Vài dòng suy nghĩ về thực tại

nganhoa

Junior Member
Ngày xưa có một người hành khất ngồi xin ăn trên một cái rương bằng thép cũ kỹ. Mỏi mòn chờ đợi từng đồng bạc lẻ của người qua đường, mỗi ngày ông sống trong thiếu thốn, đói khát, rét buốt. Một ngày kia, có một vị cao tăng đến nói rằng ông là người giàu có nhất thành phố này; người hành khất đón nhận lời này với sự căm tức và thù hận :mad:. Mãi cho đến khi qua đời, ông vẫn không hề hay biết cái rương cũ kia chứa trong nó là cả một kho báo với đầy đủ vàng, bạc, mã não và kim cương =((.

Hình ảnh người hành khất trong câu chuyện trên là ẩn dụ cho con người hiện đại. Họ cứ mãi hướng ra bên ngoài để tìm kiếm hạnh phúc, niềm vui, mong đợi bạn bè, người thân hay ai đó sẽ mang đến hạnh phúc cho mình :giggle:. Cho đến cuối cuộc đời, họ vẫn không nhận ra bấy lâu nay bản thân đang sở hữu một kho tàng hạnh phúc cực kỳ to lớn.

Thật vậy, bấy lâu nay chúng ta cứ mãi kiếm tìm nơi những tiện nghi vật chất, cam đoan rằng để hạnh phúc ta cần phải mua được chiếc xe này, cái điện thoại kia, cất được một căn nhà to hay bất kỳ thứ gì khác “ngoài kia” :(. Ngày đêm sống trong mong mỏi, đợi chờ, hy vọng, cố gắng đạt được chúng, để rồi khi cầm trên tay những điều hằng ao ước ta lại hướng tầm mắt về những thứ đắt đỏ, cao cấp hơn :feel_good:. Cả một cuộc đời đứng núi này trông núi nọ, không có được thì đau khổ, sở hữu rồi thì nhàm chán, tranh đua mãi nhưng chưa bao giờ thỏa mãn :ops:.

Không dừng lại ở đó, chúng ta lao đầu vào những vui thú để khỏa lấp nỗi buồn, ta trốn tránh, chạy trốn sự chán chường thực tại bằng việc nhảy múa, ca hát, đàn đúm, nhậu nhẹt… :dribble:Nhưng “nâng chén tiêu sầu, sầu càng thêm”, sau những cuộc vui, những cơn náo nhiệt, ồn ào kia là một sự trống vắng thăm thẳm, một sự chán ngán sâu sắc củ tâm hồn.

Vì không nhận ra kho báu mà bản thân đang sở hữu, nên chúng ta sống trong sự thiếu thốn, đói khát niềm vui :tire:; ý thức, tâm tưởng của ta mải miết hồi tưởng về những ngọt ngào của quá khứ hay là mong mỏi hạnh phúc trong tương lai. Cả một cuộc đời chưa một lần dừng lại để nghỉ ngơi, để cảm nhận thực tại, nhận ra suối nguồn hạnh phúc đang hiện hữu trong từng giây phút của hiện tại :burn_joss_stick:.

Nếu thực tâm “lắng nghe”, “quan sát”, “cảm nhận” với “sự trân trọng” và “nâng niu” từng khoảnh khắc, cánh cửa của một thế giới bị lãng quên sẽ dần được hé mở :haha:. Cổ nhân có câu “Nhất hoa nhất thế giới, nhất thảo nhất thiên đường”, chính là ám chỉ sự thật này. Nếu để tâm nhìn nhận thực tại, ta sẽ nhận ra mỗi đóa hoa đều chứa đựng trong đó một thế giới (thế giới của thực tại), mỗi một ngọn cỏ đều có thể xem là một thiên đường phúc lạc; mỗi hình sắc, âm thanh, mùi hương đều chứa trong mình sự thật vốn bị quên lãng :go:.

