Văn Hóa Việt: Làm thế nào để khôi phục lòng tự tôn Dân Tộc?

Hôm trước mình có lập thread để tổng hợp ý kiến, bình luận về việc giữ gìn văn hóa, tìm cách khơi dậy lòng tự tôn dân tộc đang dần mất đi, phương pháp giáo dục các thế hệ sau như thế nào để lớp trẻ vừa có tư duy tiến bộ mà không trở nên lạc hậu, đánh mất bản sắc, thờ ơ với dân tộc.

Nhưng vì sợ gây tranh cãi, pbvm nên mod khóa topic, mình mới xin mod khôi phục lại topic với điều kiện mọi người bình luận lịch sự, góp ý với thiện chí, không pbvm, mod sẽ theo dõi topic này nếu có cmt pbvm mình sẽ report mod, nên mong các bạn thực sự quan tâm đến vấn đề này hãy bình luận và góp ý, có thể khi bàn luận sẽ có mâu thuẫn nhưng mong là mọi người mâu thuẫn với tinh thần trao đổi, xây dựng chứ không phải đả kích, lăng mạ, triệt tiêu lẫn nhau.


Văn Hóa Việt Trong Thời Đại Mới





Hôm trước mình có lập thread để tổng hợp ý kiến, bình luận về việc giữ gìn văn hóa, tìm cách khơi dậy lòng tự tôn dân tộc đang dần mất đi, phương pháp giáo dục các thế hệ sau như thế nào để lớp trẻ vừa có tư duy tiến bộ mà không trở nên lạc hậu, đánh mất bản sắc, thờ ơ với dân tộc.

Nhưng vì sợ gây tranh cãi, pbvm nên mod khóa topic, mình mới xin mod khôi phục lại topic với điều kiện mọi người bình luận lịch sự, góp ý với thiện chí, không pbvm, mod sẽ theo dõi topic này nếu có cmt pbvm mình sẽ report mod, nên mong các bạn thực sự quan tâm đến vấn đề này hãy bình luận và góp ý, có thể khi bàn luận sẽ có mâu thuẫn nhưng mong là mọi người mâu thuẫn với tinh thần trao đổi, xây dựng chứ không phải đả kích, lăng mạ, triệt tiêu lẫn nhau.


Văn Hóa Việt Trong Thời Đại Mới




quyền con người cao lên, chính sách phúc lợi thu nhập tốt là hết thôi
 
Nên close Thread ngay từ #3

Con người tưởng rằng được tự do, mà thực ra con người bị ràng buộc bởi rất nhiều điều vô hình, các yếu tố mang tính "tưởng tượng". Các phạm trù: Văn hoá- Tôn giáo-Đaọ đức-Tư tưởng-Chính trị là một trong các điều đó.

Loài người xuất hiện từ cách đây 2 triệu năm, và chỉ thực sự nhảy vọt từ khoảng 9k năm trước khi bước vào cuộc cách mạng nhận thức, từ đây con người mới có những khái niệm đầu tiên về các
"giá trị tưởng tượng ", Sự nảy sinh các giá trị tưởng tượng là thúc đẩy bởi nhu cầu hợp tác tạo ra sức mạnh cho loài Homo Sapiens. <Nói như ngôn ngữ Kinh tế chính trị là quá trình tích tụ năng lực sản xuất thông qua việc phát triển mối quan hệ giữa các phạm trù "tư liệu sản xuất" và "mối quan hệ sử dụng, sở hữu tư liệu sản xuất", bản chất của các thực thể tưởng tượng "Quốc Gia","Dân tộc" là các mô hình tích tụ năng lực sản xuất để làm tiền đề cho hợp tác giữa mức độ rộng, một con người và một con mèo thì ko thể hợp tác trộm chó như 2 con người được, đương nhiên ko thể như 1 người Việt với một thằng Tây, và đương nhiên ko thể bằng 2 thằng VN chạy exciter được>

