Văn Hóa là gì?

Đề mẹ thằng Mĩ

nhớ câu đó ông thầy dạy văn giảng đó là chửi có văn hoá đấy. Cả lớp con trai con gái bịt mồm rầm rầm hí hí
 
tiếp nhé :D
tôn giáo có ảnh hưởng nhiều đến văn hoá của một quốc gia không? tốt hay xấu? tính đúng đắn?
những gì trước đây được gọi là phong tục truyền thống, hay bản sắc dân tộc, theo thời gian liệu có còn đứng vững trước văn hoá du nhập? có thể nào riêng rẽ tâm linh ý nghĩa và mê tín dị đoan? như là chuyện thờ cúng, hay gìn giữ tết...

xin lỗi vì vốn từ có hạn nên mình diễn đạt hơi lủng củng.

Tôn giáo mình nghĩ k nhữg ảnh hưởng mà còn ảnh hưởng rất nhiều là đằng khác, dĩ nhiên cả mặt hại lẫn những giá trị đi kèm theo nó. Với sự cởi mở không định kiến thì mình phải nhìn ra được cả mặt lợi và mặt hại này để biết cái gì nên giữ cái gì nên bỏ.

Giống như ở voz kiến thức, tranh luận, trao đổi là bản chất nhưng tác dụng phụ của nó là chửi nhau. Thì tôn giáo, nhất là vài tôn giáo đặc thù, tính minh triết, đức tính phụng sự mới là bản chất, nhưng nó cũng có tác dụng phụ là sự mê tín dị đoan, rườm rà.

Thật ra mê tín hay không nó cũng là một vấn đề nan giải vì người phương Đông có văn hóa, tập tục thường hướng về những điều như vậy, mọi phong tục của người phương Đông sau cùng thường gắn liên với sự dị đoan mê tín dầu cho mục đích ban đầu là rất đẹp.

Chẳng hạn như phong tục xin chữ đầu năm mới đầu nó thể hiện cho tinh thần hiếu học, yêu con chữ, nâng niu con chữ, tri thức nhưng lâu dần thì nó biến thành một phong tục mê tín, xin chữ thì vẫn xin nhưng không còn hiếu học, không còn nâng niu tri thức mà chỉ muốn giải quyết những vấn đề tầm thường, cầu may mắn, cầu tài cầu lộc.

Căn bản là với sự giáo dục không đồng bộ, tầng lớp có nhận thức tốt và những tầng lớp có nhận thức chưa được tốt còn chênh lệch lớn dẫn tới làm hư hại luôn cả các giá trị văn hóa ấy theo chiều hướng mê tín dị đoan. Có giải thích thế nào họ cũng không chịu, họ chỉ thích những thứ dị đoan, mê tín, tất nhiên sau thời gian dài nó không còn phù hợp với thời đại thì việc bị loại bỏ sẽ là điều tất yếu.

[2] theo thời gian liệu có còn đứng vững trước văn hoá du nhập?

Khi hai nền văn hóa va chạm vào nhau, thứ gì không đủ sức mạnh để trụ vững, thiếu bản sắc thì việc đánh mất mình là hiển nhiên, nhưng câu hỏi này cần được quan tâm nhiều hơn vì nó ảnh hưởng đến nhận thức tự tôn dân tộc. Thật ra chúng ta vẫn có thể học, học của họ và làm sáng tỏ lại chính mình, chứ không nhất thiết là phải học để rồi quên mất mình là ai luôn.

Chẳng hạn nếu chúng ta nhận thức được ẩn chứa sau lớp hương tàn của mê tín ấy là một nền văn hóa rất đẹp, rất minh triết, chúng ta phải dùng sự sáng suốt mới học được của phương Tây để quay về phủi đi lớp bụi đó, lấy lại những giá trị đạo đức, lẽ sống đó làm chỗ dựa và rồi phát triển nó trở về với quỹ đạo.