Bấy lâu nay, chúng ta cứ mãi hướng ra bên ngoài, tất bật đi tìm sự thỏa mãn tuyệt đối, sự thật tận cùng... nhưng hoài không gặp :cautious:. Chúng ta không biết rằng điều bản thân mong cầu đang ở ngay trong tầm tay, trong từng giây phút đang trôi qua: “người cầu đạo không biết rằng đạo, là giây phút hiện tại vậy”. Bằng sự trân trọng sâu sắc, như thật lắng nghe những âm thanh xung quanh, lắng nghe tiếng côn trùng trong đêm vắng, tiếng phong linh reo vang, tiếng gió lay rì rào, lắng nghe âm thanh đung đưa của hàng cây ven đường... mà đi đến chỗ nghe được âm thanh không có tiếng nơi tâm hồn, còn được gọi là “vô thanh”, là "chân âm" của cuộc sống :embarrassed:.

Chính vì lẽ đó mỗi người chúng ta cần phải biết trân trọng sự nghe của bản thân nói riêng và tất cả những gì mình đang sở hữu nói chung. Cần phải suy nghiệm một sự thật rằng, những người điếc đối với sự nghe là một ao ước không bao giờ chạm đến được; suốt một cuộc đời mong mỏi được nghe giọng nói của cha, của mẹ, của những người thân yêu trong buồn tủi :pudency:. Mỗi khi cảm thấy chán nản, hãy nghĩ đến những hoàn cảnh mù lòa (do bẩm sinh, do tai nạn hoặc bệnh tật) cả đời không được thấy vẻ đẹp của một bông hoa. Vì nghĩ đến sự đau khổ của những người đáng thương này mà ta khởi lên lòng thương xót đối với họ để từ đây nội tâm được mát mẻ với tấm lòng từ ái. Và cho phép bản thân hạnh phúc đối với sự lành lặn của mình, để từ đây ta biết trân trọng hơn từng giây phút được nghe, được thấy, được cảm nhận.

Lời bình:

Bằng việc trân trọng từng khoảnh khắc hiện tại mà ta biết trân quý thời gian của bản thân, không để phí phạm vào những điều vô bổ (như ngủ hơn 8 tiếng mỗi ngày, lướt facebook trong sự mông lung, đắm chìm trong các thứ gây nghiện…). Thay vào đó, ta dành thời gian này để cố gắng, nỗ lực nhiều hơn, nhiều hơn nữa để cống hiến sức mình; mang lại lợi ích, an vui cho bản thân, gia đình và xã hội. Một điểm đặc biệt là kể từ bây giờ sự nỗ lực của ta sẽ không còn đau đớn hay khó chịu thêm nữa, vì ta hiểu và cảm nhận rõ ràng từng giây từng phút trên hành trình hướng thượng này của bản thân là ý nghĩa.

Chúng ta sẽ yêu thương nhiều hơn, vì từ đây ta nhận ra tình thương vô bờ trong lời nói của mẹ, trong câu quở trách của ba, điều vốn dĩ bị quên lãng trong dòng chảy bất tận của thời gian.

Một sự thật là trước khi đầu tư một khoản nào, ta đều cân đo đong đếm rủi ro, lợi nhuận; ta mong mỏi những thương vụ đầu tư có lãi cao và chạy trốn thua lỗ; tuy nhiên, vẫn có những vụ đầu tư toàn lãi mà chúng ta không thực hiện. Đó là chỉ với một chiếc ôm, một lời yêu thương chân thành dành cho hai đấng sinh thành; chắc chắn ba mẹ sẽ rất xúc động mà bản thân ta cũng được hạnh phúc, vui vẻ. Khoản lãi mang lại là cực kỳ to lớn, vậy nên đừng ngần ngại nói lời ngọt ngào, đừng ngần ngại trao cho ba mẹ những cái ôm khi vẫn còn cơ hội.

Tái bút: mong được sự góp ý từ các thím.

