Truyện ngắn: Bạn gái tôi lớp 8

Truyện tâm linh


Bạn gái tôi lớp 8


Có một câu nói rất hay Chuyện tâm linh ma quỷ chỉ dùng để giao tiếp với kẻ ngu dốt. Đáng tiếc tôi được xếp vào loại thoái hóa giống, sống phải nương nhờ cửa Cha cửa Mẹ. Gạch đá là điều không thể tránh khỏi. Mong dù hay dở có thể đi đến hồi kết.

Điều tuyệt vời nhất của thanh xuân

Ai cũng có tuổi trẻ, những năm tháng đẹp đẽ rực rỡ, không lo nghĩ, được sống và làm những điều mình muốn. Tôi cũng vậy. Có một khoảng thời gian tuyệt vời đi làm gần nhà cùng thằng bạn thân với nhiều kỉ niệm như: rủ nhau trốn việc lang thang như chó dái đi bắt bô kê mon (pokemon), hai thằng nhà quê lên phố mua sh, cảm xúc ngồi sau vô lăng thằng mới đi học lái xe 2 ngày, chuyện yêu đương, những vui buồn trong cuộc sống và đặc biệt là yêu một cô gái kì lạ, một cô gái mà mọi người cho rằng tôi vã quá tưởng tượng ra, hoang tưởng, ấu dâm, ngáo đá, xúc tép nuôi cò, vân vân và mây mây. Một cô gái 4 năm qua luôn sống trong những giấc mơ của tôi.

“A scattered dream that's like a far-off memory... a far-off memory that's like a scattered dream... i want to line the pieces up... yours and mine.”
"Một giấc mơ rải rác giống như một ký ức xa vời ... Một ký ức xa xôi giống như một giấc mơ bị phân tán ... Anh muốn xếp các mảnh ghép lại ...Của em và của anh."


Mạch truyện

Lần đầu tiên thấy em
Động thổ và Phán quan
Khai trường
Nhưng mà anh thích em cơ
Ga tàu
Bữa vào
Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành 1
Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành 2
Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành 3
Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành 4
Án âm dương 1
Án âm dương 2
Án âm dương 3
Án âm dương 4
Án âm dương 5
Án âm dương 6
Nước phế quân tàn độc 1
Nước phế quân tàn độc 2
Nước phế quân tàn độc 3
Nước phế quân tàn độc 4
Nước phế quân tàn độc 5
Nước phế quân tàn độc 6
Thủy thần 1
Thủy thần 2
Thủy thần 3
Thủy thần 4
Thủy thần 5
Thủy thần 6
Hoa bưởi trắng 1
Hoa bưởi trắng 2
Hoa bưởi trắng 3
Hoa bưởi trắng 4
Hoa bưởi trắng 5
Hoa bưởi trắng 6
Hoa bưởi trắng 7
Hoa bưởi trắng 8
Gần như hoàn hảo 1
Gần như hoàn hảo 2
Gần như hoàn hảo 3
Gần như hoàn hảo 4
Gần như hoàn hảo 5
Bất đối xứng 1
Bất đối xứng 2
Bất đối xứng 3
Bất đối xứng 4
Bất đối xứng 5
Bất đối xứng 6
Bất đối xứng 7
Bất đối xứng 8
Mùa hoa để lại 1
Mùa hoa để lại 2
Mùa hoa để lại 3
Mùa hoa để lại 4
Con rối người 1
Con rối người 2
Con rối người 3
Con rối người 4
Con rối người 5
Con rối người 6
Con rối người 7
Con rối người 8
Con rối người 9
Con rối người 10
Con rối người 11
Con rối người 12
Phụ lục
Cho vàng vàng không cầm mà cầm phải cưt 1
Cho vàng vàng không cầm mà cầm phải cưt 2
Cái mầm cây ở cổ
Ngôi nhà hoang ven sông
Con chó một mắt 1
Con chó một mắt 2
Con chó một mắt 3
Lỗ ban thất hào 1
Lỗ ban thất hào 2
Lỗ ban thất hào 3
Lỗ ban thất hào 4
Lỗ ban thất hào 5
Lỗ ban thất hào 6
Lỗ ban thất hào 7
Lỗ ban thất hào 8
Ẩn thân pháp
Hai thái cực của A la hán
Cô gái ngồi chải tóc bên khung cửa sổ 1
Cô gái ngồi chải tóc bên khung cửa sổ 2
Cô gái ngồi chải tóc bên khung cửa sổ 3
Cô gái ngồi chải tóc bên khung cửa sổ 4
Cô gái ngồi chải tóc bên khung cửa sổ 5
Cô gái ngồi chải tóc bên khung cửa sổ 6
Cô gái ngồi chải tóc bên khung cửa sổ 7
Cô gái ngồi chải tóc bên khung cửa sổ 8
Cô gái ngồi chải tóc bên khung cửa sổ 9
Cô gái ngồi chải tóc bên khung cửa sổ 10
Cô gái ngồi chải tóc bên khung cửa sổ 11


Lần đầu tiên thấy em

Nói qua một chút, tôi là Long, làm ở một công ty xây dựng nhỏ, đến bản thân tôi cũng chả biết mình làm cái chức vụ quái gì trong công ty, chỉ biết mọi người gọi tôi là Long vật tư. Mua bán vật tư là tôi, cấp giám sát vật tư cũng là tôi, nhiều khi không có người thì cầm gương toàn đạc, đóng đinh bê tông, căng dây lấy cao độ cũng là tôi, bạn thân tôi tên Toàn kĩ sư xây dựng. Hai thằng được Sếp giao cho xây một ngôi trường mới mà công ty vừa bỏ thầu trúng. Ngôi trường nằm ở vùng đất có những quả đồi thấp và thoải đan xen nhau, trước kia của người Hoa khai hoang sinh sống, sau 1979 người Hoa bị trục xuất thì dân mình vào mở mang khai phá,trồng trọt chăn nuôi. Giờ thì cũng đã tấp nập nhộn nhịp hơn phố, đường bê tông bề ngang 8m vào đến cổng, nhưng nhiều thứ của người Hoa thì vẫn còn lại cho đến bây giờ. Đến thực địa khảo sát xem xét nơi xây trường mới thì nó vẫn thuộc quỹ đất của ngôi trường THCS cũ, cổng trường đã cũ kĩ rêu phong nhưng vẫn rực rỡ màu hoa giấy tươi mới trong nắng hè. Hiện tại là mùa hè, mùa học sinh nghỉ học. Cổng phụ vẫn mở nhưng tôi gọi bác bảo vệ cho phải phép. Khi bác bảo vệ già vẫn còn đang nheo mắt lần chiếc chìa khóa phòng giám hiệu kiêm phòng khách trong chùm chìa khóa để mời bọn tôi vào uống nước, tôi đang loay hoay quay dọc nhìn ngang xem bản vẽ thì thằng bạn tôi gọi tôi lại.
Long ơi, ra đây tớ bảo.
Gì thế bạn
Tưởng có việc gì hóa ra. Một em gái cấp 3 khoảng lớp 10,11 tầm gần 1m6 mặc áo dây quần cộc theo bộ, kiểu đồ ngủ bộ, mùa hè bọn con gái hay mặc, vải lụa satin mềm màu đen, người đầy đặn, nước da sáng, đùi trắng không tì vết, mặt tròn, tóc búi cao đang cho một bé trai tầm 2, 3 tuổi ăn. Chỉ có thể lói nà Ngọt canh xương ống đậm đà thịt thăn.
Mấy em gái cấp 3 mới lớn như thế này luôn là một bầu trời mơ ước với chúng tôi - một thế hệ thiệt thòi.

Hai thằng nhìn như muốn ăn tươi nuốt sống làm em ấy quay lại nhìn. Các bạn cũng hình dung ra rồi đấy, 2 thằng đực người yêu không có, vã toàn tập lén lút nhìn một cô gái mới lớn với ánh mắt toát ra sự thèm thuồng làm cô bé cảm thấy khó chịu,bất an bế cậu em trai lên chiếc ghế ngồi của trẻ con sau xe mini xanh, đạp xe về mất.
Em nó về làm hai thằng tay lau dớt mồm thở dài tiếc nuối. Quay lại với chuyện trường lớp, bác bảo vệ mời chúng tôi vào phòng giám hiệu uống nước, báo hôm nay thầy hiệu trưởng không lên được, chúng tôi cũng bảo không sao, cũng không cần thiết lắm, xin phép bác cho chúng tôi đi xem nền móng, hỏi qua về địa thế, chất đất. Mọi thứ đều tốt trừ một vài việc nhỏ. Việc đầu tiên là nơi đặt lán trại công nhân nằm bên cạnh mộ tổ của một nhà Hoa kiều, như bác bảo vệ nói là năm nào tầm này họ cũng về cúng khấn, năm nay chắc cũng tầm 1 tuần nữa là họ lại về thôi. Tôi đưa mắt nhìn qua bờ tường rào, một ngôi mộ tròn, to, cổ kính nằm giữa vườn thanh long đang đơm hoa kết trái. Việc thứ hai là gần chỗ đào móng trường mới, có một căn hầm nhỏ, tương đối nông của người Hoa bỏ lại, trong cũng chẳng còn của nả gì, ngòai một thứ đất nâu mềm, dẻo như đất sét nhưng khi thằng bạn tôi véo lấy một ít cầm lên, ra ngoài ánh sáng mặt trời thì khô, cứng lại rất nhanh. Cũng không hề gì, chúng tôi tính đào tránh nó ra một chút là được. Bao năm nó nằm đây thì cứ kệ nó thôi. Có kiêng có lành. Còn ngôi mộ tổ kia thì là đất của một hộ dân cách trường đúng một bức tường thấp, nhắc nhở công nhân, thợ xây chuyện ăn ở vệ sinh là xong thôi. Nhưng nắm đất nâu kia lại làm tôi nhớ về một câu chuyện truyền miệng từ xa xưa trong này. Cho vàng, vàng không cầm mà cầm phải cứt.
 
Last edited:
Con rối người

I

Hôm sau lên trường, vừa cho xe vào nhà xe, thấy bộ dạng như mất ngủ của tôi, bác Thành bảo vệ đã đùa:

-Con nòi của giống nuôi bảy bồ cám tám bồ bèo mà chưa gặp Thần nanh đỏ mỏ đã trầy vảy đứt gân thế này

Tôi mặt vẫn nghệch ra như mất sổ gạo:

-Tí thì toi bác ạ

Trong tiếng dép loẹt quẹt, lời bác Linh từ đằng sau chen vào:

-Gặp Thần nanh đỏ mỏ trước giờ chỉ có mỗi ông là về được chứ có ai

Bác Thành mắng lờ đi:

-Ông lại bắt đầu ăn nói như mắc thằng bố rồi đấy! Đừng có cua nhà nọ rọ nhà kia soi mói việc của người khác

Tiếng bác Linh cười chữa gượng:

-Dù ông có đậy cũng đầy người biết chuyện xưa ông mang tơi đội nón trấn âm binh. Tôi không rỗi hơi mồ chẳng chối, nói dối cho mồ.

Bác Thành cầm cái chổi rễ cán dài, quay lưng bước nhanh mà nói thả:

-Ông toàn chuyện không đâu, mồm dai như trâu đái

Bác Linh cũng chẳng phật ý mà lại lên mặt tự đắc cho việc chọc tức được bác Thành là hay là giỏi. Tôi và bác Linh vào trong chòi vật tư, hai bác cháu lại làm những công việc quen thuộc. Lại kiểm đếm, ghi ghi chép chép. Tôi hỏi bác Linh:

-Nói như mắc thằng bố là thế nào hả bác?

Bác Linh đáp:

-Mắc thằng bố là nói về người bị vong hồn người chết nhập vào, trở nên lẩn thẩn hay nói nhảm một mình.

Tôi lại hỏi:

-Thần nanh đỏ mỏ là Thần Trùng đúng không bác?

Bác Linh tháo cặp kính lão cho vào trong túi áo ngực:

-Theo truyền thuyết, từ thuở xưa bên Bắc quốc có 12 con quỷ dữ chuyên giết những người cùng họ với người chết nhằm vào giờ độc. 12 con quỷ đó được người Hán gọi là Thập nhị thời thần. Dân gian vẽ thần trùng xuất hiện dưới dạng một con chim gọi là thần nanh đỏ mỏ, từ trên không đáp xuống mồ người chết mổ thật mạnh đến nảy lửa làm cho người chết cũng phải kêu than. Để trừ hậu họa dân chúng đã nhờ đến các đạo sĩ. Có một người đạo sĩ đã làm phép vây bắt được 12 con quỷ đó. Ông ta đem nhốt chúng vào một cái hòm lớn, đậy nắp lại, dán lá bùa lên trên rồi thả bè trôi sông. Hòm trôi ra biển, sóng gió đưa dạt dần xuống vùng biển nước Nam.

