Vài lời gửi các vozer trẻ tuổi...

Đang học thêm skill ngành . Hi vọng sống qua dịch e sẽ luyện skill móc cua lên tầm cao mới 😁
 
Last edited:
dịch này cũng là một khoản thời gian dừng lại và nghỉ. nên nghiên cứu, hoặc học cái gì đó cũng được. để sau dịch chiến đấu tiếp

via theNEXTvoz for iPhone
 
  • Mùa dịch này rảnh thì học tiếng anh đi, được thêm chữ nào hay chữ đấy. Thêm một chữ là thêm hiểu biết, thêm kiến thức.
  • Học gõ 10 ngón đi, nhiều anh em làm IT vẫn gõ mổ cò 3, 4 ngón, tuy có thể vẫn nhanh nhưng nhìn bần và không hiệu quả, tôi trước cũng vậy, sau bỏ ra 1 tuần chuyên tâm học gõ là ổn, lúc đầu như đứa con nít tập gõ hơi bị nản, về sau quen rồi cứ sử dụng bình thường là trình nó sẽ lên. Lên typingclub.com mà học. Cái lợi của gõ 10 ngón thì khỏi phải nói. Kỹ năng gõ 10 ngón yêu cầu một sự đầu tư công sức luyện tập rất nhỏ nhưng lợi ích mà nó đem lại cho công việc, cuộc sống thì rất lớn.
  • Bớt vào F33 đọc comment của mấy thằng loser bên đó, nhiều thằng bên đó có tư tưởng khá rác rưởi và trẻ ranh, đừng để mấy comment lòe loẹt của chúng nó định hướng tư tưởng. Tôi không khôn hơn ai nhưng tôi từng kinh qua nhiều forum từ ttvnol, tathy, wtt, gamevn, otofun... vv để biết một sự thật rằng nhiều thằng ở trên mạng chém ra gió ra bão nhưng ở ngoài đời là thành phần mạt hạng đáng bị khinh rẻ.
Tôi chỉ nhắn gửi voz trẩu tre thôi, voz già trâu khỏi tranh cãi mất công!
t không cxan62 nhìn mà gõ lun này
 
28 tuổi học côde được không quý anh, tôi làm cơ khí vất vả quá!=(( mà cũng ko đủ khả năng lên làm quản lý đâm ra rất sợ vài năm nữa bị sa thải do không có gì đặc biệt=((

via nextVOZ for Android
 
Thấy cái số 2 gõ nhanh/ 10 ngón ko cần thiết để bỏ tgian luyện tập, tất nhiên có thì tốt thôi.
Trung bình với dân IT, mình nghĩ thường gõ 8 ngón ~ 80-120 WPM là ổn rồi.
 
Em không dùng được hai ngón út vì nó bị vướng khi cả hai bàn tay lên bàn phím với lại ngón út lực cũng yếu nên rất khó gõ
 
"...Người ta thường nói: "Trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không tạo ra người đứng dưới người". Kể từ khi tạo hóa làm ra con người thì tất cả sinh ra đều bình đẳng, mọi người đều có tư cách, có địa vị như nhau, không phân biệt đẳng cấp trên dưới, giàu nghèo.

Loài người, chúa tể của muôn vật, bằng hoạt động trí óc và hoạt động chân tay mà biến mọi thứ có trên thế gian thành vật có ích cho bản thân mình. Nhờ thế mà thỏa mãn được nhu cầu ăn, mặc, ở, sống tự do theo ý muốn và không làm phiền, làm cản trở cuộc sống của đồng loại. Con người có thể sống yên ổn, vui vẻ trên thế gian. Đó là ý Trời, là niềm hi vọng của Trời đối với con người.

Vậy mà nhìn rộng ra khắp xã hội, cuộc sống con người luôn có những khoảng cách một trời một vực. Đó là khoảng cách giữa người thông minh và kẻ ngu độn; giữa người giàu và kẻ nghèo; giữa tầng lớp quý tộc và tầng lớp hạ đẳng.

Như thế là tại làm sao? Nguyên nhận thực ra rất rõ ràng.

Cuốn sách dạy tu thân "Thự ngữ giáo" có câu: "Kẻ vô học là người không có tri thức, kẻ vô tri thức là người ngu dốt". Câu nói trên cũng có thể hiểu: Sự khác nhau giữa người thông minh và kẻ đần độn là ở chỗ có học hay vô học mà thôi.

Trên thế gian có cả việc khó lẫn việc dễ. Người làm việc khó được coi là người quan trọng. Người làm việc dễ thường có địa vị thấp, bị coi thường. Công việc cần sự khổ nhọc về tinh thần được xem là việc khó, còn lao động chân tay là việc dễ. Vì thế học giả, quan chức chính phủ, giám đốc các công ty lớn, chủ trang trại sử dụng nhiều nhân công... là những người có địa vị cao, quan trọng. Và một khi đã là những người có địa vị, quan trọng thì đương nhiên gia đình họ cũng giàu sang sung túc đến mức tầng lớp hạ đẳng nằm mơ cũng không được. Tuy vậy, nếu suy nghĩ kỹ lưỡng gốc rễ của vấn đề thì chỉ có một nguyên nhân. Đó chẳng qua là do có chịu khó học hay không mà thôi, chứ có người nào được trời phú đâu. Ngạn ngữ có câu: "Trời không ban cho con người phú quý. Chính con người tạo ra giàu sang phú quý." Có nghĩa là Trời nhìn vào kết quả hoạt động, lao động của con người để ban thưởng.

Như tôi đã đề cập: Ở con người vốn dĩ không có chênh lệch sang hèn, giàu nghèo. Vì thế, có thể nói rằng: Người chịu khó học, hiểu biết nhiều sẽ trở thành người quan trọng, sống sung túc; người vô học sẽ trở thành con người thấp kém, nghèo khổ..."
 
Em không dùng được hai ngón út vì nó bị vướng khi cả hai bàn tay lên bàn phím với lại ngón út lực cũng yếu nên rất khó gõ
Không yếu không vướng, chẳng qua chưa quen thôi. Ai lúc đầu cũng thế, quen rồi mổ Enter mạnh như phím khác hết.
Thực tế ngón út dùng nhiều nhất trên bàn phím đấy vì tầm với của nó xa nhất. Với coder càng quan trọng vì nó gắn với mấy phím hay dùng trong code.
 
Back
Top