Lược sử vì sao vấn đề Quốc gia, dân tộc, văn hoá, đạo đức bắt đầu rất được quan tâm từ đầu những năm 2k10 và phát triển mạnh mẽ những năm gần đây, nó được gọi chung bằng cụm từ là "Chính trị bản sắc" hay "Chính trị phẩm cách"(nó âm ỉ từ khá lâu bắt đầu từ những năm sau năm 1989, phần sau này là kế thừa của trào lưu Toàn Cầu Hoá sau sự sụp đổ của anh em Slave và mở cửa của anh em ng Hoa). Một sự thúc đẩy từ sự ban phát của Chủ nghĩa Nhân Văn Tự Do xuyên biên giới, sức hấp dẫn của nó lấn át các nền văn minh. Trào lưu khôi phục và bảo vệ văn hoá, đạo đức địa phương là nằm trong làn sóng kháng cự của của các nền văn minh địa phương chống lại việc bị đồng hoá này.

Xin trích lại phần sau này để nói cho rõ hơn
Thế hệ càng về sau này vai trò và quyền lực điều chỉnh của gia đình và cộng đồng (những yếu tố mang tính địa phương) ngày càng mờ nhạt cùng với đó là vai trò của các thực thế "Quốc gia", "Xã hội" (yếu tố mang tính phổ quát) ngày càng lớn, kéo theo đó là một dạng trí nhớ tập thể, trí tuệ tập thể, tính khác biệt giữa các vùng miền, cá nhân ngày ít đi (như một dạng ảnh hưởng tôn giáo tập thể)<cái này mỗ ko chắc, nhưng có vẻ như chủ nghĩa nhân văn tự do này càng thoái trào-vai trò của từng cá nhân mờ nhạt đi, điều này cũng cố luận điểm của Marx về đề cao tính quân bình và vai trò của "loài" hơn là từng cá nhân trong loài>. Nên ko phải từng cá nhân hời hợt đi dẫn đến xã hội hời hợt đi, mà ngược lại. Nhân loại đang hời hợt đi kéo theo yêu cầu nhận thức cho mỗi cá nhân giảm xuống. Sự lên ngôi của "Chủ nghĩa tiêu thụ" như một cái bắp cải trước mặt con lừa, nó sẽ làm con lừa đi đến khi ngã khuỵu thì thôi.
Nếu nhìn một cách phổ quát xuyên suốt lịch sử loài người, thì ta có thể chia các "các loại hình tượng tượng" ra thành 2 phạm trù chính là hệ thống tôn giáo lấy Thần Thánh làm trung tâm và hệ thống vô thần dựa trên quy luật tự nhiên. Các hệ tư tưởng nói chung, cũng có thể dễ dàng phân vào 2 mục này tuy có một vài tôn giáo lại không phân vào nhóm tôn giáo mà là nhóm hệ tư tưởng (Đạo gíao, Phật Giáo, Khắc kỷ).