Thời đó ở một vùng nọ nước ta có một người ngư dân tên là Tín. Ngồi thuyền câu cá trên biển trông thấy cái hòm nghĩ là hòm châu báu. Liền kéo với chiếc hòm lên mở ra. Thế là 12 con quỷ được giải thoát, lên bờ và tràn vào nước Nam. Lũ quỷ hại người có thân nhân mất vào ngày Thần Trùng được người Việt gọi là Thần Trùng. Trong dân gian vẫn truyền tụng nhau những trường hợp trùng tang liên táng hết sức đau thương. Thậm chí có nhà nhân đinh đông đúc là thế mà vài ba năm phải chịu cảnh tuyệt tự.

Nhà có người chết đã là điều khổ đau nhưng chết vào ngày Thần Trùng cắt lục can thêm muôn vàn đáng sợ.

Tháng 1,2,6,9,12 chết nhằm ngày Canh Dần hay Canh Thân là phạm Thần Trùng " Lục Canh Thiên Hình ".

Tháng 3 chết nhằm ngày Tân Tị hay Tân Hợi là phạm Thần Trùng " Lục Tân Thiên Đình ".

Tháng 4 chết nhằm ngày Nhâm Dần hay Nhâm Thân là phạm Thần Trùng " Lục Nhâm Thiên Lao ".

Tháng 5 chết nhằm ngày Quý Tị hay Quý Hợi là phạm Thần Trùng " Lục Quý Thiên Ngục ".

Tháng 7 chết nhằm ngày Giáp Dần hay Giáp Thân là phạm Thần Trùng " Lục Giáp Thiên Phúc ".

Tháng 8 chết nhằm ngày Ất Tị hay Ất Hợi là phạm Thần Trùng " Lục Ất Thiên Đức ".

Tháng 10 chết nhằm ngày Bính Dần hay Bính Thân là phạm Thần Trùng " Lục Bính Thiên Uy ".

Tháng 11 : Chết nhằm ngày Đinh Tị hay Đinh Hợi là phạm Thần Trùng " Lục Đinh Thiên Âm ".

Nếu gặp thêm năm, tháng trùng nữa càng nặng hơn

Trùng tang liên táng là một sự thực, dù cho người ta đến ngày hôm nay vẫn chưa tìm ra bản chất của nó. Từ xa xưa, người Việt chúng ta đã có quá trình theo dõi, giải quyết có hiệu quả việc này. Thực ra sau khi tính toán và phát hiện ra người chết phạm vào Trùng tang liên táng, cách xử trí rất đơn giản. Quan trọng là phải phát hiện sớm, xử lý sớm. Các phương pháp hóa giải Trùng tang liên táng phổ biến có bài thuốc trấn trùng và linh phù trấn trùng.

Thuốc trấn trùng dùng các vị sau đây:

1/ Thần sa : 3 đồng cân .

2/ Chu sa : 2 đồng cân .

3/ Hồng hoàng : 5 đồng cân .

4/ Sương luật : 5 đồng cân .

5/ Địa liền : 5 đồng cân .

6/ A ngùy : 3 đồng cân .

7/ Huyết giác : 3 đồng cân .

8/ Đại hồi : 5 đồng cân .

9/ Quế chi : 5 đồng cân .

Dùng chỉ ngũ sắc kết phù Tứ tung ngũ hoành để trên mặt thuốc, cho vào túi vải yểm trong quan

Bộ linh phù trấn trùng gồm phù để gối đầu hình bát quái hậu thiên với số 5 chính giữa trung tâm hành thổ, phù dán giữa rốn, phù dán giữa ngực, phù lót quan hình cá chép, phù nóc mộ, phù lòng tay. Phù Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ bọc vách quan, phù dán tường tứ phía. Phù đầu, giữa, chân ván thiên. Phù trấn ngoại quan, phù trấn 4 phương Đông, Tây, Nam, Bắc. Và quan trọng nhất là tờ phù trị trùng gửi người mất cho quan hành khiển Bắc Đẩu kèm lục tự đại minh om mani padme hum trong đó ghi rõ tên người bói dịch văn sớ ghi rõ tên tuổi ngày giờ, đầu càn, đầu khôn, đoạn an đoạn cát cho người mất.

Theo cách của Đạo gia thì thường dùng Ngũ linh độn số chọn thời gian khâm liệm, thời gian di quan, thời gian hạ huyệt. Tại mỗi thời điểm trên ta có một quẻ Ngũ linh cần tránh những quẻ Lục xung, quẻ có tượng xấu, Dụng khắc Thể, Thể sinh Dụng, quẻ có hào Thái tuế động.

Trước khi khâm liệm dùng giấy mầu vàng hai mặt vẽ quẻ Dịch của ba thời điểm trên, mặt kia vẽ Thư phù (Dịch tự của quẻ đó). Quẻ của Cục khâm liệm dán ở thành trong phía đầu quan tài. Mặt có Quẻ dán úp vào mặt gỗ, mặt có Dịch tự quay ra ngoài. Quẻ của Cục Di quan dán ở chân quan tài. Quẻ của Cục hạ huyệt, dán ở bên vai. Cần chú ý đầu Giải, đầu Lữ, hướng ma phương Thu, ma phương Phát.

Cách của Phật giáo dù là Mật Tông hay Chuẩn Đề thì không có gì đặc biệt. Đối với Phật giáo, sống chết là chuyện thường nhiên, do nghiệp lực của tự thân mỗi người chi phối. Sống và chết chỉ là hai hiện tượng trong tiến trình luân hồi bất tận. Nghiệp tuy có chung và riêng, song nghiệp riêng vẫn giữ vai trò chủ động, quyết định và có tính cách độc lập, không ai có thể thay thế cho ai. Vì thế, Phật giáo không có quan niệm về ngày trùng tang, trùng nhật và hoàn toàn phủ nhận việc ngày giờ chôn cất của một người mà có thể ảnh hưởng đến sự sống chết của người khác.

Tuy nhiên, vì tập tục này ăn sâu vào tâm thức mọi người nên một vài nơi, trong tinh thần phương tiện, nhà chùa vẫn khuyên các Phật tử không an táng thân quyến vào những ngày trùng, nhằm giúp họ an tâm để chu toàn tang lễ đồng thời nỗ lực cầu nguyện, khai thị, làm phước hồi hướng cho hương linh. Đây là những điều cần làm để " âm dương lưỡng lợi" theo quan điểm Phật giáo. Như Phổ Quảng đã từng nói: Theo tinh thần Phật giáo Chính pháp thì không có kiêng cữ ngày giờ. Mọi sự vật đều bị chi phối bởi luật nhân - quả. Bởi vì chúng ta còn là phàm nhân nên mọi người chúng ta cũng bị chi phối bởi các tín ngưỡng dân gian. Đức Phật không cho chúng Tăng xem bói, coi tướng ngày giờ. Nhưng để hóa độ chúng sinh, cho nên chúng Tăng có vị đã làm những việc này, xem như là một phương tiện nương vào đó để hóa độ chúng sinh vì chúng sinh tín ngưỡng như thế nên các ngài mới độ để giúp cho họ có niềm tin vào Phật vào Chính Pháp. Nhưng hỡi ơi! Vào thời này có vị lạm dụng những việc này để kiếm tiền làm ô danh cửa đạo. Thật đáng buồn thay!

Một điều đáng chú ý là có nhiều phương pháp hóa giải Trùng tang liên táng, nhưng những phương pháp của Tiên gia, Phù thủy, Đạo gia thường là những phương pháp bắt nhốt trùng. Cách này tuy hiệu quả nhưng thực ra rất nguy hiểm vì khi công lực của thầy còn cao, trùng còn phải chịu hãm trong vòng tù ngục, nhưng khi thầy chết, không còn ai cai quản nhà tù nữa, trùng sẽ thoát ra gây ảnh hưởng rất nặng đến gia đình thầy và thân chủ. Phương pháp tốt nhất là dùng Phật giáo, trì chú cho trùng được siêu thoát, sau đó hồi hướng công đức cho họ. Phương pháp này dùng những năng lực của Phật pháp, siêu độ cho trùng rất tốt, khiến cho trùng sớm siêu thăng tịnh độ, không còn làm ác được nữa.

Tôi lưỡng lự thắc mắc:

-Có nghĩa là bác Thành phá được thế trùng của Thập nhị thời thần phải không bác?

Bác Linh gật đầu:

-Qua quãng thời gian bác và bác Thành hạ quan lộc đảo thiên di đi ăn xin, ăn mày lấy thiên chân đổi thiên nhãn thì cả hai đều có mắt âm dương. Nhưng mắt âm dương của bác bị mất đi sau một khoảng thời gian rất ngắn do bác dùng chúng để kiếm tiền. Trái ngược hoàn toàn với bác Thành đó giờ đã là một thầy pháp nổi danh, thuận cổng âm dương, nghịch hồn địa phủ.

Bác Linh nói tới đây thì thằng Toàn vào:

-Bạn gọi anh Lâm cơ khí vào bàn phương án đi vì kèo khu 1 nhà chữ L đi. Đầu hồi, thu hồi xây xong rồi.

Guồng quay công việc cuốn tôi vào hết một ngày. Tan làm về mới nhận ra ngày hôm nay tôi đã bỏ quên một thói quen. Ấn nút tạm dừng cuộc sống lại một vài giây để ngắm nhìn gương mặt trong trẻo của lớp 8. Đêm về tôi chạm lại một giấc mơ kì lạ đã theo tôi nhiều năm. Mỗi năm kí ức như sợ tôi đánh quên mà nhắc lại một hai lần. Tôi đi làm về, đạp xe trên con đường, qua cây đa già bên đồng, vòng qua cái giếng làng. Dựng xe trước một mảnh sân lát gạch đỏ của một khu nhà tập thể hai tầng thời bao cấp. Đi qua hành lang không người, vào trong nhà, cảm nhận sự mát lành của không gian tĩnh lặng. Trong gian buồng ngủ, trong khoảng không tối đen không ánh sáng tĩnh mịch một thanh âm con gái nhẹ nhàng vang lên:


-Anh đi làm về rồi đấy à?
 
Last edited:
Con rối người

II


Tôi giật mình tỉnh giấc như bao lần trước. Kéo ngăn tủ, mở cuốn sổ tay nhỏ mà tôi hay ghi chép lại những giấc mơ của mình. Đã bao lần tôi được nghe câu hỏi Anh đi làm về rồi đấy à? Mỗi lần lại mang đến một cảm giác khác lạ. Khi sợ hãi, lúc tò mò. Thực ra thì em là ai?

Sáng chủ nhật, học sinh nghỉ nhưng lớp 8 đi lao động. Đang đanh đá chanh chua với đám con trai nghịch ngợm trong lớp. Tôi dùng mặt cạnh ngón út phủi nhẹ lớp bụi trên ghế đá, tựa lưng vắt chân ngồi suy tư. Bóng dáng Minh đã lững thững từ phía sau qua mặt trong cặp kính cận. Minh nhẹ nhàng ngồi cạnh tôi rồi nói:

-Chú có một chị người yêu rất xinh. Đừng cướp đi người yêu danh tiếng của cháu nữa

Tôi đưa đôi bàn tay xoa bù xù mái tóc Minh đáp:

-Làm ơn hãy để tôi yên

Minh không cáu gắt vì tôi đã làm hỏng mái tóc được chải chuốt rất kỹ của mình, coi như không nhắc lại:

-Chị ấy rất xinh. Luôn đợi chú trở về sau những chuyến công tác dài ngày

Lúc này tôi dựng hết tóc gáy như có hơi lạnh tràn ra từ sống lưng. Tôi quay sang nhìn Minh. Thằng bé không nói gì, lấy bàn tay vuốt vuốt lại gọn gàng mái tóc rồi bỏ đi. Đi được một đoạn ngắn, Minh chợt dừng bước chân, ngoảnh đầu lại:

-Chú cũng dễ bị lừa nhỉ?

