[Truyện Kinh Dị] - Một Mất Một Còn

- Truyện chỉ mang tính giải trí, nội dung hư cấu. Truyện không viết về Trái Đất, tất cả chỉ là giả tưởng ở một hành tinh song song khác, nên đừng bắt bẻ làm quần gì. Nếu có sự trùng hợp về tên người, địa danh, nội dung… thì tất cả chỉ là trùng hợp.

- Topic dành cho anh em cùng sở thích. Anh em có thể chém gió thoải mái, mình cũng mong anh em chung tay report nạn bẻ lái, dẫn về chính trị - tôn giáo, súc vật… để topic sống lâu. Anh em đừng hỏi ngày update bao nhiêu lần, rảnh thì mình update, ít nhất ngày 2 lần (có nợ hôm sau trả).

- Nguồn tài liệu tham khảo cho truyện: Đú trend hot nhất hiện nay, chừng nào hết hot thì hết đú.

Video (Gã thầy bùa dâm loạn):




MỘT MẤT MỘT CÒN


Giới thiệu:

Xuyên suốt lịch sử phát triển của một đất nước có bề dày ngàn năm lịch sử luôn có những cuộc chiến thầm lặng, không tên tuổi và chỉ còn là truyền thuyết. Đây cũng chỉ là một truyền thuyết như thế, khác chăng chúng ta là những người đang sống trong cái truyền thuyết ấy.

Truyện kể rằng ngày xưa một người đóng cửa luyện bùa, tuyên truyền giác ngộ tại một ngọn núi tên Sam. Ông có bốn người đệ tử (?) đã học thành tài, xuống núi thi triển tài năng.

Một nhập hồng trần, không đường quay đầu. Hồng trần cuồn cuộn, thị phi điên đảo, dòng đời rối ren!

Tà đạo, chính đạo? Ai có thể hiểu rõ và thấu triệt? Mấy chục năm là chính, một ngày mở mắt biến thành tà. Một ngày phất cờ chính đạo, ngày mai có trở thành tà?

Chính tà xưa nay khó phân định, chỉ có cuộc chiến một mất một còn giữa hai bên.



Update:

1. Phần 1:

- Chương 1:
(1): https://voz.vn/t/truyen-kinh-di-mot-mat-mot-con.312476/#post-9618561
(2): https://voz.vn/t/truyen-kinh-di-mot-mat-mot-con.312476/#post-9621412
- Chương 2:

(1): https://voz.vn/t/truyen-kinh-di-mot-mat-mot-con.312476/#post-9626285
(2): https://voz.vn/t/truyen-kinh-di-mot-mat-mot-con.312476/#post-9635131
- Chương 3:
(1): https://voz.vn/t/truyen-kinh-di-mot-mat-mot-con.312476/#post-9652133
 
Last edited:
Phần 1: Thầy bùa một mắt trên núi Sam

Chương 1: Khởi nguồn (1)



Vào thời Pháp thuộc, những năm 1930, cách thời ông Filip Freaci đã xa, trung tâm thành Sài, thuộc khu Đông Nam Bộ nổi lên một tên nhà lông bông mất dạy, là dòng họ Văn. Anh ta thuở nhỏ không chịu làm ăn, chỉ thích ăn chơi đàn điếm, nay bạ chỗ này, mai bạ chỗ khác. Bởi thế vốn tên Nghiên, người trong thành Sài gọi anh là Bạ, Văn Bạ.

Suốt ngày anh ta chỉ ở trong thành tây thành Sài, bám vào những tay du thủ du thực, đánh đu với con trai của một tá điền tên là Lê Thiện, để kiếm tiền tiêu xài, đĩ bợm với nhau.

Không may không bao lâu sau, Văn Bạ bị tá điền họ Lê thưa kiện lên phủ thành Sài. Quan phủ thành Sài cho bắt Văn Bạ, kết án phạt đánh 20 gậy, đuổi ra khỏi thành Sài, cấm cho bất cứ ai trong thành Sài được phép dung túng cho anh ta ở nhờ.

Văn Bạ hết đường, đành phải chạy về phía nam thành Sài, tá túc trong nhà người quen Phan Thừa ở huyện Phác La. Phan Thừa vốn gọi là Phan Thừa Ngạo, sau bởi vì một cuộc xung đột bị người gọi là Phan Cao Ngạo, tức quá đành thề bỏ chữ cuối trong tên mình. Phan Thừa vốn là phường lừa gạt, chuyên giả thần giả quỷ gạt tiền người dân. Anh này bình sinh chỉ kết bạn với phường ham ăn biếng làm, bao nhiêu hạng côn đồ cắc ké, cũng đều chứa chấp hết thảy.

