thắc mắc Tư vấn chọn CB tổng cho nhà 3 tầng tổng công suất 41kW

Giáo sư cho hỏi các nguyên nhân kỹ thuật gây chập cháy khi đấu trực tiếp cái nào, phản biện thì trình bày cho tử tế vào chứ 🤭
Có bao giờ thấy tủ điện có đầy đủ thiết bị đóng cắt đàng hoàng mà vẫn cháy chưa

Mình k phải giáo sư trả lời có được k vậy :rolleyes:

Gửi từ Samsung SM-N970F bằng vozFApp
 
Mình k phải giáo sư trả lời có được k vậy :rolleyes:

Gửi từ Samsung SM-N970F bằng vozFApp
Ok thôi bác, trao đổi kinh nghiệm thì sẵn lòng thôi, còn muốn làm bố thiên hạ mà ko đưa đc cái gì ra hồn thì ko tiếp, miễn đừng nhắc đến nhau là đc 😆
 
Ok thôi bác, trao đổi kinh nghiệm thì sẵn lòng thôi, còn muốn làm bố thiên hạ mà ko đưa đc cái gì ra hồn thì ko tiếp, miễn đừng nhắc đến nhau là đc 😆

Dây hạ thế 3pha chủ yếu đang xài hiện nay là cáp vặn xoắn xlpe kéo từ trạm phụ tải đi, để xuống công tơ và cân bằng tải các pha thì người ta xài kẹp cáp hoặc bộ chia, các điểm tiếp xúc kém chủ yếu ở đây và 1 số điểm bị cọ xát với cột, cành cây...nếu chập dây sau công tơ thì cb chỗ công tơ sẽ nhảy, nếu chống cb k cho nó nhảy thì những chỗ tiếp xúc kia nó sẽ nóng lên, trạm phụ tải 22/0.4kV bữa nay 400-600kVA nên CB xuất tuyến khá lớn (600-900/3 A), thời gian để cho nó nhảy đủ để 1 số điểm tiếp xúc kém phát nhiệt, gặp đk thuận lợi sẽ có cột điện bốc cháy thường thấy.

Gửi từ Samsung SM-N970F bằng vozFApp
 
Last edited:
Dây hạ thế 3pha chủ yếu đang xài hiện nay là cáp vặn xoắn xlpe kéo từ trạm phụ tải đi, để xuống công tơ và cân bằng tải các pha thì người ta xài kẹp cáp hoặc bộ chia, các điểm tiếp xúc kém chủ yếu ở đây và 1 số điểm bị cọ xát với cột, cành cây...nếu chập dây sau công tơ thì cb chỗ công tơ sẽ nhảy, nếu chống cb k cho nó nhảy thì những chỗ tiếp xúc kia nó sẽ nóng lên, trạm phụ tải 22/0.4kV bữa nay 400-600kVA nên CB xuất tuyến khá lớn (600-900/3 A), thời gian để cho nó nhảy đủ để 1 số điểm tiếp xúc kém phát nhiệt, gặp đk thuận lợi sẽ có cột điện bốc cháy thường thấy.

Gửi từ Samsung SM-N970F bằng vozFApp
Đúng là như bác nói, muốn gây cháy thì phải có nhiệt có lửa, mà có nhiệt có lửa thì 1 là do quá tải trong thời gian dài quá mức chịu nhiệt gây nóng chảy cách điện rồi chạm pha gây ngắn mạch phát sinh hồ quang gây cháy, 2 là do tiếp xúc kém tại các điểm đấu nối cũng gây quá nhiệt và hồ quang khi đóng phụ tải, 3 là do ngoại lực tác động như đứt dây gây ngắn mạch, sét đánh...
Vậy chung quy lại thì cháy là do hồ quang gây lửa đốt cháy các vật liệu gây cháy, vậy xét từng cái
Th1 thì quá tải phụ tải đã có cb trong nhà tác động
Th2 tiếp xúc kém phát nhiệt thì ko gây quá tải cb ko tác động, vẫn gây cháy, đây là 1 nguyên nhân các tủ điện hay điểm đấu nối lỏng lẻo ko siết cos cháy mà vẫn đầy đủ thiết bị bảo vệ
Do ngoại lực tác động làm ngắn mạch thì là bất khả kháng, những trường hợp này thì đc liệt vào dạng sự cố rồi, và ngắn mạch thì dòng ngắn mạch rất cao sẽ tác động đến cả CB của cả nhánh làm cả khu mất điện, 1 trạm công cộng sẽ có nhiều nhánh phụ tải chứ ko như trạm khách hàng, mỗi nhánh đều có cb tổng riêng của nhánh
Việc cô lập cb dưới đồng hồ chỉ là giải pháp tình thế, áp dụng cho những hộ dân có phụ tải nhỏ 32 40A thì nó mới làm, muốn dứt điểm thì lên điện lực khu vực làm cái đơn xin nâng cấp phụ tải

Và cái hình cháy trụ ông kia post ở trên mình chắc là vẫn có cb bảo vệ đấy, vì đố thằng điện lực nào dám đấu tắt trực tiếp nhưng cháy thì vẫn cứ cháy thôi 😃
 
Nhà bác sài 1 pha nhỉ
CB ngoài trụ thì nó sẽ nhạy hơn con trong nhà vì nó còn cấp điện cho mấy e hàng xóm nữa thành ra chỉ cần một chút sự cố thôi thì nó cũng nhảy.
Còn muốn khắc phục thì chỉ có báo điện lực thay CB trụ hoặc chia lại tải cho CB trụ
Cách nữa là bác chia lại tải trong nhà rồi yêu cầu chuyển đồng hồ 1 pha thành 3 pha
 
RCBO = ELCB
ELCB vừa có dạng khối và có 2 kiểu là cài rail với bắt vít nha.
Bạn lắp RCBO trong nhà thì ko nên lắp tổng mà chỉ lắp nhánh của ổ cắm, bếp từ và các thiết bị bếp. Có điều kiện thì lắp hàng Schneider dòng active hoặc Simens hoặc ABB
Elcb cùi hơn rccb/rcbo về nguyên lý hoạt động. Elcb đang dần ít được sử dụng.
 
Back
Top