Bác Thành bảo vệ quét sân điệu bộ cà lơ thất thểu đi qua, tiện cái cán chổi tre dài vụt vào mông Minh đánh bộp, tiếng rất giòn nhưng chắc chắn là không đau:

-Mẹ anh đang đi tìm đấy! Không nhanh là nát đít

Bác Thành dựng chổi vào gốc bàng, ra ngồi cạnh tôi. Bác Thành hỏi tôi:

-Hôm nay ông Linh đi đâu không thấy Long nhỉ?

Tôi trả lời:

-Bác ấy xin nghỉ buổi sáng đi tát ao bác ạ. Chiều kiểu gì bác cũng có con cá trắm to.

Bác Thành bình thản lắc đầu:

-Bác không ăn cá lâu rồi. Cũng thấy ông ấy nhắc nhỉ việc tát ao nhưng không nghĩ là sáng nay đã tát luôn. Đúng là giận thì đánh, quạnh thì thương. Dù lắm mồm nhưng không nghe thấy tiếng ông ấy kể cũng buồn.

Tôi đáp:

-Có mấy người được như hai bác đâu ạ

Bác Thành cười:

-Anh cứ nghĩ ra to tát đũa bếp khuấy nồi bung chứ thực ra bạn bè hay vợ chồng đều là cái cảnh anh mù dắt anh lòa, anh khốn khó gặp chị trở trời. Có sừng thì đừng có nanh. Đòi cả nanh cả sừng thì trâu bò cũng không sống được với nhau chứ chẳng phải người.

Rồi bác Thành gạ gẫm:

-Thôi vào phòng bảo vệ uống chè với bác. Có lọ chè ngon uống thì tiếc để thì mốc, phải giấm giúi ngày nghỉ tránh thầy Tú mồm gầu cho đỡ hao chè. Chè sen để bàn thờ mà ông Tú còn kêu thơm thì chỉ xứng đáng uống chè bồm, chè trâu dẫm.

Hai bác cháu ngồi uống chè nói chuyện. Tôi kể lại chuyện Trùng tang liên táng và các cách hóa giải qua góc nhìn của bác Linh. Bác Thành cười:

-Ông Linh dựa vào truyền thuyết 12 con quỷ phương Bắc nên cách hóa giải cũng đều là của phương Bắc. Bát quái tiên thiên hay bát quái hậu thiên, thảo thơm, các ma phương đóng - mở, thu – phát, ngũ linh độn số hay thư phù đều để tạo ra các nhà ngục tạm thời khóa trùng kèm tờ sớ gửi Bắc Đẩu Tinh Quân.

Tôi hỏi tiếp:

-Cháu thấy còn có tục lệ khi khâm liệm người chết thì người ta rải bộ bài tổ tôm vào trong quan tài. Nhưng cháu không rõ là nhằm mục đích gì.

Bác Thành trả lời:

-Là quan niệm người chết sẽ có 120 quan quân bảo vệ và có bộ bài tiêu khiển ở thế giới bên kia, có nơi bỏ ra hàng Yêu (yêu nghiệt, yêu quái) và quân Bát Sách (Bà cô gàn dở hút thuốc ngồi rỗi) với ý nghĩa là người chết sẽ được đầu thai ứng với những quân bài như Cửu Vạn thì làm người khuân vác, Tam Sách thì làm nghề sông nước, Tứ Sách thì làm bưng bê, phục vụ,...

-Ngoài ra còn nhiều luật tục như hội Tổ Tôm trong đám cưới, các cuộc liên hoan, hội họp rất vui khi khai hội ù “Thập điều” vì cho là điềm may mắn cho đôi trẻ hay báo hiệu niềm vui và kiêng ù Bạch Định với quan niệm Bạch Định là trắng tay, đổ vỡ, phá sản hoặc như trong đám tang kiêng ù “Kính tứ cố” và “Kính cụ”. Khi làm lễ cất nóc nhà thì chủ nhà mời nhưng người đức cao, quyền trọng đến chơi bài và khi nào có người ù được ván “Thập hồng” hoặc bài “Tám đỏ” nếu chơi Chắn thì lấy toàn bộ quân bài của người đó đóng lên cột, kèo, đầu hồi của mái nhà để lấy phước lấy may với quan niệm nghiệp làm ăn gặp vận đỏ, phát tài phát lộc và hội chơi sẽ kết thúc chỉ khi có ai ù được “Thập hồng”, “Tám đỏ” thì dừng cuộc chơi và ngả cỗ ăn mừng. Tổ Tôm Điếm là trò chơi được các tổ chức xã hội, chính quyền xưa nâng tầm trở thành sinh hoạt văn hóa cộng đồng, một sinh hoạt văn hóa, văn nghệ và giáo dục không thể thiếu trong các lễ hội dân gian.

Người xưa nói rồi:

Làm trai mà không biết đánh Tổ Tôm

Uống nước lá ổi xem l...ồn trẻ con

Nhưng điều đặc biệt của bộ bài Tổ Tôm là nó lại mang các hình minh họa dân gian thời Nhật Bản. Những chữ viết trên lá bài là một loại chữ Hán (kanji) kiểu cách, hơi giống Lệ thư (reisho) với nét cứng mạnh, gồm có bốn loại chữ là “văn, vạn, sách, thang không biết có liên hệ gì với mạt chược, tiếng Nhật gọi là “majan” (ma tước) không? Còn các hình vẽ đều là hình vẽ của Nhật, có lẽ gốc là một lối tranh mộc bản (mokuhan, học từ Trung Hoa nhưng trở thành đỉnh cao mỹ thuật độc đáo của Nhật) đơn giản và nay thường do người Hoa in ra bán. Ðặc trưng Nhật Bản rõ rệt nhất là tất cả các nhân vật đều mặc “Kimono” thời Edo, trong số này có 18 hình đàn ông (có 8 người bó chân), 4 hình phụ nữ và 4 hình trẻ em. Các hình cá chép (koi), trái đào (momo), thành (shiro), thuyền (fune) cũng là những hình ảnh Nhật.

Trong nhật báo L'Annam Nouveau 1932 qua bài Le To Tom ông Nguyễn Văn Vĩnh đã đề cập đến một câu hỏi lớn mà vẫn còn là bí ẩn đến ngày nay là Tổ Tôm xuất xứ từ đâu? Nội dung của nó ra sao? Lưu lạc thế nào vào Việt Nam? Trong khi ở Trung Quốc và Nhật Bản không lưu hành và không biết đến bộ bài này.

-Có một điều ít người biết đến là Tổ tôm là trò chơi cờ bạc với mức độ gây nghiện đến tàn sát coi ngang Cờ Lục Bác. Nổi tiếng là ván tổ tôm của Cao Bá Quát với vua Tự Đức. Vì mến tài văn chương của Thánh Quát nên vua Tự Đức hay cho gọi Quát vào cung hầu tổ tôm, nói chuyện văn thơ. Một bữa, khi quân chi chi vừa dậy, vua vỗ đùi hô to:

-Chi nẩy!

Các quan trong hội tổ tôm đều kinh hãi nhận ra vua hô nhầm. Theo luật tổ tôm Ù chi nẩy chỉ xảy ra khi duy nhất bài chỉ chờ đúng 1 tiếng chi chi thôi. Nhưng lần này, bài của vua còn phải chờ cả tiếng Ngũ sách nữa. Đúng ra, vua chỉ được hô :

-Có lèo thôi

Mọi người biết vậy nhưng không ai dám bắt lỗi vua. Duy chỉ có Cao Bá Quát vốn tính khảng khái quyết chỉ ra lỗi bắt vua phải Chèo đò là lỗi ù nhỏ hô to. Đây là một lỗi nặng trong luật tổ tôm, bị xóa hết điểm đã được từ đầu hội và cả ván ù tiếp theo nữa mới được trả đò. Như chiếc thẻ đỏ truất vua trong ván đấu.Tất nhiên, trước sự bình đẳng trong bài bạc, vua phải chấp hành nhưng trong bụng không vui. Ít lâu sau, Quát làm chủ khảo bị phạm trường quy tại Quy Nhơn, đã để cho 1 thí sinh giỏi nhưng bài bị phạm húy được ưu ái chấm đỗ. Lỗi ấy lẽ ra chỉ bị tội đồ, nọc ra đánh rồi đày đi biệt xứ. Nhưng Cao Bá Quát bị tống ngục rồi xử trảm. Ngồi trong ngục, Quát dò lại nguyên nhân chính dẫn đến mình bị tăng án quá nặng là ván tổ tôm ngày nào hầu vua rồi chấp bút biên thơ:

Vạn tam đáo cửu, song lục thất

Sách bát hoàn tam ngũ chí không

Văn tam tứ tứ dư lục thất

Độc cụ vô thang, khởi binh đao

Bỏ 3 từ cuối là nguyên nhân vua chém chết Quát, cả bài thơ là những lá bài tổ tôm của vua hôm đó:

Hàng vạn có từ tam vạn đến cửu vạn, trong đó có 2 quân lục vạn và thất vạn

Hàng sách có từ bát sách đén tam sách nhưng không có ngũ sách,

Hàng văn có tam văn,2 quân tứ văn và thừa ra lục thất văn

Hàng yêu có 1 quân ông cụ, không có thang thang

Tôi lấy làm lạ hỏi:

-Cờ Lục Bác là cờ gì hả bác? Có phải chính là những quân cờ mà bác đã dùng để phá thế trùng của Thập nhị thời thần không ạ?

Bác Thành lắc đầu trách:

-Ông Linh lại xằng xiên rồi. Lục bác của Trung quốc giống Tổ tôm của Việt Nam là đều dùng để chôn cùng người chết. Tổ tôm khiến Thánh Quát bị hành hình thì Lục bác cũng khiến Nam Cung Vạn giết Tống Mẫn Công sau một ván cờ tranh cãi.

Rồi bác Thành thở dài:

-Cũng chỉ vì ngày xưa quá ngông cuồng huyền học phương Bắc, bác đã không cứu được một mạng người. Bác đã thề không bao giờ sử dụng đến huyền thuật nữa.
 
Last edited:
Con rối người

III


Tôi vẫn gắng gượng hỏi:

-Nhưng tại sao mọi người lại đồn đại chuyện bác phá được thế trùng của Thập nhị thời thần

Bác Thành đặt chén nước chè đang uống dở xuống:

-Thôi được. Trước sau gì cháu cũng sẽ là Khắc Ô nên bác cũng chẳng có gì phải ngại ngần mà không kể.

-Đó là một đám tang vào tháng Cô hồn. Là ngày trăng tròn của tháng 7 âm lịch. Một đám tang có dấu hiệu trùng tang rất rõ ràng. Rất nhiều người trong gia đình mơ thấy quân lính về đập cửa đòi bắt người nhưng không rõ là bắt ai. Bác nghĩ phần nhiều là thư yếm. Mấy đời sấm trước có mưa. Có lẽ mọi chuyện sẽ ổn như bao vụ trùng thư khác. Bác không dùng phù hổ hay đồ tướng mà đi xin thẻ nhà Trần. Vì trước giờ việc cai quản quân binh âm giới đều do nhà Trần đảm trách. Phù đồ mạnh trước yếu sau, suy tàn theo năm tháng cùng pháp lực của thầy pháp. Mọi chuyện cũng ổn thỏa khi phân tách được người nhà và trùng thư. Duy chỉ có một người đàn ông trong nhà sinh năm Đinh Sửu. Ông ta không mơ thấy ai về bắt mình nhưng lại không do dự mà khẳng định:

-Làm gì thì làm, người tiếp theo phải ra đi sẽ là tôi

Việc này không làm cho bác thấy lo sợ mà dậy lên tính ngông cuồng háo thắng trong lòng. Ông tưởng ông muốn chết mà tôi sẽ để cho ông chết sao. Dù gì cũng chưa lần nào nhìn thấy Thời thần về bắt người. Chắc chắn lần này sẽ chặn được Thời thần. Bác xin tứ trụ của người đàn ông. Luận tính thế nào thì ông ta cũng không thể chết. Đêm về tầm hai giờ sáng, là giờ giao ban Âm giới, có tiếng gà chợt kêu rất dở. Sau đó một con quạ đen bay ngang qua mà kêu. Như có vật gì đó vướng vào tán cây rơi xuống đất. Nghe loạt soạt như tiếng giãy giụa trở mình trên lá khô trong vườn. Bác không ra xem mà đi ngủ. Sáng sớm hôm sau ngắt lá trầu quả cau vào Đình làng. Đến trưa nằm nghỉ thì thấy Phán quan đang ngồi bên bàn uống nước hỏi:

-Anh có việc gì mà vào Đình sớm thế?

