Văn Hóa Việt: Làm thế nào để khôi phục lòng tự tôn Dân Tộc?

Mình nhận ra là mọi người đang nhìn nhận nó ở góc độ quá vĩ mô, tất nhiên, nếu đây là vấn đề được giải quyết theo kiểu chính sách của nhà nước thì nó sẽ khác, và cũng chẳng thể bàn luận ở đây, việc của nhà nước cứ để nhà nước làm, còn mình là người dân thì mình có trách nhiệm của một người dân với đất nước thôi.

Ai cũng biết thảo luận này chỉ là chia sẻ góc nhìn giải quyết ở tầm cá nhân, vi mô, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người với văn hóa Việt, cũng như đưa ra góc nhìn về tầm quan trọng của văn hóa vì trong voz này mọi người cũng không ai có đủ khả năng để làm những việc "đao to búa lớn" cả.

Chính vì giới hạn nó chỉ ở mức độ cá nhân, ý thức của mỗi người nên mình chỉ muốn nói đến việc giáo dục cho chính con em mỗi người, nâng cao ý thức bản thân mỗi người

Bây giờ cứ tư duy kiểu đổ lỗi, nằm ngửa chờ sung, đùn đẩy trách nhiệm mọi người có thấy quen không? Tại sao lại luôn suy nghĩ trách móc, đổ thừa, chờ đợi người khác ban phát kiểu tư duy nô lệ như thế trong khi bản thân những việc này có thể giải quyết ở góc độ cá nhân của mỗi người? Tự mình nâng cao ý thức của mình với văn hóa truyền thống?
Muốn giáo dục con em thì chính anh phải gương mẫu trước đã. Anh dám gương mẫu không, anh gương mẫu dc không khi mà anh đang ở trong 1 guồng máy hắc ám ? Nếu anh thỏa hiệp, anh có cơ hội thành winner. Cơ hội thôi nhé chứ không phải 100% cứ hễ thỏa hiệp là hiển nhiên thành winner. Còn nếu anh gương mẫu, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn, anh sẽ trở thành bug và guồng máy sẽ tìm cách gạt anh ra rìa. Khi đó, nếu anh kháng cự, anh sẽ thành phản động; còn nếu anh không kháng cự, anh sẽ thành loser kiểu như Don Quixote , trưa nắng đi phân luồng giao thông hay tối ngày lụi cụi điều hành tổ dân phố. Quay trở lại lựa chọn, nếu anh thỏa hiệp, anh sẽ trở thành 1 phần tử trong guồng máy hắc ám. Rồi anh rao giảng cho con em anh bla bla... Rồi một ngày đẹp trời, con em anh ngỡ ngàng nhận ra anh là hiện thân của hắc ám và mất lòng tin vào anh, mất lòng tin vào những điều anh rao giảng. Từ đó chúng sẽ có xu hướng phản nghịch lại anh, auto phủ định tất cả những gì anh rao giảng mà chẳng thèm suy xét phải trái đúng sai. Thế là mọi nỗ lực của anh thành công dã tràng. Đấy chính là những gì đang xảy ra ngay lúc này.
Tóm lại, vẫn cứ là phải cải tổ guồng máy, cải tổ cái đầu tàu trước đã.
 
Vậy anh có con chưa? Anh định nuôi dạy nó như thế nào để đạt được những mong muốn như trên?
Tôi hỏi để tham khảo chút

via theNEXTvoz for iPhone

Chưa, tháng 2 này vợ tôi mới đẻ. Khi nó còn nhỏ thì vợ chồng tôi hát ru nó ngủ với những bài ca dao về đất nước, cách làm người, khi nó lớn chút thì dậy lễ giáo, đối nhân xử thế giữa người với người, còn đi học tôi sẽ khuyến khích đọc sách, tìm hiểu về văn minh phương Tây, phương pháp tư duy phản biện.

Đại để là trước tiên phải là một người Việt, có chất Việt, rồi lớn tôi vẫn muốn con tôi tư duy với nền tảng của phương Tây. Song song với việc học thì phải học cách làm người, thế thôi. Nhưng có lẽ cũng khó khăn nhiều, chưa đẻ chưa biết nên v/c tôi đang chuẩn bị tinh thần lắm rồi đây :boss:
 
Nhưng biết đâu con của bác sẽ là cái người mà xã hội đang cần thì sao? Nếu bác giáo dục nó tử tế với đạo đức truyền thống, gợi dậy niềm yêu mến văn hóa quê hương cùng tư duy logic, tư duy phản biện.

Ý tôi ở đây là giáo dục với nền tảng tư duy phản biện, logic nhưng không bị hòa tan, không quên đi quê hương đất nước, giỏi, nhưng giỏi để phục vụ đất nước, chứ không quay lưng và lãng quên luôn.

Có ai chắc một mai con của tôi hay các anh không trở thành những người làm được "việc lớn"?