[3] Còn câu hỏi cuối cùng có thể tách rời tâm linh và mê tín dị đoan thì mình nghĩ nó có thể làm được, nhưng cần một cộng đồng có tri thức chứ không phải với một cộng đồng còn thiếu hiểu biết, với người có tri thức, có văn hóa tốt, thì kiểu gì họ cũng sẽ nhận thức được đâu là phải đâu là quấy, quan trọng là làm thế nào để nâng cao nhận thức một cách đồng bộ, làm sao để những người có trí thức quan tâm vấn đề này và rồi quay ngược trở lại để phổ cập cho những người còn mê tín dị đoan để làm trong sáng nền văn hóa của nước mình, đây là một việc khó, nhưng mỗi người chung tay một ít, cứ bắt đầu ngay và luôn từ mỗi người thôi.
 
Mục đích mình lập ra mấy cái topic này thật ra mong muốn có nhiều người quan tâm hơn đến văn hóa vì ở trong này mình nghĩ các thím cũng là những người có hiểu biết, thứ hai nữa là không quá bò đỏ, không quá bò vàng, nói chung là một cộng đồng đa dạng, cởi mở, phù hợp để lan tỏa những điều như vậy.

Mình tin là nếu các thím tìm hiểu về văn hóa nước nhà với con mắt không định kiến thì sẽ thấy thật ra những giá trị chứa đựng bên trong nó rất đẹp và đôi lúc còn phải giật mình là đằng khác, chỉ là bây giờ cái xấu thì quá nhiều, cái đẹp thì bị ẩn đi không ai biết tới hoặc không ai giám tin là nó có tồn tại, nhưng với khái niệm văn hóa mà mình muốn đề cập với các thím, nó là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, chúng ta vẫn tiến về phía trước nhưng cũng không lãng quên gì cả.
 
tạm thời mình chưa biết hỏi gì thêm giúp mọi người thảo luận. có điều, ở cái thời cào hốt này mà dành thời gian suy ngẫm chủ đề trên và những thứ liên quan, thì khá là xa xỉ đấy : ))
 
tạm thời mình chưa biết hỏi gì thêm giúp mọi người thảo luận. có điều, ở cái thời cào hốt này mà dành thời gian suy ngẫm chủ đề trên và những thứ liên quan, thì khá là xa xỉ đấy : ))

Cảm ơn thím, quan tâm về nó đã là tốt lắm rồi, nhưng mình k nghĩ nó xa xỉ hay xa vời với thực tế, chẳng hạn như văn hóa giao thông, đừng vượt đèn đỏ dù chỉ còn 1s, đừng vội vã quá, đừng ấn còi khi không cần thiết, hãy biết quan tâm đến người xung quanh nhiều hơn, bỏ rác đúng chỗ, không được thỏa hiệp trước cái xấu....Hay ngay cả câu hỏi ăn thịt chó của bác, mình thì mình ko quan tâm vấn đề này lắm ai ăn hay không ăn cũng được, theo mình nó ko đủ để đánh giá đạo đức một con người, nhưng nếu can thiệp vào quyền riêng tư của người khác, phán xét người khác, xúc phạm người khác khi luật pháp chưa chế định, theo mình là vô đạo đức, dù cho phán xét người không ăn hay ăn đi chăng nữa nhưng vì câu hỏi này hay dẫn đến tranh cãi vô bổ nên mình không muốn đề cập.

Nói chung tất cả những nét đẹp văn hóa ấy nếu đi dậy từng cái, từung cái một thì hết sức khó khăn, nói mãi rồi cũng chỉ là nước chảy đầu vịt, chỉ có cách là mỗi con người phải trang bị lòng tự trọng, tính mỹ cảm, tôn trọng cái đẹp, đề cao cái đẹp thì tất cả những vấn đề xung quanh sẽ được cải thiện lần lần. Và đó, là "văn hóa" chăng?
 
Trong Nho Giáo, hình tượng của người Quân Tử đối lập với kẻ Tiểu Nhân, người quân tử thì rộng lượng còn kẻ tiểu nhân thì hẹp hòi, quân tử có những đức tính như lòng tự trọng, biết giữ chữ tín, biết đối đáp với những người xung quanh với cái Lễ (dù đó là con, vợ hay là cha mẹ, bạn bè, người ngoài...), và quan trọng nhất là họ có một tinh thần hiếu học tuyệt vời. Thử hỏi một con người như thế là tuyệt vời hay không tuyệt vời?

