hh2304
Senior Member
Chào các bác, lại là mình đây, trước mình đã có đăng 1 thread tự phục hồi nhân phẩm 1 chiếc máy rửa chén nội địa nát thành gần như mới và sử dụng bình thường, hôm nay mình lại rảnh dé nên tiếp tục phục hồi và sửa chữa 1 chiếc nồi cơm điện nội địa Nhật đã hư và đã hoạt động lại bình thường như lúc ban đầu.
Nồi này mình mua xác lại của 1 bác ở HN với giá chỉ 150k + 50k ship vô đây = tổng là 200k, mục đích mình mua chỉ để rã bo lấy linh kiện chế cháo với sửa chữa mấy món lặt vặt khác, chứ mình cũng ko có ý định làm cho nó sống dậy, nhưng khi mở nó ra thì lại là 1 câu chuyện khác
Hình ảnh lúc nồi chuẩn bị đc ship đi, nhìn khá dơ bẩn, màn hình vẫn còn hiện giờ, tình trạng người bán nói là cắm sai điện 220v nổ cái bùm
, cắm lại thì ngỏm luôn, đã mang ra thợ cho sửa chữa nhưng vẫn ko lên, nên bán xác lại mình:
Về mình mở banh ra xem main thử thì ZNR (bảo vệ quá áp) đã đc thay bằng ZOV khác, tuy nhiên cầu chì 15A đã bị nổ, rã phần công suất ra đo thử thì thấy chết luôn 2 con IGBT (nồi này có 3 IGBT) + chết luôn cầu diode ( hư hỏng nặng phết), anh em có thể thấy vết ám cháy đen ở bên trái con tụ màu xanh dương:
Nói thêm 1 chút là ZNR nguyên bản của nồi này có thông số là 10D221K, chỉ chịu dc điện áp trên 130v là nổ rồi (để bảo vệ quá áp tránh điện áp cao làm hư hỏng các phần khác), trước đó đã bị nổ nên thợ thay 1 con ZOV (cùng chức năng với ZNR) tuy nhiên thông số của nó là 10D471K chịu điện áp lên tới gần 300V, nồi nội địa này chỉ xài điện 100V thôi mà thợ thay hẳn con 300V này mà cắm 220v thì bảo vệ quá áp này sẽ ko nổ đc để bảo vệ như ban đầu, mà nó sẽ sốc điện áp cao vào các phần khác gây hư hỏng nặng hơn, như đây là chết luôn 2 con IGBT + cầu diode
Phần board nguồn cấp sau + ACDET nhìn sơ thì ko thấy hư hỏng gì, ko có vết bị cháy nổ, cầu chì 5A chưa đứt, đoán khả năng mạch này vẫn còn sống:
Nhìn lại thì thấy nồi này chỉ hư phần công suất thôi, cũng khá dễ (đối với mình) để sửa chữa và phục hồi nó, cộng thêm việc là máu em yêu khoa học đang sục sôi, mình quyết định là sẽ phục hồi nó sống lại xem đc ko, cơ bản thì cũng đã hư rồi, nếu sống lại dc thì tốt, còn ko đc thì mình rã xác thôi
Cáp kết nối còn bị nát các chân tiếp xúc (chắc thợ sửa ko đc rồi ghim cáp ẩu đây):
Mình lục trong nhà thì còn 2 con IGBT 50N324 của Toshiba rã từ xác mấy món nội địa cũ trước đây, IGBT này giống như bản zin của nó (may mắn phết), kèm 1 cái cầu diode 35A cũ (zin là 30A thôi), thay thử xem thế nào, đồng thời xử lý lại phần cáp kết nối cho đỡ bị toè nát chân cắm.
Sau gần 1 ngày mày mò nghiên cứu thì cuối cùng em nó cũng đã lên nguồn, tuy nhiên ấn nấu hay hâm thì nó ko phát xung để nhận nồi, mà im re luôn, màn hình vẫn sáng và thời gian vẫn đếm lùi hết tiến trình, mở nồi ra thấy lạnh tanh chả nóng gì, lại có vấn đề nên lại phải mở ra kiểm tra tiếp
Sau gần nửa ngày mày mò thì cuối cùng đã tìm ra nguyên nhân, đó là phần cáp kết nối giữa 2 board bị đứt vài 3 chân tín hiệu, nên bị lỗi, xử lý phần cáp này nữa rồi thử lại thì đã ngon lành
