Văn học Việt Nam, đây có phải lý do khiến người Việt không sâu sắc?

Status
Not open for further replies.
nếu chỉ bàn về cái title thì tôi nói luôn là sai bét. văn học VN thành tựu ko nhiều, nhưng gạn đục khơi trong lại khá đáng kể.

sâu sắc hay ko do nhiều yếu tố quyết định. giáo dục, văn hoá, môi trường xã hội, nhận thức.
trước tôi có đọc một bài khá hay trên KTNN, đại khái tác giả bàn về văn hoá chi phối văn học hay văn học đại diện cho văn hoá. nói chung quan điểm cá nhân tôi cho rằng đây là 2 thứ tách bạch và dĩ nhiên ảnh hưởng lẫn nhau. văn học đơn thuần chỉ diễn giải suy nghĩ của nhà văn về đời sống nói chung, những thứ khác nói riêng. còn văn hoá thì nó lại rộng hơn, bao chùm, và tác động mạnh mẽ đến cộng đồng.

theo thời gian mọi thứ biến đổi, văn hoá ko ngoại lệ. mà khoan, để tôi google định nghĩa văn hoá xem tôi hiểu đúng chưa đã...
rồi. tiếp. ngày xưa mình bị ảnh hưởng văn hoá nặng nề của Trung Hoa, Hán, Nho, Đạo, Phật, tùm lum tà la hết. hồi đó dân trí chưa cao nên thu nạp tất, dẫn tới mê tín dị đoan, bọn khôn vặt thì dắt mũi dân đen, buôn thần bán thánh. tất nhiên nhiều trí thức cũng biết chắt lọc tinh túy để lại cho đời sau.
đến lúc đất nước đổi mới, tiếp nhận nhiều luồng văn hoá khác, giáo dục ko nhất quán, tạo ra hỗn loạn nhận thức trong tư tưởng lớp người trẻ. và mọi thứ vẫn đang tiếp diễn đến đâu tôi cũng ko biết nữa.

cái chúng ta cần có lẽ là bản sắc, là khác biệt so với thế giới, là một chút "mỡ tốt", biết giữ lại những gì là tốt đẹp, là của riêng, để hoà nhập mà ko hoà tan, để đứng giữa một Hà Nội hay một thành phố nào đó VN, nói chuyện với dân bản địa, vẫn nhận ra nơi đó là đâu, ko bị nhầm lẫn với hàng trăm đô thị khác trên thế giới.

còn một yếu tố quan trọng khác là thể chế, dĩ nhiên tôi sẽ ko bàn.
 
Tôi khá thích cách viết của anh, cũng hiểu anh đang làm gì, hi vọng anh vẫn giữ được lửa và đạt được mục tiêu của mình:big_smile:
Riêng cá nhân tôi thì dân tộc này có quá nhiều điểm làm tôi thấy thất vọng, và việc sống chung với nó làm tôi cảm giác lệch chuẩn, lệch với giá trị của bản thân nên tôi cũng có giải pháp riêng cho bản thân mình, nhưng dù sao cũng mong chờ những bài viết tiếp theo của anh :big_smile:

Cảm ơn anh, mong là mọi topic của tôi luôn có những đóng góp trái chiều của anh để có góc nhìn đa dạng hơn về một vấn đề, tôi luôn tin là trong cộng đồng mọi người rất quan tâm những vde ntn nhưng vì hạn chế, ko chịu cởi mở nên cộng đồng nào cũng bị gò bó bởi hệ tư tưởng của mình mà ko nhìn thấy, hoặc ko giám chấp nhận những yếu kém của chính mình và điểm mạnh của nơi khác để học hỏi.

Tôi thích ở trong này vì mọi người ko tuyệt đối hoá điều gì, có sự tranh luận nên có phát triển tư duy, có câu hỏi được đặt ra là sẽ có thể thu về tri thức. Tôi cũng có cách riêng của tôi nhưng tôi cũng sẵn sằng mở lòng để lắng nghe, với người Việt điểm xấu có nhưng điểm tốt cũng rất nhiều, với góc nhìn rộng và mấy topic tranh luận tôi biêat anh cũng hiểu nó ko phải tại con người, nhưng chúng ta phải làm gì đó, ngay và luôn.
 
liệu lập group nó còn có tính lan toả hay chỉ 1 số cá nhân nói với nhau nhỉ? như t thấy, chỉ cần 1 cái tít trôi nổi ở f17 cũng sẽ có nhiều người đọc thấy, nay họ ko quan tâm nhưng biết đâu 1 ngày nào đó họ nhớ đến mà tìm đọc nội dung trong đó?

