Vài dòng tâm sự về việc các bạn trẻ rẽ ngang sang CNTT

Chưa biết tí gì mà muốn học 1 khoá cơ bản online, kiểu như nhập môn thôi thì thớt khuyên mình nên học ntn
 
Thật ra lương thưởng đối với nhân viên ngành CNTT không quá quan trọng vì không ai tiếc tiền trả lương cao cho bộ phận này. Hơn nữa dân IT muốn kiếm tiền thì lướt forum kiếm project thu nhập bên ngoài x10 lần lương. Quan trọng là thái độ của nhà tuyển dụng như nào để có thể tuyển được một người IT về tổ chức mình.
Thằng em mình sinh năm 96, học bách khoa cơ khí, ra trường đi làm vài tháng than chán bỏ ngang mày mò tự học code, AI, ml, deep learning, sau 3 tháng đã học thuộc gần hết các ngôn ngữ lập trình, vừa lấy chứng chỉ tin học thì bọn headhunter nó săn gửi thông tin vào một công ty có trụ sở Hoa Kỳ. Ông giám đốc nhận được cv liền bay ngay từ Mỹ sang Việt Nam mời nó làm remotely, cả dàn lãnh đạo công ty và phòng nhân sự xuống tận nhà nó bưng nước pha trà mời nó về công ty làm việc, offer lương 3k6 + đủ thứ benefit mà các nguyên thủ quốc gia mơ ước mà nó vẫn lắc đầu muốn dành thời gian trau dồi thêm. Hôm sau ông giám đốc chơi lầy dẫn mấy đứa thực tập sinh da trắng bóc đùi thon mông mẩy đến mồi chày nó, thêm cả mấy cô hoa khôi chưa chồng trong công ty, đêm đó trời bão mà cả dàn lãnh đạo công ty phải đứng hầu nó dưới mưa bên ngoài để trong nhà nó "cân nhắc" với dàn mỹ nhân. Cũng may sáng hôm sau vừa ngái ngủ vừa gật đầu nhẹ đồng ý về làm việc cho công ty, lão giám đốc mừng rơn mở tiệc cho toàn công ty ăn mừng 3 ngày đêm, thưởng 1 năm tiền lương cho tất cả chi nhánh việt nam ăn mừng sự kiện này.
 
Gái IT điểm danh
g8XXj8u.gif
Thân gái giữa chốn IT, với bao nhiêu gian khó, cạm bẫy, thật dễ sa ngã
9NN5SUy.png
 
muốn hiện 5 bài viết mới nhất có ảnh thumbail của 1 web khác ở cột bên tay phải mình thì làm cách nào hay addon gì vậy các bro ?
 
Bản thân mình cũng là 1 người từ ngành khác chuyển sang CNTT, hiện tại mình đi làm cũng dc 7 năm rồi. Hiện tại do đặc thù công việc của mình tiếp xúc với nhiều bạn trẻ, do đó mình gặp khá nhiều bạn có mong muốn rẽ ngang từ một ngành khác sang CNTT, thường sẽ là lập trình.

Mình rất muốn giúp đỡ các bạn đó, vì ngày xưa khi mình mới bắt đầu học lập trình không có ai chỉ dạy cả. Tuy không phải tất cả các bạn đó đều vậy, nhưng mình thấy đa số các trường hợp đều khiến mình thất vọng. Có thể liệt kê một số điểm chính như sau:
1. Họ chán công việc hiện tại, nhìn trên báo đài hoặc thông qua người quen thấy CNTT đang hot, dễ xin việc, lương cao nên muốn chuyển.
2. Ngành học trước kia họ học không tốt, công việc hiện tại họ làm không tốt hoặc không có cơ hội phát triển. Không rõ nguyên nhân vì sao nghĩ rằng bản thân có năng khiếu về CNTT nên muốn chuyển.
3. Một vài bạn có đam mê thực sự với CNTT nhưng do cấp 3 không được định hướng nên thi ngành khác nên giờ muốn chuyển.