Anh em có thể thấy cọng cáp nhỏ ở ngay góc dưới bên tay phải, cáp này để dẫn tín hiệu xung, nhận nồi, phát xung để tạo dòng foucault làm nóng nồi đó:
Test thử đã nóng ngon lành, hoạt động full chức năng:
Ráp lại khá lằng nhằng và phức tạp, cực kì nhiều chi tiết, còn có cả loa thông báo nữa - nồi xịn phết
À mình phải nạy luôn cả phần nắp của bo điều khiển + màn hình để vệ sinh sạch sẽ, vô ý làm nứt và bong lớp bọc nhựa trong, nhìn xấu vãi, nồi này họ dán keo kín mít và rất chắc, nên nạy cực kì khó và đau tay
vệ sinh nắp ron và lỗ thoát khí:
Giới thiệu sơ về em nó chút - tên đầy đủ là "nồi cơm điện tử cao tần áp suất 2 bi có bù ẩm", mã của nó là SR-WSX103S, model năm 2013 nhưng đc sản xuất năm 2014, dung tích 1L, nồi nặng đến 7,7kg khi chưa có cơm, đây là dòng nồi cao cấp nhất của Panasonic vào thời điểm ra mắt, đầy đủ các tính năng nấu cơm, nấu cháo, nấu cám heo cám lợn vân..vân..., nó có hẳn 1 cái ly nước nhỏ nhỏ bằng kim loại inox bên trong nồi, mục đích là để cấp thêm hơi nước vào giúp cơm ko bị khô, sượng, hay cứng khi nấu hoặc hâm, cơ chế hoạt động của nó là dùng 1 mâm từ nhỏ làm nóng cái ly nước này, sau đó nước ở ly này đc sôi và bốc hơi, đi lên hệ thống ống dẫn trên nắp và sau đó phun vào bên trong lòng nồi. Nhờ vậy nhất là khi hâm cơm lại, cơm nóng hổi và bốc hơi như vừa mới nấu. Ngoài ra nó còn có hệ thống áp suất 2 viên bi inox (gọi là áp suất 2 bi), giúp tạo áp suất nhỏ, làm nhiệt độ bên trong nóng hơn đến gần 200 độ (như hãng quảng cáo 200 độ STEAM), nên cơm sẽ dc chín đều hơn.
Nồi còn có chức năng ECONAVI - 1 tính năng tiết kiệm năng lượng tiêu thụ đc Panasonic quảng cáo rất nhiều trên máy lạnh, nay đã có trên nồi cơm
(thực chất sản phẩm nào thuộc phân khúc cao cấp ở bên Nhật đều có tính năng này). Còn có hẳn 1 cái tag nhận NFC (vip phết), chức năng là để nhận tín hiệu từ điện thoại có NFC, cài 1 cái app có tên là Panasonic Smart App ở Nhật (hiện tại app này đã hết hỗ trợ), setup chế độ nấu gì đó trên app này, sau đó chỉ cần chạm cái điện thoại vô cái vùng có biểu tượng màu xanh hình bàn tay cầm điện thoại trên nắp nồi là nồi bắt đầu tự chạy chương trình nấu đã set trên điện thoại trước đó, khá hay ho nhưng mà giờ thì hết xài dc rồi.
Nồi này đc trang bị hẳn 3 IGBT cho 3 vùng từ khác nhau, khi nấu cũng có liu riu, cơm cho ra chín đều, dẻo mềm ko bị sượng.
Màn hình có đèn nền giúp dễ nhìn trong tối, nồi thường thì ko có đâu
Anh em xem tiếp ở phần cmt nhé:
Nồi này mình mua xác lại của 1 bác ở HN với giá chỉ 150k + 50k ship vô đây = tổng là 200k, mục đích mình mua chỉ để rã bo lấy linh kiện chế cháo với sửa chữa mấy món lặt vặt khác, chứ mình cũng ko có ý định làm cho nó sống dậy, nhưng khi mở nó ra thì lại là 1 câu chuyện khác
Hình ảnh lúc nồi chuẩn bị đc ship đi, nhìn khá dơ bẩn, màn hình vẫn còn hiện giờ, tình trạng người bán nói là cắm sai điện 220v nổ cái bùm

