Văn Hóa là gì?

Thread này là một góc nhìn cá nhân nhưng bàn luận thì mở, tôi ko áp đặt ý chí của bản thân lên ai (cũng không thể), vì vậy các fen cứ thoải mái phản biện và trao đổi, miễn làm sao trao đổi văn minh, lịch sự, không công kích cá nhân, đóng góp ý kiến trái chiều để tăng thêm hiểu biết nhưng không phải để cay cú hay triệt tiêu, hủy hoại lẫn nhau, và đặc biệt mong các fen bàn trong nội quy diễn đàn, không lôi vấn đề chính trị vào.

Tôi đã có một nỗi ám ảnh về hai chữ văn hóa suốt thời gian dài và cũng thật khó tả là tại sao lại có một nỗi ám ảnh đeo bám tôi dai dẳng như thế các fen ạ.

Có lẽ bởi theo cái nhìn của tôi, văn hóa đóng một vai trò vô cùng quan trọng, là điều kiện tiên quyết trong việc tạo dựng nên một con người hay thậm chí là một xã hội có phẩm chất, có trọng lượng, nếu không có nó, thì xã hội ấy cũng như một cái cây đã mất hết nhựa sống, như một con người không còn máu và xương, có thể nó vẫn sẽ tồn tại nhưng èo uột và không có sức sống. (ok, các fen có thể phản biện cái ý kiến này, và tất cả ý kiến của tôi)

Nhưng sau khi lập mấy thread và có vài trao đổi tôi mới nhận thấy thật khó để tìm kiếm điều gì khi mà mình chưa có một định nghĩa chính xác về nó.

Có người hỏi "Văn hóa Việt" là gì? "Đâu văn hóa Việt ở đâu? Anh chỉ cho tôi xem"

Thật ra tôi cũng tự hỏi mình như thế và cũng cảm thấy khó khăn để trả lời một câu hỏi bao hàm quá nhiều ý nghĩa và khía cạnh như "Văn hóa Việt",nó có vẻ quá tầm và quá sức, dẫu nếu có cố đi chăng nữa thì nó cũng chỉ là một vài sự hiểu biết manh mún, nhỏ lẻ, không thể lột tả hết được tầm quan trọng về mặt ngữ nghĩa chứ chưa nói đến nội dung bao hàm bên trong "văn hóa Việt"

Rốt cuộc tôi nhận ra rằng, sự hiểu biết của bản thân là có hạn, nếu cố gắng nhồi nhét hết kiến thức về "văn hóa Việt" từ mấy ngàn năm vào đầu có lẽ không phải việc làm của một người khôn ngoan (vì nó bất khả), dẫu vậy, có thể tìm ra điểm cốt lõi, tinh túy nào đó, giản lược chúng một cách khái quát nhất có thể để hiểu thế nào là "văn hóa Việt" chăng?

Đặc biệt ở trong thread: Trao đổi giữa Richard Dawkins và Satish Kumar (*đó là một cuộc tranh luận trừu tượng và nan giải) có một vài ý kiến sáng suốt cho rằng trước khi tìm hiểu, tranh luận về điều gì, hơn hết là phải làm sáng tỏ và rõ ngữ nghĩa về nó đã, khi nắm bắt được khái niệm rồi thì công cuộc tìm kiếm sẽ dễ dàng và bớt vô bổ hơn.

Vì vậy "văn hóa là gì?" Có lẽ là một câu hỏi nên được đặt ra, trước khi đi đến một câu hỏi cụ thể hơn như "văn hóa Việt là gì?" nhỉ?

Đi tìm hiểu về nó thì mới thấy, chỉ riêng câu hỏi "văn hóa là gì?" thôi mà nó cũng có cả trăm khái niệm, trăm định nghĩa, ông này phản bác ông kia loạn xì ngầu nên tạm thời cứ giản lược hóa và suy xét trên mặt ngữ nghĩa tối giản của nó thì theo tôi "văn hóa" có nghĩa sau:

Văn - là sự hiểu biết, tri thức, đẹp đẽ (trong trạng thái tĩnh) còn Hóa -là sự thay đổi luôn luôn, hướng về. (trong trạng thái động)

Vì vậy nếu ghép lại thì "văn-hóa" có thể hiểu nôm na là sự hướng về tri thức, hướng về cái đẹp. Cái gì làm cho con người tốt đẹp lên, tri thức hơn, hiểu biết hơn, có lẽ chúng cũng được gọi là văn hóa.

Nhưng chữ Hóa trong từ văn hóa này nó còn mang một ý nghĩa biến đổi, vậy nên tôi mạn phép cho rằng nếu nó không còn biến đổi nữa, không còn cập nhật, không còn "động", thì nó sẽ trở thành một nền “văn hóa chết”, một sự phản động, là tiêu cực.

Vì vậy, một nền văn hóa có nội lực, có sức mạnh, là một văn hóa luôn hướng về phía trước nhưng không đập bỏ tất cả tư liệu tích lũy trong quá khứ.

Trong nó bao hàm hai ý nghĩa: Cả Hướng về và cả tiến lên. Như hai mặt của một đồng xu không thể tách rời, như cội cây và cành lá, nếu thiếu một trong hai thì không thể gọi là "văn hóa", hoặc có thể nhưng nó sẽ yếu ớt, bạc nhược.

Vậy để có văn hóa, thì tôi nghĩ mỗi người cũng cần xác định rõ điều gì là điều cần "hướng về" và điều gì là điều cần "tiến lên".

Và ở cả hai phương diện này thì không tách rời mục đích chính của chúng ta là hướng về hay tiến tới cái đẹp, cái tri thức, cái làm chúng ta trở nên văn minh và văn hóa.

Tôi nghĩ vấn đề ở chỗ là nhiều người luôn phủ định quá khứ (hướng về) và hồ hởi đến tương lai (tiến tới)trong khi chưa xác định được bản thân có hay không có thứ gì, và điều ấy thì như mấy thread tôi đã nói, nó sẽ khiến chúng ta không có sự tự tôn nhất định, hạ thấp thể diện quốc gia, dân tộc, nó làm chúng ta có những hành động, xu hướng không đúng đắn, lúc thì tự ti yếm thế quá, lúc thì hồ hởi tự hào quá (dù tự hào một cách tiêu cực) và đặc biệt khi chưa biết bản thân yếu kém chỗ nào, cần học hỏi thứ gì, nó cũng dễ khiến chúng ta hấp thụ cả những thói hư tật xấu của người khác, nó làm chúng ta càng đi càng xa rời bản chất vấn đề, càng học càng trở nên "vô-văn-hóa".

Nó cũng tiêu cực y hệt như chúng ta bảo thủ mà không chịu thay đổi.

"Hướng về" thì mê tín dị đoan, mà "tiến tới" thì quái đản kỳ cục. Rốt cuộc là chẳng đâu vào đâu, ồn ào vẫn ồn ào, rác vẫn vứt tứ tung, nhưng những thứ văn minh phương Tây thì du nhập một cách hời hợt, thiếu chọn lọc còn hồn thiêng dân tộc, tinh hoa của cha anh thì chỉ còn lại là những lễ nghi dị đoan mê tín.

Vì vậy lại mạn phép lập thread này để hỏi ý kiến vozer: Văn hóa là gì? Quá khứ chúng ta có nét đẹp gì? Tương lai chúng ta cần học điều gì? Hay ngắn gọn hơn là chúng ta có gì và còn thiếu gì để trở nên là một dân tộc có "văn hóa" và để đóng góp vào công cuộc xây dựng, tu bổ "văn hóa Việt"?
 
Last edited:
Thread này là một góc nhìn cá nhân nhưng bàn luận thì mở, tôi ko áp đặt ý chí của bản thân lên ai, vì vậy các fen cứ thoải mái phản biện và trao đổi, miễn làm sao trao đổi văn minh, lịch sự, không công kích cá nhân, đóng góp ý kiến trái chiều để tăng thêm hiểu biết nhưng không phải để cay cú hay triệt tiêu, hủy hoại lẫn nhau, và đặc biệt mong các fen bàn trong nội quy diễn đàn, không lôi vấn đề chính trị vào.

Tôi đã có một nỗi ám ảnh về hai chữ văn hóa suốt thời gian dài và cũng thật khó tả là tại sao lại có một nỗi ám ảnh đeo bám tôi dai dẳng như thế các fen ạ.

Có lẽ bởi theo cái nhìn của tôi, văn hóa đóng một vai trò vô cùng quan trọng, là điều kiện tiên quyết trong việc tạo dựng nên một con người hay thậm chí là một xã hội có phẩm chất, có trọng lượng, nếu không có nó, thì xã hội ấy cũng như một cái cây đã mất hết nhựa sống, như một con người không còn máu và xương, có thể nó vẫn sẽ tồn tại nhưng èo uột và không có sức sống. (ok, các fen có thể phản biện cái ý kiến này, và tất cả ý kiến của tôi)

Nhưng sau khi lập mấy thread và có vài trao đổi tôi mới nhận thấy thật khó để tìm kiếm điều gì khi mà mình chưa có một định nghĩa chính xác về nó.

Có người hỏi "Văn hóa Việt" là gì? "Đâu văn hóa Việt ở đâu? Anh chỉ cho tôi xem"

Thật ra tôi cũng tự hỏi mình như thế và cũng cảm thấy khó khăn để trả lời một câu hỏi bao hàm quá nhiều ý nghĩa và khía cạnh như "Văn hóa Việt",nó có vẻ quá tầm và quá sức, dẫu nếu có cố đi chăng nữa thì nó cũng chỉ là một vài sự hiểu biết manh mún, nhỏ lẻ, không thể lột tả hết được tầm quan trọng về mặt ngữ nghĩa chứ chưa nói đến nội dung bao hàm bên trong "văn hóa Việt"

Rốt cuộc tôi nhận ra rằng, sự hiểu biết của bản thân là có hạn, nếu cố gắng nhồi nhét hết kiến thức về "văn hóa Việt" từ mấy ngàn năm vào đầu có lẽ không phải việc làm của một người khôn ngoan (vì nó bất khả), dẫu vậy, có thể tìm ra điểm cốt lõi, tinh túy nào đó, giản lược chúng một cách khái quát nhất có thể để hiểu thế nào là "văn hóa Việt" chăng?

Đặc biệt ở trong thread: Trao đổi giữa Richard Dawkins và Satish Kumar (*đó là một cuộc tranh luận trừu tượng và nan giải) có một vài ý kiến sáng suốt cho rằng trước khi tìm hiểu, tranh luận về điều gì, hơn hết là phải làm sáng tỏ và rõ ngữ nghĩa về nó đã, khi nắm bắt được khái niệm rồi thì công cuộc tìm kiếm sẽ dễ dàng và bớt vô bổ hơn.

Vì vậy "văn hóa là gì?" Có lẽ là một câu hỏi nên được đặt ra, trước khi đi đến một câu hỏi cụ thể hơn như "văn hóa Việt là gì?" nhỉ?

Đi tìm hiểu về nó thì mới thấy, chỉ riêng câu hỏi "văn hóa là gì?" thôi mà nó cũng có cả trăm khái niệm, trăm định nghĩa, ông này phản bác ông kia loạn xì ngầu nên tạm thời cứ giản lược hóa và suy xét trên mặt ngữ nghĩa tối giản của nó thì theo tôi "văn hóa" có nghĩa sau:

Văn - là sự hiểu biết, tri thức, đẹp đẽ (trong trạng thái tĩnh) còn Hóa -là sự thay đổi luôn luôn, hướng về. (trong trạng thái động)

Vì vậy nếu ghép lại thì "văn-hóa" có thể hiểu nôm na là sự hướng về tri thức, hướng về cái đẹp. Cái gì làm cho con người tốt đẹp lên, tri thức hơn, hiểu biết hơn, có lẽ chúng cũng được gọi là văn hóa.

Nhưng chữ Hóa trong từ văn hóa này nó còn mang một ý nghĩa biến đổi, vậy nên tôi mạn phép cho rằng nếu nó không còn biến đổi nữa, không còn cập nhật, không còn "động", thì nó sẽ trở thành một nền “văn hóa chết”, một sự phản động, là tiêu cực.

Vì vậy, lại theo tôi một nền văn hóa có nội lực, có sức mạnh, là một văn hóa luôn hướng về phía trước nhưng cũng không thể tách lìa tư liệu từ quá khứ chăng? Trong nó bao hàm hai ý nghĩa: Cả Hướng về và cả tiến lên. Như hai mặt của một đồng xu không thể tách rời, như cội cây và cành lá, nếu thiếu một trong hai thì không thể gọi là "văn hóa".

Không nên gạt bỏ hết quá khứ, không tự định vị bản thân, và cũng ko nên quá bảo thủ, cứng nhắc không chịu tiến tới, học hỏi.

Vậy để có văn hóa, thì tôi nghĩ mỗi người cũng cần xác định rõ điều gì là điều cần "hướng về" và điều gì là điều cần "tiến lên".

Và ở cả hai hành động này thì không tách rời mục đích chính của chúng ta là hướng về hay tiến tới cái đẹp, cái tri thức, cái làm chúng ta trở nên văn minh và văn hóa.

Tôi nghĩ vấn đề ở chỗ là nhiều người luôn phủ định quá khứ (hướng về) và hồ hởi đến tương lai (tiến tới) trong khi chưa xác định được bản thân có hay không có thứ gì, và điều ấy thì như mấy thread tôi đã nói, nó sẽ khiến chúng ta không có sự tự tôn nhất định, hạ thấp thể diện quốc gia, dân tộc, nó làm chúng ta có những hành động, xu hướng không đúng đắn, lúc thì tự ti yếm thế quá, lúc thì hồ hởi tự hào quá (dù tự hào một cách tiêu cực) và đặc biệt khi chưa biết bản thân yếu kém chỗ nào, cần học hỏi thứ gì, nó cũng dễ khiến chúng ta hấp thụ cả những thói hư tật xấu của người khác, nó làm chúng ta càng đi càng xa rời bản chất vấn đề, càng học càng trở nên "vô-văn-hóa".

"Hướng về" thì mê tín dị đoan, mà "tiến tới" thì quái đản kỳ cục. Rốt cuộc là chẳng đâu vào đâu, ồn ào vẫn ồn ào, rác vẫn vứt tứ tung, nhưng những thứ văn minh phương Tây thì du nhập một cách hời hợt, thiếu chọn lọc còn hồn thiêng dân tộc, cha anh thì chỉ còn lại là những lễ nghi dị đoan mê tín.

Vì vậy lại mạn phép lập thread này để hỏi ý kiến vozer: Quá khứ chúng ta có nét đẹp gì? Tương lai chúng ta cần học điều gì? Hay ngắn gọn hơn là chúng ta có gì và còn thiếu gì để trở nên là một dân tộc có "văn hóa" và để đóng góp vào công cuộc xây dựng, tu bổ "văn hóa Việt"?

Dài quá ko đọc hóng túm váy
 
vấn đề bạn đặt ra quá rộng và bao trùm. cần một lượng lớn kiến thức và nhận định xác đáng để có thể rạch ròi chi tiết. mình cũng quan tâm chủ đề này nhưng hiểu biết và vốn sống còn nông nên không dám lạm bàn. lót gạch hóng vậy :D
 
Thread này là một góc nhìn cá nhân nhưng bàn luận thì mở, tôi ko áp đặt ý chí của bản thân lên ai, vì vậy các fen cứ thoải mái phản biện và trao đổi, miễn làm sao trao đổi văn minh, lịch sự, không công kích cá nhân, đóng góp ý kiến trái chiều để tăng thêm hiểu biết nhưng không phải để cay cú hay triệt tiêu, hủy hoại lẫn nhau, và đặc biệt mong các fen bàn trong nội quy diễn đàn, không lôi vấn đề chính trị vào.

Tôi đã có một nỗi ám ảnh về hai chữ văn hóa suốt thời gian dài và cũng thật khó tả là tại sao lại có một nỗi ám ảnh đeo bám tôi dai dẳng như thế các fen ạ.

Có lẽ bởi theo cái nhìn của tôi, văn hóa đóng một vai trò vô cùng quan trọng, là điều kiện tiên quyết trong việc tạo dựng nên một con người hay thậm chí là một xã hội có phẩm chất, có trọng lượng, nếu không có nó, thì xã hội ấy cũng như một cái cây đã mất hết nhựa sống, như một con người không còn máu và xương, có thể nó vẫn sẽ tồn tại nhưng èo uột và không có sức sống. (ok, các fen có thể phản biện cái ý kiến này, và tất cả ý kiến của tôi)

Nhưng sau khi lập mấy thread và có vài trao đổi tôi mới nhận thấy thật khó để tìm kiếm điều gì khi mà mình chưa có một định nghĩa chính xác về nó.

Có người hỏi "Văn hóa Việt" là gì? "Đâu văn hóa Việt ở đâu? Anh chỉ cho tôi xem"

Thật ra tôi cũng tự hỏi mình như thế và cũng cảm thấy khó khăn để trả lời một câu hỏi bao hàm quá nhiều ý nghĩa và khía cạnh như "Văn hóa Việt",nó có vẻ quá tầm và quá sức, dẫu nếu có cố đi chăng nữa thì nó cũng chỉ là một vài sự hiểu biết manh mún, nhỏ lẻ, không thể lột tả hết được tầm quan trọng về mặt ngữ nghĩa chứ chưa nói đến nội dung bao hàm bên trong "văn hóa Việt"

Rốt cuộc tôi nhận ra rằng, sự hiểu biết của bản thân là có hạn, nếu cố gắng nhồi nhét hết kiến thức về "văn hóa Việt" từ mấy ngàn năm vào đầu có lẽ không phải việc làm của một người khôn ngoan (vì nó bất khả), dẫu vậy, có thể tìm ra điểm cốt lõi, tinh túy nào đó, giản lược chúng một cách khái quát nhất có thể để hiểu thế nào là "văn hóa Việt" chăng?

Đặc biệt ở trong thread: Trao đổi giữa Richard Dawkins và Satish Kumar (*đó là một cuộc tranh luận trừu tượng và nan giải) có một vài ý kiến sáng suốt cho rằng trước khi tìm hiểu, tranh luận về điều gì, hơn hết là phải làm sáng tỏ và rõ ngữ nghĩa về nó đã, khi nắm bắt được khái niệm rồi thì công cuộc tìm kiếm sẽ dễ dàng và bớt vô bổ hơn.

Vì vậy "văn hóa là gì?" Có lẽ là một câu hỏi nên được đặt ra, trước khi đi đến một câu hỏi cụ thể hơn như "văn hóa Việt là gì?" nhỉ?

Đi tìm hiểu về nó thì mới thấy, chỉ riêng câu hỏi "văn hóa là gì?" thôi mà nó cũng có cả trăm khái niệm, trăm định nghĩa, ông này phản bác ông kia loạn xì ngầu nên tạm thời cứ giản lược hóa và suy xét trên mặt ngữ nghĩa tối giản của nó thì theo tôi "văn hóa" có nghĩa sau:

Văn - là sự hiểu biết, tri thức, đẹp đẽ (trong trạng thái tĩnh) còn Hóa -là sự thay đổi luôn luôn, hướng về. (trong trạng thái động)

Vì vậy nếu ghép lại thì "văn-hóa" có thể hiểu nôm na là sự hướng về tri thức, hướng về cái đẹp. Cái gì làm cho con người tốt đẹp lên, tri thức hơn, hiểu biết hơn, có lẽ chúng cũng được gọi là văn hóa.

Nhưng chữ Hóa trong từ văn hóa này nó còn mang một ý nghĩa biến đổi, vậy nên tôi mạn phép cho rằng nếu nó không còn biến đổi nữa, không còn cập nhật, không còn "động", thì nó sẽ trở thành một nền “văn hóa chết”, một sự phản động, là tiêu cực.

Vì vậy, lại theo tôi một nền văn hóa có nội lực, có sức mạnh, là một văn hóa luôn hướng về phía trước nhưng cũng không thể tách lìa tư liệu từ quá khứ chăng? Trong nó bao hàm hai ý nghĩa: Cả Hướng về và cả tiến lên. Như hai mặt của một đồng xu không thể tách rời, như cội cây và cành lá, nếu thiếu một trong hai thì không thể gọi là "văn hóa".

Không nên gạt bỏ hết quá khứ, không tự định vị bản thân, và cũng ko nên quá bảo thủ, cứng nhắc không chịu tiến tới, học hỏi.

Vậy để có văn hóa, thì tôi nghĩ mỗi người cũng cần xác định rõ điều gì là điều cần "hướng về" và điều gì là điều cần "tiến lên".

Và ở cả hai hành động này thì không tách rời mục đích chính của chúng ta là hướng về hay tiến tới cái đẹp, cái tri thức, cái làm chúng ta trở nên văn minh và văn hóa.

Tôi nghĩ vấn đề ở chỗ là nhiều người luôn phủ định quá khứ (hướng về) và hồ hởi đến tương lai (tiến tới) trong khi chưa xác định được bản thân có hay không có thứ gì, và điều ấy thì như mấy thread tôi đã nói, nó sẽ khiến chúng ta không có sự tự tôn nhất định, hạ thấp thể diện quốc gia, dân tộc, nó làm chúng ta có những hành động, xu hướng không đúng đắn, lúc thì tự ti yếm thế quá, lúc thì hồ hởi tự hào quá (dù tự hào một cách tiêu cực) và đặc biệt khi chưa biết bản thân yếu kém chỗ nào, cần học hỏi thứ gì, nó cũng dễ khiến chúng ta hấp thụ cả những thói hư tật xấu của người khác, nó làm chúng ta càng đi càng xa rời bản chất vấn đề, càng học càng trở nên "vô-văn-hóa".

"Hướng về" thì mê tín dị đoan, mà "tiến tới" thì quái đản kỳ cục. Rốt cuộc là chẳng đâu vào đâu, ồn ào vẫn ồn ào, rác vẫn vứt tứ tung, nhưng những thứ văn minh phương Tây thì du nhập một cách hời hợt, thiếu chọn lọc còn hồn thiêng dân tộc, cha anh thì chỉ còn lại là những lễ nghi dị đoan mê tín.

Vì vậy lại mạn phép lập thread này để hỏi ý kiến vozer: Văn hóa là gì? Quá khứ chúng ta có nét đẹp gì? Tương lai chúng ta cần học điều gì? Hay ngắn gọn hơn là chúng ta có gì và còn thiếu gì để trở nên là một dân tộc có "văn hóa" và để đóng góp vào công cuộc xây dựng, tu bổ "văn hóa Việt"?

Toàn chữ, éo muốn đọc. Cuối tuần có ai rảnh rỗi tóm tắt lại hộ cái :rolleyes:

Gửi từ Samsung SM-N976N bằng vozFApp
 
Cá nhân em thấy văn hóa chính là cái sự khác biệt (cái đẹp riêng) của từng chủ thể(kiểu như của người, phong tục...em không biết dùng đúng từ không, em ngu văn).

"Văn hóa" luôn đổi mới, là ta hòa quyện những cái cũ với những cái mới mà không làm mất đi bản sắc riêng của mình.

Theo cá nhân em nghĩ, văn hóa là đó.
 
Trước có ông thầy dạy quân sự cũng hỏi câu này, mấy thằng thích thể hiện thi nhau trả lời kiểu trừu tượng triết học lắm mà nó trả hiểu cái mẹ gì.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Cá nhân em thấy văn hóa chính là cái sự khác biệt (cái đẹp riêng) của từng chủ thể(kiểu như của người, phong tục...em không biết dùng đúng từ không, em ngu văn).

"Văn hóa" luôn đổi mới, là ta hòa quyện những cái cũ với những cái mới mà không làm mất đi bản sắc riêng của mình.

Theo cá nhân em nghĩ, văn hóa là đó.

Cảm ơn bình luận của thím. Theo ý kiến của thím thì cần xác định cái cũ và cái mới, đâu là cái chúng ta có và đâu là cái cần thay đổi, học hỏi. Đó là sự hòa nhập nhưng không hòa tan, tiến tới nhưng không đánh mất mình, nhưng trước khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này thì cũng cần xác định nhiều yếu tố xung quanh nó:

Lịch sử cha ông ta đã hấp thụ văn hóa nào, sử dụng văn hóa nào, và bây giờ thì chúng ta cần học những gì?

Chẳng hạn theo dòng lịch sử thì văn hóa Việt được hình thành và kết hợp bởi hai nền văn hóa Trung-Ấn như: Phật giáo và Nho giáo, đồng hành với chúng là tín ngưỡng bản địa của người Việt là Đạo Mẫu. Thật ra, nếu để tìm hiểu một cách khách quan thì trong những giai đoạn lịch sử nhất định và kể cả tới hiện tại, chúng luôn có và còn lại những giá trị tốt đẹp, cần thiết cho xã hội, chỉ là những giá trị ấy đã bị hương khói của sự mê tín che mờ, bị sự thờ ơ và lãnh đạm của giới trẻ vùi dập. Có lẽ trách nhiệm của chúng ta là phủi đi lớp bụi ấy và tìm lại được giá trị tinh hoa của cha anh để định vị được giá trị dân tộc?

Còn hướng tới thì chúng ta cần học tư duy phản biện, tư duy logic, tư duy độc lập, văn hóa đọc... đại loại là văn hóa Phương Tây, nhưng cũng cần xác định đâu là tinh hoa của họ để hấp thụ, cho đúng với nghĩa của từ "văn hóa" chứ không chỉ học một cách hời hợt, lai căng?
 
Quên mất, mình để link ở đây nếu bác nào tò mò là mình đang đề cập đến những vấn đề gì thì có thể tìm hiểu:

Văn Hóa Việt: Làm thế nào để khôi phục lòng tự tôn Dân Tộc?

Văn học Việt Nam, đây có phải lý do khiến người Việt không sâu sắc?

Ở thread này thì mình muốn trao đổi cùng các thím trên hai phương diện:
Những tinh hoa văn hóa trong quá khứ và những yếu tố cần học hỏi, tiếp thu bây giờ.

Có lẽ văn hóa ngoại lai du nhập đầu tiên và ảnh hưởng lên lịch sử, sự hình thành của nước Việt khi cha ông bắt đầu dựng nước phải nói đến Phật giáo nên mình cmt giữ chỗ để có gì đóng góp ý kiến sau.
 
Văn hoá, như Bác và thầy tôi diễn giải cho tôi, đơn giản là những gì mà con người tạo ra qua quá trình lao động, giao tiếp, tương ta và xây dựng nên để phục vụ cho nhu cầu tồn tại, cho lẽ sống của nhân loại, khác hẳn với hình thái ban đầu của tự nhiên, của bản năng, thì đấy chính là văn hoá

Ví dụ:
+từ 1 nhúm vỏ cây, xay bột ra rồi tráng lên,..vv.. tạo thành giấy => giấy chính là văn hoá :haha:
+từ hú hú khẹc khẹc mà con người tạo ra các âm giao tiếp với nhau, dần dà ngôn ngữ được hình thành, trở thành tiếng Hy Lạp, tiếng La Tinh, tiếng Trung Hoa, rồi từ ngôn ngữ nói của mình, loài người đã kí hoá, giống như việc chuyển âm thanh thành tín hiệu điện và đưa nó đi hay thu nó lại, quá trình đó là văn hoá :haha:
+Từ đồ đá, đến đồ đồng, đồ sắt đc uốn, nắn thành công cụ, => dao mác, thương, kiếm là văn hoá :haha:
  • từ 1 2 3 4, hnay có 10 củ sắn, mai đào đc thêm 5 củ, vậy có tất cả bn củ? ngta nghĩ ra số đếm, và rồi nghĩ ra phép cộng, 10+ 5 = 15 săn đc 12 con thỏ, cho 1 nhóm 6 người ai cũng ăn đều, ngta nghĩ râ phép chia, rồi dần dần định lí Ta-lét, tiên đề Ơ-clit,... đc nghĩ ra => khoa học chính là sản phẩm văn hoá :haha:
  • con người sống chung thành quần thể, rồi từ mô hình xã hội nguyên thủy dần dà hình thành bộ lạc, bộ tộc rồi nhà nước, bộ não con người phân chia ra cảm xúc rất nhạy bén, từ đó có vui buồn, yêu ghét, họ bắt đầu nhảy múa, sử dụng ngôn ngữ theo nhịp và điệu, sau hàng ngàn năm họ có các nghi lễ và điệu hát => đấy là văn hoá
từ mặc da thú đến mặc đồ đan sợi từ vỏ lá cây, rồi tơ tằm, rồi lụa, vải gẩm,... hình thành nê đặc thù trang phục từng chủng tộc => đấy là văn hoá
+từ việc vận dụng năng lượng nước => động cơ hơi nước đầu tiên ra đời => máy móc ra đời => chủ nghĩa tư bản ra đời => đấy là văn hoá
+ con người đã có nhận thức về những thứ xung quanh mình, và rồi họ biết đặt câu hỏi mãi đặt câu hỏi mãi cho đến khi tìm ra một cách diễn giải cho sự vật sự việc nào đó => triết học ra đời. Họ cảm thấy nhỏ bé và cần có chỗ dựa => tôn giáo ra đời
FaEEKqN.png


Tưởng tượng được ko?
Sở dĩ tôi lấy nhiều ví dụ, dài dòng như thế là thấy chủ thớt băn khoăn về văn hoá Việt. Vậy, ta thử liên hệ thử xem "văn hoá Việt" đã ở đâu?

Từ thuở khai thiên lập địa, à thôi, nhen nhóm văn minh, người Việt tạo ra được cái gì? công cụ, loại công cụ chế tạo và sử dụng đc là gì? Có cái quái gì ko?
+Người Việt có tạo ra được chữ Viết ko? có khả năng kí hoá âm thanh thành chữ Viết như người Hoa Hạ tạo ra chữ giáp cốt ko?
+Truyền thuyết có kể Thánh Gióng ngựa sắt, giáp sắt, roi sắt mũ sắt, vậy ừ xưa công cụ kim loại, khả năng luyện kim ng Việt có ko?
+ Khả năng tính toán của người Việt đến mức nào? Thiên văn ra làm sao, đo đạc ntn? Hay đến tận thế kỷ thứ 15 thì cân đc con voi? Mùa màng phải dựa vào lịch của Trung Hoa sang cống nạp r xin Sóc về?
+Các trang phục, phong tục cổ thời Lý-Trần-Lê-Nguyễn đa dạng ntn? có ảnh hưởng từ đâu không? mang dấu ấn văn hoá nào? bản sắc ra làm sao? tầm vóc ntn?
+Tôi có nghe nói ng Việt có chế tạo đc cả súng thần cơ, máy xay lúa, đóng tàu thuộc dạng ok trong khu vực, vậy có thêm những phát minh đáng kể nào? Có những công trình to lớn, vĩ đại nào ko?
+người Việt có nhà tư tưởng, nhà triết học nào ko?

Rốt cuộc thì trong suốt 4000 năm người Việt ở đâu trong những nền văn minh của nhân loại, có đóng góp bao nhiêu gram chất xám cho văn minh nhân loại?

Đấy là 1 hướng để tìm hiểu

Gửi từ Xiaomi Redmi 5 Plus bằng vozFApp
 
Văn hoá, như Bác và thầy tôi diễn giải cho tôi, đơn giản là những gì mà con người tạo ra qua quá trình lao động, giao tiếp, tương ta và xây dựng nên để phục vụ cho nhu cầu tồn tại, cho lẽ sống của nhân loại, khác hẳn với hình thái ban đầu của tự nhiên, của bản năng, thì đấy chính là văn hoá

Ví dụ:
+từ 1 nhúm vỏ cây, xay bột ra rồi tráng lên,..vv.. tạo thành giấy => giấy chính là văn hoá :haha:
+từ hú hú khẹc khẹc mà con người tạo ra các âm giao tiếp với nhau, dần dà ngôn ngữ được hình thành, trở thành tiếng Hy Lạp, tiếng La Tinh, tiếng Trung Hoa, rồi từ ngôn ngữ nói của mình, loài người đã kí hoá, giống như việc chuyển âm thanh thành tín hiệu điện và đưa nó đi hay thu nó lại, quá trình đó là văn hoá :haha:
+Từ đồ đá, đến đồ đồng, đồ sắt đc uốn, nắn thành công cụ, => dao mác, thương, kiếm là văn hoá :haha:
  • từ 1 2 3 4, hnay có 10 củ sắn, mai đào đc thêm 5 củ, vậy có tất cả bn củ? ngta nghĩ ra số đếm, và rồi nghĩ ra phép cộng, 10+ 5 = 15 săn đc 12 con thỏ, cho 1 nhóm 6 người ai cũng ăn đều, ngta nghĩ râ phép chia, rồi dần dần định lí Ta-lét, tiên đề Ơ-clit,... đc nghĩ ra => khoa học chính là sản phẩm văn hoá :haha:
  • con người sống chung thành quần thể, rồi từ mô hình xã hội nguyên thủy dần dà hình thành bộ lạc, bộ tộc rồi nhà nước, bộ não con người phân chia ra cảm xúc rất nhạy bén, từ đó có vui buồn, yêu ghét, họ bắt đầu nhảy múa, sử dụng ngôn ngữ theo nhịp và điệu, sau hàng ngàn năm họ có các nghi lễ và điệu hát => đấy là văn hoá
từ mặc da thú đến mặc đồ đan sợi từ vỏ lá cây, rồi tơ tằm, rồi lụa, vải gẩm,... hình thành nê đặc thù trang phục từng chủng tộc => đấy là văn hoá
+từ việc vận dụng năng lượng nước => động cơ hơi nước đầu tiên ra đời => máy móc ra đời => chủ nghĩa tư bản ra đời => đấy là văn hoá
+ con người đã có nhận thức về những thứ xung quanh mình, và rồi họ biết đặt câu hỏi mãi đặt câu hỏi mãi cho đến khi tìm ra một cách diễn giải cho sự vật sự việc nào đó => triết học ra đời. Họ cảm thấy nhỏ bé và cần có chỗ dựa => tôn giáo ra đời
FaEEKqN.png


Tưởng tượng được ko?
Sở dĩ tôi lấy nhiều ví dụ, dài dòng như thế là thấy chủ thớt băn khoăn về văn hoá Việt. Vậy, ta thử liên hệ thử xem "văn hoá Việt" đã ở đâu?

Từ thuở khai thiên lập địa, à thôi, nhen nhóm văn minh, người Việt tạo ra được cái gì? công cụ, loại công cụ chế tạo và sử dụng đc là gì? Có cái quái gì ko?
+Người Việt có tạo ra được chữ Viết ko? có khả năng kí hoá âm thanh thành chữ Viết như người Hoa Hạ tạo ra chữ giáp cốt ko?
+Truyền thuyết có kể Thánh Gióng ngựa sắt, giáp sắt, roi sắt mũ sắt, vậy ừ xưa công cụ kim loại, khả năng luyện kim ng Việt có ko?
+ Khả năng tính toán của người Việt đến mức nào? Thiên văn ra làm sao, đo đạc ntn? Hay đến tận thế kỷ thứ 15 thì cân đc con voi? Mùa màng phải dựa vào lịch của Trung Hoa sang cống nạp r xin Sóc về?
+Các trang phục, phong tục cổ thời Lý-Trần-Lê-Nguyễn đa dạng ntn? có ảnh hưởng từ đâu không? mang dấu ấn văn hoá nào? bản sắc ra làm sao? tầm vóc ntn?
+Tôi có nghe nói ng Việt có chế tạo đc cả súng thần cơ, máy xay lúa, đóng tàu thuộc dạng ok trong khu vực, vậy có thêm những phát minh đáng kể nào? Có những công trình to lớn, vĩ đại nào ko?
+người Việt có nhà tư tưởng, nhà triết học nào ko?

Rốt cuộc thì trong suốt 4000 năm người Việt ở đâu trong những nền văn minh của nhân loại, có đóng góp bao nhiêu gram chất xám cho văn minh nhân loại?

Đấy là 1 hướng để tìm hiểu

Gửi từ Xiaomi Redmi 5 Plus bằng vozFApp

Toàn những thông tin hay và bổ ích, nhưng xin phép cmt để đấy rồi bàn luận cùng thím sau. Hnay chủ nhật phù hợp cho một buổi lướt voz bất khả tư nghì nhỉ
 
Những vấn đề thớt nói, suy cho cùng đều mông lung, không lời giải. Đó là hiện trạng hiện nay của xh ta. Nguyên nhân vì sao?

Vì chúng ta không biết là chúng ta đang và đã có văn hoá ntn. Chúng ta luôn nói với thế giới, nói với con trẻ rằng dân tộc ta có đức tính như thế này, lịch sử như thế kia, phong tục abcef, v.v... Những thứ mà chúng ta nghĩ rằng chúng ta có đấy nó đúng được bao nhiêu %?

Mọi bi kịch, loser của một con người đều do anh ta không có cái nhìn khách quan, không có đầu óc thực tế. Mà không biết thực tế thì việc tiến lên nó trở thành vô nghĩa. Anh không biết anh đang đứng chỗ nào mà anh tiến lên thì ngàn năm vẫn sida.

Dán tộc ta cũng như vậy. Không biết không dám không hiểu cái gì là tốt đẹp, cái gì là dở cần bỏ đi. Cái dở thì lại tự hào là hay, cái hay lại thành dở, thì tiến lên chỉ có tiến vào tường, tiến xuống hố. Lịch sử cũng đã chứng minh điều tôi nói.

Cho nên chung quy lại, chủ đề thớt nói sẽ bế tắc như dân tộc ta đang bế tắc. Nó chỉ trở nên rõ ràng, sắc nét, thông suốt một khi dân tộc ta tỉnh ngộ. Bây giờ còn chưa tỉnh ngộ thì tiến lên chỉ có ăn đb thôi.

Việc thức tỉnh dân tộc ai làm và làm ntn. Chỉ có tri thức mới thức tỉnh được dân tộc ta và phải mất vài trăm năm. Các anh có tiền, có điều kiện thì các anh quyên góp cho giáo dục, một người có tri thức, dù tri thức vẫn không ngộ ra được bản chất chính dân tộc ta, thì vẫn có giá trị chờ chuyển biến.

Chứ như hiện nay, thanh niên học sinh, anh em chú bác cô dì cứ đi chùa thắp nhang lạy phật xin bình an. Lại không thiếu thanh niên đồng bóng lên đồng hầu đồng các kiểu. Lại quá nhiều thanh niên tử vi lá số kinh quẻ. Chùa chiềng thì nhiều hơn trường học. Giữ gìn đeo bám những thứ như thế lại cứ nghĩ là giữ gìn nét văn hoá dân tộc thì chỉ có ăn đb.

Kết luận: Một dân tộc không dám, không biết nhìn nhận đúng thực tế của chính mình mà lại bàn về văn hoá dân tộc là điều hết sức phi lý.
 
Hầu hết mọi người thường đánh đồng văn hóa với thành quả văn hóa. Tại sao ? Bởi vì văn hóa là một khái niệm trừu tượng, hiểu thì hiểu đấy nhưng nó cứ mông lung thế nào. Thôi thì cứ lấy thành quả văn hóa ra diễn nghĩa cho nó cụ thể, trực quan, dễ hiểu.

Quay trở lại vấn đề văn hóa là gì ?
Về hình tượng, "văn" là đường vân, nếp gấp theo trật tự nào đó, vd như vân tay, vân gỗ... Về trừu tượng, "văn" là nề nếp sinh hoạt, tức là sống, sinh hoạt theo trật tự, quy luật nào đó.
Còn "hóa" là hóa thành, biến thành, trở thành.

Khi đi làm, bạn phải thích ứng với văn hóa công sở nơi bạn làm việc, nếu không, bạn là kẻ vô văn hóa.
Khi đến nhà người khác, cả nhà cởi giày đi chân đất, bạn cảm thấy sàn nhà không dc sạch nên cứ để nguyên giày vớ mà đi vào nhà, bạn là kẻ vô văn hóa.
Khi dùng bữa tại nhà người Hồi giáo ở Indo hay Malaysia, bạn vác theo đôi đũa, cả nhà dùng tay bốc ăn, bạn dùng đũa gắp gắp, bạn là kẻ vô văn hóa.
Vào voz, mem chửi lộn, thóa mạ nhau ỏm tỏi. Văn hóa voz nó thế. Bạn có thể chê vozer mất dạy, vô học. Nhưng nếu bạn chê vozer vô văn hóa thì chính là bạn đang tự vả mặt vì chính bạn mới là kẻ vô văn hóa.

Tóm lại, những gì hóa thành, trở thành nếp sống, nếp sinh hoạt chính là văn hóa. Đơn giản như đang giỡn vậy thôi.

Hầu hết mọi người thường mặc định văn hóa hàm nghĩa tích cực, vô văn hóa hàm nghĩa tiêu cực. Thực ra không đúng.
Bạn đến thăm một bộ tộc lạc hậu. Bạn không ăn tươi nuốt sống như họ mà bạn ăn chín uống sôi. Bạn không để mồm thối như họ mà bạn đánh răng sau mỗi bữa ăn. Như vậy, tuy bạn vô văn hóa đấy nhưng bạn văn minh. Không phải cứ hễ số đông là hiển nhiên đúng, hiển nhiên tốt đẹp.
 
https://vi.wikisource.org/wiki/Xét_về_câu_sáo_người_mình_thường_nói:_Phong_hóa_suy_đồi

Mình chia sẻ với các thím bài này, 1 góc nhìn của 1 học giả từ 1930
'
----

wow, vốn là trc đây có lúc nghịch ngợm với cụm từ 'phong hóa suy đồi nên có biết bài viết của Phan Khôi. Hôm nay chia sẻ với các thím, thì mình mới tìm hiểu nhiều hơn chút về học giả này. Hóa ra lại cũng có lợi cho chính mình, vì chắc mình sẽ tìm hiểu thêm về các tác phẩm của ông.
 
Last edited:
Hầu hết mọi người thường đánh đồng văn hóa với thành quả văn hóa. Tại sao ? Bởi vì văn hóa là một khái niệm trừu tượng, hiểu thì hiểu đấy nhưng nó cứ mông lung thế nào. Thôi thì cứ lấy thành quả văn hóa ra diễn nghĩa cho nó cụ thể, trực quan, dễ hiểu.

Quay trở lại vấn đề văn hóa là gì ?
Về hình tượng, "văn" là đường vân, nếp gấp theo trật tự nào đó, vd như vân tay, vân gỗ... Về trừu tượng, "văn" là nề nếp sinh hoạt, tức là sống, sinh hoạt theo trật tự, quy luật nào đó.
Còn "hóa" là hóa thành, biến thành, trở thành.

Khi đi làm, bạn phải thích ứng với văn hóa công sở nơi bạn làm việc, nếu không, bạn là kẻ vô văn hóa.
Khi đến nhà người khác, cả nhà cởi giày đi chân đất, bạn cảm thấy sàn nhà không dc sạch nên cứ để nguyên giày vớ mà đi vào nhà, bạn là kẻ vô văn hóa.
Khi dùng bữa tại nhà người Hồi giáo ở Indo hay Malaysia, bạn vác theo đôi đũa, cả nhà dùng tay bốc ăn, bạn dùng đũa gắp gắp, bạn là kẻ vô văn hóa.
Vào voz, mem chửi lộn, thóa mạ nhau ỏm tỏi. Văn hóa voz nó thế. Bạn có thể chê vozer mất dạy, vô học. Nhưng nếu bạn chê vozer vô văn hóa thì chính là bạn đang tự vả mặt vì chính bạn mới là kẻ vô văn hóa.

Tóm lại, những gì hóa thành, trở thành nếp sống, nếp sinh hoạt chính là văn hóa. Đơn giản như đang giỡn vậy thôi.

Hầu hết mọi người thường mặc định văn hóa hàm nghĩa tích cực, vô văn hóa hàm nghĩa tiêu cực. Thực ra không đúng.
Bạn đến thăm một bộ tộc lạc hậu. Bạn không ăn tươi nuốt sống như họ mà bạn ăn chín uống sôi. Bạn không để mồm thối như họ mà bạn đánh răng sau mỗi bữa ăn. Như vậy, tuy bạn vô vă n hóa đấy nhưng bạn văn minh. Không phải cứ hễ số đông là hiển nhiên đúng, hiển nhiên tốt đẹp.

Một góc nhìn độc đáo, tôi đồng ý với thím ở rất nhiều điểm và có lẽ phần nào đó thím cũng cùng quan điểm với tôi rằng văn hóa là một vấn đề mang tính xuyên suốt giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.

Chỉ có một điểm duy nhất tôi không đồng tình với thím là coi văn hóa như một thứ đóng đinh, cố định, chết hẳn không thể thay đổi, vì vận động của xã hội là luôn tiến lên phía trước, mỹ cảm của con người là luôn hướng tới cái đẹp, cái đẹp hơn.

(chẳng vậy tại sao cái trống đồng người ta lại đi khắc hoa văn vào nó dẫu hoa văn ấy không làm cái trống đánh to hơn, rõ hơn. Cái đẹp ấy, hoa vân ấy cũng có thể gọi là văn hóa chăng?)

Và trong quá trình tìm kiếm cái đẹp, cái giá trị "văn hóa" đó với sự đóng góp liên tục từ cộng đồng nó tạo nên một xã hội văn minh với những giá trị cốt lõi riêng. (từ quá khứ)

Chẳng hạn như văn hóa voz, những điều làm nên giá trị của nó không phải đến từ việc chửi nhau mà là từ những cuộc tranh luận mở (dẫu có đôi lúc chửi nhau), từ đó nó đem lại kiến thức với nhiều góc nhìn đa chiều. Chửi nhau chỉ là yếu tố đi kèm, là tác dụng phụ, còn tính chất, bản chất thứ làm nên văn hóa đó là sự cởi mở, là kiến thức.

Nếu bản chất của nó là những cuộc cãi nhau, chửi nhau vô bổ mà không đem lại giá trị gì thì văn hóa ấy sẽ làm cộng đồng sụp đổ và nó sẽ không thể tồn tại đến ngày hôm nay. (hay nó phát triển theo cách khác, chứ không giống như voz bây giờ)

Hoặc nếu bây giờ lớp sau vào đây chỉ chửi nhau mà không cống hiến, không đem lại kiến thức nữa có khi lại làm phai nhạt đi "văn hóa voz" giống như minh triết phương Đông đã bị hương khói của sự mê tín che mờ, người ta chỉ chửi nhau mà quên luôn cả giá trị ban đầu.

Văn hóa, suy cho cùng là sản phẩm của con người và để phục vụ cho con người, ở trong mỗi cộng đồng nó đóng vai trò làm dấu mốc cho sự hình thành và phát triển của cộng đồng ấy. Nó là một thứ tưởng chừng như cố định nhưng thực ra vẫn luôn vận động và biến đổi, cái mới dựa trên cái cũ, văn hóa ở trong hiện tại làm nên văn hóa ở tương lai. Nó có tính lịch sử nhưng lại vô cùng sống động chứ không bị đóng đinh một chỗ.

Mỗi nền văn hóa sẽ có một giá trị riêng, một phong tục, nét đẹp riêng, nhưng trong sự cọ xát lịch sử, cái gì suy đồi, không còn phù hợp sẽ bị đào thải hoặc bắt buộc phải thay đổi để phù hợp với tiến trình lịch sử, phát triển của xã hội. Giống như cuộc đối đầu giữa người TBN và người bản địa, cuộc chiến của Mỹ và người da đỏ, hay của bọn thực dân với các nước bị thực dân. Nó là một cuộc đối đầu văn hóa để xem cộng đồng nào Đẹp hơn, cộng đồng nào mạnh hơn.

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để chúng ta luôn hướng về những nét đẹp, làm nền "văn hóa" của chúng ta mỹ miều và có sức sống hơn trước các cộng đồng khác, làm sao để phát triển mà không đánh mất mình, tiến tới mà không lãng quên.

Biết tôn trọng quá khứ, lịch sử, bảo tồn những nét đẹp để làm tư liệu phát triển những thứ mới mẻ, tốt đẹp hơn trong tương lai.

Có lẽ như thế mới phù hợp với từ "hóa" trong "văn hóa" chăng?
 
Last edited:
Văn hóa nó cũng gần gần với nội hàm về "phong cách'', người nào chưa hình dung được văn hóa là gì thì có thể nghĩ đến "phong cách'' mà hình dung ra sự bao quát rộng hơn, đó chính là văn hóa.
Văn hóa có thể bao hàm cả phong cách, nếu "phong cách'' là danh từ để nói về đặc trưng của một cá thể, một tập thể, một cộng đồng (hoặc có thể rộng hơn) thì "văn hóa'' thường là danh từ để nói về đặc trưng của một lãnh thổ, một dân tộc, một quốc gia, một thời kỳ (hoặc có thể rộng hơn).
Tạo dựng phong cách cho một cá thể hoặc một tập thể dễ dàng hơn là xây dựng văn hóa cho cả một quốc gia. Vì để tạo nên một nét văn hóa cần một sự thay đổi về nhiều thứ, cần sự "vận hành'' của phần lớn người trong một vùng lãnh thổ hoặc quốc gia đó.
Muốn thay đổi văn hóa thì nên thay đổi giáo dục, đó là cách tốt nhất, là loài người, đừng nên cố thay đổi văn hóa để phục vụ cho mục đích chính trị (điển hình là cách mạng văn hóa ở Trung Quốc đã gây ra tội ác khủng khiếp).
Văn hóa nếu cao quý thì sẽ là "văn minh'', nếu văn hóa không cao quý, ngược lại thấp kém thì sẽ là "văn hóa rác''. Văn hóa cao quý là văn hóa hướng con người đến những giá trị Chân Thiện Mỹ, hướng đến sự tươi sáng, chính nghĩa; văn hóa "rác'' là văn hóa hướng con người đến những thứ xấu xa, tội ác, "tà đạo'', "tăm tối''.
 
"Phát tán văn hoá phẩm đồi truỵ" => dù đồi truỵ cũng là văn hoá nên tôi có thể hiểu không cứ gọi là văn hoá thì là tốt đẹp được không nhỉ? . Văn hoá theo cách nghỉ của thằng ngu như tôi thì là :" mọi hành vi của con người ( sản xuất, chăn nuôi, ăn uống, cư xử, ...) được mô tả lại qua lời bằng mồm, bằng giấy trắng mực đen (mực xanh, mực đỏ,...) thì là văn vở hoá hành vi . Khi nói đến "Văn hoá Việt" là nói đến các hành vi đặc trưng dễ nhận biết của người Việt, ví dụ như : đội nón lá, trồng lúa nước, làm nước mắm,.. "văn hoá Việt" là tập hợp của văn hoá vùng miền của "văn hoá miền bắc" với mái đình, giếng nước cây đa đầu làng, là lễ hội chùa, hát quan họ, hút thuốc lào; nó cộng hưởng với miền trung hát cung đình, bài chòi, mắm đâm tỏi ớt cay xè ; thêm cái miền nam ăn ngọt, con ngừoi xởi lởi. Trong mỗi vùng miền nó còn có cái đặc trưng riêng của từng địa phương. Nên nếu hiểu "văn hoá" để mô tả nó ngắn gọn thì giống như chụp một tấm ảnh mà mọi chi tiết trong bức ảnh đều là chủ thể vậy, không làm được. Trở lại với "văn hoá việt" ( văn hoá truyền thống Việt) , từ xưa dân tộc Việt ta đã có những nét đặc trưng tốt như : Yêu nước thương nòi, đoàn kết chống giặc ngoại xâm, kính trên nhường dưới, hiếu thảo với cha mẹ, thương yêu anh chị em, mà tôi thích nhất là văn hoá "dòng dõi, phả hệ ". Chúng ta mất gì ? Cùng với sự phát triển với thế giới, cái kính trên nhường dưới đã dần mai một, con cái cãi cha mẹ nhem nhẻm và đòi quyền bình đẳng kiểu "you and me" khi tương tác với người lớn. Chúng ta đoàn kết khi có giặc ngoại xâm, nhưng thời bình thì xâu xé nhau, mảnh lẻ khôn lỏi tinh ranh để phát triển cá thể, dễ thoả mãn với hiện tại. Chúng ta cần học gì? Học cách hiểu hơn giá trị của hành vi đã được nhiều thế hệ tích luỹ truyền bá lại, phát triển bản sắc riêng , mâm cơm Việt mà nấu gạo Thái , thịt heo Mỹ, Nga, rau củ trung quốc, trái chuối tráng miệng philipin, thì mọi tuyên truyền "văn hoá bản sắc Việt" là văn hoá vàng, văn hoá đọc xong đốt đi. Ngưng tiếp nhận cái mới phủ bỏ cái củ có giá trị. Lan man vaiz , chế tô mì ăn rồi đóng tiền phòng trọ cái đã.
 
Số đông thích cái nào thì nó thành văn hóa thế thôi
Như vứt rác ra đường ko là văn hóa nhưng bán hàng rong lấn chiếm lề đường, dơ bẩn lại là văn hóa vịt ngan
 
Một góc nhìn độc đáo, tôi đồng ý với thím ở rất nhiều điểm và có lẽ phần nào đó thím cũng cùng quan điểm với tôi rằng văn hóa là một vấn đề mang tính xuyên suốt giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.

Chỉ có một điểm duy nhất tôi không đồng tình với thím là coi văn hóa như một thứ đóng đinh, cố định, chết hẳn không thể thay đổi, vì vận động của xã hội là luôn tiến lên phía trước, mỹ cảm của con người là luôn hướng tới cái đẹp, cái đẹp hơn.

(chẳng vậy tại sao cái trống đồng người ta lại đi khắc hoa văn vào nó dẫu hoa văn ấy không làm cái trống đánh to hơn, rõ hơn. Cái đẹp ấy, hoa vân ấy cũng có thể gọi là văn hóa chăng?)

Và trong quá trình tìm kiếm cái đẹp, cái giá trị "văn hóa" đó với sự đóng góp liên tục từ cộng đồng nó tạo nên một xã hội văn minh với những giá trị cốt lõi riêng. (từ quá khứ)

Chẳng hạn như văn hóa voz, những điều làm nên giá trị của nó không phải đến từ việc chửi nhau mà là từ những cuộc tranh luận mở (dẫu có đôi lúc chửi nhau), từ đó nó đem lại kiến thức với nhiều góc nhìn đa chiều. Chửi nhau chỉ là yếu tố đi kèm, là tác dụng phụ, còn tính chất, bản chất thứ làm nên văn hóa đó là sự cởi mở, là kiến thức.

Nếu bản chất của nó là những cuộc cãi nhau, chửi nhau vô bổ mà không đem lại giá trị gì thì văn hóa ấy sẽ làm cộng đồng sụp đổ và nó sẽ không thể tồn tại đến ngày hôm nay. (hay nó phát triển theo cách khác, chứ không giống như voz bây giờ)

Hoặc nếu bây giờ lớp sau vào đây chỉ chửi nhau mà không cống hiến, không đem lại kiến thức nữa có khi lại làm phai nhạt đi "văn hóa voz" giống như minh triết phương Đông đã bị hương khói của sự mê tín che mờ, người ta chỉ chửi nhau mà quên luôn cả giá trị ban đầu.

Văn hóa, suy cho cùng là sản phẩm của con người và để phục vụ cho con người, ở trong mỗi cộng đồng nó đóng vai trò làm dấu mốc cho sự hình thành và phát triển của cộng đồng ấy. Nó là một thứ tưởng chừng như cố định nhưng thực ra vẫn luôn vận động và biến đổi, cái mới dựa trên cái cũ, văn hóa ở trong hiện tại làm nên văn hóa ở tương lai. Nó có tính lịch sử nhưng lại vô cùng sống động chứ không bị đóng đinh một chỗ.

Mỗi nền văn hóa sẽ có một giá trị riêng, một phong tục, nét đẹp riêng, nhưng trong sự cọ xát lịch sử, cái gì suy đồi, không còn phù hợp sẽ bị đào thải hoặc bắt buộc phải thay đổi để phù hợp với tiến trình lịch sử, phát triển của xã hội. Giống như cuộc đối đầu giữa người TBN và người bản địa, cuộc chiến của Mỹ và người da đỏ, hay của bọn thực dân với các nước bị thực dân.

Cái gì còn giá trị nó vẫn sẽ được giữ lại, chỉ là cái "hoa vân" cái đẹp, cái tinh túy còn lại bao nhiêu.

Mỗi cộng đồng lại có một nền văn hóa riêng đặc trưng và khi đi đến bất cứ đâu, nếu là một người "có văn hóa" thì nên biết tôn trọng văn hóa địa phương đó. Biết tôn trọng quá khứ, lịch sử, bảo tồn những nét đẹp để làm tư liệu phát triển những thứ mới mẻ, tốt đẹp hơn trong tương lai.

Có lẽ như thế mới phù hợp với từ "hóa" trong "văn hóa" chăng?
Trống đồng là thành quả văn hóa.

Về văn hóa nói chung, như bạn nói, cái chữ "hóa" nó biểu lộ tính động, cho nên văn hóa hiển nhiên là vận động, có muốn đóng đinh cũng không đóng đinh dc.
Tôi hiểu lấn cấn của bạn. Tại sao cái văn hóa voz nó thế ? Rất là lấn cấn, đúng không ? Cái này thì để tự mỗi người nghiền ngẫm, tôi sẽ không lắm mồm. Nói thêm về văn hóa voz, ban đầu văn hóa voz nó khác, mem đâu có chửi nhau như bây giờ. Rõ ràng, văn hóa nó sống động như bạn nói đấy thôi, chứ đâu có đóng đinh. Nhưng không giống như bạn nghĩ, không phải cứ hễ văn hóa là hiển nhiên tiến về phía trước, hiển nhiên "hóa" theo xu hướng tốt đẹp hơn.
 
Trống đồng là thành quả văn hóa.

Về văn hóa nói chung, như bạn nói, cái chữ "hóa" nó biểu lộ tính động, cho nên văn hóa hiển nhiên là vận động, có muốn đóng đinh cũng không đóng đinh dc.
Tôi hiểu lấn cấn của bạn. Tại sao cái văn hóa voz nó thế ? Rất là lấn cấn, đúng không ? Cái này thì để tự mỗi người nghiền ngẫm, tôi sẽ không lắm mồm. Nói thêm về văn hóa voz, ban đầu văn hóa voz nó khác, mem đâu có chửi nhau như bây giờ. Rõ ràng, văn hóa nó sống động như bạn nói đấy thôi, chứ đâu có đóng đinh. Nhưng không giống như bạn nghĩ, không phải cứ hễ văn hóa là hiển nhiên tiến về phía trước, hiển nhiên "hóa" theo xu hướng tốt đẹp hơn.

Sau khi đọc mấy cmt của các thím thì tôi mới nhận ra quan điểm của mình còn khá lỏng lẻo. Chẳng hạn như con người luôn hướng về phía trước, mỹ cảm luôn hướng tới cái đẹp, xong sự vận động của xã hội chưa chắc đã tiến đến sự hoàn mỹ mà có khi chúng lại phát triển đến một mức nào đó rồi suy đồi tới mức suy vong. Như hội La Mã và Hy Lạp và các nền văn minh đã sụp đổ như thế nào...

Và ở đây, quan điểm của tôi thật ra rất đồng tình với thím cũng như các thím trên cho rằng không phải văn hóa nào cũng là đẹp mà vì quan điểm của tôi khi viết ra còn lỏng lẻo, vì vậy xin tự gạch phần này.
 
Back
Top