Văn Hóa Việt: Làm thế nào để khôi phục lòng tự tôn Dân Tộc?

Người Phụ nữ đánh giặc, nét văn hóa đẹp, kiên trung, bất khuất của Việt Nam
Như chúng ta đều biết, trong 1000 năm Bắc Thuộc, các thế lực phương Bắc đã không ít lần đập bỏ di tích , cũng như đốt phá lịch sử của người Việt, khiến cho việc tìm về cội nguồn của chúng ta nhiều lần bị đứt gẫy, kinh khủng nhất có thể nói là thời nhà Minh xâm lược nhà Hồ, trong vỏn vẹn 20 năm, chúng đốt phá tất cả di tích của nước ta, bất kể cái gì có chữ, từ quyển sách cho tới pho tượng, bia đá.

Thế nhưng dù trải qua những điều tồi tệ và khủng khiếp đến vậy, mà bài học lịch sử của người Việt vẫn được truyền lại từ đời này đến đời kia, những chiến công lẫy lừng của các vị anh hùng người Việt vẫn được bảo tồn và lưu truyền như một sự thách thức.

Trong rất nhiều lý do, thì có một lý do mà ít người để ý, là từ xưa người Việt đã có một nền văn hóa độc lập với phương Bắc, khác với người phương Bắc, khi tất cả hệ thống xã hội, tôn giáo của họ đề cao hình ảnh người đàn ông, gia trưởng như Nho Giáo, Đạo Giáo hạ thấp vai trò của người Phụ nữ thì tôn giáo và xã hội của người Việt lại đề cao tính Mẫu hệ, đưa hình ảnh người Mẹ lên vị trí tối cao, vì vậy nó sản sinh ra một nền văn hóa mềm mại và uyển chuyển, dễ thích nghi trong mọi tình huống.

Vai trò của người Mẹ trong văn hóa Việt vô cùng quan trọng, điển hình như Đạo Mẫu. Tất cả các Mẫu đều được sắp xếp ở vị trí tối cao trong hệ thống tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt.

Nếu như phương Bắc cho rằng ““Nữ tử vô tài tiện thị đức” (Phụ nữ không có tài, chính là đức), thì người Việt lại tôn thờ những người Mẹ và trao tặng họ những tính thiêng ở đời trong Tam Tòa Thánh Mẫu.

Chính vì một nền văn hóa mềm mại, uyển chuyển, nên dù bị đốt phá hết lịch sử (có thể là cả chữ viết) mà thông qua tín ngưỡng thờ Mẫu, người Việt vẫn giữ được rất nhiều hình tượng những người anh hùng lịch sử từ những nghi lễ tâm linh, một thứ di sản văn hóa vô hình.

Những nghi lễ ấy không chỉ đóng vai trò kết nối con người với thánh thần, với thiên nhiên mà còn giúp con cháu người Việt nhớ là từ xa xưa, người Việt và người Hoa đã là hai tộc người tách biệt, có hai nền văn hóa khác nhau, một bên trọng Nam khinh nữ, vũ phu gia trưởng, một bên thì mềm mại, uyển chuyển nhưng kiên cường bất khuất, chính vì hai nền văn hóa như nước với lửa ấy, vì vậy mà người Việt có thể giữ được độc lập cho đến tận bây giờ.

Chắc chắn là không có mối liên hệ nào thiêng liêng hơn là mối liên hệ của người Mẹ với những đứa con, thông qua những lời hát ru, họ cũng trao đến những đứa con tình yêu quê hương đất nước, những dữ kiện văn hóa lịch sử có sức sống vô cùng mãnh liệt.


"Ru con con ngủ cho lành,

Để mẹ gánh nước rửa bành ông voi.

Muốn coi, lên núi mà coi,

Có bà Triệu tướng cưỡi voi, đánh cồng."


Qua lời hát ru ấy chúng ta thấy được hình ảnh một nữ tướng oai hùng hiện lên khiến cho quân giặc khiếp sợ. Khiến cho vua Tự Đức phải thốt lên rằng “Con gái nước ta có nhiều người hùng dũng lạ thường. “

Nhưng cũng lời hát ấy, nó cũng cho thấy một nền văn hóa có sức sống mạnh liệt quật cường.


Vì như chúng ta đã biết, Bà Triệu khởi nghĩa đánh giặc Ngô vào thời Tam Quốc cách đây gần hai nghìn năm, vậy mà những câu hát ấy cứ từ người Mẹ này trao đến con, đến cháu họ, và cho đến tận bây giờ.

Do vậy, dù Người TQ đập bỏ bia đá, đốt phá tượng gỗ, sách vở, nhưng họ không thể cướp lấy di sản văn hóa vô hình là hệ thống xã hội, tôn giáo của người Việt.

Chính vì đó, dù thành công với nhiều đất nước, nhưng họ mãi mãi thất bại trong việc đồng hóa Việt Nam. Chẳng bao giờ họ có thể dập tắt lòng yêu nước trong những đứa con đất Việt.

Bác Hồ từng dặn dò "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta ..." những phẩm chất quý báu ấy là đóng góp không nhỏ của những bà mẹ Việt, những bà mẹ đời thường và cả những bà mẹ tâm linh của chúng ta.