Như Ý
 

Attachments

  • 25_187566_560ebf2e6404609.jpg
    25_187566_560ebf2e6404609.jpg
    386.9 KB · Views: 69
Last edited:
Phàm ở đời người ta chỉ muốn tìm cái mình chưa biết mà lại chẳng tìm cái mình đã biết hay mình tưởng mình đã biết.
Ở cái xã hội mà càng có được nhiều của cải vật chất thì càng văn minh, cái " văn minh hơn người" ấy làm thước đo cho mỗi cá nhân thì chỉ có loạn, mục đích cuối cùng của ta là gì ? chẳng phải là mưu cầu hạnh phúc sao ?. Vậy khoa học công nghệ đã tiến bộ như ngày hôm nay liệu ta có hạnh phúc chưa ?. Và ở cái xã hội được cho là văn minh đó thì nhân nghĩa cũng chỉ là bình phong, kẻ mạnh thì dùng nhân nghĩa để bóc lột kẻ yếu, còn kẻ yếu thì hô hào nhân nghĩa nhầm tìm kiếm sự thương hại.
Vì vậy ta đừng chỉ đuổi theo cái ngoài mình mà không nhận ra cái bên trong mình, mỗi một cá nhân là một thể toàn thiện riêng lẻ, ta chỉ nên phát triển cái toàn thiện của bản thân, đừng đèo bòng ham muốn cái ngoài mình hay là sống theo người khác.
 
Con người về cơ bản luôn tồn tại bản tính tham lam, nên phải hướng ra ngoài tìm hạnh phúc, trải qua một thời gian họ mới dần nhận ra hạnh phúc ở chính bên trong bản thân mình. Nói vài câu chưa chắc khiến người khác ngộ ra được, phải đi qua nhiều trải nghiệm họ sẽ tự khắc nhận ra điều đó, chỉ là sớm hay muộn thôi.
 
Phàm ở đời người ta chỉ muốn tìm cái mình chưa biết mà lại chẳng tìm cái mình đã biết hay mình tưởng mình đã biết.
Ở cái xã hội mà càng có được nhiều của cải vật chất thì càng văn minh, cái " văn minh hơn người" ấy làm thước đo cho mỗi cá nhân thì chỉ có loạn, mục đích cuối cùng của ta là gì ? chẳng phải là mưu cầu hạnh phúc sao ?. Vậy khoa học công nghệ đã tiến bộ như ngày hôm nay liệu ta có hạnh phúc chưa ?. Và ở cái xã hội được cho là văn minh đó thì nhân nghĩa cũng chỉ là bình phong, kẻ mạnh thì dùng nhân nghĩa để bóc lột kẻ yếu, còn kẻ yếu thì hô hào nhân nghĩa nhầm tìm kiếm sự thương hại.
Vì vậy ta đừng chỉ đuổi theo cái ngoài mình mà không nhận ra cái bên trong mình, mỗi một cá nhân là một thể toàn thiện riêng lẻ, ta chỉ nên phát triển cái toàn thiện của bản thân, đừng đèo bòng ham muốn cái ngoài mình hay là sống theo người khác.

Một nghệ thuật sống của bác Nguyễn Duy Cần đúng không thím, em là fan của bác Cần đó :beauty:
 
Con người về cơ bản luôn tồn tại bản tính tham lam, nên phải hướng ra ngoài tìm hạnh phúc, trải qua một thời gian họ mới dần nhận ra hạnh phúc ở chính bên trong bản thân mình. Nói vài câu chưa chắc khiến người khác ngộ ra được, phải đi qua nhiều trải nghiệm họ sẽ tự khắc nhận ra điều đó, chỉ là sớm hay muộn thôi.

Có vài người đến cuối đời vẫn không nhận ra luôn thím ơi, đau lòng :too_sad:
 
Triết lí nghe qua thì rất hay nhưng lại rất nguy hiểm. làm nhu nhụt ý chí phấn đấu của bản thân.
Con người phát triển như ngày nay là do tính tò mò thích khám phá ra những thứ bên ngoài. Nếu so với cs của 1 con khỉ trên cây, nó sẽ cảm thấy hạnh phúc vì k phải lo nghĩ gì hay nhàm chán? có lẽ nó sẽ hạnh phúc sẽ luôn cảm thấy thoải mái vì ít phải vận dụng bộ não để tư duy hơn và đôi khi cũng cảm thấy nhàm chán vì chả biết đến cái gọi là lí tưởng, đam mê hay mục đích sống.
Vậy với brain vượt trội của con người mà thượng đế đã đặc quyền trao cho, tại sao bạn chỉ chọn một mà k chọn cả hai?
  • bạn chọn rũ bỏ ham muốn bạn cho là tầm thường bên ngoài để có được cảm giác yên bình bên trong?
  • bạn chọn mặc kệ cảm xúc bên trong để hướng tới điều phù phiếm bên ngoài?
Tôi nghĩ bạn nên chọn cả 2, vừa yên bình vừa hoài bão. Đó mới đáng kiếp làm người.
// Nghệ thuật sống cái gì chứ, hay là 1 lũ loser cố tình chối bỏ né tránh thực tại.
 