Ban đầu Văn Bạ cùng đám Phan Thừa cấu kết giả thần giả quỷ, sau bắt đầu cảm thấy chia chác không đều, nên học lén hết thảy bài bản của Phan Thừa. Bẵng cái hai năm đi qua, khi thấy mình đã có thể tự mình đứng riêng, Văn Bạ quyết tâm rời đi, tìm một nơi thích hợp để mưu cầu.

Hai năm tiếp theo sau đó, Văn Bạ lang thang khắp vùng phía nam Đông Nam Bộ, bắt đầu con đường buôn thần bán thánh. Hai năm này được ví như hai năm đen tối nhất cuộc đời anh ta. Phải biết rằng thời ấy đám tâm linh nghiệp quật đều ăn chia với quan phủ địa phương, phân khu vực làm ăn chẳng khác gì phân lô bán đất như bây giờ, cho nên Văn Bạ buôn thánh bán thần tới đâu là ăn quả đắng tới đó. Không nói cửu tử nhất sinh, bát tử nhị sinh anh ta đã trải qua vài lần. Nhiều lần sống dở chết dở làm cho tầm mắt Văn Bạ trở nên xa hơn, cộng với cái chất lì đòn và tính trơ có sẵn trong người, không những anh ta không có bỏ cuộc giữa đường và quay về với thói nằm dài ăn chơi, anh ta nhận thấy một vệt sáng hi vọng ở phía chân trời.

Ba năm lệnh cấm cũng đã hết, Văn Bạ trở về thành Sài, nhờ người chú họ là Văn Thế Nghĩa viết thư cho một vị Giáo Đầu thân quen trong thành Sài.

Văn Bạ được thư thì thẳng tiến đến cầu Ba Tươi, kiếm lò võ Ngũ Quyền đưa thư trình diện.

Giáo Đầu Nam Hồng trông thấy Văn Bạ, lại thấy bức thư của Văn Thế Nghĩa, trong bụng nghĩ thầm: “Thằng cha Văn Bạ này, nhà ta làm sao nhận hắn được. Nếu nó là người thành thực, lại có chí hướng, tất nhiên là có thể cho ở đây, quanh quẩn ra vào, kèm dạy mấy đứa nhỏ… Nhưng hắn là một tay không nên thân, con nhà mất dạy, không chút tín nghĩa gì, trước kia đã phạm án, ngựa quen đường cũ thì sao? Nay ta để hắn trong nhà, con trẻ, đệ tử học theo những thói vô loài, rồi sau phải làm thế nào? Mà nếu không nhận hắn, lại cũng hơi khó xử với Thế Nghĩa…”

Nghĩ là nghĩ thế, Nam Hồng vẫn tươi cười tiếp đón, giữ Văn Bạ ở lại trong nhà, hằng ngày vẫn cung trà cung rượu thoải mái.

Chừng tám ngày sau, Nam Hồng nghĩ ra một kế, vội sắm quần áo mới, viết một phong thư rồi nói với Văn Bạ: “Nhà đệ ở đây như ánh sáng đom đóm le lói, không thể chỉ đường dẫn lối cho huynh đài, chỉ sợ sau này sẽ lầm lỡ huynh đài. Nay tôi xin tiến cử huynh đài đến Quân Xã, đường tương lai sau này thênh thang, huynh đài nghĩ thế nào?”

Văn Bạ trầm ngâm một khắc, mở miệng hỏi: “Giáo Đầu, kính ngài có thực tài nức tiếng, tôi liền đến đây để học võ. Giờ một thân bản lĩnh chưa học được gì, ngài lại đẩy tôi sang Quân Xã, chuyện này không ổn lắm đâu?”

Nam Hồng mỉm cười đáp: “Huynh đài quá lời, cái tiếng âu là do bà con thương tình cấp cho mà thôi. Huynh đài cũng hiểu lầm tôi, nói về võ, bản lĩnh vài quyền của tôi nào có thể so với những bậc cao thủ trong Quân Xã? Người người trong Quân Xã không chỉ được truyền dạy một thân võ học, họ còn lấy thiện chiến xưng tên, nam chinh bắc chiến, một năm đánh vài trận to, mấy chục trận nhỏ, bản lĩnh chém giết kinh người, tôi làm sao so nổi. Số là năm nay Quân Xã tuyển thêm người, tôi có quen một ông Giáo Úy, nên mới dẫn tiến huynh đài sang đó. Trong Quân Xã, lính mới được truyền dạy một năm võ nghệ trước, huynh đài cứ yên tâm.”

