[Tư vấn] Công ty tự ý cho nhân viên nghỉ việc

Đi làm thì đúng nghĩa là đi làm thôi. Đừng tâm sự hay kể lể với bố con thằng đéo nào ở công ty hết. Đây lại đi tồng tộc hết cả vụ sắp nghỉ ra thế bao giờ. Đúng là chiếu mới chưa trải :)
 
Thật sự giờ em mới thấy ngu thật khi nói cho mấy người đồng nghiệp biết là em sắp nghỉ. Cứ nghĩ đơn giản là tâm sự thôi, bây giờ lại đến tai mấy ông trên nên chắc vì vậy mới có cuộc họp thứ 4 này. :(
Về hợp đồng của em, em mới ký hồi tháng 9 vừa rồi, đến tháng 9/2022 em mới hết hợp đồng ạ.
Em đang nghĩ đến giải pháp chiều nay em sẽ nộp đơn nghỉ việc trước khi cuộc họp diễn ra, theo quy định công ty em sau khi nộp đơn phải làm thêm 30 ngày mới được nghỉ.
Em chỉ sợ nộp xong nó cho nghỉ luôn ạ :(
Thím thấy cách này được không ạ ? =((

1 trong những sai lầm khi đi làm :
- kể cho đồng nghiệp việc mình đang có ý định nghỉ và chuẩn bị sắp nghỉ việc

Gửi từ HUAWEI LYA-L29 bằng vozFApp
 
Cùn :)) cần về cty học 1 khoá đào tạo, nhân sự nó nói thẳng cty có quyền đơn phương chấm dứt trong trường hợp hợp đồng thử việc và 1 năm, khác lol gì sa thải ko?

via theNEXTvoz for iPhone
Thế thì nó ỉa lên luật ah, hợp đồng và các giao ước kinh tế đều phải đc điều chỉnh bởi luật pháp, luật pháp thì được điều chỉnh bởi hiến pháp
Như thế là công ty bố láo, ko đảm bảo đc luật cơ bản thì là loại thiếu đạo đức tôn trọng xã hội làm làm lol gì
 
Nhiều anh có vẻ ko hiểu, với hợp đồng xác định thời hạn, cty nó có quyền chấm dứt 1 cách dễ dàng với nhiều lý do. Chứ nó ko ngu sa thải anh mà ko đề ra lý do sa thải đâu. Cái lý dễ nhất là “ko đáp ứng đủ yêu cầu” đấy. Thậm chí các hợp đồng 1 năm chỉ cần 3 ngày báo trước thôi. Thế nên tụi t mới gọi là thử việc 1 năm, vì cty tôi mặc định sau 1 năm là thành vô thời hạn hết.

via theNEXTvoz for iPhone
Như này là sai luật nhé, lý do không đáp ứng đủ yêu cầu công việc thì phải có biên bản kê khai rõ ràng là không đáp ứng như nào, kỷ luật khiển trách như nào chứ không nói không không được. Hợp đồng lao động nó xác định ký 1 năm đầu tiên, sang năm thứ 2 ký tiếp 1 năm, năm thứ 3 thì mới ký hợp đồng vô thời hạn chứ ko có việc công ty tự mặc định gì hết nha. Làm việc nó phải theo luật pháp, dù bạn ký như nào nhưng trái luật pháp thì hợp đồng trở nên vô giá trị. Chứ đề ra luật rồi mạnh ai muốn làm gì thì làm sao được.
 
