Cryolite.2
Senior Member
https://vnexpress.net/tu-chua-bong-nhiem-trung-nang-4195805.html
Em bé 6 tuổi ở Bắc Giang, nghịch bật lửa bỏng vùng mặt, người nhà dùng nhựa lá nha đam, thuốc mỡ bôi vào mặt cho bé.
Sáng hôm sau, vùng mặt bé bị bỏng nặng hơn, sưng nề, trợt da, đau rát kèm theo sốt, gia đình đưa đến Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang cấp cứu. Các bác sĩ xác định vết bỏng độ hai vùng mặt bé có dấu hiệu nhiễm trùng, may mắn vùng giác mạc không bị tổn thương. Ngày 23/11, sau 5 ngày điều trị, bé xuất viện.
Một bé trai 17 tháng tuổi ở Yên Bái, đang điều trị bỏng tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương. Bé trai bị bỏng hai bàn chân do vô tình cho chân vào chậu nước nóng, gia đình không đưa đến bệnh viện điều trị ngay mà tự đắp thuốc nam tại nhà. Sau 6 ngày, hai bàn chân bé bị nhiễm trùng nặng.
Khi đến viện, vùng bỏng hai bàn chân sưng nề chảy dịch đục, trợt da, nhựa lá cây dính bết vào vết bỏng, cử động cổ chân hạn chế. Các bác sĩ nhận định do không được điều trị đúng cách, bé nguy cơ nhiễm trùng huyết và có thể nguy hiểm đến tính mạng. Bé đang điều trị tại khoa Chấn thương chỉnh hình.
![]()
Bàn chân nhiễm trùng nặng của bệnh nhi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tai nạn bỏng chiếm hàng đầu trong những loại tai nạn xảy ra tại nhà với trẻ em. Thống kê của Viện Bỏng Quốc gia, trong 100 nạn nhân bị bỏng nhập viện khoảng 2/3 là trẻ em, thường gặp ở độ tuổi 1-6.
Bác sĩ Phạm Văn Đại, Trưởng Khoa Ngoại, Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang, cho biết có nhiều nguyên nhân gây bỏng ở trẻ, thường gặp là bỏng do nghịch lửa, bỏng nước sôi, bỏng do điện, hóa chất... "Bỏng không chỉ gây đau đớn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm sinh lý của trẻ, còn có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời", bác sĩ cho biết.
Sơ cứu ban đầu ở nhà khi trẻ bị bỏng là một trong những yếu tố quan trọng để vết thương không bị ăn sâu và tránh tình trạng bội nhiễm. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh chưa nắm rõ, thậm chí hiểu sai về sơ cứu khi trẻ bị bỏng khiến vết thương trở nên trầm trọng hơn.
...