Còn cũng chỉ là câu chuyện phiếm để mọi người bàn cho thay đổi khẩu vị, 10 người có quan tâm đến văn hóa đất nước, 100 người quan tâm, thì sẽ có cơ hội hơn 10 lần, 100 lần, còn bây giờ đợi khi nào cái người "có tâm, có tầm" xuất hiện mà mình ko làm gì, kệ nó, đến đâu thì đến cũng hơi buồn.
Tất nhiên là mọi người vẫn sẽ làm, ai cũng mong muốn dạy điều hay lẽ phải cho con mình. Tuy nhiên nhận thức của mỗi cá nhân lại không đồng đều, thế nên mới cần nâng lên tầm vĩ mô để đảm bảo rằng không ai bị bỏ lại ở phía sau.
Tôi chưa cần đền 1 người có tâm có tầm, tôi chỉ cần có định hướng đúng đắn, nhưng tôi lại không thể thông não cho hết mọi người xung quanh tôi được, đó là cái bất lực của tôi trong thời điểm hiện tại. Viết lên fb hay mxh có thể lên phường bất kì lúc nào, chỉ ra sai phạm hoặc nói ý kiến cá nhân thì cũng bị gắn mác /// xuyên tạc, làm màu. Tôi nghĩ nếu như mình biết ít đi 1 chút có lẽ tôi đã không dằn vặt, ngu dân mà hưởng thái bình. Nhưng không, số phận bắt tôi nhìn ra được nhiều việc bất cập, tội lỗi vẫn xảy ra hằng ngày mà tôi chẳng thể làm gì khác được. Khi tôi ra nước ngoài, cũng chẳng có gì mà kể cho chúng nó nước tao có gì đáng tự hào, tôi sẽ lại ngậm ngùi với mình rằng, thôi, nước ta mới thống nhất 45 năm, chúng ta chưa thể đòi hỏi nhiều hơn vậy.
Có lẽ con tôi sau này sẽ cũng lại như tôi, hoặc tốt hơn thì mong nó có thể " được " nói ra ý kiến của nó, còn đời bố nó chắc lực bất tòng tâm rôi.
 
Tất nhiên là mọi người vẫn sẽ làm, ai cũng mong muốn dạy điều hay lẽ phải cho con mình. Tuy nhiên nhận thức của mỗi cá nhân lại không đồng đều, thế nên mới cần nâng lên tầm vĩ mô để đảm bảo rằng không ai bị bỏ lại ở phía sau.
Tôi chưa cần đền 1 người có tâm có tầm, tôi chỉ cần có định hướng đúng đắn, nhưng tôi lại không thể thông não cho hết mọi người xung quanh tôi được, đó là cái bất lực của tôi trong thời điểm hiện tại. Viết lên fb hay mxh có thể lên phường bất kì lúc nào, chỉ ra sai phạm hoặc nói ý kiến cá nhân thì cũng bị gắn mác /// xuyên tạc, làm màu. Tôi nghĩ nếu như mình biết ít đi 1 chút có lẽ tôi đã không dằn vặt, ngu dân mà hưởng thái bình. Nhưng không, số phận bắt tôi nhìn ra được nhiều việc bất cập, tội lỗi vẫn xảy ra hằng ngày mà tôi chẳng thể làm gì khác được. Khi tôi ra nước ngoài, cũng chẳng có gì mà kể cho chúng nó nước tao có gì đáng tự hào, có lẽ tôi sẽ lại ngậm ngùi với mình rằng, thôi, nước ta mới thống nhất 45 năm, chúng ta chưa thể đòi hỏi nhiều hơn vậy.
Có lẽ con tôi sau này sẽ cũng lại như tôi, hoặc tốt hơn thì mong nó có thể " được " nói ra ý kiến của nó, còn đời bố nó chắc lực bất tòng tâm rôi.

Tôi cũng bất lực như anh, anh ạ.

Nhưng thôi vì nói đến tiêu cực thì nói quá nhiều rồi, nên tôi mới muốn nhìn nó tích cực lên vì bàn luận tiêu cực sẽ bị xóa topic và hai nữa cũng không giải quyết được càng bàn càng bất lực, thay vì như thế anh có sách nào hay anh chia sẻ cho tôi, tôi có cái gì hay tôi vào đây tôi share, kênh youtube, fanpage fb hay cái gì đại loại vậy, có thì cũng chia sẻ để tìm ra cộng đồng văn minh, lịch sự, có kiến thức mình vừa học cho mình vừa học cho con luôn.
 
Nói đến youtube mới thấy VN ít người làm kênh về chủ đề văn hóa thật, có mấy kênh tóm tắt lịch sử xem cũng hay hay.

Lịch Sử Animation

Đuốc Mồi (Làm về lịch sử đầu tư rất)

Tóm Tắt Nhanh (Lịch Sử)

Có ai có kênh Youtube nào hay hay lịch sự, có kiến thức hay group fb nào hay share đi mình dán lên #1 cho mọi người cùng tham khảo, tôi vào kênh youtube của tôi mới nhận ra toàn subcribe kênh nước ngoài, đau phết.
 
Thế hệ của tôi với bác ý thức được điều này, ngay lúc mình ý thức được yếu kém là mình tìm cách thay đổi bản thân, tự giáo dục bản thân rồi giáo dục cho cái mình. Con của tôi chơi với con của bác, hai đứa con có giáo dục tự chúng nó sẽ tạo thành "miễn dịch cộng đồng" để chống lại những thoái hóa, xuy thoái đạo đức trong xã hội, ít nhất là chúng nó sẽ không đơn độc.

Mọi người nhìn tiêu cực quá, tôi như các anh thôi cũng trải qua biết bao lần bị lừa, bị bạn phản phúc, rồi tất nhiên tôi cũng chứng kiến tiêu cực chứ, rất tiêu cực và vô lý nữa kìa, hôm rồi tôi con vừa bị trộm nhẩy con SH, lòng đau hơn cắt, tôi có phải trên trời rơi xuống đâu, thế nhưng không phải tiêu cực của xã hội là cái cớ để mình biện minh cho việc mình cũng tiêu cực, bên cạnh đấy cũng có rất nhiều người tốt, việc tốt.