Update 1:
Đầu tiên, em xin cám ơn chân thành đến các thím đã tư vấn, hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về luật Lao Động giúp em, nhờ các thím mà nay em có buổi họp có thể nói là khá ổn.
Như các thím đã biết, nay là ngày họp của em với dàn lãnh đạo công ty bao gồm trưởng bên nhân sự ( HR ), công đoàn, kế toán, giám đốc mà em đã kể ở phía dưới mấy hôm trước.
Buổi họp này với một lý do duy nhất: muốn tìm cách cho em nghỉ sớm nhằm đỡ được phần lương thưởng và quý. Về mức lương em xin không tiện nói ra, nhưng cũng nằm trong mức trung bình của dev.
Em xin tóm tắt buổi họp:
Đầu tiên bên kế toán, nhân sự nói với em hai tuần trước em đã end dự án, rảnh nguyên một tuần vừa rồi không có gì làm. Vì vậy em ngồi chơi, sáng đến mở máy, chiều tắt máy về.
Em nói lại nếu dựa vào điều này mà quyết định sa thải em thì em không đồng ý, vì công ty không giao việc cho em, cho dù việc ít hay nhiều hoặc không có việc thì chị không thể dựa vào lý do em không có việc làm mà sa thải.
Kế tiếp bên nhân sự chất vấn em về vấn đề đi trễ nguyên tuần trước vì em đi trễ mà không nhắn xin phép ai.
Các thím chắc chắn sẽ hỏi tại sao em lại không nhắn cho manager??
Cái này thì phải quay về tháng 8 năm trước, công ty thay đổi sơ đồ cấu trúc bộ máy, manager của em bị chuyển qua bộ phận khác, thay thế người mới, xong rồi team dev của em từ 5-6 người đều lần lượt ra đi, chỉ còn mỗi mình em trụ lại.
Và đến nay, em thuộc team khác nữa, mà khổ nổi chị manager đó vừa nghỉ sinh đẻ, nên em không biết phải nhắn ai nữa. Vì vậy em cứ đi trễ, nghỉ phép mà không xin phép => bị ông giám đốc chất vấn.
Đến phần cuối cùng, ông giám đốc giảng dạy đạo lý đi làm, cái này thì thôi cho em xin bỏ qua.
 
Update 2:
Tự nhiên đến chiều, nhìn schedule lại có lịch họp tiếp, và lần này chỉ còn họp với bà bên kế toán và nhân sự.
Lý do họp: vì hiện tại do em đã nộp đơn xin nghỉ việc ( mong muốn trong đơn xin nghỉ việc là ngày 18/2 , đúng 30 ngày theo quy định của luật Lao Động ), cộng với việc em đang có 1 task nho nhỏ, làm đến hết thứ 2 là xong. Nên công ty đưa ra lời đề nghị mong muốn em nghỉ sớm ( hết 31/1 này )
Em không đồng ý với lời đề nghị trên, em nói em cần thời gian để suy nghĩ. Bà kế toán bả cứ nói em có gì mà phải suy nghĩ, phải chốt để còn làm hồ sơ thủ tục gì gì đó. Bả còn cam kết lương tháng này + thưởng tháng 13 + quý vẫn đc nhận như bình thường.
Nếu đặt trường hợp vào các thím: các thím có quyết định làm hết ngày 31/1 và nghỉ không hay nhất quyết căn theo luật Lao Động, làm đúng 30 ngày theo đơn xin nghỉ việc.
Lý do em không đồng ý nghỉ trước: do hết ngày 31/1, chỉ còn làm thêm 1 tuần nữa là công ty nghỉ Tết + 1 tuần nghỉ Tết hưởng lương (tự nhiên mất nửa tháng lương oan uổng, vì vậy em không chịu)
Câu hỏi của em:
1. Nếu em không đồng ý với đề nghị trên, công ty có được quyền sa thải em không? Nếu sa thải công ty có bồi thường cho em không?
2. Nếu công ty không bồi thường thì em phải làm gì để nhận lại số tiền em đã mất? Em phải kiện ai? Kiện như thế nào?
3. Nếu em không đồng ý với lời đề nghị, công ty có làm khó dễ em được không?

Em chỉ sợ em không đồng ý với lời đề nghị trên, công ty không trả lương tháng 1 + thưởng + quý cho em thì chắc em mất Tết các thím ạ.
Nhờ các thím đi làm lâu năm chia sẻ tư vấn giúp em trường hợp này với ạ. Em cám ơn các thím.
 