Nhóm Tôn giáo lấy thần thánh làm trung tâm thì rất dễ hình dung, mỗ xin bỏ qua

Nhóm hệ tư tưởng vô thần dựa trên quy luật tự nhiên, trong nhóm này thì với 300 năm gần đây với sự phát triển của chủ nghĩa thế tục đã hình thành nên một nhóm lớn là nhóm "tư tưởng nhân văn" mang ý nghĩa phụng sự nhân loại. Nhóm nhân văn này dựa trên việc định nghĩa "nhân loại" được phân thành 3 hệ tư tưởng chính:
a. Chủ nghĩa nhân văn tự do, với chủ trương "nhân tính" là phẩm chất quan trọng nhất của mỗi cá nhân, sự tự do của mỗi cá nhân là thiêng liêng ("tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hoá đã ban cho họ những quyền mà không ai có thể xâm phạm được...."). Kéo theo đó là các khái niệm nhân đaọ, nhân quyền. Đây là di sản của Ki tô giáo, khi thần thánh hoá con người mà vẫn tôn sùng một "đấng tạo hoá" với những khái niệm về tự do, linh hồn vĩnh cửu xuất phát từ ki tô giáo.
b. Chủ nghĩa nhân văn tiến hoá đây là đặc trưng của Đức Quốc Xã, khi đề cao thuyết tiến hoá. Với niềm tin rằng, nhân loại không phải là cái gì đó phổ quát và vĩnh cữu. Loài người vẫn là một giống loài có thể thay đổi, tiến hoá thành các cá nhân siêu việt hoặc thoái hoá và biến mất như những loài khác (Neanderthal,rhodesiensis....). Xét theo đó, Đức Quốc xã chủ trương bảo vệ nòi giống Arya- hình thức tiên tiến nhất của loài người khỏi các loại hình thoái hoá khác.
c. Chủ nghĩa nhân văn XHCN, CNXH tin rằng bản chất của con người là tập thể chứ không phải cá nhân. Tính nhân văn thiêng liêng là thể hiện ở bản chất loài chứ ko riêng với mỗi cá nhân bên trong loài. Trong khi của nghĩa nhân văn tự do tìm kiếm sự tự do thì CNXH đề cao tính bình đẳng giữa mọi người. Đối với lý tưởng XHCN thì sự bất bình đẳng giữa các cá nhân là điều báng bổ nhất vì nó coi trọng bản chất cá nhân hơn bản chất phổ quát của loài.

Từ đây có thể giải nghĩa vì sao Marx bóc trần các mối quan hệ xuay quanh "tư liệu sản xuất" và vấn đề tích tụ năng lực sản xuất. Các hình thức quốc gia, dân tộc là một dạng tích tụ năng lực sản suất với mục đích cuối cùng mang tính phổ quát là duy trì sự phát triển của loài người.

Tuy nhiên, quá trình tích tụ năng lực sản xuất kéo theo các mối quan hệ mẫu thuẫn, hình thành nên các hố sâu hơn sự bất bình đẳng giữa các cá nhân cả phương diện tiếp cận, sở hữu tư liệu sản xuất và phương diện phân phối thành quả lao động <đây chính là việc mâu thuẫn giữa các khái niệm đối lập anh vừa nêu ra ở trên>

Bản thân các mối-quan-hệ-mâu-thuẫn này tạo ra động lực để tạo ra các bước nhảy vọt về chất từ đó hình thành khả năng tích tụ năng lực sản xuất tốt hơn đồng thời hình thành các quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất ưu việt hơn, kéo theo việc giải phóng và cải thiện năng suất lao động từ đó sẽ kéo theo việc phân phối thành quả lao động công bằng hơn.
Quá trình phát triển của xã hội loại người là một quá trình tiến hoá không ngừng và không thể đảo ngược, việc có gắng bảo vệ các thây ma của của các giá trị xưa cũ ko còn phù hợp với thời đại mới là điều chẳng cần quá bận tâm. "Nếu bạn biết vì sao phải sống thì bạn sẽ chẳng bận tâm phải sống theo cách nào"

Ngoài lề: Mỗ cũng là người ưa thích các giá trị cũ,hay đọc cổ văn cả Đông và Tây,đã từng rất hâm mộ những thứ nghệ thuật trong "Vang bóng một thời". Nhưng mỗ không nghĩ cứ phải lêu gào dựng lại các thây ma. Và việc nghiên cứu văn hoá-lịch sử dựa vào cá kênh zootub và blog nhảm nhí thì ko nên chút nào, kiến thức rất hời hợt và nặng tính chủ quan duy ý chí.
 
giờ lớp trẻ vnam thích lai căng,cho giống hàn,giống nhật,giống tây,giống mỹ!
bảo tồn văn hóa hơi khó
vì nhuộm tóc đủ thứ màu,xăm mình cho giống ngôi sao nhạc rap,ngôi sao bóng đá,ăn mặc kiểu híp-pi,hip hop,đeo bông tai,xỏ khuyên ở lưỡi,ở rốn(rún),nghe nhạc rap mĩ thì nhún nhẩy...nói chung là quyền của mỗi người!
 