Như mình gặp thì đa số sẽ là trường hợp (1) và (2). Trường hợp (3) mình gặp rất ít, có lẽ là do bây giờ đại học thi cũng dễ, thích ngành nào thì vào ngành đó thôi nên ít có chuyện đam mê 1 ngành nhưng lại phải vào ngành khác.
Nhiều trường hợp khi nhắn tin hỏi mình thì có vẻ hừng hực khí thế, tuy nhiên khi mình tư vấn cách học rồi đi thực tập không lương hoặc trợ cấp vài triệu 1 tháng thì có vẻ họ rất nản. Lập trình đúng là rất nhiều việc, nhưng nó chỉ dành cho những người làm được việc. Chẳng có con đường nào mà trải sẵn hoa hồng cho người mới cả.
Nhiều bạn thì có tâm lý kiểu như tôi đang làm công việc cũ với mức lương X tr, giờ tôi chuyển sang lập trình mà mới đầu lương chỉ có Y tr thấp hơn X rất nhiều thì vô lý quá, vì tôi thấy CNTT đang rất hot, bạn bè của tôi lương cao lắm cơ mà? Nhưng các bạn ý không nhìn thấy giá trị của việc được học hỏi dành cho người mới. Chịu khổ 6 tháng 1 năm mà cũng không làm được thì gọi gì là đam mê? Hay cứ phải có lương cao thì mới đam mê? Thế thì cái các bạn đam mê là tiền chứ đâu phải nghề này. Lương cao thì không dành cho người mới, mình nghĩ là như vậy.
Nghề lập trình nếu không có đam mê thì sẽ bị đào thải rất nhanh. Do công nghệ mới update liên tục, lập trình viên phải không ngừng học hỏi để làm chủ công nghệ. Kể cả khi các bạn đã nhiều tuổi hoặc có gia đình.
Nghề lập trình mình thấy tuổi tác và bằng cấp không ảnh hưởng nhiều nếu như bạn có đam mê thực sự. Tuy nhiên nếu bạn rẽ ngang từ ngành khác sang thì khởi điểm bạn đã thiệt thòi 5 - 10 năm kinh nghiệm so với người cùng tuổi, chưa kể các vướng bận về gia đình. Nếu như không chịu khó học hỏi thì cũng chỉ làm được vài năm là chuyển nghề. Như vậy thì không đáng với công sức bỏ ra cho chuyện rẽ ngang.

Trước khi quyết định chuyển sang nghề coder và cho rằng bản thân có đam mê, theo mình các bạn nên tự trả lời 1 số câu hỏi như sau:
1. Bạn có sở thích tìm hiểu về lập trình giống như một sở thích hay không. Ví dụ như có thể mang sách vở ra học trong những lúc rảnh rỗi, học về nó giống như một bộ môn giải trí chẳng hạn.
2. Nếu như khi bạn đi làm lập trình rồi nhưng mức lương của bạn vẫn thấp, có thể thấp hơn mức lương hiện tại thì bạn có say mê với công việc mình làm hay không, có sẵn sàng hoàn thành công việc được giao với tất cả khả năng của bạn.
3. Nếu như anh A B C đi làm các công việc như kinh doanh, bác sỹ, chứng khoán... và có thu nhập cao hơn bạn gấp nhiều lần thì bạn có cảm thấy nghề lập trình mà bạn đang làm là một công việc cao quý hay không? Bạn sẽ vẫn dành cho nó một sự tôn trọng chứ?
4. Nếu phải học hỏi liên tục cho đến lúc về hưu thì bạn có ngại hay không? Việc bạn già đi hoặc có gia đình có làm ảnh hưởng đến tinh thần học hỏi của bạn không?
5. Công việc lập trình thực sự khô khan và không màu mè như trên phim ảnh, bạn hiểu được điều này chứ?

Vài dòng tâm sự hơi lan man của mình, có thể đúng và có thể sai với quan điểm của mọi người.
Chắc bác đang làm tuyển dụng cho coomg ty các kiểu. Vậy mạn phép hỏi bác. ĐAM MÊ là cái. Bác kêu người ta tay ngang, cả mấy ngành gần với CNTT đẻ ra CNTT như Toán tin điện tử cũng bị kêu tay ngang nốt. Vậy bác chắc gì trình ng ta kém. 5 -10 năm kinh nghiệm đo bằng time á. Cuộc sống ai chả so sánh, chuyển ngành vì đam mê à???. Rồi bác vô phỏng vấn chưa hỏi gì về tech phán :" à e tay nganng, e éo biết giì, vô a đào tạo, lương e 4 chẹo làm 3 năm". Vậy bác nghĩ xem. Ai đúng ai sai
 
Chắc bác đang làm tuyển dụng cho coomg ty các kiểu. Vậy mạn phép hỏi bác. ĐAM MÊ là cái. Bác kêu người ta tay ngang, cả mấy ngành gần với CNTT đẻ ra CNTT như Toán tin điện tử cũng bị kêu tay ngang nốt. Vậy bác chắc gì trình ng ta kém. 5 -10 năm kinh nghiệm đo bằng time á. Cuộc sống ai chả so sánh, chuyển ngành vì đam mê à???. Rồi bác vô phỏng vấn chưa hỏi gì về tech phán :" à e tay nganng, e éo biết giì, vô a đào tạo, lương e 4 chẹo làm 3 năm". Vậy bác nghĩ xem. Ai đúng ai sai
Mình làm kỹ sư và kiêm nghề dạy học bạn à. Mình ko phải bên HR hay head hunter.
Còn về phần bạn comment mình không hiểu rõ ý bạn lắm. Bạn có thể viết đơn giản hơn được không?
 
Bản thân mình cũng là 1 người từ ngành khác chuyển sang CNTT, hiện tại mình đi làm cũng dc 7 năm rồi. Hiện tại do đặc thù công việc của mình tiếp xúc với nhiều bạn trẻ, do đó mình gặp khá nhiều bạn có mong muốn rẽ ngang từ một ngành khác sang CNTT, thường sẽ là lập trình.