Nhưng còn một điều thú vị về nhữnng bà mẹ Việt Nam, đó là ngoài những đôi tay mềm mại, những câu ầu ơ dịu hiền, bản thân họ vào thời chiến cũng là những chiến binh đáng khiếp sợ cho bè lũ ngoại xâm.

(đoạn sau này xin được lấy của một bài đăng trên fb ko rõ tác giả, nhưng hình như là của một người nước ngoài nghiên cứu về Việt Nam)

Trong những năm tháng chiến tranh Việt Nam, người Mỹ có một nỗi sợ tương đối khó tin, đó là nỗi sợ phụ nữ Việt Nam.

Một số lính Mỹ có cảm giác mệt mỏi khi "chơi đùa" với nhũng cô gái Nhật Bản, Triều Tiên. Nhưng khi đến Việt Nam, từ cảm giác "mệt mỏi", họ chuyển sang "sợ hãi".

Phụ nữ Việt Nam là những người siêng năng nhất. Họ đảm nhiệm công việc đồng áng và phẩm chất của họ không thua kém gì đàn ông. Nhìn qua, những người phụ nữ Việt Nam có thể đang chăm chút cho nông nghiệp nhưng họ hoàn toàn có thể mang dao găm và sẵn sàng giết địch.

Nhìn từ xa họ có thể là những phụ nữ gầy guộc đang cấy lúa, gieo mạ thế nhưng ẩn chứa dưới lớp ruộng ấy, hoàn toàn có thể là một khẩu AK sẵn sàng nhả đạn bất kỳ lúc nào.

Trong chiến tranh, các nữ quân nhân thường đảm nhiệm vai trò tình nguyện viên, hậu cần, vận chuyên và cả rà phá bom mìn - những công việc mà nếu ở những quốc gia khác là dành cho nam giới. Thì họ lại tỏ ra thành thục và không sợ hãi.

Phụ nữ Việt Nam sửa vũ khí phòng không, điều khiển pháo cao xạ. Những nhóm khác thì tổ chức các đội ngũ gián điệp hoặc trực tiếp tham gia vận chuyển bộ đội hay lương thực bằng xe đạp hoặc thuyền.

Một số nữ quân nhân sinh con trên chiến trường, chiến đấu cùng những đứa nhỏ, đó là vì sao ngay từ khi sinh ra, người Việt đã gan dạ như vậy, vì họ có những người mẹ thực sự gan dạ.

Nhiều lính Mỹ từng nghĩ rằng những phụ nữ Việt Nam muốn quan hệ với họ, Nhưng khi bắt đàu âu yếm, quần áo chuẩn bị được cởi ra thì "bùm", đó là lòng yêu nước bất khuất mà họ sẽ không thấy từ bất kỳ phụ nữ nào trên thế giới.

Trong chiến tranh tại Việt Nam, vấn đề tâm lý của lính Mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và trong những lí do gây ra điều đó, có sự xuất hiện của những người phụ nữ nhỏ bé này.

Tại sao phụ nữ Việt Nam lại giỏi giang đến vậy? Vì họ đảm nhiệm nhiều việc, từ đồng áng, đến chăm lo con cái, vừa là hậu phương cho cha, cho chồng họ, và vì sinh ra ở một nền văn hóa coi trọng hình ảnh người phụ nữ nên Họ có những phẩm chất yêu nước rất vững chắc và cao cả, đặc biệt, họ sinh ra những vị anh hùng.

Cảm ơn những bà mẹ Việt Nam, cảm ơn tất cả những người phụ nữ Việt, nếu bạn hỏi anh hùng ở đâu, bạn hãy nhìn vào chính mẹ mình, ở trong người phụ nữ nhỏ bé đó, ẩn chứa bên trong họ là một vị anh hùng của dân tộc.
 
Hôm nay VTV 1 làm chương trình tri ân các bà mẹ VN anh hùng, tôi lên mạng tìm hiểu thì có những mẹ có đến 9 người con đều hi sinh trong quá trình chiến đấu, chúng ta mất đi một người con đã là chuyện kinh thiên động địa, vậy mà mẹ mất tới 9 đứa con thì nỗi đau còn lớn ntn, những cống hiến của các bà mẹ Việt Nam anh hùng là những điều không thể lãng quên.

Để tiếp nối truyền thống uống nước nhớ nguồn, xin thành kính tri ân tất cả những bà mẹ Việt Nam đã hi sinh vì tổ quốc, những giọt nước mắt của họ, những đứa con ưu tú họ cống hiến cho tổ quốc, để chúng ta có ngày hôm nay là công dân của một nước độc lập tự do sẽ không bao giờ bị quên lãng.

Họ sẽ mãi hòa vào dòng chảy của những nngười phụ nữ kiên trung bất khuất của dân tộc Việt Nam, bây giờ và mãi mãi. Thành kính tri ân các mẹ.
 
Last edited:
Mình thì có chút không đồng quan điểm viiws bác ở khoản này.
ca trù, cải lương hay quan họ là nét đẹp văn hoá ở những vùng miền đặc thù của dân tộc ta. Có thế con bác không thích những thể loại này nhưng có thể mai mốt con tôi và con cái chả các bác khác không nghĩ vậy. Và để làm sao tụi nhỏ biết đến đất nước mình có những loại hình văn hoá như múa dối nước (rối) là trách nhiệm của bậc đi trước như chúng ta, như cái cách mà ba mẹ tôi đã cố gắng định hướng và khơi được niềm tự hào bản sắc văn hoá dân tộc. Mẹ tôi không phải dân Bắc Ninh nhưng tôi lớn lên trong lời du của bà bằng những điệu chèo, điệu hát quan họ. Còn Ba tôi , với ông con người ta lạ lắm. Ở thời bình người ta có thể bon chen nhau từng mét đất, từng con gà. Nhưng ra chiến tuyến thì đã quên hết tất thảy vì 2 chữ độc lập, tự do. Cái giá để đổi lại cho 2 chữ này là gì thì các bác đều biết.
Bảo tồn nhà sàn như bác nói nó hơi tối nghĩa. Nếu chúng ta không bảo tồn thì lấy đâu ra những tour về tây nguyên đại ngàn. Và kho nhắc về tây nguyên thì không thể không nhắc tới những bài hát của Bác Trần Tiến. Nó là giá trị tinh thần giúp chúng ta quên đi những lo toan trước mắt để khơi được cái tinh thần yêu thương đồng bào, lòng trắc ẩn hay yêu quý từng mét đất của quê hương.
Các bác hãy chia sẻ những điều nhỏ nhặt nhất mà trong cuộc sống bình dị hàng ngày của các bác thôi. Không cần phải đao to búa lớn, không cần phải “ trông chờ”vào người khác, vào tầng lớp khác hay vào một cá nhân cụ thể nào khác. Tại sao tương lai con em mình, tư duy văn hoá hay bản chất tốt đẹp của con em mình lại để phụ thuộc vào tầng lớp khác? Giai cấp khác?
Vậy vai trò của bậc làm cha , làm chú như chúng ta đang ở đâu?
Chờ đợi được ban phát văn minh sao? Mục tiêu của chủ thớt và của chúng ta trong phạm vi topic này là chia sẻ những điều nhỏ nhặt, thường nhật của mọi người trong cuộc sống thôi. Không cần phải cải cách thể chế hay thay đổi mô hình rồi lúc đó chúng ta mới thay đổi.
Hãy cứ yêu đời và suy nghĩ tích cực thì chúng ta sẽ là người lạc quan và nhẹ nhõm.
Và mình tin không chỉ có tôi và một số bác trong topic này cùng chung nỗi nỗi niềm này đâu. Ngoài kia còn bao nhiêu người họ cũng vậy nhưng chúng ta chưa kết nối được thôi.
Các thím bảo tồn văn hoá tộc kinh còn khó, e tộc tày, không chữ viết mà k chữ thì chỉ còn sử truyền miệng, thậm chí thế hệ con e gần như k biết tiếng, rồi tộc tày e sẽ chỉ còn chữ tày trên giấy khai sinh chứ chả khác kinh chỗ nào. Nhà sàn, đàn tính ... rồi các nghi lễ cũng chẳng còn duy trì. Nhưng giờ bảo e dạy tiếng tày cho con e sẽ k làm, năm 6t đi học cô giáo xuôi mà cả lớp k biêt cô nói gì, e đã rất thấu nỗi thiệt thòi. Cũng mong muốn giữ truyền thống chứ. Nhưng cái tương lai của cu con nó là tri thức là cơm áo gạo tiền :too_sad:
 
T đồng quan điểm trong các nước đồng văn ko tự dưng mà sử liệu văn hoá mình kém nhất:) tất cả là vì dân tộc này ko có triết học
Tôi cũng đồng ý với 2 bạn này, dân tộc VN không có, không được học và đến bây giờ không muốn học "triết học" một cách tử tế.
Lịch sử, văn hoá, nghệ thuật, đạo đức v.v tất cả đều bắt đầu từ cái môn dạy làm người này.
Không có cái cốt này thì các anh làm gì cũng chỉ là hời hợt, ngày hôm nay sẽ ngả theo TQ, ngày mai ngả theo phương Tây, ngày kia theo NB, HQ vì thấy xã hội họ hay hơn.
Không biết suy luận logic, không có tư duy phản biện thì làm gì định vị được bản thân mà tránh được sự a dua, học đòi.
Anh thớt muốn có sự tự tôn dân tộc thì anh phải nâng tầm nhận thức cá nhân của từng người dân. Dạy người ta cách suy nghĩ trước khi vứt cho người ta đống sách vở giáo điều.
Đọc Khuyến học rồi mà chưa nhận ra điều đó hay sao.
 
Tôi cũng đồng ý với 2 bạn này, dân tộc VN không có, không được học và đến bây giờ không muốn học "triết học" một cách tử tế.
Lịch sử, văn hoá, nghệ thuật, đạo đức v.v tất cả đều bắt đầu từ cái môn dạy làm người này.
Không có cái cốt này thì các anh làm gì cũng chỉ là hời hợt, ngày hôm nay sẽ ngả theo TQ, ngày mai ngả theo phương Tây, ngày kia theo NB, HQ vì thấy xã hội họ hay hơn.
Không biết suy luận logic, không có tư duy phản biện thì làm gì định vị được bản thân mà tránh được sự a dua, học đòi.
Anh thớt muốn có sự tự tôn dân tộc thì anh phải nâng tầm nhận thức cá nhân của từng người dân. Dạy người ta cách suy nghĩ trước khi vứt cho người ta đống sách vở giáo điều.
Đọc Khuyến học rồi mà chưa nhận ra điều đó hay sao.

Bản thân tôi không có đủ khả năng để làm những điều lớn lao mà chỉ có thể đóng góp với tư cách của một người dân với tổ quốc thôi, bây giờ chúng ta có chữ viết rồi tôi nghĩ lớp trẻ cần có ý thức về tầm quan trọng của triết học, nền tảng văn hóa để làm giá trị cốt lõi cho bản thân, cần có những phong trào phục dựng, ghi chép lại văn hóa và hệ thống nó lại như một hệ tư tưởng nhất định, lấy đó làm nòng cốt để người Việt có thể dựa vào.

đúng như anh nói, người Việt đang học trên một nền tảng mờ ảo thiếu nhận thức về giá trị dân tộc, chính vì thế cứ hết đời này đến đời kia các di tích không được nhận thức rõ ràng, vấn đề văn hóa ít được quan tâm, thay vào đó là những thứ hời hợt như hài nhảm, showbiz, cuối cùng vì sự hời hợt này mà chúng ta học không đâu ra đâu, Tây không ra Tây, mà Ta thì chúng ta đập bỏ.

Tinh thần trách nhiệm, làm việc cộng đồng yếu kém, người này đổ người kia, chỉ biết lo cho bản thân mình, doanh nghiệp nội thì bị tẩy chay trên chính sân nhà, đồng bào thì vùi dập nhau chỉ vì một ca sĩ ngoại.

Muốn người Việt học được như người Nhật quan trọng nhất là họ có một nền tảng văn hóa vô cùng vững chắc, rõ ràng, là tinh thần trách nhiệm của mỗi công dân, học với tư cách của một học trò, học cho ra học, chứ không phải học dưới tư cách của một kẻ nô lệ văn hóa, học xong không cống hiến cho dân tộc, tổ quốc mà ra đi cống hiến cho nước ngoài.
 
Các thím bảo tồn văn hoá tộc kinh còn khó, e tộc tày, không chữ viết mà k chữ thì chỉ còn sử truyền miệng, thậm chí thế hệ con e gần như k biết tiếng, rồi tộc tày e sẽ chỉ còn chữ tày trên giấy khai sinh chứ chả khác kinh chỗ nào. Nhà sàn, đàn tính ... rồi các nghi lễ cũng chẳng còn duy trì. Nhưng giờ bảo e dạy tiếng tày cho con e sẽ k làm, năm 6t đi học cô giáo xuôi mà cả lớp k biêt cô nói gì, e đã rất thấu nỗi thiệt thòi. Cũng mong muốn giữ truyền thống chứ. Nhưng cái tương lai của cu con nó là tri thức là cơm áo gạo tiền :too_sad:
hiểu tâm trạng của fen :doubt:

chỗ tôi người M Nông họ sinh hoạt cũng lỏng lẻo dần rồi, họ thua thiệt về làm ăn kinh tế so với người Kinh nên co cụm lại sống quần tụ, bản sắc ko còn nảy nở cho sinh động lên nhưng cũng ko đến nỗi thoái trào. với họ có chữ viết nữa, vẫn sinh hoạt nhà thờ tin lành bằng sách kinh viết chung với người Ê Đê
 
hiểu tâm trạng của fen :doubt:

chỗ tôi người M Nông họ sinh hoạt cũng lỏng lẻo dần rồi, họ thua thiệt về làm ăn kinh tế so với người Kinh nên co cụm lại sống quần tụ, bản sắc ko còn nảy nở cho sinh động lên nhưng cũng ko đến nỗi thoái trào. với họ có chữ viết nữa, vẫn sinh hoạt nhà thờ tin lành bằng sách kinh viết chung với người Ê Đê
Trong khi con lo tìm trung tâm anh ngữ cho cu thì sao mà dạy tiếng tộc cho nó dc. Trong nhà thì mỗi bố vơi bà nội biết tiếng tộc. Thôi cuộc sống mưu sinh mà, cũng muốn sau này cái tiếng, cái hồn tộc nó còn, con cháu đến ngày biết thắp nén hương, tụng bài cúng tộc mời các cụ, k phải vì mong các cụ phù hộ mà để con cháu nhìn vào đó mà rõ cái tâm hướng về cội nguồn. Mà khó, khó lắm
 
Chẳng phải bây giờ mà từ xưa các cụ đã có những hạn chế này,cái khôn ngoan của Trạng Quỳnh cũng chỉ là cái khôn vặt, nhưng người Việt thích sự khôn vặt ấy mà không quan tâm đến những giá trị sâu sắc, tất cả chỉ vì không có chữ viết, không có nền tảng văn hóa, thế mà khi cụ Hàn Thuyên phổ biến chữ Nôm, dân ta cũng không đón nhận, chỉ có vài tác phẩm văn học ít ỏi nếu so trên lịch sử mấy ngàn năm.

cuối cùng vì sự hời hợt này mà chúng ta học không đâu ra đâu, Tây không ra Tây, mà Ta thì chúng ta đùng đùng đập bỏ, ba bữa con cháu chúng ta lại đập bỏ hết những gì chúng ta xây dựng trong thời đại này thì thử hỏi biết lấy gì để các thế hệ sau biết về cha anh mình, các giá trị tinh túy cứ thế đứt gẫy từ đời này đến đời khác, không có sự đúc kết.

Bây giờ có chữ viết rồi thì vấn đề này cần phải nhận thức rõ ràng, chúng ta có thể nói lên tâm tư suy nghĩ thông qua văn bản, ghi chép nó lại thành một hệ thống hay đơn giản là lan truyền tư tưởng của mình lên internet chẳng hạn? Mỗi người quan tâm hơn một tý, bớt xem showbiz hài nhảm đi một tý, con người quan tâm đến những điều sâu sắc hơn thì những bộ phim nghệ thuật mới có đất sống, tôi đảm bảo bây giờ làm phim nghệ thuật cũng đếch ai xem, chẳng ai giám làm, vì kinh tế thị trường mà làm ra không ai thích chỉ thích hài nhảm thì làm làm gì?
 
Thứ nhất là phải giàu, có tiền thì dù 9 phân gái vẫn xếp hàng cho lựa chọn. Không giàu thì phải ... to. Mà giờ tụt quần ra đứng cạnh tây đen tây trắng xem có mất mặt không? Thế nên tổng kết lại, phải đưa zai đi xuất khẩu lao động kiếm tiền gửi về tổ quốc, còn nữ ở nhà lấy giống tây lông (đen trắng đều được) để cải thiện nòi giống. Mất tầm 2 3 chục năm vừa giàu ... vừa to thì bàn chuyện văn hoá tiếp
 
Trong khi con lo tìm trung tâm anh ngữ cho cu thì sao mà dạy tiếng tộc cho nó dc. Trong nhà thì mỗi bố vơi bà nội biết tiếng tộc. Thôi cuộc sống mưu sinh mà, cũng muốn sau này cái tiếng, cái hồn tộc nó còn, con cháu đến ngày biết thắp nén hương, tụng bài cúng tộc mời các cụ, k phải vì mong các cụ phù hộ mà để con cháu nhìn vào đó mà rõ cái tâm hướng về cội nguồn. Mà khó, khó lắm

Hôm rồi tôi đi du lịch trên Sapa, tôi không nhớ là được nghe nghi thức tế trời và đám cưới gì của đồng bào người Thái hay sao ấy trên tv, nghe hay kinh khủng mà còn có ý nghĩa nữa cơ tìm trên ytb ko thấy. Thiết nghĩ dù chúng ta là dân tộc nào thì cũng phải lưu trữ văn hóa lại, những nét đẹp hôm nay có thể mai kia con cháu chúng ta sẽ ko thấy nữa, có thể chúng sẽ ko biết tâm tư và suy nghĩ của cha anh mình.
 
Chả biết các bác như thế nào chứ văn hóa gia đình em thì tự tôn là định hướng bản sắc văn hóa Việt, tự hào là con dân nước Việt, nhìn ra thế giới chả bằng ai nhưng cũng chả ai hơn mình quá cả. Xã hội nào cx có cái uẩn khúc, tiêu cực của nó. Nói chung cái này vĩ mô thì em không biết nhưng bản sắc văn hóa và lòng tự hào và truyền thông của con dân Việt em nghĩ vẫn tiềm tàng lắm :)
 
Trong khi con lo tìm trung tâm anh ngữ cho cu thì sao mà dạy tiếng tộc cho nó dc. Trong nhà thì mỗi bố vơi bà nội biết tiếng tộc. Thôi cuộc sống mưu sinh mà, cũng muốn sau này cái tiếng, cái hồn tộc nó còn, con cháu đến ngày biết thắp nén hương, tụng bài cúng tộc mời các cụ, k phải vì mong các cụ phù hộ mà để con cháu nhìn vào đó mà rõ cái tâm hướng về cội nguồn. Mà khó, khó lắm

tiếng ta còn, dân ta còn :D

thím cứ mạnh dạn dạy trẻ nó học đi, đầu óc chúng nó đang dễ tiếp thu chứ ko để lớn lên xíu nữa thì khó vào lắm :big_smile:
 
Chả biết các bác như thế nào chứ văn hóa gia đình em thì tự tôn là định hướng bản sắc văn hóa Việt, tự hào là con dân nước Việt, nhìn ra thế giới chả bằng ai nhưng cũng chả ai hơn mình quá cả. Xã hội nào cx có cái uẩn khúc, tiêu cực của nó. Nói chung cái này vĩ mô thì em không biết nhưng bản sắc văn hóa và lòng tự hào và truyền thông của con dân Việt em nghĩ vẫn tiềm tàng lắm :)

Quá tiềm tàng và đặc sắc ấy fen ạ, mỗi tội là làm tn để khơi dậy mối quan tâm của cộng đồng đến văn hoá thôi bh văn hoá của mình đang bị phai nhạt quá
 
Mới tìm được cái page này cũng hay hay, dựng hình nhân vật lịch sử Việt đẹp và có vẻ chỉnh chu.