Nho Giáo được xây dựng từ cơ sở cá nhân, gia đình rồi mới đi tới xã hội. Một xã hội khỏe mạnh là xã hội gồm nhiều nhân tố có những đức tính tốt, có lòng tự trọng, biết cống hiến cho tổ quốc, với lòng tương thân tương ái.

Nó chỉ có điểm chết người là cái Lễ này lại đưa con người vào sự kìm kẹp, khiến đời sau không giám phủ định đời trước nếu họ có làm sai, vì vậy cái sai nối tiếp cái sai, thành ra tất cả tinh hoa bị chôn vùi sau hết lớp bụi này đến lớp khác, với tôn giáo, mà mình nói thẳng ở đây là Phật giáo cũng vậy.

Vì sự sùng kính, hết mực tôn trọng tiền bối nó làm cho xã hội thụt lùi, chậm tiến, thậm chí thoái hóa và biến dạng.

Nhưng nhờ văn minh phương Tây, với tư duy phản biện, tư duy độc lập, logic thì mình nghĩ sớm thôi sẽ là thời kỳ mà phương Đông trỗi dậy.

Nhật Bản cải cách giáo dục lần đầu họ vẫn giữ lại tinh thần võ sĩ đạo, trung quân ái quốc và nhiều nhiều lắm những đức tính trong văn hóa phương Đông, cùng với đó là bổ túc thêm khoa học, quân sự, tư duy phương Tây, thế mà họ là một trong những nước chơi sòng phẳng với Mỹ, điều đấy cho thấy tư chất và nền văn hóa của người Á Đông không hề thấp thỏi, kể cả người Ấn Độ cũng vậy, nhưng sự sùng kính thái quá, không giám lên tiếng phản biện đã làm cho tinh hoa ấy bị vùi dập, ngủ quên.
 
Last edited:
chừng nào cái bụng no, không còn lo ngày mai hết cơm thì người ta mới dễ sống hướng chân thiện mỹ. lợi ích cá nhân, tính ích kỷ là nguyên nhân cản trở hàng đầu. có thực mới vực được đạo mà.
tuy nhiên tử tế lại thường sinh ra trong khó nhọc.

và nói gì đi nữa, văn hoá mỗi thời luôn biến đổi, không tránh khỏi chọn lọc tự nhiên bởi xã hội. ai cũng có gì đó tiếc nuối về những thứ đẹp đẽ ngày hôm qua : ))

thôi, mình pha tô mì ăn chờ tạnh mưa đi giựt cô hồn đây 🤣 cũng là văn hoá cả đấy!
 
chừng nào cái bụng no, không còn lo ngày mai hết cơm thì người ta mới dễ sống hướng chân thiện mỹ. lợi ích cá nhân, tính ích kỷ là nguyên nhân cản trở hàng đầu. có thực mới vực được đạo mà.
tuy nhiên tử tế lại thường sinh ra trong khó nhọc.

và nói gì đi nữa, văn hoá mỗi thời luôn biến đổi, không tránh khỏi chọn lọc tự nhiên bởi xã hội. ai cũng có gì đó tiếc nuối về những thứ đẹp đẽ ngày hôm qua : ))

thôi, mình pha tô mì ăn chờ tạnh mưa đi giựt cô hồn đây 🤣 cũng là văn hoá cả đấy!

Chúc thím vui nhé, ngoài này đang mưa to lắm k biết tý có tạnh không để còn đi lượn :boss:

Cái bụng có no thì mới dễ đàm đạo nhưng người đói mà biết hướng đến cái đẹp thì đúng là pơ phệc
 
:big_smile::big_smile::big_smile: rùi giờ mới lướt xong thớt này của thím, chủ đề này thực sự quá rộng, nó cũng giống như 1 cành chính trên đó có rất nhiều cành con, về văn hoá chắc chỉ có thể đề ra 1 phương diện rồi bàn thôi, tuy nhiên có 1 vấn đề
Chúng ta, King tộc hiện nay ko phải con cháu trực hệ của nước Việt cổ (tạm gọi như vậy), mặc dù văn hoá Việt cổ tuông đối sớm và tiến bộ nhiều, tuy nhiên nó đã suy tàn, chỉ còn lại 1 phần nằm trong "tiếng nói", nền văn hoá hiện tại của chúng ta là văn hoá tạp giao giữa khá nhiều hệ thống văn hoá khác nhau cho nên tìm 1 hình mẫu chung thì khá là khó, nói về văn hoá Việt gần cổ nhất thì chắc là văn hoá Mường. Mình cũng ko có kiến thức về vấn đề này nên xin phép lót dép hóng
Văn hoá ư? bầu không khí chung ta đang thở, đó chính là văn hoá
Theo mình văn hoá thì ko có đúng sai
Nói tới đây m chợt nghĩ tới những giọt mưa rớt trên mặt sông, chúng xuất hiện, lan toả, hoà tan vào nhau, biến mất rồi lại xuất hiện văn hoá khác, khi trời tạnh mưa rồi, văn hoá liệu có còn ko nhỉ ? có phải khi đó văn hoá đã hoà vào nhau thành 1 thứ lấp lánh gọi là văn minh toàn cầu? hay là sự im lặng chết chóc của những cỗ máy đồng nhất?
 
Last edited:
Muốn biết Văn Hoá là gì thì trước nhất phải hiểu nghĩa của từ Văn Hoá . Chủ thớt còn chưa biết cái mà mình muốn hiểu là gì thì bàn chi cho mất công ? Những thứ #2 nói chắc gì chủ thớt hiểu ? :)
 
https://vi.wikisource.org/wiki/Xét_về_câu_sáo_người_mình_thường_nói:_Phong_hóa_suy_đồi

Mình chia sẻ với các thím bài này, 1 góc nhìn của 1 học giả từ 1930
'
----

wow, vốn là trc đây có lúc nghịch ngợm với cụm từ 'phong hóa suy đồi nên có biết bài viết của Phan Khôi. Hôm nay chia sẻ với các thím, thì mình mới tìm hiểu nhiều hơn chút về học giả này. Hóa ra lại cũng có lợi cho chính mình, vì chắc mình sẽ tìm hiểu thêm về các tác phẩm của ông.
Đánh dấu.
Không cứ ở chỗ nào trong ba kỳ nầy, những ông già bà cả đều ca tụng cái phong tục hồi xưa, vào thuở họ còn nhỏ, là thuần hậu hơn ngày nay. Những người hay nói phong hóa suy đồi cũng dựa vào đó làm chứng cớ.

Nhưng chúng ta phải xét đến cái tâm lý thông thường của loài người, mà nhứt là người phương Đông ta, là hay sùng cổ bạc kim[2]. Từ xưa đến nay ai nấy đều bất mãn về cái đời của mình ở mà đi hâm mộ đời trước, dường như cái thời đợi hoàng kim chỉ riêng cho Tam hoàng Ngũ đế mà thôi. Rất đỗi đức Khổng cũng than van rằng hồi ngài đương nhỏ, thấy người có ngựa còn cho kẻ khác mượn cỡi, mà đến ngài lớn lên không thấy nữa[3], thì chúng ta mới nghĩ thế nào! Theo lời ngài thì thói đời càng ngày càng bạc; từ đó đến nay hơn hai ngàn năm, chúng ta ngày nay có lẽ ăn thịt nhau rồi mới phải, mà sao chúng ta vẫn xách đến xe hơi cho nhau mượn, chớ đừng nói con ngựa là vật không đáng mấy làm chi!

Cứ cái gì ở đời xưa cũng là tốt hết, cái gì ở đời nay cũng là xấu hết, trong lòng mọi người đều chứa sẵn cái tâm lý ấy thì con mắt phải thấy phong hóa ra suy đồi, là lẽ cố nhiên. Song le, cái lẽ tấn hóa là lẽ dầu người thủ cựu mấy cũng phải công nhận rồi, đã ai xóa nó đi được đâu mà hòng còn giữ cái tâm lý ấy?

thím còn những trang nào nữa, share lên đây với
 
Back
Top