Bác vội dậy, từ tốn thưa:

-Dạ thưa Quan. Con có sự muốn trình

Phán quan đáp:

-Anh trình nhanh tôi còn đi

Bác không e ngại mà hỏi:

-Dạ con muốn hỏi tứ trụ của đàn ông sinh năm Đinh Sửu này đã đến hạn chết chưa ạ?

Phán quan lắc đầu:

-Đến giờ thì chưa có tên dưới này

Rồi Phán quan lấy làm lạ hỏi:

-Anh mới nuôi chim à. Mà lại là một con quạ mù nữa

Bác chối:

-Dạ không. Là nó bay vào vườn. Con không nuôi. Sống chết là tự do nó.

Phán quan đưa lá trầu quế quệt vôi cho vào miệng:

-Có người đâm đơn kiện anh nuôi ngũ trùng. Trùng đã ra ma, chết bốn còn một là con quạ mù trong vườn. Anh tính sao?

Khi bác nhìn ra vườn, không biết ở đâu bóng một người đang bò lên bờ tường thoát ra. Hương trầu cay nồng sộc lên cánh mũi.

Phán quan tiếp lời:

-Đã xin thẻ nhà Trần phải sống ngay thẳng, thanh khiết, việc nuôi ma tà là cấm kị. Anh biết chứ?

Bác cúi đầu khảng khái mà xin:

-Con bị oan

Phán quan ngừng nhai trầu, nhả bã vào ống mà nhắc:

-Ma mới mà tôi thấy nó nhai cau còn rơm hơn cả tôi. Tôi cho anh đúng một ngày để chứng minh mình trong sạch.

Phán quan nói xong phẩy áo đi trong khói trầu. Khi mở mắt còn lờ mờ thấy áo mũ lướt qua trước cổng. Lũ ma đói khát bên đường thấy bóng Phán quan thì dạt cả sang hai bên chứ không dám kêu gào cào cửa đòi ăn như mọi khi.

Phán quan nhắc bác nó là một con ma mới mà nhai cau tơi như rơm bới nhiều khả năng là một con ma Tàu. Dân Tàu đến giờ vẫn coi cau như một thức quà vặt gây nghiện giống như dân Tây nhai kẹo cao su vậy. Những vụ việc có yếu tố tây tàu ít nghiêm trọng Âm giới thường có cách giải quyết khiêm nhường. Lắm nơi thờ ông tướng Tàu mất đầu mà vẫn thiêng là ở lẽ ấy. Nó cũng giống như việc phân đất Thiên đình cho Bật Mã Ôn chăn ngựa trong Tây du ký thôi. Trần sao âm vậy. Một con ma Tàu thoát lúc tranh tối tranh sáng, chữ nghĩa giấy sớ như đồ thì cũng chẳng phải vừa.

Bác ra thì con quạ vẫn quanh quẩn trong vườn. Chạy chỗ này chỗ kia và chẳng thèm để ý gì con chó giữ nhà đang bên cạnh. Chó nhà bác không phải chó ông Thánh cắn ra chữ nhưng cũng chẳng phải loại chó càn cắn giậu. Dấm dẳng như chó cắn ma, nhưng tuyệt nhiên con chó không cắn tiếng nào. Bác mang ít cau trầu và vôi ngồi bổ. Trầu dằm vôi, cau chẻ sợi làm quà vặt cho ma. Khoảng 12 giờ đêm thì nó chèo tường về ăn. Bóng nón tốt Trần triều lấp loáng cũng là lúc nó bị gô cổ bắt sống. Nhưng dở hơi là sau đó con quạ mù bắt đầu tha hòn sỏi vào sân thả xuống mà kêu tiếng người:

-Lục bác! Lục bác!

Nó cứ dùng mỏ thả hòn sỏi xuống rồi lại chạy tới chỗ hòn sỏi nhặt lên như đang tung xúc sắc, chạy từ ô này sang ô kia trong sân. Con chó trông nhà cứ cụp đuôi chạy quanh chứ không dám cắn. Có thể cháu không tin nhưng với một hòn sỏi mẻ 6 mặt, vài ba ô vuông sân, bác đã đánh một ván cờ Lục bác với một con quạ. Đến hơn 1 giờ đêm mới dừng.

-Lục bác là một dạng cờ chạy tính điểm phổ biến thời nhà Hán. Lục bác dần đi tới chỗ biến mất trong xã hội Trung quốc sau sự ra đời của cờ vây với tính đối kháng mạnh mẽ hơn, luật chơi đơn giản hơn.

Lý Bạch đã từng có những câu thơ nghe đã thấy mất ngủ về Lục bác:

有时六博快壮心

绕床三匝呼一掷

Hữu thời lục bác khoái tráng tâm

Nhiễu sàng tam táp hô nhất trịch

Rảnh rỗi Lục bát sướng tâm trạng

Quanh giường ba vòng vang một ném

Nghe cũng chẳng khác gì đám xóc đĩa vòng trong vòng ngoài bán chẵn mua lẻ thật tệ nạn. Khổng Tử cũng cho rằng người chơi lục bác hay cờ vây là bắt nguồn của nhiều thói xấu, chỉ khá hơn những người ăn không ngồi rồi. Đã cờ bạc là dở rồi. Người Trung hoa hiện đại cũng rất ít người biết về tất cả các dạng của Lục bác. Vì chỉ sau khi khai quật các khu mộ quý tộc cổ đại mới biết đến sự có mặt và tồn tại và phát triển của cờ Lục bác. Với một người Trung hoa dân quốc bình thường, cờ Lục bác có cách chơi tính điểm khá đơn giản như cờ Cá ngựa mỗi bên 3 mảnh gỗ với dân thường, 3 mảnh ngọc với quý tộc cung đình. Dùng 6 thẻ tre tung sấp ngửa còn gọi là tung đũa để tính số lượt đi sau được thay bằng xúc sắc 16 mặt. Tính di chuyển theo giao ước trên bàn cờ. Giao ước cơ bản nhất, bắt đầu với Phương - Bạn - Yết - Đạo - Trương rồi ngược lại Trương - Đạo - Yết - Bạn - Phương sau đó là Trương - Cứu - Khuất - Huyền - Cao rồi lại ngược lại Cao - Huyền - Khuất - Cứu -Trương.

Tiếp đến vào vòng Trương - Đạo - Yết - Bạn - Phương ngược vòng Phương – Bạn – Yết – Đạo -Trương tiếp vòng Trương – Cứu – Khuất – Huyền – Cao rồi ngược lại Cao – Huyền – Khuất – Cứu – Trương.

1高 5张 9方 5张

2 玄 6道 8畔 4究

3 屈 7揭 7揭 3屈

4 究 8畔 6道 2揭

5 张 9方 5张 1高

Cũng có thể chơi với giao ước

1 2 3 4 5 6 7 8 9

9 8 7 6 5 4 3 2 1

Đánh xuôi hay ngược đều được nhưng không được lẫn lộn giữa xuôi vòng và ngược vòng. Lục bác có thể coi là ông tổ ý tưởng cho các trò chơi điện tử sau này khi xuất hiện xúc sắc 16 mặt. Với những pha đảo chiều gay cấn khi có combo dài như đường tàu 16 nước đi như Pacman ăn cả bản đồ lúc nuốt nhầm viên sức mạnh, hay hai mặt Kiêu 骄 và Nhục 愧 tương đương chế độ Super và Stun trong game đối kháng, bác nhớ không nhầm thì là Super Street Fighter. Chính tính may rủi khiến cho các ván cờ Lục bác trở nên đen đỏ khó lường. Sau này cờ tướng, cờ vây đã bỏ đi cò khí 茕 thứ được coi là linh hồn của Lục bác để việc thắng thua hoàn toàn dựa vào tài năng của người chơi thay vì may rủi linh tính của thẻ tre hay xúc sắc.

Tôi bất ngờ:

-Bác cũng biết chơi game á?

Bác Thành cười đáp:

-Xưa bác với bác Linh hay bị cợt vì già đầu còn đi ngồi đánh điện tử băng, chửi nhau hơn thua với trẻ con. Sau này tay chậm mắt kém không đánh nổi nữa mới nghỉ.

Rồi bác Thành tiếp tục:

-Nhưng Lục bác mà đơn giản vậy thì đã chẳng còn ai gọi nó ma phương. Mỗi tầng lớp trong xã hội có một cách chơi Lục bác khác nhau. Quý tộc dùng Lục bác mở hướng chọn đất thế rộng dài, dễ đi lại, có đạo 道 có trương 张 . Vua coi bàn Lục bác như giang sơn với kinh thành đặt trong phương 方 thôn ấp đặt ngoài phương 方 . Nhìn đâu cũng thấy bạn 畔 thấy bờ cõi, đất đai của mình được mở rộng. Tướng lĩnh coi Lục bác như tấm bản đồ ưu tiên đóng quân nơi cao 高 huyền 玄, thậm chí những chuyện như chém tướng địch, trọng tài mà cho một cơ hội sống là một thế cờ Lục bác sống chết phó thác theo ý Trời cũng thường xảy ra thời Chiến Quốc. Với những người học huyền thuật, mắt mở được bao nhiêu cấp hạn sẽ đánh được Lục bác ở mức độ đó.
vong tron 2.jpg


-Quay lại với ván cờ cùng con quạ. Ban đầu nó thả hòn sỏi và nhảy từng bước để bác có thể xác định số nước đi ghi lên mặt hòn sỏi. Sau đó bác nhận ra nó chỉ di chuyển quanh một ô sân, bác xác định được bàn cờ với bốn góc vuông giới hạn cơ bản, vuông trung tâm và ghi ra lòng bàn tay nơi con quạ đứng cùng số bước đi trên hòn sỏi nó thả xuống mỗi lượt. Đến hơn 1 giờ đêm thì con quạ bỏ mà bay đi. Bác vã mồ hôi trán khi thấy trên trang giấy là bốn phương tám hướng thế đất mình đang ở với lưng huyền vũ cao dựng, bên bạch hổ, bên thanh long ôm khuếch mở qua hai nhánh nơi giếng sâu, nơi ao cùng, minh đường, tiền án đặt ở nơi vuông đất, trước mặt có đạo lộ.

Vẫn là những từ ngữ như trẻ con hát đồng dao:

Phương - Bạn - Yết - Đạo – Trương

Trương - Đạo - Yết - Bạn – Phương

Trương - Cứu - Khuất - Huyền – Cao

Cao - Huyền - Khuất - Cứu -Trương

Nhưng lúc này đã là một đôi mắt nhìn thấu long mạch đất

高 cao là cao

玄 huyền là sâu

屈 khuất là cong

究 cứu là cùng

张 trương là khuếch

道 đạo là đường

揭 yết là dựng

畔 bạn là bờ

方 phương là vuông

Con quạ không phải là một linh hồn tầm thường. Nhưng hà cớ gì mà nó lôi ma về đùa một ông thầy pháp, đến Phán quan Địa phủ cũng chỉ nhìn ra nó là một con quạ mù không hơn không kém. Nằm chợp mắt đến hai giờ sáng thì bác có câu trả lời. Ván Lục bác với con quạ mù vẫn tiếp tục. Giờ tới lượt bác tung đũa. Bàn Lục bác lúc này đã là 60 Thiên can Địa chi bao quanh tính như một đời người. Vòng ngoài Liêm - Yết - Đạo - Trương vòng trong Khúc - Khuất - Trường – Cao bao quanh Phương. Sáu chiếc đũa tung lên 3 sấp 3 ngửa. Bác được đi 3 bước. Con quạ bỗng cất tiếng người hỏi:

-Người muốn đặt Phương từ đâu? Chẳng phải ngươi muốn biết về hạn chết của người sinh năm Đinh Sửu sao?
vong tron.jpg


Không để bác kịp trả lời con quạ vỗ cánh bay đi. Để lại một bàn Lục bác sinh mệnh. Trên không trung bỗng phát ra tiếng nói:

Đinh Sửu thuộc cạnh Yết. 3 bước sẽ đi từ Yết qua Đạo sang Trương rồi tới Khúc. Trong các sự cưới gả của đàn bà 嫁女, người đi đường hỏi 行者, người mua bán hỏi 购者, người bệnh hỏi 病者, người chết hỏi 亡者, ngươi chỉ là 行者 người qua đường. Người đi đường hỏi giao với Khúc tại điểm hữu hi 有熹.