Phòng Tranh Cu Ti

111545796_3223204314413973_7723412301167926965_o.jpg

*Quan Nhất Phẩm Triều Nguyễn

106552287_4683763911637592_7413990926139027640_o.jpg

*Nữ sĩ thời Lê Sơ

Tiện có anh nào hứng làm kênh youtube với tôi ko? Tôi có khả năng dựng video bằng adobe priemiere, sử dụng tàm tạm pts, kỹ năng đủ làm cái video hoạt họa đơn giản, cần một ai đấy có kiến thức viết nội dung đa dạng phong phú, ai hứng thú ib tôi, sáng tôi đi làm, chiều về rảnh có thể dựng video
2kqadZ9.png
 
Nói cho rõ ràng vấn đề thì không dám. Nhẹ nhất bị ban , nhẹ thì bị phạt 12 củ , nhẹ nặng thì vào tù. 😥
 
Nền văn hoá gia đình không còn phù hợp, kìm kẹp người trẻ thì đương nhiên khi người ta biết về chủ nghĩa cá nhân, cùng các thứ hào nhoáng đi kèm, người ta thấy phù hợp với bản thân hơn, chọn nó, và thấy hạnh phúc với nó, thế thôi, đơn giản.

Vấn đề ở đây là chủ nghĩa nào thì cũng phải hướng đến con người hạnh phúc, và đó là tại sao chủ nghĩa cá nhân đang thắng thế, những người theo quan niệm cũ họ đã quá quen với lề thói cũ mà phủ định luôn cái mới.

Tại sao lại phải bám vào gia đình? Nếu chủ nghĩa gia đình không làm họ hạnh phúc thì sao? Anh sống hộ họ à, anh lấy quyền gì mà phán nó đúng hay sai, anh có đảm bảo họ chọn nó thì họ hạnh phúc hơn? Nếu chủ nghĩa gia đình làm cuộc sống họ tệ hơn thì nó còn đúng, còn đáng giữ gìn? Con người ai cũng hướng về hạnh phúc của bản thân, và việc chọn cái nào thể hiện xu hướng của xã hội, không có đúng sai. Chọn sống như thế nào là tuỳ mỗi người, Tây cũng vậy, ta cũng thế, phương Tây không phải ai cũng sống 1 mình, vẫn có những gia đình sống theo kiểu truyền thống như Việt Nam, và ở đây cũng thế.

Vi mô không nói, nhưng cái truyền thống láng giềng đang bóp chết tư duy quản lý là chuyện có thật, bao nhiêu màn bao che, nâng đỡ người nhà, người cùng quê các kiểu...
 
Nền văn hoá gia đình không còn phù hợp, kìm kẹp người trẻ thì đương nhiên khi người ta biết về chủ nghĩa cá nhân, cùng các thứ hào nhoáng đi kèm, người ta thấy phù hợp với bản thân hơn, chọn nó, và thấy hạnh phúc với nó, thế thôi, đơn giản.

Vấn đề ở đây là chủ nghĩa nào thì cũng phải hướng đến con người hạnh phúc, và đó là tại sao chủ nghĩa cá nhân đang thắng thế, những người theo quan niệm cũ họ đã quá quen với lề thói cũ mà phủ định luôn cái mới.

Tại sao lại phải bám vào gia đình? Nếu chủ nghĩa gia đình không làm họ hạnh phúc thì sao? Anh sống hộ họ à, anh lấy quyền gì mà phán nó đúng hay sai, anh có đảm bảo họ chọn nó thì họ hạnh phúc hơn? Nếu chủ nghĩa gia đình làm cuộc sống họ tệ hơn thì nó còn đúng, còn đáng giữ gìn? Con người ai cũng hướng về hạnh phúc của bản thân, và việc chọn cái nào thể hiện xu hướng của xã hội, không có đúng sai. Chọn sống như thế nào là tuỳ mỗi người, Tây cũng vậy, ta cũng thế, phương Tây không phải ai cũng sống 1 mình, vẫn có những gia đình sống theo kiểu truyền thống như Việt Nam, và ở đây cũng thế.

Vi mô không nói, nhưng cái truyền thống láng giềng đang bóp chết tư duy quản lý là chuyện có thật, bao nhiêu màn bao che, nâng đỡ người nhà, người cùng quê các kiểu...

Sao cứ phải tư duy theo kiểu chọn cái này thì phải phủ nhận hết cái kia thế nhỉ? Trong khi có thể dung hòa và chọn ra những điểm tốt của cả hai nền văn hóa?

Anh có đọc hiểu ý tôi là Hòa Nhập nhưng không Hòa Tan là thế nào không? Tôi chỉ đơn giản đưa ra góc nhìn là làm sao dung hòa để tạo ra một nền văn hóa riêng, không bị nô lệ văn hóa cho bất kỳ ai hay dân tộc nào, tạo ra bản sắc của chính mình. Nếu anh theo dõi topic anh cũng thấy tôi nói đến những bất cập của văn hóa Á Đông và tôi không định phủ nhận lịch sử.

Nhưng những điểm hay ho thì anh nhìn thấy nhưng vì anh tôn sùng nó quá đến mức không nhìn ra những điểm bất cập của nó hoặc không giám nhìn vào để điều chỉnh cho phù hợp.