Xã hội tiêu cực thì mình càng phải sống tích cực, phải cố gắng làm sao cho con mình tích cực để "khác đi" với cha ông nó.

xã hội hiện nay vận hành bệnh hẳn rồi, cái xấu xí nó ăn vào nếp sống thành điều bình thường. muốn thay đổi thì cần một nỗ lực rõ ràng và trên diện rộng, mà những thứ này thì chỉ quyền năng của các cốp lớn có thể làm nổi. như thím kia nói "một cánh én nhỏ ko làm nên mùa xuân", chứng tỏ thái độ của đa số người buông xuôi cả rồi, nhưng ít ra t cũng cố để lứa con cái sống có nền có nếp, ko phải chơi vơi lạc lõng với thế giới bên ngoài

t ko thích thái độ chim bồ câu của fen, có điều gì đó rất uể oải và có khi chỉ dẫn đến một vòng luẩn quẩn ko lối ra. t chỉ muốn nhìn nhận thẳng không tránh né và nói nói hoài về nó, nhưng ko phải tiêu cực phủ nhận hay đạp đổ hết, mà là để xây dựng và sửa chữa trước hết ở bản thân mình và sau là ảnh hưởng tới tư tưởng con cháu sau này. chỉ khi có thái độ nhìn nhận rõ ràng - gay gắt mới tránh được sự thỏa hiệp và tiêu chuẩn kép, nếu chỉ khơi khơi vấn đề ra để biết rồi đâu lại vào đấy thì thà ko nói ra

mà t trình bày hơi kém, suy nghĩ chỉ loanh quanh xó nhà. tầm vĩ mô hơn nhờ vozer học rộng, hiểu cao hơn chém. về văn hóa hiện đại của chúng ta phát triển ra sao chẳng hạn
 
xã hội hiện nay vận hành bệnh hẳn rồi, cái xấu xí nó ăn vào nếp sống thành điều bình thường. muốn thay đổi thì cần một nỗ lực rõ ràng và trên diện rộng, mà những thứ này thì chỉ quyền năng của các cốp lớn có thể làm nổi. như thím kia nói "một cánh én nhỏ ko làm nên mùa xuân", chứng tỏ thái độ của đa số người buông xuôi cả rồi, nhưng ít ra t cũng cố để lứa con cái sống có nền có nếp, ko phải chơi vơi lạc lõng với thế giới bên ngoài

t ko thích thái độ chim bồ câu của fen, có điều gì đó rất uể oải và có khi chỉ dẫn đến một vòng luẩn quẩn ko lối ra. t chỉ muốn nhìn nhận thẳng không tránh né và nói nói hoài về nó, nhưng ko phải tiêu cực phủ nhận hay đạp đổ hết, mà là để xây dựng và sửa chữa trước hết ở bản thân mình và sau là ảnh hưởng tới tư tưởng con cháu sau này. chỉ khi có thái độ nhìn nhận rõ ràng - gay gắt mới tránh được sự thỏa hiệp và tiêu chuẩn kép, nếu chỉ khơi khơi vấn đề ra để biết rồi đâu lại vào đấy thì thà ko nói ra

mà t trình bày hơi kém, suy nghĩ chỉ loanh quanh xó nhà. tầm vĩ mô hơn nhờ vozer học rộng, hiểu cao hơn chém

Cái fen nói là biện pháp, còn của tôi là đặt ra vấn đề và một góc nhìn nhỏ trong toàn cảnh bức tranh thôi.

Tôi hiểu điều mà bác và mọi người nói đến nhưng vì phạm vi nội quy nên mình chỉ giám đặt vấn đề thôi, còn biện pháp thì theo sức lực chỉ có thể giải quyết ở mức độ cá nhân.

Nếu bỏ ngoài những thứ lớn lao thì trước tiên chỉ đơn giản là làm sao cho con bác và con tôi, chúng nó lớn lên sống như một người có nhân cách, đạo đức đã là thành công lắm rồi, còn những thứ lớn hơn chỉ còn cách trông đợi những người "có tâm-có tầm" và một biện pháp triệt để. Mà tôi cũng mừng là có nhiều người cùng mối quan tâm, cho dù quan điểm của tôi và các anh có thể có những chỗ khác nhau.
 
Last edited:
Muốn giáo dục con em thì chính anh phải gương mẫu trước đã. Anh dám gương mẫu không, anh gương mẫu dc không khi mà anh đang ở trong 1 guồng máy hắc ám ? Nếu anh thỏa hiệp, anh có cơ hội thành winner. Cơ hội thôi nhé chứ không phải 100% cứ hễ thỏa hiệp là hiển nhiên thành winner. Còn nếu anh gương mẫu, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn, anh sẽ trở thành bug và guồng máy sẽ tìm cách gạt anh ra rìa. Khi đó, nếu anh kháng cự, anh sẽ thành phản động; còn nếu anh không kháng cự, anh sẽ thành loser kiểu như Don Quixote , trưa nắng đi phân luồng giao thông hay tối ngày lụi cụi điều hành tổ dân phố. Quay trở lại lựa chọn, nếu anh thỏa hiệp, anh sẽ trở thành 1 phần tử trong guồng máy hắc ám. Rồi anh rao giảng cho con em anh bla bla... Rồi một ngày đẹp trời, con em anh ngỡ ngàng nhận ra anh là hiện thân của hắc ám và mất lòng tin vào anh, mất lòng tin vào những điều anh rao giảng. Từ đó chúng sẽ có xu hướng phản nghịch lại anh, auto phủ định tất cả những gì anh rao giảng mà chẳng thèm suy xét phải trái đúng sai. Thế là mọi nỗ lực của anh thành công dã tràng. Đấy chính là những gì đang xảy ra ngay lúc này.
Tóm lại, vẫn cứ là phải cải tổ guồng máy, cải tổ cái đầu tàu trước đã.
Tại sao anh nghĩ không có ai ngoài kia sống đứng đắn gương mẫu. Anh tưởng ai cũng làm nhà nước và đều tham gia vào guồng máy thoả hiệp sai phạm sao. Tôi 9x đời đầu và hầu hết bạn tôi đều làm tư nhân và đóng thuế đầy đủ, bọn tôi có đủ sự tự trọng để sống một cuộc đời văn minh ko thoả hiệp với điều sai trái nào, và hầu hết những người tôi chơi cùng đều có tư duy như vậy. Anh nhìn vào những người làm nhà nước có nhiều tiền, nhận nhiều khoản phi pháp mà đánh đồng cả xã hội là hoàn toàn sai. Đúng như anh gì trên kia có nói, khi kinh tế đi lên người ta văn minh hơn, xã hội sẽ tốt hơn, đó là điều tôi thấy hiện tại. Chỉ cần mỗi người giữ tự trọng trong người thì văn hoá VN sẽ còn đó, lớp trẻ sẽ tiến bộ hơn, VN sẽ khá hơn.
 