问征夫以前路

恨晨光之熹微

Vĩnh chinh phu dĩ tiền lộ

Hận thần quang chi hi vi
IMG_20210919_225355.jpg


Đó là câu trả lời dành cho ngươi. Quy luật của Trời đất phải có Liêm thanh khiết mới Yết vén được bức màn của Đạo, khi đó mới Trương mở được tri thức, có kiến thức phải biết Khúc khom lưng trước người tài giỏi hơn mình, khi đó sẽ Khuất rút ngắn được thời gian mà đến với cái Trường mênh mông, cái Cao vô tận của Phương.
IMG_20210919_225134.jpg


4 giờ sáng trời còn tờ mờ đã có tiếng gọi cửa rất gấp làm bác thức giấc. Người nhà đến báo người đàn ông sinh năm Đinh Sửu đã qua đời. Bác chợt nhẩm miệng lại hai câu thơ

Vĩnh chinh phu dĩ tiền lộ

Hận thần quang chi hi vi

Hỏi khách đi đường về con đường phía trước

Giận ánh sáng ban mai còn mờ nhạt

Đó chính là thời khắc Hữu hi mà con quạ bắt người. Chẳng có Thời thần nào cả, Thần Trùng chính là một con quạ mù.
 
Last edited:
Con rối người

IV

Người nhà có người mất lo lắng hỏi về sự trùng. Bác thở dài lắc đầu:

-Sẽ không còn người nào phải chết nữa. Trùng đã bắt đủ người. Nó đi rồi.

Rồi bác nhận ra chẳng có 12 con quỷ nào của Bắc quốc thả xuống Nam việt như truyền thuyết cả. Thần Trùng không có liên hệ gì với Phán quan Địa phủ, Thần Trùng trong hình dạng chim là ở bậc cao hơn hình dạng rắn của rồng trong 4 bậc “Nhất điểu, nhì xà, tam ngư, tứ tượng”. Hình dạng thật sự của vị thần Trùng mang đến nỗi khiếp sợ, giới hạn mắt của bác cũng chưa thể nhìn thấy.

Phật giáo cũng đã có những mô tả nhưng là về Quỷ Trùng Tang. Trùng tang là hiện tượng xảy ra trên toàn thế giới chứ không chỉ ở châu Á. Trùng Tang là một loại cộng nghiệp của nhiều người, dùng để trả nghiệp kiếp trước cả đám cùng hùa nhau giết người. Bằng một lý do nào đó, có một xác suất rất nhỏ các người này cùng đầu thai tụ lại một chỗ trong cùng một dòng họ. Thì khi một người trong nhóm này chết, Quỷ Trùng Tang sẽ bay đến như con chim, nó không nhìn thấy vì không có mắt mà định vị bằng mùi ác nghiệp toả ra từ người chết.

Trong giới đạo pháp, con Quỷ Trùng Tang cũng được nhắc đến vốn không phải là một dạng Quỷ Thần bẩm sinh, mà là một hình tư tưởng được tạo ra bởi oán hận tích tụ của các người bị giết nhưng không có khả năng phản kháng hay trả thù. Nên tụ lại tạo ra Quỷ Trùng Tang để nhân lúc người đó ít phước nhất là lúc chết mà trả thù. Có thể dùng âm binh trấn áp. Thầy nào cắt được trùng, thì cũng đừng vỗ ngực. Một là nợ đã thu xong nên không bắt người nữa, hai là âm binh còn khá mạnh, trùng tạm lui chờ cho thầy suy rồi bắt tiếp. Sẽ tìm lại nợ cũ bắt không thiếu người nào. Nghiệp làm thầy phù thủy pháp sư hay để lại di họa cho đời sau, còn bản thân hay chết một cách kỳ cục. Nhân quả không trừ một ai.

-Nhưng con quạ mù bác gặp là một hiện thân của Thần. Không thanh minh giải thích lấy một lời mà cứ để người đời nhầm lẫn đánh đồng mình với thứ Quỷ Trùng Tang ác nghiệt, tầm thường. Quỷ Thần hai vai tương đương nhau nhưng Quỷ là quỷ còn Thần là thần.

-Sau chuyện này rất nhiều người cho rằng bác bị lậm huyền học phương Bắc, tâm trí đang lẫn lộn thần phương Bắc với thần phương Nam. Nhưng việc tổ tiên nước Nam biết chơi cờ Lục bác là chuyện có thể giải thích. Khai quật lăng mộ vua Triệu Văn Đế ở đồi Tượng Cương, thành phố Quảng Châu, Trung Quốc có 6 miếng ngọc đổi màu của trò chơi Lục bác. Điều này cho ta biết thời nhà Triệu nước Nam Việt, giới quý tộc cung đình đã biết chơi và coi trọng Lục bác. Trong bản đồ địa lý 6 quận của Nam Việt khi bị nhà Hán đô hộ, có 2 quận đáng chú ý là quận Giao Chỉ và quận Cửu Chân. Đó chính là Âu Lạc của An Dương Vương sau khi bị xâm lược và phân tách. Sử sách ghi lại rằng lần xâm phạm đầu tiên, Triệu Đà đóng quân ở núi Tiên Du tỉnh Bắc Ninh ngày nay, giao chiến với An Dương Vương bị thất bại và bỏ chạy. Triệu Đà lập mưu gả con trai là Trọng Thủy cho con gái An Dương Vương là Mỵ Châu. Trong những năm ở gửi rể, Trọng Thủy đã dò xét tình hình Âu Lạc, học phép chế nỏ và phá nỏ của người Âu Lạc rồi trốn về nước báo cho Triệu Đà. Kết hợp lực lượng quân sự và mưu mẹo gián điệp, lần này Triệu Đà thôn tính được nước Âu Lạc. An Dương Vương thua trận, phải nhảy xuống biển tự vẫn. Sau đó truyện nước mất nhà tan thế nào, truyện Mỵ Châu – Trọng Thủy ra sao thì đến trẻ con cũng biết. Nhưng việc Đà sống 76 năm trên đất Việt cùng những điều Đà làm đã nảy sinh hai chiều ý kiến đối lập nhau. Dẫn đến tranh cãi Triệu Đà là kẻ xâm lược hay vị vua có công của Việt Nam, nhà Triệu có phải một triều đại của Việt Nam được sách sử Việt chép lại xóa đi rất nhiều lần.

Nhà Triệu đã lập ra một quốc gia tự chủ cho người Việt, bằng cách tập hợp, thống nhất được sự đoàn kết của các sắc tộc cùng sinh sống trong lãnh thổ Nam Việt mà được gọi là “Hòa tập Bách Việt”. Nhà Triệu cũng khôn khéo trong chính sách “Trong Đế – Ngoài Vương” và cương quyết bảo vệ nền độc lập trước nhà Hán khi bị xâm chiếm.

Triệu Đà đã có một trả lời một câu rất hay về chính sách Trong Đế -Ngoài Vương:

“Nhưng mà tôi vẫn đặt quan hệ đi lại, bang giao – tức là để quan hệ bang giao thuận lợi hơn, mà không để giãn cách. Tôi cho rằng, bài học đấy không những bây giờ, mà mãi mãi về sau này, bởi vì cái sự tồn tại, độc lập dân tộc của mỗi quốc gia là riêng. Còn vấn đề lúc va chạm nhau là chuyện giải quyết thắng thua, rành mạch, sòng phẳng, sau đó chúng ta lại phải giữ quan hệ với nhau hữu hảo, lâu dài.”

An Nam chí lược soạn bởi Lê Tắc đời Trần có viết Triệu Đà làm vua, mới lấy thi lễ giáo hóa nhân dân một ít. Có nghĩa là Triệu Đà là người mang sự học đến Việt Nam từ trước chứ không phải Sĩ Nhiếp, không phải Đà chỉ biết thu tô thuế ngọc ngà về cống cho nhà Hán. Tại sao lại chỉ giáo hóa một ít? Vì bản thân Nam Việt tính trước khi bị nhà Hán đô hộ cũng là một nước kém chữ. Dân chúng hay nói tiếng cổ, dùng chữ nòng nọc, đến chữ khắc trên đồ vua chúa cũng nguệch ngoạc, không vuông thành, đậm nét mà còn sai chính tả rất nhiều.

Bình Ngô đại cáo soạn bởi Nguyễn Trãi thay lời Bình Định Vương Lê Lợi sau khi bình xong quân Minh:

Tự Triệu, Đinh, Lý, Trần chi triệu tạo ngã quốc,

Dữ Hán, Đường, Tống, Nguyên nhi các đế nhất phương.

Tức :

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nên độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Hai câu này khẳng định nước Việt không những độc lập với phương Bắc mà còn xưng đế hiệu cùng một thời (nhà Triệu với nhà Hán), tỏ ra hoàn toàn ngang hàng. Tuy nhiên cũng có quan điểm khác cho rằng “Triệu” ở đây là chỉ Triệu Quang Phục, vua của nước Vạn Xuân, tuy nhiên Triệu Quang Phục chỉ xưng Vương chứ chưa xưng đế nên không thể ngang hàng với nhà Hán được.

Bộ Đại Việt sử ký toàn thư soạn bởi Ngô Sĩ Liên, sử gia nhà Hậu Lê cũng dành cho Triệu Vũ Đế - Triệu Đà những lời tốt đẹp:

“Người có đức lớn thì ắt có ngôi, ắt có danh, ắt được sống lâu”. Vũ Đế làm gì mà được như thế? Cũng chỉ vì có đức mà thôi. Xem câu trả lời Lục Giả thì oai anh vũ kém gì Hán Cao.”

Nhưng cũng chính tờ trình Lục Giả gửi vua Hán của Đà cũng là cái cớ để nhiều người phủ nhận Đà:

“Man Di đại trưởng lão phu, thần Đà, mạo muội đáng chết, hai lạy dâng thư lên Hoàng đế bệ hạ. Lão phu vốn là lại cũ ở đất Việt, Cao Đế ban cho ấn thao làm Nam Việt Vương. Hiếu Huệ Hoàng Đế lên ngôi, vì nghĩa không nỡ tuyệt nên ban cho lão phu rất hậu”.

Triệu Đà đã nhận rằng mình chỉ là phiên vương phục vụ cho nhà Hán, thay mặt vua Hán để cai trị phía Nam, bản thân ông cũng chỉ coi những thần dân người Việt là đám “Man Di” mà thôi.

Nhìn theo chiều dài lịch sử, Triệu Đà là người Hán nhưng luôn có tư tưởng chống đối nhà Hán ra mặt. Việc Đà thoái ngôi hạ mình trước nhà Hán là điều có thể hiểu. Ai bị dọa đào mả bố, tổ tiên ba đời lên thì cũng phải làm vậy mà thôi. Nhưng Đà tự nhận mình là “ Man Di đại trưởng lão phu”, lấy vợ Việt, theo phong tục tập quán Việt búi tó, ngồi xổm, chứng tỏ như một thủ lĩnh, một tù trưởng của người Việt là điều lấy được lòng dân Âu Lạc, cho dù có là mị dân thực hiện khát vọng đế vương ích kỷ của bản thân hay là thực sự nghĩ cho dân chúng, coi đất Nam là quê hương thứ hai của mình.

Sử gia hiện đại phần lớn là từ chối Đà cùng nhà Triệu. Xét về huyết thống vua chúa, Đà không có tư cách làm một vị vua nước Việt vì Đà là người phương Bắc, cũng nhiều luận điểm cho rằng Đà là nguồn cơn khởi đầu cho Nghìn năm Bắc thuộc. Đà là giặc.

-Nhưng bác vẫn có niềm tin vào những vần thơ trong Lịch sử nước ta được Bác Hồ viết vào năm 1941 dùng làm tài liệu học tập cho cán bộ trong các lớp huấn luyện ở chiến khu và tuyên truyền trong nhân dân để giáo dục truyền thống yêu nước.

Triệu Đà là vị hiền quân

Quốc danh Nam Việt trị dân năm đời.