Triết lí nghe qua thì rất hay nhưng lại rất nguy hiểm. làm nhu nhụt ý chí phấn đấu của bản thân.
Con người phát triển như ngày nay là do tính tò mò thích khám phá ra những thứ bên ngoài. Nếu so với cs của 1 con khỉ trên cây, nó sẽ cảm thấy hạnh phúc vì k phải lo nghĩ gì hay nhàm chán? có lẽ nó sẽ hạnh phúc sẽ luôn cảm thấy thoải mái vì ít phải vận dụng bộ não để tư duy hơn và đôi khi cũng cảm thấy nhàm chán vì chả biết đến cái gọi là lí tưởng, đam mê hay mục đích sống.
Vậy với brain vượt trội của con người mà thượng đế đã đặc quyền trao cho, tại sao bạn chỉ chọn một mà k chọn cả hai?
  • bạn chọn rũ bỏ ham muốn bạn cho là tầm thường bên ngoài để có được cảm giác yên bình bên trong?
  • bạn chọn mặc kệ cảm xúc bên trong để hướng tới điều phù phiếm bên ngoài?
Tôi nghĩ bạn nên chọn cả 2, vừa yên bình vừa hoài bão. Đó mới đáng kiếp làm người.
// Nghệ thuật sống cái gì chứ, hay là 1 lũ loser cố tình chối bỏ né tránh thực tại.

thím đọc lời bình chưa ._. :embarrassed:
 
Ngày xưa có một người hành khất ngồi xin ăn trên một cái rương bằng thép cũ kỹ. Mỏi mòn chờ đợi từng đồng bạc lẻ của người qua đường, mỗi ngày ông sống trong thiếu thốn, đói khát, rét buốt. Một ngày kia, có một vị cao tăng đến nói rằng ông là người giàu có nhất thành phố này; người hành khất đón nhận lời này với sự căm tức và thù hận :mad:. Mãi cho đến khi qua đời, ông vẫn không hề hay biết cái rương cũ kia chứa trong nó là cả một kho báo với đầy đủ vàng, bạc, mã não và kim cương =((.

Hình ảnh người hành khất trong câu chuyện trên là ẩn dụ cho con người hiện đại. Họ cứ mãi hướng ra bên ngoài để tìm kiếm hạnh phúc, niềm vui, mong đợi bạn bè, người thân hay ai đó sẽ mang đến hạnh phúc cho mình :giggle:. Cho đến cuối cuộc đời, họ vẫn không nhận ra bấy lâu nay bản thân đang sở hữu một kho tàng hạnh phúc cực kỳ to lớn.

Thật vậy, bấy lâu nay chúng ta cứ mãi kiếm tìm nơi những tiện nghi vật chất, cam đoan rằng để hạnh phúc ta cần phải mua được chiếc xe này, cái điện thoại kia, cất được một căn nhà to hay bất kỳ thứ gì khác “ngoài kia” :(. Ngày đêm sống trong mong mỏi, đợi chờ, hy vọng, cố gắng đạt được chúng, để rồi khi cầm trên tay những điều hằng ao ước ta lại hướng tầm mắt về những thứ đắt đỏ, cao cấp hơn :feel_good:. Cả một cuộc đời đứng núi này trông núi nọ, không có được thì đau khổ, sở hữu rồi thì nhàm chán, tranh đua mãi nhưng chưa bao giờ thỏa mãn :ops:.

Không dừng lại ở đó, chúng ta lao đầu vào những vui thú để khỏa lấp nỗi buồn, ta trốn tránh, chạy trốn sự chán chường thực tại bằng việc nhảy múa, ca hát, đàn đúm, nhậu nhẹt… :dribble:Nhưng “nâng chén tiêu sầu, sầu càng thêm”, sau những cuộc vui, những cơn náo nhiệt, ồn ào kia là một sự trống vắng thăm thẳm, một sự chán ngán sâu sắc củ tâm hồn.