1.Tôi thấy anh kì vọng vào con anh nhiều quá.
2. Về văn hoá, tôi khá thích văn hoá gia đình của người Việt. Nó là tiền đề để tạo ra con người có nhiều nhân tính hơn.
3. Vài anh ở trên thiếu may mắn nhỉ, xung quanh toàn những chuyện xấu xa mất niềm tin vào cuộc sống. Còn xung quanh tôi nhiều sự tử tế lắm, chắc do tôi dân ngu cu đen không hiểu hết được phải trái đúng sai.
 
1.Tôi thấy anh kì vọng vào con anh nhiều quá.
2. Về văn hoá, tôi khá thích văn hoá gia đình của người Việt. Nó là tiền đề để tạo ra con người có nhiều nhân tính hơn.
3. Vài anh ở trên thiếu may mắn nhỉ, xung quanh toàn những chuyện xấu xa mất niềm tin vào cuộc sống. Còn xung quanh tôi nhiều sự tử tế lắm, chắc do tôi dân ngu cu đen không hiểu hết được phải trái đúng sai.

Trùng hợp là tôi đang muốn viết vài lời chia sẻ về văn hoá gia đình của người Việt, đây là thứ mà tôi nghĩ là "giá trị cốt lõi" mà xã hội đang dần mất đi.

Còn tôi chủ trương con người muốn tốt đẹp đều bắt nguồn từ giáo dục, được giáo dục tốt con người sẽ phát triển lành mạnh, thực ra tôi chỉ chăm lo đến việc gd con thôi chứ cũng k kì vọng hay tham vọng kiểu đào tạo "thần đồng" hay làm những việc trời bể gì, bác thấy đấy, tôi chỉ mong nó là một đứa con tốt, yêu đất nước và có phẩm chất thôi.
 
Trùng hợp là tôi đang muốn viết vài lời chia sẻ về văn hoá gia đình của người Việt, đây là thứ mà tôi nghĩ là "giá trị cốt lõi" mà xã hội đang dần mất đi.

Còn tôi chủ trương con người muốn tốt đẹp đều bắt nguồn từ giáo dục, được giáo dục tốt con người sẽ phát triển lành mạnh, thực ra tôi chỉ chăm lo đến việc gd con thôi chứ cũng k kì vọng hay tham vọng kiểu đào tạo "thần đồng" hay làm những việc trời bể gì, bác thấy đấy, tôi chỉ mong nó là một đứa con tốt, yêu đất nước và có phẩm chất thôi.
anh viết đi. nhưng bằng giọng văn ngoa ngoắt của bọn vozer hay dùng ấy. đầu thớt tới giờ a viết theo kiểu đạo mạo quá t đọc ko có hợp
 
anh viết đi. nhưng bằng giọng văn ngoa ngoắt của bọn vozer hay dùng ấy. đầu thớt tới giờ a viết theo kiểu đạo mạo quá t đọc ko có hợp

:ah: văn phong của tôi nó như thế thôi bác, mà với vấn đề nghiêm túc ntn tôi cũng ko biết viết kiểu ngoa ngoắt ntn, hay ý anh là thái độ diều hâu hơn? Thêm nhiều icon hơn
TG0OxM9.gif
 
Tại sao anh nghĩ không có ai ngoài kia sống đứng đắn gương mẫu. Anh tưởng ai cũng làm nhà nước và đều tham gia vào guồng máy thoả hiệp sai phạm sao. Tôi 9x đời đầu và hầu hết bạn tôi đều làm tư nhân và đóng thuế đầy đủ, bọn tôi có đủ sự tự trọng để sống một cuộc đời văn minh ko thoả hiệp với điều sai trái nào, và hầu hết những người tôi chơi cùng đều có tư duy như vậy. Anh nhìn vào những người làm nhà nước có nhiều tiền, nhận nhiều khoản phi pháp mà đánh đồng cả xã hội là hoàn toàn sai. Đúng như anh gì trên kia có nói, khi kinh tế đi lên người ta văn minh hơn, xã hội sẽ tốt hơn, đó là điều tôi thấy hiện tại. Chỉ cần mỗi người giữ tự trọng trong người thì văn hoá VN sẽ còn đó, lớp trẻ sẽ tiến bộ hơn, VN sẽ khá hơn.
Anh đọc hiểu sao vậy ? Tôi đặt vấn đề là anh dám gương mẫu, anh gương mẫu dc không chứ tôi có nói là không có ai đâu. Nhưng anh gương mẫu thì anh sẽ hoặc là thành phản động, hoặc là thành loser. Đừng nói với tôi là có người ngược gió mà thành winner dc nhé, đời không như f33 voz đâu. Với tư cách phản động hoặc tư cách loser, anh nghĩ lời rao giảng của anh có bao nhiêu lực thuyết phục ?
Làm nhà nước may ra mới có đủ khả năng để mà gương mẫu nhé. Ít ra nhờ vào quan hệ sẵn có mà dc các đồng chí nể nang chút ít. Nhưng nể nang gì thì nể nang, không ăn rơ thì vẫn cứ bị gạt ra rìa như thường. Tuy nhiên, nhờ nằm trong biên chế nên vẫn còn ngắc ngoải dc cho đến khi về hưu. Còn làm tư nhân thì không có cơ hội nào để mà gương mẫu đâu. Không luồn cúi nịnh nọt, cung phụng tiền bạc, gái gú để bôi trơn thì anh cố gắng tồn tại còn không xong chứ đừng nói đến cạnh tranh phát triển. Còn nếu anh làm công ăn lương thì thôi. Sếp chỉ con chó bảo con mèo thì anh cũng chẳng dám cãi đâu. Mà làm công ăn lương thì anh sẽ phải cày bục mặt ra, chẳng còn thời gian đâu để mà rao giảng.
 
Chủ nghĩa cá nhân đang phá nát kết cấu gia đình VN thế nào?

Ở bài viết đầu tiên, tôi có đưa ra quan điểm chính vì kết cấu gia đình tan vỡ, sự liên kết, giáo dục giữa các thành viên trong gia đình lỏng lẻo, điều này tạo tiền đề cho sự thoái hóa đạo đức ở một bộ phận giới trẻ (và cả người lớn) bây giờ.

Khi lớp trẻ ngày càng phủ nhận, từ chối sự giáo dục đến từ cha mẹ và ông bà một cách cực đoan, tức là họ đã cắt đứt sợi dây liên kết giữa họ và đạo đức căn bản của người Việt, ở một góc độ nào đó, họ cũng từ chối làm một người Việt.

Điều này cũng không hoàn toàn thuộc về trách nhiệm của những đứa trẻ, vì đó xu thế tất yếu của việc toàn cầu hóa, khi hai nền văn minh Á-Âu xung đột, một nền văn hóa thì già cỗi, lâu đời, có phần bảo thủ một nền văn hóa thì tươi trẻ, “văn minh”, đầy hấp dẫn.

Tôi và các anh 8x-9x đời đầu ở đây chắc chắn không ít lần ngán ngẩm về sự bảo thủ của cha mẹ mình, về việc họ lạc hậu, và đôi lần cự cãi, chống trả, nhưng thời của tôi và các anh lớn lên thì internet chưa phát triển, mạng xã hội cũng chưa có, ít nhất nhìn chung thì cũng không có nhiều phong trào quái đản như bây giờ, nên phần nào đấy, sự giáo dục căn bản vẫn được tiếp nối một cách trọn vẹn, chúng ta vẫn được sống trong một gia đình Á Đông thuần nhất.

Nhưng bây giờ sức ép kinh tế càng ngày càng cao, nhu cầu về vật chất của con người tăng lên từng giờ, nhiều ông bố bà mẹ chăm lo kiếm tiền mà phó thác hết việc giáo dục con cái cho xã hội, đặt hết trách nhiệm lên vai thầy cô, bạn bè, môi trường xung quanh.

Khi chúng cần được kết nối, cần được vui chơi thì chúng ta vứt cho chúng một chiếc smartphone để “tự học” với những youtuber, fanpage fb (*đây là tình trạng chung luôn, tôi nhìn 9 thì 10 ông bố bà mẹ đều làm như thế), các anh biết đấy, internet phần lớn là những thông tin độc hại và không phù hợp với lũ trẻ, nhất là khi chúng chưa có một nền tảng tư duy đúng đắn, việc tiếp cận với mạng xã hội, internet quá sớm là một liều thuốc độc cho tư duy của lũ trẻ.

Chưa kể đến việc cái tôi và chủ nghĩa cá nhân lên cao, người vợ nào cũng muốn ở riêng không cần chung đụng với bố mẹ chồng, tước quyền gần gũi của ông bà với các cháu vì sợ làm các cháu “hư”.

Một phần, nó khiến những đứa con/cháu bị đứt đoạn với giá trị truyền thống gia đình, một phần, nó đi ngược lại với giá trị đạo đức Á Đông, khi tất cả kỳ vọng của cha mẹ, niềm vui của cha mẹ đều trông cậy vào đứa con của họ (cả trai lẫn gái), nếu không có anh ta hay cô ấy, thì ai sẽ là người chăm dưỡng cha mẹ khi đau già ốm yếu hay ít nhất là có vài đứa cháu giúp họ vui thú tuổi già. (Vì vậy các anh cũng nên tâm lý rằng không những quan tâm cho cha mẹ mình, cũng phải quan tâm đến cha mẹ vợ, phụng dưỡng, chăm sóc hỗ trợ họ tùy theo điều kiện)

Chủ nghĩa cá nhân, đề cao lợi ích bản thân đang đi ngược lại với giá trị truyền thống, nó phủ nhận công lao của tiền nhân, làm biết bao nhiêu ông bố, bà mẹ già chẳng biết cậy vào đâu, nằm lăn lóc ngoài đường trong khi con mình nhà cao cửa rộng. Làm những đứa trẻ thiếu vắng sự giáo dục, yêu thương cần thiết của gia đình, đánh mất nền tảng đạo đức cốt lõi mà tôi ví như những viên gạch nền móng để xây dựng một ngôi nhà hoàn hảo.