Anh thấy một cái áo hiệu đắt tiền, người mẫu mặc rất đẹp nhưng khi anh mua về mặc lên người anh thì không vừa vặn, vì anh nhỏ thó còn cái áo thì quá rộng, nó vừa làm xấu cả cái áo vừa làm xấu chính anh, vì thế anh cần chỉnh cho nó phù hợp với anh hơn, nhưng thay vì điều chỉnh anh cứ cố mặc nó vì nghĩ nó đắt thì tức là nó đẹp, cứ mặc vào sẽ thành người mẫu mà nhất quyết không chịu nhìn ra bất cập để thay đổi.

Nhìn thẳng vào để triệt tiêu những cái hủ lậu của chính mình lẫn những thứ mình học, đấy mới là sự phản biện, ưu việt của chủ nghĩa cá nhân, còn nếu học như một con vẹt, ai dậy gì cũng gật, không giám nhìn ra cái bất cập, không có cá tính riêng tôi thấy như thế mới là bảo thủ.
 
Tôi nghĩ ai trong chúng ta cũng nhận thức được cái hạn chế của văn hóa Á Đông rồi, chúng ta sống trong chăn thì phải biết chỗ nào có rận để mà tránh chẳng lẽ bây giờ tôi còn phải gõ ra từng chương từng mục?

Bây giờ là thế hệ mới, cta có cả tư duy Âu lẫn trải nghiệm của một người Á, điều quan trọng là phải đúc kết lại tất cả tinh hoa của hai nền văn hóa để tạo ra một văn hóa riêng của mình chứ không phải vay mượn từ dân tộc nào nữa sẽ trở thành nô lệ văn hóa suốt kiếp, mãi mãi không có bản sắc.

Nếu chúng ta cứ mãi như con vẹt, người ta mớm gì thì nói ấy, người ta đút miếng nào thì ăn, không biết tận dụng sự phản biện của phương Tây để tạo ra một bản sắc riêng của mình, cứ tư duy dập khuôn theo kiểu hủ nho Châu Á, không giám phản biện, không giám đặt góc nhìn đối lập thì mọi thể chế xã hội, mọi hình thức văn hóa đặt vào chúng ta đều trở thành một sự kệch cỡm. Tây không ra Tây mà Ta không ra Ta, lai căng, lố bịch.
 
Sao cứ phải tư duy theo kiểu chọn cái này thì phải phủ nhận hết cái kia thế nhỉ? Trong khi có thể dung hòa và chọn ra những điểm tốt của cả hai nền văn hóa?

Anh có đọc hiểu ý tôi là Hòa Nhập nhưng không Hòa Tan là thế nào không? Tôi chỉ đơn giản đưa ra góc nhìn là làm sao dung hòa để tạo ra một nền văn hóa riêng, không bị nô lệ văn hóa cho bất kỳ ai hay dân tộc nào, tạo ra bản sắc của chính mình. Nếu anh theo dõi topic anh cũng thấy tôi nói đến những bất cập của văn hóa Á Đông và tôi không định phủ nhận lịch sử.

Nhưng những điểm hay ho thì anh nhìn thấy nhưng vì anh tôn sùng nó quá đến mức không nhìn ra những điểm bất cập của nó hoặc không giám nhìn vào để điều chỉnh cho phù hợp.

Anh thấy một cái áo hiệu đắt tiền, người mẫu mặc rất đẹp nhưng khi anh mua về mặc lên người anh thì không vừa vặn, vì anh nhỏ thó còn cái áo thì quá rộng, nó vừa làm xấu cả cái áo vừa làm xấu chính anh, vì thế anh cần chỉnh cho nó phù hợp với anh hơn, nhưng thay vì điều chỉnh anh cứ cố mặc nó vì nghĩ nó đắt thì tức là nó đẹp, cứ mặc vào sẽ thành người mẫu mà nhất quyết không chịu nhìn ra bất cập để thay đổi.

Nhìn thẳng vào để triệt tiêu những cái hủ lậu của chính mình lẫn những thứ mình học, đấy mới là sự phản biện, ưu việt của chủ nghĩa cá nhân, còn nếu học như một con vẹt, ai dậy gì cũng gật, không giám nhìn ra cái bất cập, không có cá tính riêng tôi thấy như thế mới là bảo thủ.
1. Thế ai vừa viết 1 bài phản bác chủ nghĩa cá nhân thế nhỉ?

2. Làm gì có cái nào là nô lệ văn hoá? Bản thân từ nô lệ đã là không có quyền, đằng này ai sống thế này dù bị ảnh hưởng từ bên ngoài hay không thì cũng đều là lựa chọn của bản thân, vậy gọi là nô lệ à? Hay bất cứ cái gì du nhập từ bên ngoài vào mà khác ý cái ông cho là chuẩn mực đều coi là nô lệ?

3. Họ mặc gì thì kệ họ, miễn họ thấy thoải mái, không phạm pháp, và không ảnh hưởng đến mình là được, ông nghĩ ông là cái gì mà đi đánh giá, áp đặt quan điểm của mình lên người khác? Cái đẹp là tương đối, chủ quan, ông thấy xấu, nhưng người ta thấy đẹp, cách đây 300 năm thì người mập được coi là thượng lưu, khá giả, giờ thì ngược lại, cái đẹp cũng vậy, tuỳ vùng địa lý, văn hoá, con người cũng khác nhau.