Về mình mở banh ra xem main thử thì ZNR (bảo vệ quá áp) đã đc thay bằng ZOV khác, tuy nhiên cầu chì 15A đã bị nổ, rã phần công suất ra đo thử thì thấy chết luôn 2 con IGBT (nồi này có 3 IGBT) + chết luôn cầu diode ( hư hỏng nặng phết), anh em có thể thấy vết ám cháy đen ở bên trái con tụ màu xanh dương:
Nói thêm 1 chút là ZNR nguyên bản của nồi này có thông số là 10D221K, chỉ chịu dc điện áp trên 130v là nổ rồi (để bảo vệ quá áp tránh điện áp cao làm hư hỏng các phần khác), trước đó đã bị nổ nên thợ thay 1 con ZOV (cùng chức năng với ZNR) tuy nhiên thông số của nó là 10D471K chịu điện áp lên tới gần 300V, nồi nội địa này chỉ xài điện 100V thôi mà thợ thay hẳn con 300V này mà cắm 220v thì bảo vệ quá áp này sẽ ko nổ đc để bảo vệ như ban đầu, mà nó sẽ sốc điện áp cao vào các phần khác gây hư hỏng nặng hơn, như đây là chết luôn 2 con IGBT + cầu diode

Phần board nguồn cấp sau + ACDET nhìn sơ thì ko thấy hư hỏng gì, ko có vết bị cháy nổ, cầu chì 5A chưa đứt, đoán khả năng mạch này vẫn còn sống:
Nhìn lại thì thấy nồi này chỉ hư phần công suất thôi, cũng khá dễ (đối với mình) để sửa chữa và phục hồi nó, cộng thêm việc là máu em yêu khoa học đang sục sôi, mình quyết định là sẽ phục hồi nó sống lại xem đc ko, cơ bản thì cũng đã hư rồi, nếu sống lại dc thì tốt, còn ko đc thì mình rã xác thôi

Cáp kết nối còn bị nát các chân tiếp xúc (chắc thợ sửa ko đc rồi ghim cáp ẩu đây):
Mình lục trong nhà thì còn 2 con IGBT 50N324 của Toshiba rã từ xác mấy món nội địa cũ trước đây, IGBT này giống như bản zin của nó (may mắn phết), kèm 1 cái cầu diode 35A cũ (zin là 30A thôi), thay thử xem thế nào, đồng thời xử lý lại phần cáp kết nối cho đỡ bị toè nát chân cắm.
Sau gần 1 ngày mày mò nghiên cứu thì cuối cùng em nó cũng đã lên nguồn, tuy nhiên ấn nấu hay hâm thì nó ko phát xung để nhận nồi, mà im re luôn, màn hình vẫn sáng và thời gian vẫn đếm lùi hết tiến trình, mở nồi ra thấy lạnh tanh chả nóng gì, lại có vấn đề nên lại phải mở ra kiểm tra tiếp

Sau gần nửa ngày mày mò thì cuối cùng đã tìm ra nguyên nhân, đó là phần cáp kết nối giữa 2 board bị đứt vài 3 chân tín hiệu, nên bị lỗi, xử lý phần cáp này nữa rồi thử lại thì đã ngon lành

Anh em có thể thấy cọng cáp nhỏ ở ngay góc dưới bên tay phải, cáp này để dẫn tín hiệu xung, nhận nồi, phát xung để tạo dòng foucault làm nóng nồi đó:
Test thử đã nóng ngon lành, hoạt động full chức năng:
Ráp lại khá lằng nhằng và phức tạp, cực kì nhiều chi tiết, còn có cả loa thông báo nữa - nồi xịn phết

À mình phải nạy luôn cả phần nắp của bo điều khiển + màn hình để vệ sinh sạch sẽ, vô ý làm nứt và bong lớp bọc nhựa trong, nhìn xấu vãi, nồi này họ dán keo kín mít và rất chắc, nên nạy cực kì khó và đau tay
vệ sinh nắp ron và lỗ thoát khí:
Giới thiệu sơ về em nó chút - tên đầy đủ là "nồi cơm điện tử cao tần áp suất 2 bi có bù ẩm", mã của nó là SR-WSX103S, model năm 2013 nhưng đc sản xuất năm 2014, dung tích 1L, nồi nặng đến 7,7kg khi chưa có cơm, đây là dòng nồi cao cấp nhất của Panasonic vào thời điểm ra mắt, đầy đủ các tính năng nấu cơm, nấu cháo, nấu cám heo cám lợn vân..vân..., nó có hẳn 1 cái ly nước nhỏ nhỏ bằng kim loại inox bên trong nồi, mục đích là để cấp thêm hơi nước vào giúp cơm ko bị khô, sượng, hay cứng khi nấu hoặc hâm, cơ chế hoạt động của nó là dùng 1 mâm từ nhỏ làm nóng cái ly nước này, sau đó nước ở ly này đc sôi và bốc hơi, đi lên hệ thống ống dẫn trên nắp và sau đó phun vào bên trong lòng nồi. Nhờ vậy nhất là khi hâm cơm lại, cơm nóng hổi và bốc hơi như vừa mới nấu. Ngoài ra nó còn có hệ thống áp suất 2 viên bi inox (gọi là áp suất 2 bi), giúp tạo áp suất nhỏ, làm nhiệt độ bên trong nóng hơn đến gần 200 độ (như hãng quảng cáo 200 độ STEAM), nên cơm sẽ dc chín đều hơn.
Nồi còn có chức năng ECONAVI - 1 tính năng tiết kiệm năng lượng tiêu thụ đc Panasonic quảng cáo rất nhiều trên máy lạnh, nay đã có trên nồi cơm

Nồi này đc trang bị hẳn 3 IGBT cho 3 vùng từ khác nhau, khi nấu cũng có liu riu, cơm cho ra chín đều, dẻo mềm ko bị sượng.
Màn hình có đèn nền giúp dễ nhìn trong tối, nồi thường thì ko có đâu

Anh em xem tiếp ở phần cmt nhé:
Last edited: