Văn Hóa là gì?

https://vi.wikisource.org/wiki/Xét_về_câu_sáo_người_mình_thường_nói:_Phong_hóa_suy_đồi

Mình chia sẻ với các thím bài này, 1 góc nhìn của người của 1 học giả từ 1930
'
----

wow, vốn là trc đây có lúc nghịch ngợm với cụm từ 'phong hóa suy đồi nên có biết bài viết của Phan Khôi. Hôm nay chia sẻ với các thím, thì mình mới tìm hiểu nhiều hơn chút về học giả này. Hóa ra lại cũng có lợi cho chính mình, vì chắc mình sẽ tìm hiểu thêm về các tác phẩm của ông.

Đọc xong cái này của thím thấy giống hội vozer luôn kêu voz bây giờ không giống "ngày xưa" ấy nhỉ, và đúng là như nói trúng tim đen, phần nào nó làm mình thấy thôn thốn. :beauty:

Nhưng quả thật là mọi thứ luôn thay đổi vì vậy không bao giờ "bây giờ" có thể giống "ngày xưa", nhưng tốt hơn hay xấu hơn thì nó không khách quan như phán xét của con người khi chưa có thống kê cụ thể thì không thể biết được thật.

Có vẻ trong trí não của con người nó luôn luôn mưởng tượng về một thế giới hoàn hảo, một thể giới đẹp đẽ trong trí tưởng để thỏa mãn cơn đói của tâm trí ấy thím nhỉ, một ảo giác được tô vẽ do sự bất mãn, bất toại với hiện tại chăng :extreme_sexy_girl:
 
văn hoá thì có tính đúng-sai không các bạn? giả dụ như văn hoá vùng miền đối lập đến mức cực đoan thì nên diễn giải như nào? đơn giản cụ thể hơn ví dụ như câu hỏi, bạn có ăn thịt chó không?
 
Đọc xong cái này của thím thấy giống hội vozer luôn kêu voz bây giờ không giống "ngày xưa" ấy nhỉ, và đúng là như nói trúng tim đen, phần nào nó làm mình thấy thôn thốn. :beauty:

Nhưng quả thật là mọi thứ luôn thay đổi vì vậy không bao giờ "bây giờ" có thể giống "ngày xưa", nhưng tốt hơn hay xấu hơn thì nó không khách quan như phán xét của con người khi chưa có thống kê cụ thể thì không thể biết được thật.

Có vẻ trong trí não của con người nó luôn luôn mưởng tượng về một thế giới hoàn hảo, một thể giới đẹp đẽ trong trí tưởng để thỏa mãn cơn đói của tâm trí ấy thím nhỉ, một ảo giác được tô vẽ do sự bất mãn, bất toại với hiện tại chăng :extreme_sexy_girl:
với những suy tư của bạn thì mình gợi ý một cuốn sách đọc cho vui,
hành lý hư vô / nguyễn ngọc tư
 
Các thím comment và thím thớt cũng nên phân biệt rõ văn hóa và văn minh.
Theo tôi thì "văn minh" mới là thứ luôn luôn vận động để phát triển, hướng tới cái tốt đẹp hơn (minh = sáng).
Còn văn hóa cũng có vận động và phát triển, nhưng chưa chắc là hướng tới cái tốt đẹp hơn, mà hướng tới đời sống tinh thần nhiều hơn.
Ví dụ trong cụm "giữ nét văn hóa đặc trưng" thì nghĩ ngay tới là có cái gì đó đã được thay thế, đổi mới, nhưng cái cũ vẫn được giữ lại để trở thành "nét văn hóa đặc trưng". Đơn cử mấy cái cổng gỗ màu đỏ của Nhật, rõ ràng là nó ko còn tác dụng gì cả, ngoài việc trang trí cho đẹp, nhưng nhắc tới Nhật bản người ta có thể nhớ ngay tới mấy cái cổng này. Chứng tỏ họ đã cố gắng gìn giữ và quảng bá nó trở thành "nét văn hóa đặc trưng của Nhật"
Hoặc 1 ví dụ khác là cái xe bus 2 tầng màu đỏ của Anh, rõ ràng nó cũng ko phải nghìn năm gì, nhưng nó vẫn là "nét văn hóa đặc trưng" của Anh quốc.

Như vậy có thể thấy 1 vấn đề khác khá nhức nhối của các quốc gia, đó là làm sao vẫn phát triển kinh tế, kéo theo sự văn minh, nhưng vẫn giữ được văn hóa. Như lễ hội giết cá voi tại Nhật, tục cướp vợ ở các tỉnh miền núi VN. Vì đời sống tinh thần thì khó mà xóa bỏ, nhưng văn minh thì vẫn phải phát triển.

Tôi nghĩ VN đã chọn văn minh thay cho văn hóa trong các trường hợp như vậy, và tôi cũng ủng hộ.
 
văn hoá thì có tính đúng-sai không các bạn? giả dụ như văn hoá vùng miền đối lập đến mức cực đoan thì nên diễn giải như nào? đơn giản cụ thể hơn ví dụ như câu hỏi, bạn có ăn thịt chó không?

Với câu hỏi ăn thịt chó có vi phạm đạo đức hay không nếu thím hứng thú mời thím sang thread này bọn mình cũng bàn luận về chủ đề thịt chó:

https://voz.vn/t/dao-duc-hay-phap-luat-chut-cam-nhan-ve-jevert-cua-nhung-nguoi-khon-kho.104494/
 
Các thím comment và thím thớt cũng nên phân biệt rõ văn hóa và văn minh.
Theo tôi thì "văn minh" mới là thứ luôn luôn vận động để phát triển, hướng tới cái tốt đẹp hơn (minh = sáng).
Còn văn hóa cũng có vận động và phát triển, nhưng chưa chắc là hướng tới cái tốt đẹp hơn, mà hướng tới đời sống tinh thần nhiều hơn.
Ví dụ trong cụm "giữ nét văn hóa đặc trưng" thì nghĩ ngay tới là có cái gì đó đã được thay thế, đổi mới, nhưng cái cũ vẫn được giữ lại để trở thành "nét văn hóa đặc trưng". Đơn cử mấy cái cổng gỗ màu đỏ của Nhật, rõ ràng là nó ko còn tác dụng gì cả, ngoài việc trang trí cho đẹp, nhưng nhắc tới Nhật bản người ta có thể nhớ ngay tới mấy cái cổng này. Chứng tỏ họ đã cố gắng gìn giữ và quảng bá nó trở thành "nét văn hóa đặc trưng của Nhật"
Hoặc 1 ví dụ khác là cái xe bus 2 tầng màu đỏ của Anh, rõ ràng nó cũng ko phải nghìn năm gì, nhưng nó vẫn là "nét văn hóa đặc trưng" của Anh quốc.

Như vậy có thể thấy 1 vấn đề khác khá nhức nhối của các quốc gia, đó là làm sao vẫn phát triển kinh tế, kéo theo sự văn minh, nhưng vẫn giữ được văn hóa. Như lễ hội giết cá voi tại Nhật, tục cướp vợ ở các tỉnh miền núi VN. Vì đời sống tinh thần thì khó mà xóa bỏ, nhưng văn minh thì vẫn phải phát triển.

Tôi nghĩ VN đã chọn văn minh thay cho văn hóa trong các trường hợp như vậy, và tôi cũng ủng hộ.
Văn minh là văn hóa khi văn hóa trở nên tinh hoa, vậy thôi.
vậy đặt ra câu hỏi, tại sao dân tộc này có mà văn minh mà dân tộc kia ko có?
 
Văn hóa còn là thứ định hình tư duy của mỗi dân tộc, văn hóa què quặt, yếu ớt thì muôn đời ko "hóa rồng", không thành "cường quốc" được. Văn hóa nó còn là hệ miễn dịch của dân tộc đó, tại sao Đức, Nhật thất bại ê chề mà sau đó nó vực dậy ngay sau đó đc :matrix: . Trong khi ở 1 ngõ hẻm tối tăm của văn minh nhân loại, chiến tranh lùi xa 30 năm, hòa nhập tầm 25 năm r phát triển quá nhiều rồi nhưng dell hóa rồng đc là vì cái văn hóa nó nhược tiểu, đến bây h mà còn bận tâm nên rồ mỹ, rồ tàu hay rồ nga :angry: thì vẫn sẽ còn rất rất nhiều ng như chủ thớt phải thắc mắc "Văn hóa nước mình là gì?''
 
Văn hoá là từ ghép gốc Hán. Văn là những gì đẹp đẽ, tô điểm. Hoá là tất tần tật mọi thứ. Hiểu đơn giản văn hoá là những cái gì bình thường được thêm chút nghệ thuật và được đa số ngưỡng mộ.
.
Lý thuyết là thế, thực tế trần trụi là lo sống tốt, sống đẹp đi.
Văn với cả vở. Vớ va vớ vẩn.
 
mà ae bàn về Văn Hóa tới chục # mà chả thấy ai viết chữ văn hóa ra cả :angry:
có fen nào biết chữ Nho ko viết hộ xem cái đê :confused:
 
Các thím comment và thím thớt cũng nên phân biệt rõ văn hóa và văn minh.
Theo tôi thì "văn minh" mới là thứ luôn luôn vận động để phát triển, hướng tới cái tốt đẹp hơn (minh = sáng).
Còn văn hóa cũng có vận động và phát triển, nhưng chưa chắc là hướng tới cái tốt đẹp hơn, mà hướng tới đời sống tinh thần nhiều hơn.
Ví dụ trong cụm "giữ nét văn hóa đặc trưng" thì nghĩ ngay tới là có cái gì đó đã được thay thế, đổi mới, nhưng cái cũ vẫn được giữ lại để trở thành "nét văn hóa đặc trưng". Đơn cử mấy cái cổng gỗ màu đỏ của Nhật, rõ ràng là nó ko còn tác dụng gì cả, ngoài việc trang trí cho đẹp, nhưng nhắc tới Nhật bản người ta có thể nhớ ngay tới mấy cái cổng này. Chứng tỏ họ đã cố gắng gìn giữ và quảng bá nó trở thành "nét văn hóa đặc trưng của Nhật"
Hoặc 1 ví dụ khác là cái xe bus 2 tầng màu đỏ của Anh, rõ ràng nó cũng ko phải nghìn năm gì, nhưng nó vẫn là "nét văn hóa đặc trưng" của Anh quốc.

Như vậy có thể thấy 1 vấn đề khác khá nhức nhối của các quốc gia, đó là làm sao vẫn phát triển kinh tế, kéo theo sự văn minh, nhưng vẫn giữ được văn hóa. Như lễ hội giết cá voi tại Nhật, tục cướp vợ ở các tỉnh miền núi VN. Vì đời sống tinh thần thì khó mà xóa bỏ, nhưng văn minh thì vẫn phải phát triển.

Tôi nghĩ VN đã chọn văn minh thay cho văn hóa trong các trường hợp như vậy, và tôi cũng ủng hộ.

Mình không đồng tình với thím lắm ở chỗ phân tách giữa văn hóa và văn minh.

Bởi văn hóa là nội hàm của văn minh, trong văn minh có văn hóa, và từ văn hóa mới làm nên văn minh. Nếu thím tách rời chúng ra thì sẽ thấy rất khó để hiểu thế nào là một nền văn minh cho đúng nghĩa.

Chẳng hạn nền văn minh Đông Á được làm nên bởi các giá trị văn hóa Hoa Hạ, dẫu cho mỗi nơi có một phong tục khác nhau, nhưng nó vẫn dựa trên một cơ sở để phát triển. Từ một nền văn hóa, nó làm nên một nền văn minh có bản sắc, phong tục và sự phồn thịnh theo cách riêng.

Văn minh Lưỡng Hà, văn minh Aztec... Nhưng nói đến văn minh, tức là nói đến thứ gì đó cố định, đã được định hình, nó gò bó trong một khái niệm nhất định. À, ông Lưỡng Hà thì sẽ thế này, ông Aztec thì chỉ thế này thôi nhé.

Còn văn hóa theo mình lại là thứ sống động, nó duy trì dòng chảy xuyên suốt từ quá khứ cho tới hiện tại và cả tương lai, nếu biết duy trì và bồi đắp (như người Nhật) thì họ có thể nâng tầm những văn hóa, phong tục của họ càng ngày càng trở nên đặc sắc, có bản sắc, có giá trị hơn và thậm chí có thể du nhập văn hóa ngoại lai, thuần hóa nó và biến thành bản sắc dân tộc (như bánh mỳ, cà phê Việt), người Nhật là một dân tộc đáng học hỏi, họ có tinh thần ham học và một tư duy mỹ cảm đáng nể.

Trà không phải của họ, nhưng họ biến nó thành Trà Đạo, của riêng họ, Thiền cũng không phải của họ luôn, họ cũng biến nó thành thứ gì đó rất riêng theo cách của họ - Zen. Cho đến cái cây, con cá....Mình k nghĩ cây kiếm Katana mới đầu nó đã nổi danh thế giới, hay cái cổng Thần Đạo đó sẽ là hình ảnh đặc trưng đến bây giờ nếu họ không biết giữ gìn và bồi bổ qua nhiều thế hệ.

Tất cả đó là nhờ tư duy mỹ cảm, yêu cái đẹp, yêu "văn hóa", vì vậy nó làm nên một dân tộc có sức sống và nội lực.

Mình nghĩ giữa văn minh và văn hóa không phải là hai thái cực đối chọi nhau một mất một còn, vẫn có thể bảo tồn văn hóa, phát triển văn hóa, thậm chí lấy đó làm cơ sở để hình thành nên một nền văn minh đẹp đẽ, có sức sống, và từ nền văn minh đó, nó làm nên một bản sắc văn hóa càng ngày càng đẹp đẽ hơn.
 
Là 2 trong số nhiều môn học rất chán đời, sau khi ra trường thì chả giúp ích gì cho việc kiếm tiền .
 
Theo mình nghĩ khi mình học hỏi điều gì ở trong quá khứ và ngay cả ở hiện tại, tương lai thì đều cần một tư duy cởi mở, không định kiến. Phải biết phê phán, biết nhận định, biết tư duy độc lập để rút ra cái hay, cái tinh túy, nhìn nhận được cái dở, cái chưa ổn để sửa đổi và khắc phục chứ không lệ thuộc theo suy nghĩ đám đông.

Không nên cố chấp bảo thủ giữ lại những thứ không còn phù hợp thời đại như thói đái bậy, xả rác bừa bãi, mê tín dị đoan mà cũng không nên học những thứ lệch lạc, dẫu cho nó đến từ phương Tây.

Nếu phải học ai, có lẽ phải học cách mà người Nhật học, họ học rất sòng phẳng, học với tư duy của một học trò, lấy kiến thức của người ta sau đó sáng tạo những giá trị riêng của mình chứ không học với tư cách của một nô lệ hấp thụ bừa bãi, cái hay của mình cũng đem vứt bỏ, cái dở của người ta cũng vơ về. Tất cả có phải vì thiếu vắng nhận thức về cái đẹp không?

Trong các nước chư hầu chỉ có Nhật Bản không bị Trung Nguyên đánh chiếm, họ đã tự sang tận nơi để xin được cống nạp và hấp thụ văn hóa Trung Nguyên, rồi sau đó cũng chính họ đã từ bỏ (phần nào) để rồi chuyển mình cách tân.

Nếu ở trong Châu Á chẳng nước nào so bì được với Nhật về tốc độ cách tân nhưng cũng chẳng nước nào bì nổi về cách mà họ giữ gìn và phát huy hình ảnh thông qua văn hóa. Họ không đốt bỏ Kimono, cũng không dập tắt tinh thần Võ Sĩ Đạo, Trà Đạo, Thiền Đạo, Thần Đạo vậy mà vẫn thành một nước văn minh bậc nhất Châu Á.

Họ có thể cúi mình trước Trung Nguyên cả hàng trăm năm, nhưng chỉ cần một thời điểm thích hợp thì lập tức có thể trỗi dậy. Tất cả yếu tố đó mình tin là nhờ vào việc họ yêu cái đẹp, nét văn hóa yêu cái tinh túy của người Nhật, điều đó làm cho họ thành một dân tộc có nội lực, có sức sống.

Đó cũng là ý nghĩa của chữ "văn hóa" theo khái niệm mà mình đề cập, chỉ đơn thuần là hướng tới cái đẹp, dẫu nó ở quá khứ hay ngay bây giờ thì cũng phải luôn tôn trọng cái đẹp, lên án cái xấu, chắt lọc chúng liên tục, từ đó mới hình thành sự tư duy tự chủ, tư duy độc lập, biết chắt lọc, biết chọn lựa và biết bảo tồn.

Dẫu vậy, văn hóa là một chủ đề rộng, mong các bác cứ phản biện và đưa ra nhiều góc nhìn trái chiều để đa dạng góc nhìn hơn nhé.
 
dẫn chứng thì nên đa quốc gia ko coi chừng bị quy kết rồ Nhật nhé :LOL: (jk)

thế mọi người nghĩ sao về "phú quý sinh lễ nghĩa", và nhiều cái "lễ nghĩa" đó có góp phần nào bồi đắp văn hoá không?
 
văn hoá thì có tính đúng-sai không các bạn? giả dụ như văn hoá vùng miền đối lập đến mức cực đoan thì nên diễn giải như nào? đơn giản cụ thể hơn ví dụ như câu hỏi, bạn có ăn thịt chó không?
Không phải đúng sai mà là tốt và xấu, còn nếu muốn dùng từ dễ nghe hơn thì là tốt và tốt hơn. Văn hóa đối lập là hiển nhiên vì văn hóa phụ thuộc hoàn cảnh. Vd như cái vụ ăn thịt chó. Giai đoạn cả nước còn phải ăn bo bo thì ăn thịt chó tốt hơn, hết thỏ thì phải bỏ chó vô nồi chứ không lẽ chịu chết đói. Còn khi giàu có rồi thì không ăn thịt chó tốt hơn, thỏ đầy ra thì ăn thỏ dc rồi, dù gì chó nó cũng thân cận hơn các loài khác, xứng đáng dc hưởng ưu tiên đãi ngộ. Nhưng muốn phát động văn hóa không ăn thịt chó thì phải đợi cái văn hóa ăn thịt chó nó mai một đi cái đã. Ít nhất phải đợi cho đến khi những người từng sống trong giai đoạn ăn bo bo chết hết thì mới dc.

Tóm lại là muốn văn minh thì phải có kinh tế làm nền tảng hỗ trợ mới dc. Vd như muốn ăn chín uống sôi nhưng than củi không đủ thì cũng bó tay. Kinh tế thiếu thốn, có muốn văn minh cũng không văn minh dc. Đây cũng là giải đáp cho vấn đề phú quý sính lễ nghĩa của bạn luôn nhé.
 
Với câu hỏi ăn thịt chó có vi phạm đạo đức hay không nếu thím hứng thú mời thím sang thread này bọn mình cũng bàn luận về chủ đề thịt chó:

https://voz.vn/t/dao-duc-hay-phap-luat-chut-cam-nhan-ve-jevert-cua-nhung-nguoi-khon-kho.104494/
Cái thớt đó bạn đặt vấn đề sai rồi. Đạo đức và pháp luật về cơ bản là tương đồng. Người có đạo đức bao giờ cũng tôn trọng pháp luật. Mâu thuẫn thường xảy ra là giữa đạo lý và pháp luật chứ không phải đạo đức, vd như vụ thằng Lê Văn Luyện.
 
Cái thớt đó bạn đặt vấn đề sai rồi. Đạo đức và pháp luật về cơ bản là tương đồng. Người có đạo đức bao giờ cũng tôn trọng pháp luật. Mâu thuẫn thường xảy ra là giữa đạo lý và pháp luật chứ không phải đạo đức, vd như vụ thằng Lê Văn Luyện.

Thím hứng thú vụ này mời sang bên đó cùng thảo luận với bọn mình, thread này chỉ bàn văn hóa thôi cho đỡ loãng có gì thím cmt bên đấy mình vào luôn nhé :beauty:
 
Thím hứng thú vụ này mời sang bên đó cùng thảo luận với bọn mình, thread này chỉ bàn văn hóa thôi cho đỡ loãng có gì thím cmt bên đấy mình vào luôn nhé :beauty:
Cảm ơn lời mời của thím. Thiệt tình là mình không hứng thú chủ đề đó cho lắm, chẳng qua thấy thím nêu ra ở đây nên tiện thể có vài lời góp ý vậy thôi. Mong thím thông cảm.
 
tiếp nhé :D
tôn giáo có ảnh hưởng nhiều đến văn hoá của một quốc gia không? tốt hay xấu? tính đúng đắn?
những gì trước đây được gọi là phong tục truyền thống, hay bản sắc dân tộc, theo thời gian liệu có còn đứng vững trước văn hoá du nhập? có thể nào riêng rẽ tâm linh ý nghĩa và mê tín dị đoan? như là chuyện thờ cúng, hay gìn giữ tết...

xin lỗi vì vốn từ có hạn nên mình diễn đạt hơi lủng củng.
 
Back
Top