Đâu phải họ mặc bộ đồ rách nát, hôi hám, mà chỉ là họ mặc thứ họ muốn, và không ảnh hưởng đến anh thôi mà?

4. Trước khi nói về cái hủ lậu, thì cũng nên tự nhìn nhận mình cũng có thể nằm trong cái vòng tròn hủ lậu đó đi.

5. Nền văn hoá riêng thì sao, mà chung thì sao? Chung hay riêng có chết ai à? Cuộc sống là của mỗi cá nhân, ai thích hướng về nền văn hoá thì kệ người ta, ai không thì thôi, miễn không phạm nhân tính luật pháp là được.
 
1. Thế ai vừa viết 1 bài phản bác chủ nghĩa cá nhân thế nhỉ?

2. Làm gì có cái nào là nô lệ văn hoá? Bản thân từ nô lệ đã là không có quyền, đằng này ai sống thế này dù bị ảnh hưởng từ bên ngoài hay không thì cũng đều là lựa chọn của bản thân, vậy gọi là nô lệ à? Hay bất cứ cái gì du nhập từ bên ngoài vào mà khác ý cái ông cho là chuẩn mực đều coi là nô lệ?

3. Họ mặc gì thì kệ họ, miễn họ thấy thoải mái, không phạm pháp, và không ảnh hưởng đến mình là được, ông nghĩ ông là cái gì mà đi đánh giá, áp đặt quan điểm của mình lên người khác? Cái đẹp là tương đối, chủ quan, ông thấy xấu, nhưng người ta thấy đẹp, cách đây 300 năm thì người mập được coi là thượng lưu, khá giả, giờ thì ngược lại, cái đẹp cũng vậy, tuỳ vùng địa lý, văn hoá, con người cũng khác nhau.

Đâu phải họ mặc bộ đồ rách nát, hôi hám, mà chỉ là họ mặc thứ họ muốn, và không ảnh hưởng đến anh thôi mà?

4. Trước khi nói về cái hủ lậu, thì cũng nên tự nhìn nhận mình cũng có thể nằm trong cái vòng tròn hủ lậu đó đi.

1. Đấy là góc nhìn của tôi về những điểm bất cập của chủ nghĩa cá nhân, anh tôn thờ chủ nghĩa cá nhân anh phải cho tôi quyền được nêu lên quan điểm của mình chứ? Bản thân tôi yêu những giá trị tinh túy của chủ nghĩa cá nhân, nhưng tôi vẫn có thể nói lên những cái bất cập của nó, đấy là cái hay của văn minh phương Tây. Anh không cho tôi quyền phản bác thì anh đang sống lệch với giá trị mà anh nói à? Anh đã thấy sự kệch cỡm chưa?

2. Nô lệ văn hóa chỉ là một cách nói, còn vấn đề mà tôi đặt ra nằm ở nhận thức giá trị bản thân, khi anh là một người không có bản sắc, không có cá tính, chính kiến riêng, anh thấy người ta gd Bitcoin trúng đậm, anh cũng lọ mọ đi trade trong khi kiến thức không có, lỗ sấp mặt, rồi anh thấy người ta buôn Lan bán tiền tỷ, anh cũng đi buôn, lỗ sấp mặt.

Khi anh không định vị được giá trị bản thân, tức là anh bị nô lệ về mặt nhận thức, không có sự đúc kết, văn hóa Á Đông điển hình cho việc nô lệ đấy, người trên nói gì cấm phản biện, cấm cãi, các cụ nói chỉ có đúng. Nó giầu thì nó nói gì cũng đúng, mày nghèo thì không có quyền.

3. Anh có vấn đề đọc hiểu quá nặng, ví dụ tôi nói là việc nhận thức rõ món hàng anh chuẩn bị mua, nó có ưu, nhược điểm gì, bản thân anh thế nào có mặc vừa và phù hợp không để khi anh mua anh sẽ cân chỉnh, đo đạc sao cho vừa vặn với chính mình, chứ còn anh thích mặc gì đấy là quyền của anh, tôi không ý kiến.

Cứ nhìn xã hội Việt Nam vì không xác định được bản thân, không nhận thức rõ chính mình, mình yếu kém chỗ nào không biết, không giám đối mặt, thấy người ta mặc áo đẹp cũng vội vàng chạy đi mua mặc, khoác lên xong cứ tưởng mình "Tây" rồi mà không biết chỉ khoác lên sự kệch cỡm, lố bịch, cứ tưởng mình hóa rồng rồi nhưng thực tế vẫn là giun, tạo ra biết bao nhiêu tệ nạn như tôi đề cập.

Tôi không phủ nhận cái áo nó đẹp, tôi chỉ nói đến việc chúng ta mặc cái áo đấy như thế nào cho đẹp, để nó tôn vinh chúng ta, chứ không phải bôi bác chúng ta thêm nữa.

4. Hủ lậu hay không, nó không phải Đông hay Tây, mà là nhận thức có bị giới hạn không, có điểm chết nào không, tôi giám nhìn vào cái tiêu cực của xã hội Á Đông, thế anh có giám nhìn vào tiêu cực của những giá trị mà anh đang theo đuổi không?
 
Last edited:
Back
Top