Nếu không có tình yêu của gia đình, không có những giá trị truyền thống, không có tư duy nền tảng đúng đắn thì chúng chỉ trở thành những ngôi nhà méo mó, lệch lạc, thậm chí còn gây nguy hại cho xã hội khi ngôi nhà méo mó của chúng đổ xập lên những người khác. ((bạo lực học đường, qhtd sớm, cổ xúy việc sử dụng ma túy....))

Có nhiều nghiên cứu cho rằng: một đứa trẻ phát triển trong một gia đình có bố mẹ đầy đủ, yêu thương lẫn nhau sẽ có cơ hội thành công lớn hơn đến 80% so với một đứa trẻ thiếu đi cha mẹ, gia đình bạo lực hay bất hòa.

Bạn nghĩ thế nào về chủ nghĩa cá nhân, hay phong trào single mom cổ xúy cho việc tước đi quyền được yêu thương đầy đủ của một đứa trẻ? Chúng ta quan tâm đến cái Tôi của mình, thế còn những ông bố, bà mẹ, những đứa trẻ thì sao? Tại sao chúng ta không quan tâm đến quyền lợi của họ?

Cái hay của gia đình Á Đông nó đến từ việc trong một gia đình thường có 3 đến 4 thế hệ ở chung trong một ngôi nhà, gánh nặng giáo dục sẽ được san sẻ cho những thành viên lớn tuổi trong gia đình, thay mặt bố mẹ, ông bà có thể chăm con chăm cháu, vui chơi cùng chúng. Được nhận tình yêu, giáo dục đầy đủ của ông bà những đứa trẻ sẽ được lớn lên với một nhân cách hoàn chỉnh hơn, với một nền tảng tư duy, sự kết nối với xã hội tốt hơn.

Ngay như bây giờ tại Nhật Bản, Hàn Quốc hay trong tác phẩm Rừng Nauy của Nhật nó cũng cho thấy một thế hệ trẻ lạc lõng, mất phương hướng, việc kết cấu gia đình tan vỡ khiến cho mối liên hệ xã hội giữa người với người dần mờ nhạt, họ cô đơn, họ bất lực, họ mệt mỏi, nhưng khi cần một ai đó để chia sẻ thì - không có ai cả - vì chủ nghĩa cá nhân, mạng xã hội, chủ nghĩa kim tiền lên ngôi, đã tước đi tất cả bạn bè thật sự.

Thay vì bầu bạn với ai đó, họ phải bầu bạn với những nhân vật ảo trên mạng, một người tình ảo, và cả một cô “vợ” ảo luôn.

Tỷ lệ tự tử tại các nước Á Đông phát triển như Nhật Bản luôn luôn ở mức báo động, bây giờ Hàn Quốc cũng đang đi theo vết xe đổ ấy, rồi có lẽ, sớm thôi, là cả người Việt. Nhân vật chính trong “Rừng Nauy” tự tử, và cảm giác, bất kì nhân vật nào cũng muốn tự tử. Một quyển truyện khắc họa rõ nét sự u ám, cô đơn của xã hội Nhật Bản, giới trẻ thì cô đơn đến cùng cực, còn người già thì chết thối thây hàng tuần trong những căn hộ mà không ai phát hiện.

Đây là sự đánh đổi chăng? Nó là xã hội mà chúng ta muốn hướng đến?

Rồi sẽ đến lúc chúng ta nhìn nhau gặp nạn mà ngoảnh mặt ngoái đầu?

Các bạn có lẽ cũng cùng một cảm nhận với tôi, càng các thế hệ sau, nhận thức đạo đức của chúng càng quái đản, chúng càng ngày càng nổi loạn, càng ngày càng cô đơn, càng ngày càng hời hợt, cứ nhìn trên mạng chúng quan tâm những gì thì biết, NTN, theanh28, mấy page chửi tục, bà tân, hài nhảm, hiếm thấy có phong trào nào của lũ trẻ gắn liền với điều gì sâu sắc hay có giá trị.

Bài viết này có lẽ đụng chạm với nhiều luồng suy nghĩ trái chiều, xong, đây chỉ là góc nhìn cá nhân của tôi, tiền thì vẫn phải kiếm nhưng sống chết thế nào tôi cũng sẽ giữ lại truyền thống gia đình, với tôi, nó là nền tảng đạo đức của xã hội.
 
Last edited:
Còn làm tư nhân thì không có cơ hội nào để mà gương mẫu đâu. Không luồn cúi nịnh nọt, cung phụng tiền bạc, gái gú để bôi trơn thì anh cố gắng tồn tại còn không xong chứ đừng nói đến cạnh tranh phát triển. Còn nếu anh làm công ăn lương thì thôi. Sếp chỉ con chó bảo con mèo thì anh cũng chẳng dám cãi đâu. Mà làm công ăn lương thì anh sẽ phải cày bục mặt ra, chẳng còn thời gian đâu để mà rao giảng.
anh bị khùng hả. tôi làm IT leader. tôi làm công việc của tôi và tôi chưa bao giờ phải luồn cúi cái đéo gì trong công ty hết. anh cứ hỏi hết cả cái voz này có thằng nào làm tư nhân phải luồn cúi ko, làm ko được chỗ này thì làm chỗ khác thiếu đéo gì chỗ.
Tư duy của anh đúng kiểu người bị đì trong cơ quan nhà nước chưa bao giờ làm tư nhân mà dám phán như đúng rồi.
Sếp tư nhân thì cũng chỉ có 1 mục tiêu đưa ra sản phẩm cho khách hàng tốt nhất nếu anh có thể phản biện thì sếp cũng phải nghe. Anh trong cơ quan của anh như con chó con mèo cũng đừng đánh đồng mọi người như vậy.
Làm công ăn lương thì sai à, ngày làm 8h chứ khác đéo gì, rao giảng cái gì tôi đang nói mọi người đều tốt lên thì xã hội tốt lên chứ tôi việc đéo gì phải giảng cho ai.
 
anh bị khùng hả. tôi làm IT leader. tôi làm công việc của tôi và tôi chưa bao giờ phải luồn cúi cái đéo gì trong công ty hết. anh cứ hỏi hết cả cái voz này có thằng nào làm tư nhân phải luồn cúi ko, làm ko được chỗ này thì làm chỗ khác thiếu đéo gì chỗ.
Tư duy của anh đúng kiểu người bị đì trong cơ quan nhà nước chưa bao giờ làm tư nhân mà dám phán như đúng rồi.
Sếp tư nhân thì cũng chỉ có 1 mục tiêu đưa ra sản phẩm cho khách hàng tốt nhất nếu anh có thể phản biện thì sếp cũng phải nghe. Anh trong cơ quan của anh như con chó con mèo cũng đừng đánh đồng mọi người như vậy.
Làm công ăn lương thì sai à, ngày làm 8h chứ khác đéo gì, rao giảng cái gì tôi đang nói mọi người đều tốt lên thì xã hội tốt lên chứ tôi việc đéo gì phải giảng cho ai.
Anh làm gì kệ con đĩ mẹ anh. Tôi đưa ra cái khung chung và vì tranh luận với anh nên tôi mượn anh làm đối tượng tham chiếu chứ đéo phải nói riêng cá nhân anh. Đọc hiểu ngu còn cãi bướng.
 
Anh làm gì kệ con đĩ mẹ anh. Tôi đưa ra cái khung chung và vì tranh luận với anh nên tôi mượn anh làm đối tượng tham chiếu chứ đéo phải nói riêng cá nhân anh. Đọc hiểu ngu còn cãi bướng.
xin phép đc ignore. chung cái đầu anh. nói riêng anh thì nói mẹ đi.
 
Góp thêm 1 ý cho thớt và các bạn quan tâm văn hoá Việt như sau. Vn ta có 1 nhà nghiên cứu văn hoá vừa có tâm, vừa có tầm, nhưng vì chính trị, thời thế mà bị mang nhãn tiêu cực. Đó chính là cụ Phạm Quỳnh (bố đẻ của nhạc sĩ Phạm Tuyên). Tôi có 1 đề tài tự nghiên cứu về cụ, trong đó thư mục tài liệu của cụ bằng tiếng Việt khá hoàn chỉnh. Tôi rất vui để chia sẻ cho những ng quan tâm.
 
Chủ nghĩa cá nhân đang phá nát kết cấu gia đình VN thế nào?

Ở bài viết đầu tiên, tôi có đưa ra quan điểm chính vì kết cấu gia đình tan vỡ, sự liên kết, giáo dục giữa các thành viên trong gia đình lỏng lẻo, điều này tạo tiền đề cho sự thoái hóa đạo đức ở một bộ phận giới trẻ (và cả người lớn) bây giờ.

Khi lớp trẻ ngày càng phủ nhận, từ chối sự giáo dục đến từ cha mẹ và ông bà một cách cực đoan, tức là họ đã cắt đứt sợi dây liên kết giữa họ và đạo đức căn bản của người Việt, ở một góc độ nào đó, họ cũng từ chối làm một người Việt.

Điều này cũng không hoàn toàn thuộc về trách nhiệm của những đứa trẻ, vì đó xu thế tất yếu của việc toàn cầu hóa, khi hai nền văn minh Á-Âu xung đột, một nền văn hóa thì già cỗi, lâu đời, có phần bảo thủ một nền văn hóa thì tươi trẻ, “văn minh”, đầy hấp dẫn.

Tôi và các anh 8x-9x đời đầu ở đây chắc chắn không ít lần ngán ngẩm về sự bảo thủ của cha mẹ mình, về việc họ lạc hậu, và đôi lần cự cãi, chống trả, nhưng thời của tôi và các anh lớn lên thì internet chưa phát triển, mạng xã hội cũng chưa có, ít nhất nhìn chung thì cũng không có nhiều phong trào quái đản như bây giờ, nên phần nào đấy, sự giáo dục căn bản vẫn được tiếp nối một cách trọn vẹn, chúng ta vẫn được sống trong một gia đình Á Đông thuần nhất.

Nhưng bây giờ sức ép kinh tế càng ngày càng cao, nhu cầu về vật chất của con người tăng lên từng giờ, nhiều ông bố bà mẹ chăm lo kiếm tiền mà phó thác hết việc giáo dục con cái cho xã hội, đặt hết trách nhiệm lên vai thầy cô, bạn bè, môi trường xung quanh.

Khi chúng cần được kết nối, cần được vui chơi thì chúng ta vứt cho chúng một chiếc smartphone để “tự học” với những youtuber, fanpage fb (*đây là tình trạng chung luôn, tôi nhìn 9 thì 10 ông bố bà mẹ đều làm như thế), các anh biết đấy, internet phần lớn là những thông tin độc hại và không phù hợp với lũ trẻ, nhất là khi chúng chưa có một nền tảng tư duy đúng đắn, việc tiếp cận với mạng xã hội, internet quá sớm là một liều thuốc độc cho tư duy của lũ trẻ.

Chưa kể đến việc cái tôi và chủ nghĩa cá nhân lên cao, người vợ nào cũng muốn ở riêng không cần chung đụng với bố mẹ chồng, tước quyền gần gũi của ông bà với các cháu vì sợ làm các cháu “hư”.

Một phần, nó khiến những đứa con/cháu bị đứt đoạn với giá trị truyền thống gia đình, một phần, nó đi ngược lại với giá trị đạo đức Á Đông, khi tất cả kỳ vọng của cha mẹ, niềm vui của cha mẹ đều trông cậy vào đứa con trai trưởng, nếu không có anh ta, thì ai sẽ là người chăm dưỡng cha mẹ khi đau già ốm yếu hay ít nhất là có vài đứa cháu giúp họ vui thú tuổi già.

Chủ nghĩa cá nhân, đề cao lợi ích bản thân đang đi ngược lại với giá trị truyền thống, nó phủ nhận công lao của tiền nhân, làm biết bao nhiêu ông bố, bà mẹ già chẳng biết cậy vào đâu, nằm lăn lóc ngoài đường trong khi con mình nhà cao cửa rộng. Làm những đứa trẻ thiếu vắng sự giáo dục, yêu thương cần thiết của gia đình, đánh mất nền tảng đạo đức cốt lõi mà tôi ví như những viên gạch nền móng để xây dựng một ngôi nhà hoàn hảo.

Nếu không có tình yêu của gia đình, không có những giá trị truyền thống, không có tư duy nền tảng đúng đắn thì chúng chỉ trở thành những ngôi nhà méo mó, lệch lạc, thậm chí còn gây nguy hại cho xã hội khi ngôi nhà méo mó của chúng đổ xập lên những người khác. ((bạo lực học đường, qhtd sớm, cổ xúy việc sử dụng ma túy....))

Có nhiều nghiên cứu cho rằng: một đứa trẻ phát triển trong một gia đình có bố mẹ đầy đủ, yêu thương lẫn nhau sẽ có cơ hội thành công lớn hơn đến 80% so với một đứa trẻ thiếu đi cha mẹ, gia đình bạo lực hay bất hòa.

Bạn nghĩ thế nào về chủ nghĩa cá nhân, hay single mom cổ xúy cho việc tước đi quyền được yêu thương đầy đủ của một đứa trẻ? Chúng ta quan tâm đến cái Tôi của mình, thế còn những ông bố, bà mẹ, những đứa trẻ thì sao?

Cái hay của gia đình Á Đông nó đến từ việc trong một gia đình thường có 3 đến 4 thế hệ ở chung trong một ngôi nhà, gánh nặng giáo dục sẽ được san sẻ cho những thành viên lớn tuổi trong gia đình, thay mặt bố mẹ, ông bà có thể chăm con chăm cháu, vui chơi cùng chúng. Được nhận tình yêu, giáo dục đầy đủ của ông bà những đứa trẻ sẽ được lớn lên với một nhân cách hoàn chỉnh hơn, với một nền tảng tư duy, sự kết nối với xã hội tốt hơn.

Ngay như bây giờ tại Nhật Bản, Hàn Quốc hay trong tác phẩm Rừng Nauy của Nhật nó cũng cho thấy một thế hệ trẻ lạc lõng, mất phương hướng, việc kết cấu gia đình tan vỡ khiến cho mối liên hệ xã hội giữa người với người dần mờ nhạt, họ cô đơn, họ bất lực, họ mệt mỏi, nhưng khi cần một ai đó để chia sẻ thì - không có ai cả - vì chủ nghĩa cá nhân, mạng xã hội, chủ nghĩa kim tiền lên ngôi, đã tước đi tất cả bạn bè thật sự.

Thay vì bầu bạn với ai đó, họ phải bầu bạn với những nhân vật ảo trên mạng, một người tình ảo, và cả một cô “vợ” ảo luôn.

Tỷ lệ tự tử tại các nước Á Đông phát triển như Nhật Bản luôn luôn ở mức báo động, bây giờ Hàn Quốc cũng đang đi theo vết xe đổ ấy, rồi có lẽ, sớm thôi, là cả người Việt. Nhân vật chính trong “Rừng Nauy” tự tử, và cảm giác, bất kì nhân vật nào cũng muốn tự tử. Một quyển truyện khắc họa rõ nét sự u ám, cô đơn của xã hội Nhật Bản, giới trẻ thì cô đơn đến cùng cực, còn người già thì chết thối thây hàng tuần trong những căn hộ mà không ai phát hiện.

Đây là sự đánh đổi chăng? Nó là xã hội mà chúng ta muốn hướng đến?

Các bạn có lẽ cũng cùng một cảm nhận với tôi, càng các thế hệ sau, nhận thức đạo đức của chúng càng quái đản, chúng càng ngày càng nổi loạn, càng ngày càng cô đơn, càng ngày càng hời hợt, cứ nhìn trên mạng chúng quan tâm những gì thì biết, NTN, theanh28, mấy page chửi tục, bà tân, hài nhảm, hiếm thấy có phong trào nào của lũ trẻ gắn liền với điều gì sâu sắc hay có giá trị.

Bài viết này có lẽ đụng chạm với nhiều luồng suy nghĩ trái chiều, xong, đây chỉ là góc nhìn cá nhân của tôi, tiền thì vẫn phải kiếm nhưng sống chết thế nào tôi cũng sẽ giữ lại truyền thống gia đình, với tôi, nó là nền tảng đạo đức của xã hội.

a viết tâm huyết lắm :love:

t cũng có vài thắc mắc, nhưng để mai lục lại sách đọc lại rồi viết với anh mấy dòng, giờ muộn quá :D
 
Back
Top