Văn Bạ nghe bùi tai, ngẫm thấy những chuyện Nam Hồng nói không thể nào là lời dối trá, bởi chỉ cần dò nghe một phen là đã biết thực hư, anh ta không nghĩ ngợi gì thêm, lên tiếng cảm tạ Nam Hồng. Nam Hồng liền trao quần áo cho Văn Bạ mặc, và sai người dẫn anh ta sang nhà Giáo Úy nọ.
 
Last edited:
Like vì truyện, nhưng mà ...
giphy.gif
 
Chương 1: Khởi nguồn (2)

Vị Giáo Úy này nguyên là em ruột của phu nhân Tổng đốc thành Sài, từng là lính dưới quyền Giáo Đầu Nam Hồng, được Nam Hồng che chở bao lần. Nay nhận được thư của Nam Hồng, nhìn tướng tá Văn Bạ cao to, thầm nghĩ tướng tá này cho vào quân rèn luyện mấy bận thì không đến nỗi nào. Thế là vị Giáo Úy dặn dò người làm một phen, để người làm dẫn Văn Bạ sang doanh trại ngoài thành, sau đó thì ông ta không còn quan tâm gì nữa.

Văn Bạ nhập Quân Xã, làm lính mới đã ăn hành ngày vài bận. Sau, nhờ bản tính lươn lẹo, mồm miệng dẻo quẹo từ thời buôn thần, kiếp lính mới của anh ta mới dần đỡ hơn. Trong cái kiếp lính mới có phận chả khác gì con rệp, còn không bằng đám dân đen thấp cổ bé họng khi đứng trước đàn anh, Văn Bạ cũng bao phen đắn đo muốn từ bỏ. Song, một phần sợ hình phạt nghiêm trọng khi bỏ trốn, một phần chấp nhất với cái hi vọng le lói xưa kia, và thêm một phần là nhờ bản tính lì lợm vốn có, Văn Bạ ngậm đắng nuốt cay, cắn răng im lặng vượt qua.

Một năm sau, như bao nhiêu người khác, Văn Bạ gia nhập vào trại Tiên Phong của Quân Xã. Trại Tiên Phong này thường được gọi là Trại Pháo Hôi, với câu cửa miệng nổi tiếng: nhất pháo hôi, nhì lính già - ý chỉ rằng qua một trận chiến, nếu còn sống thì thành lính có kinh nghiệm, còn chết rồi thì chẳng khác gì là pháo thí.

Một cuộc chiến nhỏ, hai cuộc chiến nhỏ… Nhờ tính xảo trá và chút may mắn sống qua hai cuộc chiến, Văn Bạ được thăng làm Đội Trưởng một nhóm năm người. Giờ khắc được thăng chức, anh ta mặt thì vui mừng, còn nỗi sợ hãi trong lòng dần lớn hơn. Một tên thần côn chuyên giả thần giả quỷ gặp máu ở chiến trường, trải qua làn ranh sinh tử đã ý thức được mình cần phải nhanh chóng thoát khỏi cái hố lửa này. Anh ta biết mình không phải dạng liều mạng, không phải một thân bản lĩnh ngút trời, càng không phải một người được trời ưu ái, nên lo sợ bất an.

Qua nhiều đêm trằn trọc, mất ăn mất ngủ vì cái suy nghĩ bỏ trốn, Văn Bạ đổ bệnh.

Ngày 3 tháng 2 năm 1936, một đám giặc cỏ tự xưng là bộ tộc Linh xuất hiện ở vùng núi Ngạn phía tây thành Sài. Chúng không chỉ cướp của, còn giết chóc khắp nơi. Suốt một vùng đồng bằng rộng lớn dưới chân dãy núi máu chảy thành sông. Đầu tiên, Quân Xã khu huyện Định trừ hại không có lấy một người sống quay về, tiếp đến là hơn một nghìn binh lính được điều động từ những vùng xung quanh dẹp loạn cũng tan tác trốn về, mười không còn một.

Chừng hơn một tháng khi bộ tộc Linh hoành hành cả một khu vực, Thái Úy khu Đông Nam Bộ ở thành Sài mới nhận được tin dữ. Ông ta giận tím mặt, đập vỡ mấy cái ly trà, lớn tiếng khiển trách quan viên một phen, rồi viết lệnh điều động khắp nơi.

Đứng mũi chịu sào, Quân Xã thành Sài được lệnh điều động chinh phạt giặc cỏ.

Lệnh được ban phát, quân Tiên Phong bắt đầu chuẩn bị trong một ngày và sẵn sàng cấp tốc lên đường. Văn Bạ lúc này dù đang dưỡng bệnh cũng phải lê thân đứng vào hàng. Hàng thì đã đứng, tướng quân còn chưa tới, thông tin quỷ dị về đám giặc Linh được đám lính râm ran truyền nhau. Nào là đám Linh uống máu tươi, ăn thịt người. Nào là đám Linh giết người luyện bùa, chúng dán bùa vào người thì đao thương bất nhập. Nào là một tay vung lên, quân lính ngã rào rào… Quá nhiều thông tin, quá nhiều cách nói khiến Văn Bạ ong ong hết cả tai.