-Kể chuyện này không phải vì bác muốn thông tin lập lờ, đánh lận con đen hay khiến cháu có cái nhìn méo mó, lệch lạc về lịch sử. Mà chỉ muốn giải thích cho cháu hiểu tại sao huyền thuật phương Bắc có thể dùng tại nước Nam, chúng ta không nhận vơ mà do yếu tố tác động từ hoàn cảnh lịch sử. Hệ thống thần linh trước giờ vẫn phức tạp. Đơn cử như Thần Nông lúc đầu vốn có trong thần thoại của Miêu tộc người H’mong, dân tộc Hán sau này đã nhập vị thần này vào sổ bạ nhà thần Hán tộc khi xung đột ngàn đời giữa hai tộc người Miêu – Hoa dần đi đến hồi kết. Từ một tộc người hùng mạnh có gốc châu Âu cổ đại, tổ tiên dùng nước cứng và cát trắng mịn, qua cuộc di dân Siberia, cân kèo người Hoa trên chính lãnh thổ lưu vực Hoàng Hà đến vài nghìn năm, người Miêu giờ chỉ còn là một dân tộc thiểu số trên bản đồ biên giới, ngày ngày chặt gỗ và trồng cây thuốc phiện.
 
Last edited:

Tôi mới đi được một phần rất nhỏ trong đại án âm dương Con rối người, nay là Tết Trung Thu, xin được dừng bút viết chuyện ma tà, mà lấy những đoạn đầu của Giản Trung đấu Bàn Dục, Vu Khê Ngũ lôi gầm - Một trong những phần phụ lục Lỗ ban tôi dành rất nhiều thời gian công sức để viết như một món quà cho tất cả những người còn sống, những người đã mất, những người vẫn luôn dõi theo truyện ngắn hay những tâm sự dở hơi của tôi.

Giản Trung đấu Bàn Dục, Vu Khê Ngũ lôi gầm

-03.jpg

Nhật ký của Giản Trung

I


Bản thân học dự toán và phong thủy nhiều năm, hai năm gần đây bái sư học đạo và pháp, có phúc học đến nhân gian đạo pháp Ngũ lôi hỏa. Ngũ lôi hỏa phân thành Ngũ lôi hỏa đạo và Ngũ lôi hỏa phù, trong đó Ngũ lôi hỏa đạo lại phân bởi Ngũ lôi Dương hỏa và Ngũ lôi Âm hỏa. Ngũ lôi hỏa là một thuật tương đối bá khí, bình thường rất ít khi dùng hay nói đúng hơn, căn bản là dùng không nổi. Nghe thì thật đáng cười nhưng thực ra đây là thuật sử dụng chất cháy và thuốc nổ. Về sư phụ của tôi, có thể nói thế nào nhỉ? Mỗi khi nghe tôi nhắc:

“Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”

-Tinh thông thành thạo thông suốt một nghề sẽ cả đời có công danh sự nghiệp, sự tôn trọng, mến mộ của mọi người.

Ông ấy lại than thở: “Thôi đi nào Giản Trung, giờ là thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ năm rồi đấy, xã hội này không cần những người giỏi chỉ cần những người đặt đúng chỗ. Có rất nhiều nghề mới được sinh ra và đồng thời nhiều nghề cũ chết đi. Không thích ứng được đồng nghĩa với sẽ sống mà như chết. Chẳng ai có thể làm một nghề mà có thể sống vui vẻ cả đời cả. Những từ ngữ Đông Tây đại loại như:

“Jack of all trades, master of no one”

-Cái gì cũng làm thì không cái gì giỏi.

Chúng sẽ chôn vùi con theo dòng thời gian của cuộc sống hiện đại này theo phương thẳng đứng. Một kẻ buôn bán chỉ cần và chỉ có 3 tiếng đồng hồ để giàu có.

Có lúc tôi làm chân loong toong cho một ông thầy pháp trong nghi lễ cúng bái rất trọng của những người giàu, khi thì cầm thước lỗ ban, la bàn đo đất cát giúp cho một kiến trúc sư tự do, am hiểu phong thủy. Đương nhiên những người mà tôi nhắc đến ở trên không ai khác chính là sư phụ. Tôi cũng từng rất ngạc nhiên khi có người gọi ông ấy là thầy thuốc giỏi chữa khỏi bệnh cho họ bằng thứ rễ cây lộn xộn phơi trên gác. Cũng có lúc giật mình tá hỏa xách nước vào phòng dập lửa và khói từ những thí nghiệm lỉnh kỉnh chai lọ của ông ấy.

Không biết mọi người đã từng nghe qua chuyện thú vật thành tinh? Đó cũng là cơ duyên khiến tôi và sư phụ gặp nhau. Trong dãy chờ ngoài phòng khám của bệnh viện, mọi người nói chuyện với nhau khá vui vẻ. Những âm thanh nhẹ nhàng, vui tươi lấn át đi cảm giác lo lắng trong lòng khi ngồi chờ bác sĩ ngoài ghế chờ. Tôi vẫn đến khám vì bệnh dạ dày nhạy cảm của mình theo đúng lịch hẹn. Một người đàn ông gầy gò, xanh xao buồn bã nói:

-Không hiểu sao tôi đi khám mấy lần rồi không ra bệnh gì cả! Làm đủ thứ xét nghiệm không có bệnh gì hệ trọng mà người không thể khỏe mạnh, luôn nhợt nhạt, thiếu sức sống. Bác sĩ cũng luôn khuyên tôi tập thể dục thể thao đều đặn nhưng sức đâu mà tập khi đến việc đi đứng cũng đã thấy mệt mỏi rồi.

Người đàn ông trầm tính ngồi dãy ghế đối diện nói:

-Có loại thú vật sau khi thành tinh sẽ hại người hút lấy dương khí con người, trên người dần dần xuất hiện một số trạng thái bệnh nhưng khi đi bệnh viện kiểm tra thì phần lớn không rõ nguyên nhân. Loại trạng thái bệnh này được gọi là giả bệnh. Nó khác với thuật ngữ giả bệnh hay triệu chứng giả của bệnh trong y học.

Người đàn ông mệt mỏi kinh ngạc kêu lên:

-Tôi vẫn nghĩ mấy con gà thả ngoài vườn nhà mình là bị trộm. Có lẽ đã có một con mèo hoang hóa cáo quanh quẩn quanh nhà rồi. Chẳng lẽ lại là con mèo nhà tôi?

Mọi người xung quanh biểu lộ những sắc thái khác nhau. Những tiếng rì rầm nửa tin nửa ngờ dù rất nhỏ nhưng cũng là đủ to để làm người ta bực bội. Tôi mỉm cười rồi hỏi vui:

-Dạ thưa, như cháu thì sao ạ? Cháu bị chứng dạ dày nhạy cảm, không ăn được hoa quả hay thức ăn để qua đêm dù đã để trong tủ lạnh, đun nấu lại đủ nóng.

Người đàn ông thận trọng hỏi:

-Cậu có thể nói rõ tên một số loại hoa quả được không?

Tôi thành thực đáp:

-Ổi và nho ạ.

Người đàn ông suy tư điều gì đó một lát rồi rút trong túi cuốn sổ tay nhỏ ra, lấy bút ghi vài dòng đưa cho tôi và nói:

-Đây là địa chỉ của tôi, cậu có thể tới bất cứ khi nào rảnh.

Là một cậu sinh viên mới ra trường và chưa tìm được việc làm, đang lang thang nơi thành phố, thời gian rảnh rỗi đối với tôi là vô cùng nhiều. Tôi cũng dễ dàng tìm được ngôi nhà của người đàn ông đứng tuổi có lời mời trang trọng đến khác thường kia.

Khi ông ấy mời tôi ngồi vào bàn uống nước, một đề nghị kì lạ được đưa ra:

-Tôi có thể thuê cậu trong vòng vài tháng được không?

Tôi ngạc nhiên đáp:

-Nhưng là làm công việc gì ạ?

Người đàn ông mỉm cười đáp:

-Phụ giúp tôi một số việc, có thể trong giới hạn đạo đức của cậu nó là lừa đảo nhưng tuyệt đối là không phạm pháp.

Tôi bắt đầu cảm thấy mình sắp tham gia vào một trò lừa gạt, trong đầu đã nảy sinh ý định từ chối nhưng vẫn hỏi theo đúng phép lịch sự:

-Có thể nói cụ thể một ví dụ được không ạ?

Người đàn ông vui vẻ đáp:

Thật may là cậu không đứng ngay dậy và đi về. Ví dụ à, lấy luôn người đàn ông xanh xao khi chúng ta gặp ở bệnh viện nhé. Ông ta là một người đàn ông nông thôn tuềnh toàng. Trông cách ăn mặc và những vết chai tay tôi khẳng định là vậy. Nhưng những cọng lông mèo nhỏ li ti bám trên áo ông ta phản chiếu trên khung cửa kính qua vệt nắng đầu ngày làm tôi chú ý. Ông ta là một người rất yêu quý vật nuôi. Đây chính là mấu chốt của vấn đề. Tôi quyết định đưa ra một thông tin vu vơ rất mơ hồ nhưng đúng trọng tâm và đủ trọng điểm. Chẳng có con vật thành tinh nào cả, chính con mèo đã khiến thể trạng ông ấy luôn không được tốt. Điều này có thể giải thích tương tự câu chuyện cậu bé bế mèo con mới tách mẹ. Trên lông mèo con có rất nhiều vi khuẩn có hại, với một sức đề kháng non nớt, cậu bé bị tiêu chảy đi ngoài không rõ nguyên nhân. Không quá nghiêm trọng, chỉ một hai ngày uống thuốc tiêu chảy và nước bù điện giải là khỏi. Không phải vì cậu bé đã không rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn mà đơn giản cục xà phòng diệt 99,99 % vi khuẩn ấy có thể đã không diệt nốt 0.01% còn lại trên con mèo hoặc một chỗ nào đó rất nhỏ trên tay mà chuỗi phản ứng xà phòng hóa chưa thể đến. Ở thành phố thuốc sát trùng, diệt khuẩn cho vật nuôi rất phổ biến, phổ thuốc rất rộng, nuôi vật nuôi cũng rất khoa học, còn nông thôn thì tôi e là chưa. Chính con mèo thả hoang đã khiến ông ta luôn trong tình trạng nhiễm khuẩn nhẹ sau mỗi lần ôm ấp thú cưng. Tôi gọi đó là thành tinh chắc cũng không có gì là quá đáng chứ?

Tôi lặng im gật đầu, người đàn ông tiếp tục nói:

-Cách tôi giải quyết đơn giản là rắc rất nhiều vôi bột quanh vườn, đề nghị một thứ nước thần mà thành phần chính là thuốc sát trùng yêu cầu ông ấy luôn rửa qua sau khi chạm vào con mèo và kiến nghị dùng thêm một số thuốc tăng cường đề kháng. Đừng hỏi vì sao bác sĩ lại không thể đưa ra những lời khuyên giống như tôi. Bệnh nhân đó là người đàn ông bảo thủ có một khoản dư dả và không thể nói vỗ mặt rằng ông ta là một kẻ thiếu hiểu biết, kém vệ sinh. Cũng chẳng ngạc nhiên gì khi con mèo thành tinh đã ám ảnh tinh thần ông ta trong cả những giấc mơ. Hãy để niềm tin chữa bệnh cho ông ta. Tất nhiên là mọi thứ đều có giá của nó.

Ý định từ chối của tôi chợt biến mất. Có cái gì đó thú vị đáng để thử. Trong đầu tôi lúc ấy chỉ nghĩ có vậy và tôi đồng ý.

Từ ngày phụ việc cho sư phụ, tôi tự thấy mình cần phải có một trái tim khỏe mạnh hơn cho những thứ kinh ngạc, thật giả lẫn lộn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Chẳng thể lường trước được điều gì, cũng chẳng như tôi đã hình dung về một phong thái ung dung, liệu việc như thần, khuôn thước như sách vở. Sự việc cứ đến một cách ngẫu nhiên nhưng dồn dập với một nhịp độ xù xì không theo quy luật. Lúc thì căng như dây đàn, nhanh đến không kịp trở tay khi lại chùng xuống, chậm đến không tưởng. Cảm giác sau bao ngày mà mọi việc chẳng thể nắm bắt được điều gì. Khó mà để mô tả cho đúng, nhưng có những chuyện xảy ra khắc sâu trong tâm trí tôi, có thể cho là ngọn gốc, đáng đính lại làm tiêu bản.

Khi tôi mới đến, cứ nghĩ chỉ có mình tôi phụ việc, khi thơ thẩn xách đám ngựa giấy ra nhà kho chuẩn bị cho một đám thăng quan, chợt giật thót mình. Có dáng người in trên tường lướt qua. Lặng lẽ và âm thầm như một cái bóng. Tiếng nói sau lưng khiến tôi đứng cả tim:

-Là ai? Vào đây làm gì?