Vì không nhận ra kho báu mà bản thân đang sở hữu, nên chúng ta sống trong sự thiếu thốn, đói khát niềm vui :tire:; ý thức, tâm tưởng của ta mải miết hồi tưởng về những ngọt ngào của quá khứ hay là mong mỏi hạnh phúc trong tương lai. Cả một cuộc đời chưa một lần dừng lại để nghỉ ngơi, để cảm nhận thực tại, nhận ra suối nguồn hạnh phúc đang hiện hữu trong từng giây phút của hiện tại :burn_joss_stick:.

Nếu thực tâm “lắng nghe”, “quan sát”, “cảm nhận” với “sự trân trọng” và “nâng niu” từng khoảnh khắc, cánh cửa của một thế giới bị lãng quên sẽ dần được hé mở :haha:. Cổ nhân có câu “Nhất hoa nhất thế giới, nhất thảo nhất thiên đường”, chính là ám chỉ sự thật này. Nếu để tâm nhìn nhận thực tại, ta sẽ nhận ra mỗi đóa hoa đều chứa đựng trong đó một thế giới (thế giới của thực tại), mỗi một ngọn cỏ đều có thể xem là một thiên đường phúc lạc; mỗi hình sắc, âm thanh, mùi hương đều chứa trong mình sự thật vốn bị quên lãng :go:.

Bấy lâu nay, chúng ta cứ mãi hướng ra bên ngoài, tất bật đi tìm sự thỏa mãn tuyệt đối, sự thật tận cùng... nhưng hoài không gặp :cautious:. Chúng ta không biết rằng điều bản thân mong cầu đang ở ngay trong tầm tay, trong từng giây phút đang trôi qua: “người cầu đạo không biết rằng đạo, là giây phút hiện tại vậy”. Bằng sự trân trọng sâu sắc, như thật lắng nghe những âm thanh xung quanh, lắng nghe tiếng côn trùng trong đêm vắng, tiếng phong linh reo vang, tiếng gió lay rì rào, lắng nghe âm thanh đung đưa của hàng cây ven đường... mà đi đến chỗ nghe được âm thanh không có tiếng nơi tâm hồn, còn được gọi là “vô thanh”, là "chân âm" của cuộc sống :embarrassed:.

Chính vì lẽ đó mỗi người chúng ta cần phải biết trân trọng sự nghe của bản thân nói riêng và tất cả những gì mình đang sở hữu nói chung. Cần phải suy nghiệm một sự thật rằng, những người điếc đối với sự nghe là một ao ước không bao giờ chạm đến được; suốt một cuộc đời mong mỏi được nghe giọng nói của cha, của mẹ, của những người thân yêu trong buồn tủi :pudency:. Mỗi khi cảm thấy chán nản, hãy nghĩ đến những hoàn cảnh mù lòa (do bẩm sinh, do tai nạn hoặc bệnh tật) cả đời không được thấy vẻ đẹp của một bông hoa. Vì nghĩ đến sự đau khổ của những người đáng thương này mà ta khởi lên lòng thương xót đối với họ để từ đây nội tâm được mát mẻ với tấm lòng từ ái. Và cho phép bản thân hạnh phúc đối với sự lành lặn của mình, để từ đây ta biết trân trọng hơn từng giây phút được nghe, được thấy, được cảm nhận.

Lời bình:

Bằng việc trân trọng từng khoảnh khắc hiện tại mà ta biết trân quý thời gian của bản thân, không để phí phạm vào những điều vô bổ (như ngủ hơn 8 tiếng mỗi ngày, lướt facebook trong sự mông lung, đắm chìm trong các thứ gây nghiện…). Thay vào đó, ta dành thời gian này để cố gắng, nỗ lực nhiều hơn, nhiều hơn nữa để cống hiến sức mình; mang lại lợi ích, an vui cho bản thân, gia đình và xã hội. Một điểm đặc biệt là kể từ bây giờ sự nỗ lực của ta sẽ không còn đau đớn hay khó chịu thêm nữa, vì ta hiểu và cảm nhận rõ ràng từng giây từng phút trên hành trình hướng thượng này của bản thân là ý nghĩa.