Thân đã từng là người giả thần giả quỷ gạt người, Văn Bạ đương nhiên không mấy tin vào những lời đồn đại đang được thổi phồng kia, nếu không nói là anh ta khịt mũi coi thường. Xung quanh mỗi lúc mỗi tam sao thất bản, mỗi khắc cứ mỗi phóng đại quá đà, thổi phồng quá mức, Văn Bạ mất hết cả hứng nghe tiếp.

Điều mà anh ta quan tâm nhất lúc này là kế hoạch bỏ trốn của mình. Một thời gian dài suy nghĩ, kế hoạch kia đã dần hoàn thiện. Dẫu vậy, nó vẫn chưa là một kế hoạch thật sự hoàn hảo, với anh ta, nó vẫn còn nhiều kẻ hở. Văn Bạ thở dài một hơi, thầm nghĩ xúi quẩy: “Nếu không phải quân luật như núi, hình phạt chết người, ta đâu cần phải rối rắm thế này?”

Khi tướng quân tới, những tiếng huyên náo của đám lính tắt hẳn. Vị tướng quân chừng bốn mươi, khuôn mặt chữ điền bước lên Đài Điểm Quân, liếc mắt đánh giá một vòng, rồi cho điểm quân. Toàn quân đầy đủ, vị tướng trầm giọng nói: “Tin tức các anh hẳn đã biết. Tôi chỉ muốn nói rằng đây là một cuộc chiến gian khổ. Vì thế, nhắc lại để các anh nhớ. Không tuân quân lệnh, giết! Do dự, giết! Buông rơi vũ khí, giết! Bỏ chạy, giết! Đầu hàng kẻ địch, giết!”

Giết! Giết! Giết! Giết! Giết!

Năm tiếng “giết” mạnh mẽ được nhấn mạnh mỗi lần chấn nhiếp tâm thần cả đám lính Tiên Phong. Đám lính lần đầu tiên nghe vị tướng quân của mình phát biểu kiểu trầm trọng như thế, phần lớn họ ngơ ngác đứng nhìn cái người đứng trên Đài Điểm Quân kia, họ dường như đã hiểu mức độ nguy hiểm của trận chiến này.

Văn Bạ không chỉ ngơ ngác, hai tay anh ta run nhẹ.

“Có lẽ… chúng không phải đơn thuần là lời đồn!” - Một suy nghĩ trỗi dậy khiến lòng anh ta thêm lạnh lẽo.
 
Chương 2: Tù binh (1)

Quân Tiên Phong thành Sài có hai nghìn hai mươi mốt người, gồm một tướng, hai mươi Đô Úy và hai nghìn tên lính. Theo biên chế, mỗi Đô Úy lãnh đạo một trăm người, một trăm người này được chia làm mười đội nhỏ, mỗi đội nhỏ có một Đội Trưởng và một Đội Phó. Là đội quân đi đầu, mặc dù trực tiếp đối mặt với quân địch ở tiền tuyến, trang bị của quân Tiên Phong chỉ thuộc hàng trung trong Quân Xã.

Theo quân lệnh, tướng quân trên Đài Điểm Quân không dông dài, nói xong liền hạ lệnh xuất phát. Quân lính bên dưới thu lại tâm trạng, bắt đầu hành quân.

Bảy ngày sau, quân Tiên Phong nhập tiếp tế trang bị và vật tư từ huyện Xuyên. Ba ngày sau đó, quân Tiên Phong đến huyện Định.

Tướng quân Đỗ Khảo của quân Tiên Phong là người cẩn thận, vừa đến huyện Định, ông ra lệnh toàn quân hạ trại, cử người canh gác cẩn mật. Sáng hôm sau, ông triệu tập hai mươi Đô Úy, ra lệnh cho ba Đô Úy dẫn người đi trinh sát khu vực xung quanh. Một trong ba vị Đô Úy nhận nhiệm vụ là chỉ huy của Văn Bạ.

Sau một hồi họp bàn chiến thuật, phân chia địa bàn trinh sát, ba vị Đô Úy trở về giao nhiệm vụ cho thuộc hạ. Đội của Văn Bạ được phân công trinh sát thôn Quyển Vân và Trọng Kỳ. Hai thôn này nằm kề nhau, nhưng vì thời gian có hạn, Văn Bạ dù thấy không ổn, vẫn phải chia đội của mình ra làm hai: anh ta dẫn bốn người, Đội Phó dẫn bốn người.

Khoảng mười hai giờ, sau khi ăn trưa và kiểm tra hành trang đầy đủ, đội năm người của Văn Bạ xuất phát.

Hai giờ chiều, năm người Văn Bạ đi đến con đường nhỏ duy nhất dẫn vào thôn Quyển Vân. Con đường nhỏ lượn quanh trên một ngọn núi, trông giống như một cuộn băng màu nâu quấn quanh một khối ngọc bích. Mùi đất trộn lẫn mùi hương hoa hỗn hợp truyền vào mũi Văn Bạ, làm anh ta cảm thấy thanh thản.

Văn Bạ dẫn bốn người thuộc hạ đi dọc theo con đường nhỏ, một đường họ yên lặng không nói gì, không khí khá trầm trọng.

Qua khoảng mười phút, năm người vừa vượt qua một chỗ ngoặt, nhìn thấy một thôn làng tọa lạc giữa núi xanh.

Phía trên thôn Quyển Vân, tầng mây dần tụ họp, bầu trời càng trở nên âm trầm. Khi ánh sáng trở nên ảm đạm, thôn Quyển Vân như bị một cái bóng ma bao phủ, khiến nó trở nên thần bí. Nó như là một điềm báo, làm cho năm con người trầm mặc nhìn lấy thêm nặng lòng.

Trong lòng Văn Bạ hơi rét, vài giọt mồ hôi lạnh chảy ra ở phía sau lưng. Anh ta cố trấn định, đi chậm lại, quay đầu nói với bốn người còn lại: “Chuẩn bị sẵn sàng đi.”

Nói xong, Văn Bạ bắt đầu kiểm tra lại y phục, giày, nỏ trên tay, đao nhỏ nơi thắt lưng. Xong xuôi, anh ta hít một hơi thật sâu, thở dài, điều chỉnh lại tâm tình của mình, cũng sẵn sàng chạy, hoặc là chuẩn bị tinh thần chết ở nơi đất khách quê người. Người lính ai cũng vậy, khi ra chiến trường đều biết mạng sống đã không thuộc về mình, nhiệm vụ mới là quan trọng nhất.

“Đi!” - Quát nhẹ một tiếng, Văn Dạ dẫn đầu đoàn người bước nhanh về thôn Quyển Vân. Sở dĩ không lựa chọn ẩn nấp theo cây cối xung quanh rồi tiến dần tới gần thôn trinh sát là vì Văn Dạ không muốn lấy sở đoản của mình đi so với sở trưởng của bộ tộc Linh. Bộ tộc Linh sống trong núi già không biết bao nhiêu năm, ngu xuẩn mới lựa chọn nơi giao tranh ở trong rừng cây.

Một đường đến cửa thôn Quyển Vân, bọn họ gặp một tấm bảng gỗ có viết “Thôn Quyển Vân” ở ven đường.

“Bạ, tao cảm thấy có gì là lạ, thôn Quyển Vân giống như không có người.” - Giọng khàn khàn từ một gã đồng đội có cái đầu hói phát ra.

Văn Dạ không thèm để ý, vừa bước đi, vừa quan sát xung quanh, vừa nói: “Ừ, chúng ta đi vào xem đã, xem tình huống rồi quyết định. Thời gian không còn sớm, chúng ta phải tăng tốc.”

Khi những căn nhà trong thôn Quyển Vân xuất hiện trong tầm mắt, Văn Dạ đột nhiên cảm thấy như bị ai ở phía bên trái thăm dò. Anh ta quay đầu nhìn về hướng đó, nhưng lại không phát hiện gì lạ thường. Có chút nghi hoặc, có chút cảm thấy mình tự dọa mình, Văn Dạ cho qua.

Nhà trong thôn Quyển Vân là nhà sàn thường gặp ở vùng cao: sàn nhà cách mặt đất hơn một mét, cả căn nhà được chống đỡ bởi những cái cột gỗ to chắc.

Nóc nhà sàn nơi đây được phủ bằng cây cọ hoặc loại cỏ tranh, chúng đều đã ngả màu đen. Tường gỗ đã có rêu bám, trông có vẻ cũ nát. Mỗi chi tiết như đang kể ra tuổi thọ xa xưa của phòng ốc nơi đây.

Nhà sàn có kết cấu đơn giản. Nó có hai lối đi hai bên nhà. Một lối dẫn vào phòng khách, phòng ngủ, ra lối thứ hai, rồi đến một cái nhà bếp nhỏ. Lối thứ hai như nơi ngăn cách nhà bếp và nhà chính. Phòng khách và phòng ngủ được chia ra bởi một vách tường gỗ mỏng.

Đội năm người của Văn Bạ leo vào nhà sàn đầu tiên họ gặp.

“Cửa không khóa.” - Người đồng đội râu quai nón ở bên trái nói.

Trong lòng quyết định thật nhanh, Văn Bạ chia đội: “Thanh, Tuấn canh ở trước cửa, còn lại theo tao vào.”
 
Chương 2: Tù binh (2)

Văn Dạ theo hai người đồng đội đi thẳng vào phòng khách.

Trong phòng khách, năm cái ly trà nằm trên bàn, trong ly chỉ còn lá trà. Văn Dạ đi tới chiếc ghế gỗ bốn chân, cầm ly trà lên, nhìn thoáng qua lá trà bên trong, rồi buông xuống. Lá trà chưa hư, không có mùi mốc.

Văn Dạ rời phòng khách, tiến đến phòng ngủ. Lọt vào tầm mắt anh ta là một chiếc giường đôi, một chiếc màn đỏ nằm trên giường. Cạnh chiếc giường là một tủ quần áo, mặt ngoài tủ quần áo là một tấm gương hình bầu dục.

Văn Dạ kiểm tra gầm giường, tủ quần áo, nhưng không phát hiện manh mối nào. Phòng khách và phòng ngủ cho anh ta một cảm giác là người trong nhà này mới rời khỏi không lâu.

Kiểm tra cả căn nhà một vòng nữa, tìm kỹ những nơi có khả năng giấu người nhưng không thu hoạch được gì, Văn Dạ và hai người vào phòng lui ra bên ngoài. Văn Dạ vừa đi khỏi cửa, chân phải vừa bước ra thì trong lòng cảm thấy có chút không thích hợp. Anh ta vội quay đầu nhìn thoáng qua bàn trà, ngờ ngợ cảm thấy không hợp ở chỗ nào mà không hiểu nỗi, cứ thấy là lạ.

Năm người trong đội tiếp tục đi trên con đường đầy bùn đất trong thôn. Hai bên con đường là những ruộng lúa nước xanh biếc chạy dọc theo. Con đường và những ruộng lúa nước mang cho Văn Dạ một chút hoài niệm, một cảm giác đầm ấm thuở thiếu thời.

Nhà sàn trong thôn Quyển Vân không xây ở cùng một chỗ, mà phân tán khắp nơi, cái kiểu thường cách một đoạn là sẽ có một căn nhà. Nhìn toàn thôn mà nói, thôn Quyển Vân không tính là nhỏ, tuy nhiên, hộ gia đình ở đây lại rất ít. Năm người họ đã lục soát bốn hộ, nhưng không có bất kỳ phát hiện nào có giá trị. Họ chỉ phát hiện toàn bộ dân làng thôn Quyển Vân đều đã mất tích. Cả đám gia súc, gia cầm của dân làng cũng thế.

Cuối đường, một căn nhà đơn độc cạnh một gốc cây bàng khiến năm người chú ý. Văn Bạ đưa tay ra hiệu, năm người tăng bước tiến tới.

Căn nhà sàn này có cùng kết cấu với những căn nhà sàn trước đó, nó không có chỗ đặc thù.

Văn Bạ tiến tới đứng trước cửa phòng vào nhà. Cửa nhà không khóa, qua khe hẹp, anh ta có thể nhìn thấy khung cảnh trong phòng khách căn nhà. Ở trong phòng, khắp nơi đều rất chỉnh tề, như là vừa được dọn dẹp cách đây không lâu.

“Không có người.” - Văn Bạ nói nhỏ, rồi hít sâu một hơi, dùng hai tay đẩy nhẹ cửa ra.

Như những lần trước, Văn Bạ lại cắt cử hai người ở ngoài, anh ta và hai người khác tiến vào bên trong dò xét. Đã nhìn qua phòng khách, Văn Bạ để hai người đồng đội ở phòng khách kiểm tra, bản thân anh ta bước tới phòng ngủ.

Văn Bạ còn cách cửa phòng ngủ chừng hai mét, bỗng nhiên một cái bóng đen dần hiện lên trên vách tường phòng ngủ. Tiếp đó, bóng đen rơi xuống, lặng yên tiến về phía cửa phòng ngủ, nơi Văn Bạ sắp bước tới.

Văn Bạ còn không rõ tình hình, bước chân đầy cảnh giác vẫn bước đều về phía nơi bóng đen ẩn núp phía sau.

“Ai?” - Tiếng quát khàn khàn đột ngột vang lên. Đó là giọng đặc trưng của người đồng đội đầu trọc.

Nghe tiếng quát, Văn Bạ không chút do dự dừng lại tại chỗ, thủ thế đề phòng xung quanh. Trải qua hai lần vào sinh ra tử trên chiến trường, Văn Bạ ngay lập tức tin vào lời nói của đồng đội, cũng như tin tưởng đồng đội sẽ có phản ứng thích hợp tiếp theo. Anh ta biết cái mình cần làm lúc này không phải nghi ngờ, cũng không phải quay đầu nhìn lại, hay lên tiếng hỏi ý đồng đội, mà là chờ đợi.

Trong khi đồng đội của Văn Bạ còn chưa làm ra hành động thực tế nào, cái bóng đen trượt đến khe cửa sổ, chuồn đi.

Nhìn qua khe gỗ, tên đầu trọc la lớn: “Ngoài cửa sổ.”

Văn Bạ nghe vậy liền quát: “Xác định, đừng đuổi!”

Ở bên ngoài cửa nhà, Thanh và Tuấn nghe được lệnh liền chạy về phía có cửa sổ, nhảy từ trên nhà sàn xuống đất, vừa nhảy vừa liếc nhìn. Đã nhanh chân nhất có thể, song cái họ nhìn thấy chỉ là một vệt bóng đen biến mất sau những lùm cây rậm rạp. Do có lệnh đừng đuổi theo, hai người họ không có truy theo, họ nhìn xem bóng đen biến mất, sau đó đầy cảnh giác tiến về phía cửa sổ.

Thanh làm nhiệm vụ cảnh giới xung quanh, Tuấn quan sát vết tích xung quanh cửa sổ, từ khung cửa, cánh cửa cho tới đất phía dưới cửa sổ và vùng xung quanh.

Sau một lát quan sát, Tuấn nói ra những điểm trọng yếu nhất: “Bóng đen, không nhìn rõ, không có dấu chân.”

Không có dấu vết nào sau khi lục soát, nghe được lời Tuấn báo cáo, Văn Bạ liền nói: “Tập trung, chúng ta lui.”

Văn Bạ kêu lui, bởi anh ta nghĩ cái bóng đen là lính giặc cỏ: “Nó về báo rồi, giờ ngu sao mà không chạy.”

Trên đường rút lui, năm người họ không gặp phải chuyện gì. Họ bình yên theo con đường nhỏ dẫn vào làng rời đi. Chỉ là không biết vì sao mà cảm năm người đều cảm thấy nóng lòng và một nỗi bực bội không tên. Năm người ai cũng kiềm nén nỗi bực của mình, im lặng đi đường.
 
Chương 3: Tù binh (3)

Ba rưỡi chiều, năm người Văn Bạ đến địa điểm hẹn trước với năm người còn lại trong đội. Họ đứng cạnh ngã ba đường đi về thôn Quyển Vân và thôn Trọng Kỳ.

Ba giờ bốn mươi lăm phút, chưa thấy bất kỳ ai trong đội còn lại tới, cộng thêm sự nóng nảy trong lòng, năm người Văn Bạ như ngồi trên chảo lửa, cảm giác bực bội như muốn nuốt chửng bọn họ. Chúng cứ thiêu đốt trong lòng họ, làm lòng họ loạn.

Thanh nén câu chửi tục lại, nhăn mặt nói: “Đ**… Đội trưởng, anh nói coi giờ chờ tiếp hay tính thế nào đây? Đã mười lăm phút rồi. Chúng ta cần trở về trước khi trời tối.”

Ma xui quỷ khiến, Văn Bạ chửi ầm lên: “Tiên sư tổ bố nhà nó, làm cái đ** gì lâu thế không biết?”

Rồi anh ta bực dọc nói tiếp: “Đi, đi tới đó xem có chuyện gì không.”

“Nhưng mà…”

“Không nhưng cái đ** gì hết, nhiệm vụ trinh sát không xong trở về ăn quân lệnh à? Đ** m** cả nhà anh. Đi!” - Văn Bạ xổ tục, gắt gỏng.

Văn Bạ vừa bực vừa tức, không đợi bốn người kia ý kiến gì, anh ta đã đi thẳng về thôn Trọng Kỳ.

“Xúi quẩy, đ** m** nó chứ, đi đi.”

“Đi thôi, chừng chờ cái đ** gì?”

Bốn người còn lại lần lượt đi theo, hai người trong số đó không kiềm được chửi ầm lên.

Thôn Trọng Kỳ được xây ở trong một thung lũng, bốn phía xung quanh là những sườn núi lớn và chỉ có độc nhất một con đường dẫn vào. Cách đầu thôn một trăm mét là một bia đá được khắc dòng chữ “Trọng Kỳ”.

Văn Bạ leo lên trên tấm bia đá, nhìn xuống quan sát hoàn cảnh toàn thôn. Anh ta không thấy bất kỳ khói bếp nào, trong thôn im ắng giống như là một nơi không có bất kỳ con người.