haiz, thật ra cty nó sa thải dễ ẹc à, có cái là nó tốt bụng hay không thôi.
nó tốt ấy, thì nó thương lượng với thớt rồi + thêm 1,2 tháng lương gì đó, thớt làm đơn xin nghỉ.
còn nó mà ác ấy, nó làm dạng thôi việc do tái cấu trúc. Trường hợp của thím méo có việc làm, ngồi ko ăn lương còn có cớ để nó làm dạng này nữa.
nói chung các thím trên đừng nghỉ là cty ko dc đơn phương cho nghỉ việc, nó khó hơn là nhân viên đơn phương nghỉ, hồ sơ thủ tục rườm rà hơn, nhưng mà đã muốn cho nghỉ thì làm dc hết
Anh tư vấn hơi bị tào lao đấy. Lý do tái cấu trúc, thay đổi công việc không phải thích là cho nghỉ. Tái cấu trúc vì lý do gì? Thua lỗ: mời anh mang báo cáo tài chính ra; thay đổi công nghệ: mời anh đi đào tào nhân viên lại cho phù hợp với công việc mới, thử việc, sau đó muốn cho thôi việc anh phải lập biên bản anh không đáp ứng được công việc mới, nhưng vẫn phải bồi thường nhé. Còn anh thớt, anh có phốt đi trễ cả tuần, nếu HR nó lập biên bản anh vụ này thì anh hơi yếu thế đấy.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Anh tư vấn hơi bị tào lao đấy. Lý do tái cấu trúc, thay đổi công việc không phải thích là cho nghỉ. Tái cấu trúc vì lý do gì? Thua lỗ: mời anh mang báo cáo tài chính ra; thay đổi công nghệ: mời anh đi đào tào nhân viên lại cho phù hợp với công việc mới, thử việc, sau đó muốn cho thôi việc anh phải lập biên bản anh không đáp ứng được công việc mới, nhưng vẫn phải bồi thường nhé. Còn anh thớt, anh có phốt đi trễ cả tuần, nếu HR nó lập biên bản anh vụ này thì anh hơi yếu thế đấy.

via theNEXTvoz for iPhone
Đi trên thì ăn lol rồi. Tuy nhiên chưa có họp kỷ luật thì cớ gì mà dám đuổi. Nghe tụi HR nó hù này nọ thôi
Nói chung do anh thớt còn trẻ chưa vào voz tư vấn nhiều thôi
Muốn đuổi nv dek dễ đâu. Thuyên chuyển công việc phải phù hợp với chuyên môn và cần đào tạo lại chứ dek chịu thì ăn kiện nhé.
Ví dụ anh làm coder. Tuyển vào mà kêu anh đi sửa con server hư từ đời tống ở trong warehouse móc ra . anh sửa k dc đuổi việc ông. Thì xin chúc mừng. Anh cứ thu thập bằng chứng , quay film ghi âm chụp hình đầy đủ. Sau 11 tháng viết cái đơn lên phòng Lđ xã hội quận rồi rung đùi đợi tiền thôi. Lưu ý là anh phải tuân thủ mọi quy định kẻo nó k dc bắt bẻ. Tiền thất nghiệp vẫn đi lãnh bình thường . việc khác vẫn kiếm chỏi khác làm nhé.
Phải chắc chắn là thu thập bằng chứng có lợi cho mình nhé
Mình mới lên tòa ở q1 đây. Tiếc là bằng chứng k có lợi cho mình nên dc bồi có 1 tháng lương. Khá chán.
 
Cty nào public luôn đi. 2 năm kn dev lương 27tr là coi như cao r. Lead tao làm chục năm lương mới hon 30tr tí.

Mà that6 radi9 làm chuyện nghỉ nói v ngkh hay k thì tùy đ gia đình. Nhà khá thì yolo lo đéo j. Thất nghiệp cũng k lo đói.
 
Last edited:
Hỏi tư vấn xong làm ngược lại, thớt nghe lời Tào Tháo à :sweat:
Thôi có họp thế rồi thì thương lượng lấy thưởng, nhớ văn bản email vào ko lại khổ. Chứ thế kia là cty định cho ăn hành rồi. Name and shame luôn đi xem nào cho anh em còn tránh.
 