Chúng ta sẽ yêu thương nhiều hơn, vì từ đây ta nhận ra tình thương vô bờ trong lời nói của mẹ, trong câu quở trách của ba, điều vốn dĩ bị quên lãng trong dòng chảy bất tận của thời gian.

Một sự thật là trước khi đầu tư một khoản nào, ta đều cân đo đong đếm rủi ro, lợi nhuận; ta mong mỏi những thương vụ đầu tư có lãi cao và chạy trốn thua lỗ; tuy nhiên, vẫn có những vụ đầu tư toàn lãi mà chúng ta không thực hiện. Đó là chỉ với một chiếc ôm, một lời yêu thương chân thành dành cho hai đấng sinh thành; chắc chắn ba mẹ sẽ rất xúc động mà bản thân ta cũng được hạnh phúc, vui vẻ. Khoản lãi mang lại là cực kỳ to lớn, vậy nên đừng ngần ngại nói lời ngọt ngào, đừng ngần ngại trao cho ba mẹ những cái ôm khi vẫn còn cơ hội.

Tái bút: mong được sự góp ý từ các thím.

Như Ý
hB8nmx5.png
tôi đã đọc hết sạch và cũng thích văn học lắm. Nhưng fen viết chưa tới... Lấy 1 cái ví dụ thật to sau giải thích toàn thứ " sâu chưa tới mà nổi cũng chả nên hồn" Tóm lại là khó hiểu cho đại đa số và thiểu số hiểu thì lại thấy nó chả bõ công suy nghĩ... kiểu kiểu vậy! Luận điểm fen đưa ra có chút phật pháp trong đó, kiểu hãy hài lòng với cuộc sống này... Mọi thứ đều đẹp nếu ta có một cái nhìn tích cực... Nhưng nên nhớ: PHẬT TRƯỚC KHI TRỞ THÀNH PHẬT THÌ ĐÃ TỪNG LÀM HOÀNG TỬ RỒI... Con người mà loại bỏ được hết phiền ưu thì fen có tin thế giới này sẽ tận diệt không?
 
hB8nmx5.png
tôi đã đọc hết sạch và cũng thích văn học lắm. Nhưng fen viết chưa tới... Lấy 1 cái ví dụ thật to sau giải thích toàn thứ " sâu chưa tới mà nổi cũng chả nên hồn" Tóm lại là khó hiểu cho đại đa số và thiểu số hiểu thì lại thấy nó chả bõ công suy nghĩ... kiểu kiểu vậy! Luận điểm fen đưa ra có chút phật pháp trong đó, kiểu hãy hài lòng với cuộc sống này... Mọi thứ đều đẹp nếu ta có một cái nhìn tích cực... Nhưng nên nhớ: PHẬT TRƯỚC KHI TRỞ THÀNH PHẬT THÌ ĐÃ TỪNG LÀM HOÀNG TỬ RỒI... Con người mà loại bỏ được hết phiền ưu thì fen có tin thế giới này sẽ tận diệt không?

Anh nghĩ sao về các bậc thánh A La Hán đệ tử của Ngài?
Và theo như quan điểm của anh thì phiền ưu là điều kiện cần để thế giới không bị tận diệt nhỉ?
Tôi thì chọn sống hạnh phúc thay vì đau buồn. Trong cuộc sống có những trường hợp anh không thể làm khác hơn, chỉ có thể chấp nhận thực tại. Chẳng hạn như việc xếp hàng trong siêu thị hay đợi tới lượt khám bệnh, lúc này có lẽ anh sẽ đợi trong bức bối, khó chịu; còn tôi thì bình thản chấp nhận.
 
Last edited:
triết lý ngụy biện bỏ mịa ra. nói thô tục là thủ dâm tinh thần để tự an ủi.

niềm vui của thằng này không phải là niềm vui của thằng khác, và nếu thằng khác không thích niềm vui của mày thì đừng dùng những từ đao to búa lớn kiểu "giác ngộ" "thấu hiểu" "nhận ra" rồi lại cả "vô thanh" "chân âm" ... bla bla .

thằng sư trong bài , hãy móc cho người ăn xin 1 đồng lẻ để mua 1 cái bánh bao ăn đỡ đói cái đã.
 
Back
Top