Mình rất muốn giúp đỡ các bạn đó, vì ngày xưa khi mình mới bắt đầu học lập trình không có ai chỉ dạy cả. Tuy không phải tất cả các bạn đó đều vậy, nhưng mình thấy đa số các trường hợp đều khiến mình thất vọng. Có thể liệt kê một số điểm chính như sau:
1. Họ chán công việc hiện tại, nhìn trên báo đài hoặc thông qua người quen thấy CNTT đang hot, dễ xin việc, lương cao nên muốn chuyển.
2. Ngành học trước kia họ học không tốt, công việc hiện tại họ làm không tốt hoặc không có cơ hội phát triển. Không rõ nguyên nhân vì sao nghĩ rằng bản thân có năng khiếu về CNTT nên muốn chuyển.
3. Một vài bạn có đam mê thực sự với CNTT nhưng do cấp 3 không được định hướng nên thi ngành khác nên giờ muốn chuyển.

Như mình gặp thì đa số sẽ là trường hợp (1) và (2). Trường hợp (3) mình gặp rất ít, có lẽ là do bây giờ đại học thi cũng dễ, thích ngành nào thì vào ngành đó thôi nên ít có chuyện đam mê 1 ngành nhưng lại phải vào ngành khác.
Nhiều trường hợp khi nhắn tin hỏi mình thì có vẻ hừng hực khí thế, tuy nhiên khi mình tư vấn cách học rồi đi thực tập không lương hoặc trợ cấp vài triệu 1 tháng thì có vẻ họ rất nản. Lập trình đúng là rất nhiều việc, nhưng nó chỉ dành cho những người làm được việc. Chẳng có con đường nào mà trải sẵn hoa hồng cho người mới cả.
Nhiều bạn thì có tâm lý kiểu như tôi đang làm công việc cũ với mức lương X tr, giờ tôi chuyển sang lập trình mà mới đầu lương chỉ có Y tr thấp hơn X rất nhiều thì vô lý quá, vì tôi thấy CNTT đang rất hot, bạn bè của tôi lương cao lắm cơ mà? Nhưng các bạn ý không nhìn thấy giá trị của việc được học hỏi dành cho người mới. Chịu khổ 6 tháng 1 năm mà cũng không làm được thì gọi gì là đam mê? Hay cứ phải có lương cao thì mới đam mê? Thế thì cái các bạn đam mê là tiền chứ đâu phải nghề này. Lương cao thì không dành cho người mới, mình nghĩ là như vậy.
Nghề lập trình nếu không có đam mê thì sẽ bị đào thải rất nhanh. Do công nghệ mới update liên tục, lập trình viên phải không ngừng học hỏi để làm chủ công nghệ. Kể cả khi các bạn đã nhiều tuổi hoặc có gia đình.
Nghề lập trình mình thấy tuổi tác và bằng cấp không ảnh hưởng nhiều nếu như bạn có đam mê thực sự. Tuy nhiên nếu bạn rẽ ngang từ ngành khác sang thì khởi điểm bạn đã thiệt thòi 5 - 10 năm kinh nghiệm so với người cùng tuổi, chưa kể các vướng bận về gia đình. Nếu như không chịu khó học hỏi thì cũng chỉ làm được vài năm là chuyển nghề. Như vậy thì không đáng với công sức bỏ ra cho chuyện rẽ ngang.

Trước khi quyết định chuyển sang nghề coder và cho rằng bản thân có đam mê, theo mình các bạn nên tự trả lời 1 số câu hỏi như sau:
1. Bạn có sở thích tìm hiểu về lập trình giống như một sở thích hay không. Ví dụ như có thể mang sách vở ra học trong những lúc rảnh rỗi, học về nó giống như một bộ môn giải trí chẳng hạn.
2. Nếu như khi bạn đi làm lập trình rồi nhưng mức lương của bạn vẫn thấp, có thể thấp hơn mức lương hiện tại thì bạn có say mê với công việc mình làm hay không, có sẵn sàng hoàn thành công việc được giao với tất cả khả năng của bạn.
3. Nếu như anh A B C đi làm các công việc như kinh doanh, bác sỹ, chứng khoán... và có thu nhập cao hơn bạn gấp nhiều lần thì bạn có cảm thấy nghề lập trình mà bạn đang làm là một công việc cao quý hay không? Bạn sẽ vẫn dành cho nó một sự tôn trọng chứ?
4. Nếu phải học hỏi liên tục cho đến lúc về hưu thì bạn có ngại hay không? Việc bạn già đi hoặc có gia đình có làm ảnh hưởng đến tinh thần học hỏi của bạn không?
5. Công việc lập trình thực sự khô khan và không màu mè như trên phim ảnh, bạn hiểu được điều này chứ?

Vài dòng tâm sự hơi lan man của mình, có thể đúng và có thể sai với quan điểm của mọi người.
đa số là vì tiền cả thôi, nhưng họ không nhận ra mảng tối của ngành cntt
H4Iv5TU.png
 
Back
Top