Quy định phải báo trước chứ ,bao nhiêu ngày đó để ng lao động kiếm đc việc mới , muốn đuổi ngang phải có lý do và biên bản các lần vi phạm chứ ko có nói miệng đc . Còn ko thì cứ đền bù hợp đồng nếu bị bắt nghỉ ngang x2 x3 lương ko nhớ rõ.
Thím cứ làm tới thôi làm đúng số ngày theo luật rồi nghỉ ko thì móc xỉa tao nghỉ vậy thôi .
Vì thím vào thế phải nghỉ cmnr thay máu cty nên cứ làm theo luật ko có tình nghĩ nể nang mịa gì hết .

Gửi từ Samsung SM-G770F bằng vozFApp
 
Anh tư vấn hơi bị tào lao đấy. Lý do tái cấu trúc, thay đổi công việc không phải thích là cho nghỉ. Tái cấu trúc vì lý do gì? Thua lỗ: mời anh mang báo cáo tài chính ra; thay đổi công nghệ: mời anh đi đào tào nhân viên lại cho phù hợp với công việc mới, thử việc, sau đó muốn cho thôi việc anh phải lập biên bản anh không đáp ứng được công việc mới, nhưng vẫn phải bồi thường nhé. Còn anh thớt, anh có phốt đi trễ cả tuần, nếu HR nó lập biên bản anh vụ này thì anh hơi yếu thế đấy.

via theNEXTvoz for iPhone
https://thuvienphapluat.vn/banan/ti...i-cho-thoi-viec-voi-ly-do-thay-doi-co-cau-910
thế cho vuông, ở đó mà lỗ với chả công nghệ.
các anh cứ tưởng cái cụm từ "tái cơ cấu" nghe cao siêu lắm, thật ra chỉ tách/nhập phòng ban đã là tái cơ cấu.
 
https://thuvienphapluat.vn/banan/ti...i-cho-thoi-viec-voi-ly-do-thay-doi-co-cau-910
thế cho vuông, ở đó mà lỗ với chả công nghệ.
các anh cứ tưởng cái cụm từ "tái cơ cấu" nghe cao siêu lắm, thật ra chỉ tách/nhập phòng ban đã là tái cơ cấu.
Tao chán mày lắm, mày 91 mà mày suy nghĩ như một con bò. Năm 2021 mày lấy luật lao động 2012 ra dẫn, bài báo thì post năm 2019. Thảo nào mày bị bọn HR nó dắt mũi.

Tao dẫn lại cho luật lao động 2019 - hiệu lực từ 01.01.2021, những điều có liên quan.

1. Thằng thớt nếu không nằm trong nhóm này, doanh nghiệp không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với nó.
Điều 36. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;

đ) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;

g) Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.

2. Nếu đơn phương chấm dứt thì phải có nghĩa vụ
Điều 41. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.

Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật này thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này để chấm dứt hợp đồng lao động.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

3. Mày lấy lý do tái cấu trúc, thì đây
Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế

1. Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ:

a) Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;

b) Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;

c) Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.

2. Những trường hợp sau đây được coi là vì lý do kinh tế:

a) Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;

b) Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.

3. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.

4. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này.

5. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật này.

6. Việc cho thôi việc đối với người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên và thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động.

4. Mức trợ cấp doanh nghiệp phải trả cho người lao động nếu chấm dứt hợp đồng lao động đơn phương vì lý do tái cấu trúc
Điều 47. Trợ cấp mất việc làm

1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật này, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Tao dẫn luôn khoản 11 điều 34 cho mày, tin tao đi mày đéo thể tìm được ai tận tụy giải phóng cái ngu cho mày như tao đâu

Điều 34. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

11. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.


Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế


Điều 43. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã

Mày còn 1 cái ngu nữa là sau khi google đã post ngay. Tao dẫn thêm cho mày 1 trường hợp thực tế người lao động thắng kiện 300tr do Cocacola sa thải trái luật vì lý do tái cơ cấu. Năm 2020 luôn cho nó nóng.

https://plo.vn/phap-luat/nguoi-lao-dong-thang-kien-cong-ty-hon-300-trieu-924175.html
 
Last edited:
Thấy cái ngu khi làm sai lời tư vấn chưa.
Đơn đâm rồi thì có cứt mà cứu vãn.
Giờ cứ làm đến 18/2 đi. Giờ nghỉ thì có thưởng cứt, mà làm thì cũng hên xui.
Tóm váy NGU
 
Back
Top