Nhưng nếu lập gr trên fb sau tg nó sẽ có thể lan toả nhiều hơn và chủ đề ko bị bó buộc, nhất là lượng kiến thức thu về sẽ rộng hơn, chẳng hạn vấn đề triết học, nhưng triết học phương Đông gắn liền với yếu tố tôn giáo, ko thể tách tôn giáo ra đc nên có những vde chỉ thảo luận đc trên fb, bên cạnh đấy vẫn cứ vào f17 lập thread để tìm những ae yêu mến kiến thức về văn hoá, xã hội, tôn giáo, triết học...mỗi tội fb nó hạn chế trong việc thể hiện nội dung, ko thể như diễn đàn, có nhiều cmt rất hay nhưng mọi người khó để ý được.
 
Người Việt có tác phẩm văn học nào? Có những nhân sĩ nào có ảnh hưởng cũng như những tác phẩm có giá trị theo các anh nghĩ? Ai biết cùng chia sẻ vào đây được không?
Hồ Biểu Chánh, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Thạch Lam, Nhất Linh, Sơn Nam, Đoàn Giỏi ...v.v.. cả 1 rừng tác giả chất lượng. Tầm mắt anh bị gì ấy nhỉ?
 
Hồ Biểu Chánh, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Thạch Lam, Nhất Linh, Sơn Nam, Đoàn Giỏi ...v.v.. cả 1 rừng tác giả chất lượng. Tầm mắt anh bị gì ấy nhỉ?

Tôi có nói ko có đâu nhưng đấy là văn học đương đại, anh ko hieu điều mà trong bài viết tôi đề cập à. Từ khi có chữ viết thì đời sống tâm hồn của người Việt mới đc thể hiện rõ nét, phổ biến, bh là làm ntn để nh người Việt biết đến các cụ nhiều hơn, nâng cao nhận thức về văn học nc nhà, bản sắc dân tộc ấy.
 
Tôi có nói ko có đâu nhưng đấy là văn học đương đại, anh ko hieu điều mà trong bài viết tôi đề cập à. Từ khi có chữ viết thì đời sống tâm hồn của người Việt mới đc thể hiện rõ nét, phổ biến, bh là làm ntn để nh người Việt biết đến các cụ hơn, nâng cao nhận thức về văn học nc nhà, bản sắc dân tộc ấy.
Thế giờ a muốn văn học thời kỳ nào thì nói đi tôi show cho anh vài tác giả & tác phẩm tiêu biểu. Nước Việt là nước nhỏ thôi chứ có to đùng như Khựa đâu anh đừng mong tầm cỡ như Khựa thì ko có đâu.
 
Mạn phép hỏi anh wtt là hiện tại anh có vướng bận cơm áo gạo tiền không, năm nay đã tứ tuần chưa nhưng anh rất tâm huyết vs nền văn hóa xã hội. Tôi thì chưa cân bằng được mọi thứ nên nhiều lúc cũng muốn "đu" này nọ nhưng lại không có thời gian :big_smile:
 
Thế giờ a muốn văn học thời kỳ nào thì nói đi tôi show cho anh vài tác giả & tác phẩm tiêu biểu. Nước Việt là nước nhỏ thôi chứ có to đùng như Khựa đâu anh đừng mong tầm cỡ như Khựa thì ko có đâu.

Anh chia sẻ hết vào đây văn học thời trc khi có chữ Nôm, văn học Nôm và cả sau khi có chữ quốc ngữ đi để mọi người tham khảo, nâng cao hiểu biết về văn học, văn hoá nước nhà.

Ý tôi muốn nói trong bài viết vì thiếu vắng chữ viết, người dân mù chữ nhiều nên đời sống văn hoá của cha ông khó bảo tồn, dễ đứt gẫy, sau khi có chữ Nôm thì mới có nhiều tác phẩm mang tính đại chúng, còn đâu thường là những tác phẩm dân gian, truyền miệng, có góc độ cảm tình, motip quen thuộc chứ ko phải là người Việt ko có bản sắc hay dân tộc ta ko có văn hoá, anh ko hiểu ý tôi rồi.
 
Anh chia sẻ hết vào đây thời văn học thời trc khi có chữ Nôm, văn học Nôm và cả sau khi có chữ quốc ngữ đi để mọi người tham khảo, nâng cao hiểu biết về văn học, văn hoá nước nhà.

Ý tôi muốn nói trong bài viết vì thiếu vắng chữ viết, người dân mù chữ nhiều nên đời sống văn hoá của cha ông khó bảo tồn, dễ đứt gẫy, sau khi có chữ Nôm thì mới có nhiều tác phẩm mang tính đại chúng, còn đâu thường là những tác phẩm dân gian, truyền miệng, có góc độ cảm tình, motip quen thuộc chứ ko phải là người Việt ko có bản sắc hay dân tộc ta ko có văn hoá, anh ko hiểu ý tôi rồi.
Muốn có truyền thừa cần phải có nội tình văn hóa. Chữ Nôm ra đời là điểm sáng trong nội tình văn hóa, từ đó mới có truyền thừa rõ ràng theo thời gian. Giờ a lại phán cái thời trước khi có chữ Nôm & người dân mù chữ thì khác gì Khựa cái thời còn xài chữ tượng hình mà chưa có chữ viết thống nhất, đương nhiên là phải truyền miệng là chính thôi anh. Quốc gia nào mà ko truyền miệng trước khi có chữ viết.
Túm lại là anh muốn gì áh? :sweat:
 
