxiu Beihu, hai anh em mỗi ông một hướng cho nó tăng tỉ lệ đậu…

Khoảng 5 phút sau thì em vẫy được 1 xe, nhưng ông tài xế nói xì xồ gì đó bằng tiếng Trung, mà trình độ tiếng Trung của em thì các bác biết rồi. Em gọi ngay anh Việt sang nói chuyện với ông tài xế, ông Việt cũng quay ra xì xồ gì đó rồi chốt 1 câu:

” Vẫy xe khác em ơi ông này ông ấy đi đường khác rồi.”

Em kiểu : “what the f*ck, xe taxi bên này còn phải tiện đường mới chở khách à?

Sau này ở lâu rồi em mới biết hoá ra thời điểm khoảng 5h-6h chiều là thời điểm giao ban của các hãng taxi tại Nam Ninh, bên này cùng một xe nhưng ca ngày ca đêm lại là người khác nhau, tầm bọn em vẫy chính là thời gian giao ban của các ông ấy, ông nào tiện đường ra điểm giao ban thì mới đón được khách.

Sau một hồi chờ đợi thì chiếc taxi thứ 2 vẫy được đã đồng ý chở bọn em, đi khoảng 10 phút thì tới, kể ra quãng thời gian vẫy xe đi bộ cũng đến nơi rồi :LOL:))

Tối nay em bận chút việc ở công ty, đang giai đoạn gồng lỗ nên khá là căng thẳng. Em có ra chap hơi chậm mong các thìm thông cảm nhé, cảm ơn các thím đã theo dõi
Bị lặp chap 2 bác ơi
 
Hóng, mình cũng thích dc sang Tàu 1 lần, chuyên ngành tiếng Trung mà chưa dc đi sang bên đó bao giờ, tiếc nuối lắm
 
Em quay lại rồi đây các thím, không biết còn thím nào muốn nghe tiếp câu chuyện của em không
Đây là một vài hình ảnh trong chuyến đi đầu tiên em quay lại Trung Quốc sau 3 năm Covid. Sau này các chap tiếp theo em sẽ đều có hình ảnh minh hoạ trực tiếp cho sinh động :))
Hôm nay lục lại note tự nhiên nhớ ra vẫn còn một câu chuyện viết dở trên này. Lại đào lên vậy
Song song với dòng thời gian của câu chuyện thì em cũng sẽ thêm một vài tình tiết ở thời điểm hiện tại để các thím hiểu rõ hơn về câu chuyện

Nam Ninh trong chuyến đi tháng 7/2023 này ảm đạm đến lạ thường..
 

Attachments

  • DSCF0519.jpeg
    DSCF0519.jpeg
    265.5 KB · Views: 19
  • DSCF0596.jpeg
    DSCF0596.jpeg
    360.5 KB · Views: 19
  • DSCF0571.jpeg
    DSCF0571.jpeg
    270.6 KB · Views: 20
  • DSCF0580.jpeg
    DSCF0580.jpeg
    232.9 KB · Views: 22
  • 43EA7D4E-8151-4331-8DDD-B42049FA0771-16991-0000029CEFCFABF7.jpeg
    43EA7D4E-8151-4331-8DDD-B42049FA0771-16991-0000029CEFCFABF7.jpeg
    400.6 KB · Views: 20
  • 0B376A03-22F8-4519-BD3A-19EC9842789C-16991-0000029CF224CF47.jpeg
    0B376A03-22F8-4519-BD3A-19EC9842789C-16991-0000029CF224CF47.jpeg
    462.7 KB · Views: 19
  • FAAAA502-51F4-4991-B2A8-390F96B63834.jpeg
    FAAAA502-51F4-4991-B2A8-390F96B63834.jpeg
    558.8 KB · Views: 20
  • 849A3284-0BD0-43C4-B270-8BCEB86B98F5.jpeg
    849A3284-0BD0-43C4-B270-8BCEB86B98F5.jpeg
    537.1 KB · Views: 19
  • BBF5A7D7-0946-4EA1-9651-1EA11A2F33FA.jpeg
    BBF5A7D7-0946-4EA1-9651-1EA11A2F33FA.jpeg
    629.2 KB · Views: 17
  • 37EB7E79-8BCA-46C4-82CE-085AC01CC475.jpeg
    37EB7E79-8BCA-46C4-82CE-085AC01CC475.jpeg
    700.9 KB · Views: 20
Back
Top