Tôi dù tim đã đập thình thịch vẫn cố bình tĩnh trả lời:

-Là...là giúp việc cho thầy Lý Kiện Hoàn.

Một gương mặt chẳng lấy làm vui vẻ gì, sau khi thở dài với một dáng vẻ cục cằn, anh ta bỏ đi không nói thêm tiếng nào. Tôi hỏi với theo:

-Anh tên là gì ạ?

Một lời đáp cụt lủn:

-Điệp Tâm.

Thật không thể tin được. Sao lại có thể có trên đời này một thứ thanh niên thô lỗ mất lịch sự như anh ta chứ. Dù mặt mày không hề đến nỗi nào.

Sau này tiếp xúc nhiều, Điệp Tâm là một người thô tính chứ không thô tâm. Dễ gần hơn vì tôi có cái mặt chơi được. Anh ta kết luận vậy. Tôi cũng dần dần quen với cái tên Giản đậu củ Trung cù lần mà anh ta đặt cho. Sư phụ mỗi lần nghe thấy đều bật cười. Tôi thấy mình như anh hề trong một gánh xiếc rong vậy. Cũng khó chịu nhưng phải chấp nhận thôi. Sự thật là tôi là kẻ kém thông minh nhất trong ba thầy trò. Còn về Điệp Tâm, có những thời khắc như totem sói nhập vào vậy, đơn độc trong sự thông minh khó giải thích của chính mình, lạnh lùng, tàn có bạo có.

Công đoạn làm lễ Vào thu cho gia đình một quan chức phải chú ý từng chi tiết. Thật là mệt mỏi. Vào thu cho dù đã đến tiết Thu phân. Sấm bắt đầu thu tiếng, triết trùng ở nhà gạch mộc. Nước bắt đầu khô cạn. Đã là giữa nửa tháng tám âm lịch, phảng phất sắc gió heo may. Mắt vạn niên sắp chỉ đến Hàn lộ rồi. Kỳ lạ. Tôi duỗi phẳng tờ giấy đỏ cho sư phụ viết rồi chợt hỏi:

-Nay chẳng phải đã sắp Trung Thu rồi sao?

Sư phụ bình thản thả đáp:

-Nhưng người ta thích bây giờ mới vào thu thì có được không?

Ông không có gì lấy làm phiền muộn về câu hỏi, vừa nắn nét chữ vừa chầm chậm đọc đôi câu thơ khiến người khác khó hiểu, đau đầu đến trầm cảm:

“An cảnh hộ cát vân thúc

Hòa phong thổi pháp vũ phổ”

Điệp Tâm cười châm biếm:

-Đúng là giản đậu củ. Thời vua Đường Minh Hoàng đi dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng 8 nông lịch. Ngày rằm trăng tròn vành vạnh, sáng trong, tiết trời mát mẻ. Đang thưởng thức cảnh đẹp bất ngờ nhà vua gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ đã hóa phép đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh còn đẹp hơn cả trần thế, nhà vua vui chơi hưởng lạc cùng các nàng tiên xinh đẹp múa hát đến mức quên cả về. Sau đó, để nhớ đến ngày được lên cung trăng mới cho ra đời Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng 8 hàng năm khắp mọi nơi lại tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm. Người làm quan chức ngày nay giống lề thói vua chúa xưa cũng không có gì lấy làm lạ cả. Ngày rằm là Tết đoàn viên, nhà nào chẳng vui như Tết. Điều lạ thường ư? Chẳng có gì là lạ thường cả, ông ấy muốn mời đạo sĩ Lý Kiện Hoàn tức là cũng ngầm cho mình ngang hàng Đường Minh Hoàng rồi. Có chắc đến 90% đã ngầm được xác định là một trong các Thái Tử Đảng. Không đáng để làm một cái lễ lớn bái tạ gia tiên, vui quên đường về hay sao? Sư phụ cũng đã nói rõ rồi còn gì. Gia cảnh bình an bảo hộ cho đám mây cát lành mau tới. Lời như làn gió thuận hòa thổi mà hô mưa gọi gió đứng trên vạn người. Thì giờ mới là vào Thu.

Tôi ngớ người ra ngỡ ngàng, chưa kịp nói thêm điều gì thì Điệp Tâm lại hỏi:

-Hôm nay là ngày gì nhỉ Giản Trung?

Khi tôi vẫn ngây người ra, không chắc chắn vì không hẳn là biết chắc mà cũng không hẳn là không biết gì thì anh ta đã tự trả lời:

-Ngày thủy tháng thủy năm thổ. Nước trong lạch, nước trong khe nhưng đất lại ở trên vách. Thật phù hợp để đắp một con bù nhìn.

Tôi chán nản kêu ca:

-Này anh có thể dừng ngay hành động hạ thấp em xuống được không?

Chợt nhớ là chưa ra chợ mua hoa quả cho lên ban thờ, tôi thưa sư phụ:

-Con thấy danh dự của bản thân đang bị xúc phạm nghiêm trọng, vì thế nên con sẽ ra chợ mua hoa quả để tránh bị thêm bất cứ sự tấn công nào từ anh Điệp Tâm nữa.

Sư phụ phì cười gật gù:

-Ừ đi mua đi.

Tôi đi bộ ra chợ hoa quả gần nhà. Người bán hàng quen là một bà đồng bóng, mặt thịt, môi dầy đỏ màu son, hay mặc áo có họa tiết hoa vàng rất thời thượng nhưng những ngấn mỡ bụng khiến chiếc áo kém sang đi phần nhiều. Khi tôi lướt qua ra hiệu sẽ quay lại sau khi đi ra hàng hoa, thấy bà ấy đang luôn mồm khoe chiếc ví màu đỏ, nhỏ nhỏ xinh xinh. Chiều dài chiếc ví chừng hơn 10 cm. Cảm giác như “Đút thỏi son thì thừa, cho tờ tiền thì thiếu”. Thật là một thứ thiết kế vô dạng. Không hình như là 11 cm, cũng không hẳn, là 12 cm, hơn 12 cm một chút nữa. Chẳng lẽ là 13 cm. Một con số không hề tốt. Thước lỗ ban 13 sẽ là vị trí của Quan quỷ và Kiếp tài. Quan quỷ là âm phần quan kiện, kiếp tài ứng với dương phần bị tranh cướp của.

Cầm bó hoa quay lại thì thấy chỗ bà ấy đang túm tụm lại. Không phải vì đông người mua mà là vì những tiếng kêu gào thật thảm thiết của bà ta. Mất tiền. Chiếc ví rỗng tuếch không còn lấy một đồng. Đến khi bỏ ví ra trả lại thì mới biết là không còn một xu một đồng con nào cả.

-Ôi trời ơi! Mất hết tiền rồi! Trộm nó lấy hết rồi.

Không thể tin nổi. Cái giả thuyết hoang tưởng như Chiến tranh giữa các vì sao vừa mới nghĩ ra trong đầu của tôi đã trở thành sự thật. Khi các thám tử tư tự phong đang thẩm vấn, dò hỏi chuyện, các camera chạy bằng cơm xung quanh đang lục lại trí nhớ, lần trước ngó tìm manh mối thì có một cô gái đi ngang qua nói:

-Vừa nãy thấy bác đưa hết tiền trong ví cho một bà cụ tóc bạc mua lựu mà. Đâu có ai trộm cướp gì đâu. Hay bị đánh thuốc mê.

Mọi người mới chợt nhớ ra là bà Lam, một bà cụ sống một mình, nhà cách tiệm hoa quả chừng ba bước chân. Khi cánh cửa chính mở ra, một cảnh tượng khiến tôi bị ám ảnh. Một bà cụ với khuôn mặt hiền hậu, mái tóc bạc đang đếm đi đếm lại những tờ tiền trên bàn. Cứ nhớ rồi lại quên, ánh mắt hốt hoảng vì không thể nào biết trên bàn có bao nhiêu tiền. Sáng nay khi ra mua hoa quả, bà Lam chính thức bước vào giai đoạn đầu của căn bệnh mất trí nhớ.

Chuyện được dàn xếp một cách ổn thỏa. Một bà bán hàng đồng bóng, thần kinh đôi lúc nghe theo tiếng gọi của thần linh và một bà cụ bắt đầu mất trí nhớ. Con cái ngay lập tức được gọi điện và thông báo về tình hình của bà mẹ. Thật buồn nhưng cũng là may mắn cho một vụ mất cắp kì lạ.

Vào thu cho một gia đình quan chức có truyền thống như gia đình Nguyên Thạch thật không phải là một việc dễ dàng. Sư phụ tôi đã phải vượt qua rất nhiều thử thách từ thế hệ này đến thế hệ khác của gia đình mới có thể bước đi trò truyện cùng gia chủ với một tâm thế như ngày hôm nay. Ông Nguyên đón thầy trò tôi với một thái độ rất trọng. Ông ấy cùng sư phụ đi hàng trên, tôi theo sau ghi chép những gì được dặn dò, còn Điệp Tâm thì đã đi đâu mất, cũng chẳng biết từ lúc nào. Ông Nguyên nói:

-Vẫn nhớ ngày cha tôi còn, ông ấy luôn nhắc đến việc làm lễ của đạo sĩ Lý như một thứ nghệ thuật với đầy đủ nếp văn hóa dân gian truyền thống, hoàn toàn xứng danh người mở cánh cổng âm dương.

Sư phụ tôi giữ phong thái từ tốn đáp lại một cái gật đầu rất nhẹ nhưng đủ tinh tế. Những lời vỗ mông ngựa kiểu như: “Tất cả đều nhờ hồng phúc gia tộc Nguyên Thạch”, ông không bao giờ nói.
 
Last edited:
Con rối người

V


Chiều tối bác Linh mới lên xách theo đôi cá. Một con cá mè chừng 4 5 cân, một con cá chép nửa cân thả xuống mặt gạch vẫn giãy đành đạch cùng một rổ lá củ lỉnh kỉnh như hàng xay hàng xáo. Chú Rạng đội trưởng đội thợ cười tít mắt:

Đánh nhau vì gạo, chào nhau miếng cơm. Tối nay nhà ta có món gỏi cá mè rồi. Mọi người nhớ uống với bác Linh chén đầy vào.

Bác Thành nhíu đôi lông mày đã bạc nhăn mặt:

-Bố tôi chết rồi nhưng đời trước cũng không phải Bá Kiến mà đến đời này ông cho tôi ăn bùn đâu.

Bác Linh thả hai con cá vào chậu thau nước to, tay tỉ mẩn kéo mang móc miệng rửa sạch cá ngoảnh đầu lại đáp:

-Ông không phải nói đểu. Cá con câu, con đánh lưới từ sáng chứ không phải lôi máy bơm vào tát cạn nước rồi mới khoắng lên cho ông ăn mà kêu có mùi bùn.

Bác Thành cười đổ nước miết lưỡi con dao phay trên hòn đá mài mặt trong mặt ngoài sáng bóng ánh thép. Tôi không ăn đồ sống nhưng cũng tò mò ngồi xem các bác chế biến món gỏi. Bác Thành bảo bác Linh:

-Tôi lọc cá ông nấu hạt để thằng Long nó lấy lá hộ cho. Nhanh tay còn ăn

Bác Thành lấy con cá mè đã rửa sạch trong thau ra, vớt ra rổ cho ráo nước, bóc vỏ bỏ mang, chặt riêng cái đầu đưa cho bác Linh làm hạt. Mình cá được đánh vẩy sạch sẽ, lột da nhưng không mổ mà dùng dao cắt ở lớp bụng độ 3 phân để riêng và thấm bằng giấy. Phần mình cá khi đã bỏ hết ruột thì cũng được gói thấm giấy, sau đó bác dùng lưỡi dao sắc lạng, lọc thịt ở hai bên mình cá. Tay bác Thành lạng rất khéo, lạng từ đuôi cá lạng lên, còn lại phần xương sống cá cắt lấy đoạn giáp, phía bụng cá có cả thịt và xương, chỉ bỏ phần xương sống. Phần thịt được thái mỏng, to bản nhìn như miếng thịt lợn thăn còn phần bụng và phần xương lẫn thịt dùng gọng dao dần cho nhỏ rồi thái như thái nem.