Năm người bước vào thôn, lập tức họ có cảm giác như rơi vào hầm chứa đá lạnh. Nhiệt độ nơi đây thấp hơn nhiều so với bên ngoài, cũng không có cảm giác nóng ẩm của khu vực phía tây. Nhiệt độ lạnh làm cái nóng cháy trong lòng họ giảm xuống một ít, khiến đầu óc họ dễ chịu đôi chút.

Vừa bị cái lạnh đánh úp, Văn Bạ giật mình trong thoáng chốc, đầu óc mơ mơ hồ hồ bỗng tỉnh táo một hồi. Anh ta hoảng hốt, ngơ ngẩn trong phút chốc, rồi lại bị sự mơ hồ che mất suy nghĩ.

Dùng phần lý trí ít ỏi còn sót lại, Văn Bạ nhìn bốn phía, bắt đầu đánh giá xung quanh.

Từ bên ngoài nhìn vào, thôn Trọng Kỳ rất tiêu điều, hoàn toàn không thấy một bóng người nào. Đi vào rồi, diện tích thôn lại lớn hơn dự kiến của Văn Bạ, từ chỗ đứng hiện nay anh ta không thể nhìn thấy cuối thôn.

“Bọn người Vũ đâu cả rồi?” - Văn Bạ mắng một câu, nhắc đến tên Đội Phó với sự hằn học.

“Mọi người cùng nhau đi tìm kiếm từng chỗ, hay là chia khu vực ra?”

“Thôn này diện tích không nhỏ, trời sắp tối, chúng ta cần tìm kiếm năm người Vũ, cho nên phải tách ra.”

“Năm người họ giờ này chưa thấy tăm hơi, e là lành ít dữ nhiều, chúng ta chia ra không phải là tìm chết sao.”

“Đúng thế, tỉ lệ gặp phải giặc cỏ rất lớn.”

“Chúng ta mà tách ra thì chỉ có đường chết.”

Nghe Văn Bạ muốn tách mọi người ra, bốn người còn lại liền lên tiếng phản đối. Dù gì đây cũng là việc liên quan đến tính mạng của họ, lúc này tâm tính nóng nảy, họ đã không chú trọng cái gọi là phục tùng cấp trên gì gì.

Nghe được những lời phản đối của bốn người còn lại, Văn Bạ nhướng mày, giọng nói sắc bén khiến bốn người kia không dám nói thêm tiếng nào: “Tao có nói là sẽ tách hết tất cả mọi người sao? Có nói sao!”

Thấy Văn Bạ lớn tiếng nổi giận, bốn người còn lại không ai dám làm chim đầu đàn, đành phải cúi đầu không dám nhìn anh ta. Họ giờ ngay cả thở mạnh cũng không dám.

“Nếu như bọn mày không nghe rõ, vậy tao sẽ nói rõ ràng điểm này. Tao sẽ tách mọi người ra thành hai tổ nhỏ, mỗi tổ sẽ được phái đi điều tra một khu vực. Giờ bọn mày đã nghe hiểu chưa?”

Nghe được mỗi người không phải bị sai đến điều tra một khu vực, bốn người còn lại thở phào nhẹ nhõm. Họ cảm thấy một nhóm có hai, ba người cũng có thể hỗ trợ nhau được nhiều hơn.

Văn Bạ tách đội ra thành hai tổ: Thanh và Tuấn một tổ, anh ta và hai người còn lại một tổ. Tổ Thanh điều tra phía bắc, phía đông thôn. Tổ Văn Bạ điều tra phía tây, phía nam, phía đông thôn.

Hẹn gặp nhau ở phía đông thôn, hai tổ bắt đầu tách ra điều tra.

Đi được chừng hai phút, tổ ba người Văn Bạ nhìn thấy một ngôi nhà. Văn Bạ chủ động tiến tới, dùng sức đập vừa phải vào cửa sân nhà. Ba lần như vậy, anh ta nghe thấy tiếng chốt cửa rơi xuống đất. Anh ta thử đẩy cửa ra, một tiếng “kít” dài vang lên.

Ngay lúc cửa được mở, một bóng người bỗng nhiên lóe lên trong tầm mắt Văn Dạ, dường như là một đứa bé.

“Có người?!”

“Ừ.”

Hai người đồng đội đi cùng cũng thấy bóng người sau cánh cửa. Người đồng đội đầu trọc còn gật nhẹ đầu khẳng định.

“Người mới vừa chạy đi là người ở trong thôn sao?” - Văn Bạ cảm thấy mình nói một câu rất nhảm nhí, vì cái bóng người là của một đứa bé, nó không phải người trong thôn thì chẳng lẽ lại là từ nơi khác đi lạc tới.
 
Back
Top