bác nên để là làm sao để khôi phục lòng tự trọng của mỗi ng vn, chứ lòng tự tôn dân tộc hiện tại là quá thừa thãi tới mức báo động, vì quá tự tôn nên cái gì cũng đem ra tự hào, dìm các dân tộc khác xuống, kéo bè lũ đi công kích trên mạng hoặc tự vote cho mình tới nỗi bị quốc tế mỉa mai rằng mỗi cuộc bình chọn trên mạng thì Indo và Vn là 2 nước sẽ auto-win

Nếu ng VN có lòng tự trọng mỗi bản thân cao thì mọi chuyện sẽ khác, người tự trọng ko ai đi bô bô thành tích để tự hào mà chỉ nỗ lực để cả thế giới phải tự động tán thưởng, người tự trọng sẽ tạo ra sản phẩm và dịch vụ tốt nhất có thể dù cho làm ngành nghề gì, người tự trọng sẽ ko vượt đèn đỏ, ko vứt rác bừa bãi để phải chịu ánh mắt khinh bỉ của người khác. Theo tôi lòng tự trọng là cái mà dân tộc này còn thiếu
Toàn xã hội chạy theo thành tích thì cái gì cũng thành công, cái gì cũng tốt thì chả tự hào, đến lúc có yếu kém hay sai phạm thì cái thói đổ thừa nó lại lên cái tầm.
Nói nhà dột từ nóc nó lại đúng quá. Mà cái team Ngão nghệ đấy xuất phát từ đâu thì ai cũng hiểu.
...
Văn hóa luôn đi kèm với lịch sử. Am hiểu về lịch sử giúp chúng ta thấu hiểu về Văn hóa hơn. Việc giảng dạy dạy lịch sử của VN nó phải gọi là "tan nát", học sử ở phổ thông toàn số liệu ngày tháng, ý nghĩa chiến thăng khô khan hơn cả mấy môn từ nhiên. Việc đưa lịch sử vào phim ảnh cũng gặp nhiều vấn đề, MXH càng phát triển thì người ta càng dễ phán xét, nhiều khi chả cần có kiến thức hay lý lẽ gì cũng phán xét được. Như cách đây tầm chục năm, 1000 năm Thăng Long - Hà Nội có cái dự án Phim Đường Tới Thành Thằng Long, phim mới có tý trích đoạn thì đã bị chửi te tua tới tấp sao giống phim Tàu thế. mả cha chúng mày lúc Lý Công Uẩn lên ngôi mới độc lập được mấy chục năm, liên còn nội chiến liên tọi không giống Tàu thì giống Ấn Độ à.

Việc chọn VN chọn chữ Quốc Ngữ mục đích cũng giống bên Tàu sử dụng chữ giản thể vậy, dễ tiếp cận và xóa nạn mù chữ. Nhưng chữ Tàu nó chỉ là đơn giản hóa thì chữ Việt Nam lại khác hoàn toàn.
Nó dẫn tới việc đứt gãy văn hóa càng nghiêm trọng. phần lớn Người Việt chúng ta cầm văn thư của tổ tiên Người Việt hàng trăm năm trước trên tay mà không hiểu 1 cái gì, càng khó thể hình dung hàng trăm năm trước ông cha đang nghĩ gì và làm gì, các gía trị cốt lõi cũng ngày càng mai một.
Gần đây có một số ý kiến là đưa Tiếng Trung - chữ Hán vào 1 trong 5 ngoại ngữ tự chọn ở phổ thông (dù t biết dù có đc đưa vào ct dạy học thì phần lớn các trường vẫn chọn Tiếng Anh thôi).
thế mà từ facebook đến voz chửi không thương tiếc chụp mũ rồ Tàu hay bú Tàu nọ kia.
Cứ làm như học Tiếng Trung là phản bội QG ý. Hỏi mấy đứa TTS bên Nhật ra công học Hiragana và Katakana cuối cùng sang Nhật toàn thấy dùng Kanji (Hán Tự).
Bản thân những người đưa ra đề xuất này chắc cũng trăn trở như thới thôi, việc chữ Hán-Nôm nó gắn liền với lịch sử và văn hóa Việt là điều không thể trối cãi.
 
Last edited:
Back
Top