Tôi cũng chung vào hộ hai bác, tay giã riềng bóp mẻ, đổ tương pha muối mắt vẫn không quên nhìn bác Linh làm hạt. Bác Linh vừa nói vừa làm với chất giọng phóng túng pha chút khoe khoang quen thuộc:

-Đầu cá và gan cá được băm nhỏ với ba chỉ như xay bột nhưng không được xay, làm thế thịt cá sẽ chín trước khi chế biến mất vị ngon. Dùng nước riềng, tương, mẻ, muối vừa đủ khi nấu hạt thì bếp phải rất nhỏ lửa, hành tỏi phi thơm, trứng vịt đập vào quấy đều liên tục bao giờ hạt đặc như bánh đúc, múc ra bát có thể lật được thì hạt mới ngon. Đây là món chấm rất đặc trưng của gỏi cá, không có nó không thành gỏi cá.

Lấy lá thực ra chỉ là tôi hộ các bác đem đống lá trong rổ ra rửa sạch vẩy khô. Có rất nhiều lá và quả. Loại có chất kháng sinh, loại có vị thơm, loại làm thuốc nam như lá mơ, cúc tần, sung cả lá cả quả, lá đinh lăng, khế chua, chuối xanh, tỏi, ớt, tía tô...Đắng cay nóng lạnh chua chát đủ vị. Thợ thuyền tắm rửa xong, chai nếp đục thơm nồng giữa mâm cũng là lúc mọi người thính gỏi cá mè rượu chè vui vẻ. Bác Thành dù cất công làm nhưng không hề động miếng cá nào, chỉ bới lá gói lát khế quả sung ăn với bánh đa chấm mắm mặn. Tôi thì còn nhúng đũa chấm mút được bát canh cá chép. Con cá chép dùng để nấu canh thì là không có gì đặc biệt nhưng lại lạ ở cách bác Thành nói chuyện:

-Cá chép làm cùng cá mè không phải để thêm hương nếm vị mà để tránh cảnh cá mè một lứa, cá đối bằng đầu

Bác Linh mặt đỏ rực hơi rượu, cười to khoái trá mà nói:

-Lần này thì ông lỡ mồm rồi

Rồi nhấp miệng chén rượu, đầu hồi tưởng mắt biên đọc mấy câu thơ:

Bao phen biển tiến biển lui,

Chúa thiêng quan giỏi đứng ngồi nơi đâu,

Biết bao nông nỗi buồn đau,

Nào ai tế độ siêu cầu cho ai?

Bác Thành cũng cười to mà đáp lại:

Ở ăn chưa kịp yên vui,

Chúa quan đâu đã đứng ngồi ngay bên,

Muôn vàn đóng góp không tên,

Mong rằng xác nổi hồn lên trên trời

Bác Phúc lớn tuổi nhất trong đội thợ xây chỉ đợi có vậy mà lấy cớ lên tiếng:

-Em mời bác Thành một chén. Em hỏi cũng không phải. Đời em vất vả xuôi ngược cũng được coi là từng trải nhưng cũng chưa từng nghe qua chuyện nào ly kỳ như chuyện bác trấn trùng. Nay đã lỡ lời mong muốn bác đích thân kể. Xin đừng giấu mọi người đánh lảng sang lục bát, lục bác cái bàn cá ngựa gì gì của Trung quốc.

Tôi cũng vì nghe thế mà ngạc nhiên, nói thêm vào:

-Cháu cũng chỉ mới được nghe bác Thành kể về bàn Lục bác với con quạ mù. Cháu lại cứ tưởng thế là hết chuyện rồi

Bác Thành có đôi chút lưỡng lự trong ánh mắt:

Dối chồng ngấm ngầm theo ma,

Không nuôi không đẻ nói cha phần hồn.

-Cũng chỉ như chuyện ma quỷ các bà các mẹ kể lúc trời mưa khi mất điện dọa đám trẻ không ra bờ sông bãi sú sợ trượt chân lộn cổ lại đổ tại hà bá chứ cũng không có gì to tát. Mong mọi người hãy coi nó như chuyện nhảm, gió mát rồi thì chỉ thoảng qua tai.

Ma có nhiều loại, mình quen gọi là ma nhưng đúng ra gọi là ngạ quỷ. Khi người chết theo Phật giáo sẽ luân hồi theo 6 cõi. Nhưng đa số người chết sẽ thành ngạ quỷ. Ngạ quỷ tức là quỷ đói. Vì con người thường làm điều xấu ác, nghĩ điều xấu ác, nói lời xấu ác nhiều hơn việc tốt thiện. Thân khẩu ý không trong sạch. Ngạ quỷ đa số không có phước, phải chịu khổ đói rét. Một số có phước hơn thì hung dữ hơn. Nó trở thành như kiểu đại ca của bọn kia. Một thế giới mạnh được yếu thua như xã hội đen, cũng giống các loài vật là con đầu đàn. Nó mạnh hơn bình thường có thể tác động đến con người cũng có chút ít khả năng tâm linh nên có thể xem bói được. Nó thường chọn những người ít phước, nhất là mấy người phụ nữ trung tuổi thần kinh yếu để nhập. Khi nhập nó sẽ thường xưng cô, xưng cậu, là thánh là thần làm cho người bị nhập coi bói đông khách. Tôi sẽ kể cho mọi người nghe về một trường hợp như thế- một người mà dân gian thường nói là ma cho ăn lộc bắt làm thầy cúng.

Gia đình Nhạn Tuyên không phải là người Phú Thành nhưng từ trong chuyển ra cũng đã lâu, lại hợp nước đẻ được cô con gái nên nhiều người vẫn nghĩ hai người là người gốc Phú Thành ngoài này. Tại khu đồng trong trồng hành, vào vụ rét của buổi đã nhá nhem tối, bà Nhạn tay vẫn thoăn thoắt bởi cái tính tham công tiếc việc, miệng không quên than thở:

-Năm nay củ to mà em nghe nói Trung quốc không mua, có khi chẳng lên giàn phơi phong gì cho mất công, bán rẻ cho đám dân buôn cắt tại ruộng. Vớt vát được ít nào hay ít đó chị Tám ạ!

Bà Tám cùng làng bên ruộng bên cũng ậm ừ đồng ý:

-Ừ thì Trung quốc nó không mua thì lại chẳng phải bán. Rồi cái đám buôn cả c...ứt gà bán cho người trồng na ấy không hơi hành giọng tỏi bắt chẹt giá chị cứ đâm đầu xuống đất. Vụ này rồi không đủ tiền phân. Cô cứ tính mà xem!

Tối chẫm hai người mới ra đầu cống nước rửa qua tay chân đi về. Hai người vừa đi vừa nói chuyện dọc theo mương nước, bỗng bà Tám đứng khựng lại, ngoảnh cổ về đằng sau nói:

-Sao cứ có cảm giác dưới mương có vệt nước rẽ chạy theo hướng chị em mình nhỉ. Chả nhẽ chưa tối đã bị ma trêu?

Bà Nhạn cười nói gạt đi:

Chắc mùn rơm rạ ngoài ruộng đắp luống rơi xuống nước bị gió thổi chứ mùa này đâu có mưa to đến lụt ao vỡ bờ mà cá trắm, cá chép chạy ra được đến mương. Nhiều khi rắn nước, rắn mùng cũng nên.

Nói thế nhưng khi còn một mình về đến con ngõ đầu nhà cạnh ao nước, trong cái lặng thinh tẻ lạnh đầu đông, bà Nhạn cũng bất giác giật mình mà quay đầu lại về hướng cái ao. Một con cá to, thân đen quẫy đến nổi nước. Khi còn chưa hết bàng hoàng, thần hồn nát thần tính bỗng có một giọng nói vang lên hư hư thực thực:

-Đừng có bán hành cho đám thương lái cắt buôn ngoài ruộng vội. Chỗ nào non để nguyên ngoài ruộng, còn bao nhiêu cứ mang về lên giàn phơi hong đàng hoàng, sẽ có người đến mua giá cao.

Bà Nhạn bán tín bán nghi đem chuyện kể với chồng. Ông Tuyên suy nghĩ một hồi rồi bảo vợ:

-Thì cứ quyết thế đi. Có khi dòng tộc tổ tiên thương con cháu tha hương xứ người.

Cả cánh đồng vào mùa cay sộc mùi lá hành, bẹ củ. Thấy nhà Nhạn Tuyên vẫn làm như mọi khi Trung quốc thu mua, ai cũng thấy lạ, bàn ra tán vào nhưng đều già dái non hột mà bán chứ không dám làm theo. Rồi chương trình OCOP mỗi xã, phường một sản phẩm trên tỉnh về thí điểm. Ông bà Nhạn Tuyên được lên ti vi, hành tỏi trong sân ngoài ruộng được vào cửa hàng OCOP trên tỉnh bán cả trăm nghìn một túm. Mọi thứ cứ như thể nhà bà Nhạn có người làm to trên tỉnh về sắp đặt chứ không ai nghĩ là do cái gan cóc tía, gan chí mề, chó bọ ngáp phải ruồi trâu mà ra. Lẽ thường trước giờ:

Được mùa lúa thì úa mùa hành,

Được mùa hành thì hanh mùa lúa

Năm nay hành chẳng úa, lúa chẳng hanh hao khiến ông Tuyên mừng ít lo nhiều vì vợ mình. Bà Nhạn dần dà đổi khác. Bà Nhạn tín tâm hơn, năng đi những chỗ có ông Thần ông Thánh hơn. Cái suy nghĩ làm ít ăn nhiều, phiêu lưu đánh quả bắt đầu ngấm vào máu bà Nhạn. Kẻ hoang phí sẽ là ăn mày trong tương lai nhưng kẻ tham lam sẽ là ăn mày suốt đời. Nghĩ đến đây ông Tuyên chỉ còn biết nhìn đứa con gái hiếm muộn duy nhất mà thở dài. Người nghèo thường sợ giàu vì lắm tiền cầm rồi cũng chẳng yên. Thôi cũng chỉ biết mang liềm vác cuốc ra đồng như mọi khi chứ biết làm sao.

Giữa lúc dịch chuồng trại tơi tả bà vẫn thầu đất đóng chuồng dựng trại, mua về đến vài chục con lợn giống. Ông Tuyên hốt hoảng ngạc nhiên:

-Sao bà không bàn gì với tôi mà làm liều thế. Ai cũng biết lúc này lợn hơi đắt nhưng có nuôi nổi mà bán không. Gần tỉ bạc. Dịch mà lợn chết là người cũng treo cổ vì nợ đấy.

Bà Nhạn mặt không biến sắc thờ ờ đáp:

-Ông cứ nghe theo mà phụ tôi, sắp an nhàn ngồi không trông tiền rồi.

Đâm lao thì phải theo lao nhưng ông Tuyên lúc nào cũng như ngồi trên đống lửa. Xung quanh hàng xóm những nhà lì gan nuôi, lợn cũng chết vãn cả, ông cứ thấp thỏm lo một ngày ra trại chuồng nhà mình, lợn cũng nằm vạ la vạ liệt ra thì ông cũng đến giận duyên tủi phận bời bời, buộc dây toan cũng một đời quên thân. Đàn lợn nhà ông may sao vẫn béo tốt ăn lắm ngủ nhiều. Đêm mơ thấy những cái bóng xám dáng người đứng bên trại lợn mỗi chuồng một bóng. Ông Tuyên giật mình mà tỉnh giấc, trán ướt đẫm mồ hôi. Sáng sớm gà gáy ông đã lúi húi ra kiểm tra, thấy chuồng nào cũng có tấm gỗ dài bất thường ông đã nửa tin nửa ngờ, khi lau bợt màu sơn ngoài ra mới ngã ngửa. Là màu huyết dụ. Là ván đóng hòm của người chết.

Ông ngồi nói chuyện với vợ:

-Bà không hãi chết hả bà Nhạn, bà dám lấy cả ván quan tài ngoài bãi tha ma về che chuồng lợn. Bà có biết cái thứ ấy quăng xuống là chết cả một đầm sen không. Bà liều thì cũng vừa vừa thôi. Ma quỷ nó oán nó về nó vật cho đấy.

Bà Nhạn ánh mắt quả quyết, giọng chắc nịch:

-Tôi có căn có giá, được tay ông Thần chân ông Thánh độ, quỷ ma cũng chỉ đáng để mình dùng rào chuồng lợn giậu chuồng gà. Đợt này tôi đã xin Ngài cho trúng vụ lợn. Có tiền lập cái đền xây cái điện khang trang rồi còn rước Ngài về.
 
Back
Top