Muốn có truyền thừa cần phải có nội tình văn hóa. Chữ Nôm ra đời là điểm sáng trong nội tình văn hóa, từ đó mới có truyền thừa rõ ràng theo thời gian. Giờ a lại phán cái thời trước khi có chữ Nôm & người dân mù chữ thì khác gì Khựa cái thời còn xài chữ tượng hình mà chưa có chữ viết thống nhất, đương nhiên là phải truyền miệng là chính thôi anh. Quốc gia nào mà ko truyền miệng trước khi có chữ viết.
Túm lại là anh muốn gì áh? :sweat:

Tôi muốn thông qua văn bản, chữ viết kêu gọi mọi người có phong trào bảo tồn văn hoá địa phương, nâng cao nhận thức về bản sắc dân tộc, có một tài liệu nào đó để hệ thống lại nhận thức tín ngưỡng, tâm linh, văn hoá để định hình ra bản sắc dân tộc vừa để bảo tồn văn hoá nước nhà vừa để người dân ko tự ti về bản sắc dân tộc.

Đơn cử như Phật giáo, các bộ kinh ngày trc ko có văn bản, chữ viết chỉ đc lưu truyền thông qua việc truyền khẩu, thời gian này khiến cho có một bộ phận tu sĩ phóng tác kinh điển, tạo ra những hệ thống tư tưởng khác, sau khi họ kết tập kinh điển lại, ghi chép nó vào bia đá, từ đó nó mời được giữ gìn và bảo tồn đến bây h. Nhưng tín ngưỡng của người Việt chỉ lưu truyền dưới nhận thức manh mún, địa phương, ko có hệ thống rõ ràng vì thế những tinh hoa bị thất lạc còn người ta lại bị ngả về mê tín dị đoan. Ý tôi đại loại vậy, nếu anh có đọc mấy thread trc của tôi thì tôi mong tìm đc những ng có kiến thức để cùng sưu tập lại những nét đẹp, tinh hoa bản sắc dân tộc.
 
Tôi muốn thông qua văn bản, chữ viết kêu gọi mọi người có phong trào bảo tồn văn hoá địa phương, nâng cao nhận thức về bản sắc dân tộc, có một tài liệu nào đó để hệ thống lại nhận thức tín ngưỡng, tâm linh, định hình ra bản sắc dân tộc vừa để bảo tồn văn hoá nước nhà vừa để người dân ko tự ti về bản sắc dân tộc.

Đơn cử như Phật giáo, các bộ kinh ngày trc ko có văn bản, chữ viết chỉ đc lưu truyền thông qua việc truyền khẩu, thời gian này khiến cho có một bộ phận tu sĩ phóng tác kinh điển, tạo ra những hệ thống tư tưởng khác, sau khi họ kết tập kinh điển lại, ghi chép nó vào bia đá, từ đó nó mời được giữ gìn và bảo tồn đến bây h. Nhưng tín ngưỡng của người Việt chỉ lưu truyền dưới nhận thức manh mún, địa phương, ko có hệ thống rõ ràng vì thế những tinh hoa bị thất lạc còn người ta lại bị ngả về mê tín dị đoan. Ý tôi đại loại vậy, nếu anh có đọc mấy thread trc của tôi thì tôi mong tìm đc những ng có kiến thức để cùng sưu tập lại những nét đẹp, tinh hoa bản sắc dân tộc.
Hỏi thật anh đã ăn dầm nằm dề các nhà sách, thư viện, viện bảo tàng, nơi bảo tồn ...v.v.. trên cả nước bao giờ chưa? Đc bao lâu rồi? :surrender:
 
Thớt này câu chữ rối rắm quá. Theo ý tôi hiểu, anh thớt viết tít với thân bài lan man nhưng đại khái đang muốn dân tộc ta có điểm riêng, và hiện giờ đang nghĩ tới hướng lưu giữ lại những câu chuyện, kiến thức từ thời truyền miệng để in sách cho dân đọc.
Hướng này theo tôi là không khả thi và không hiệu quả.
 
Hỏi thật anh đã ăn dầm nằm dề các nhà sách, thư viện, viện bảo tàng, nơi bảo tồn ...v.v.. trên cả nước bao giờ chưa? Đc bao lâu rồi? :surrender:

Nhưng nó chỉ tiếp cận được với những người quan tâm, nghiên cứu chứ chưa đi sát vào cuộc sống thường nhật, lớp trẻ vẫn thiếu nhận thức về văn hoá, đôi khi cả những người đang thực hiện, duy trì tín ngưỡng ấy cũng chỉ thực hành một cách mờ nhạt, có phần dị đoan chứ ko thật sự hiểu những tinh hoa chứa đựng bên trong, nên bh tôi mới vào đây lập thread để kêu gọi mọi ng chung tay có phong trào nâng cao nhận thức bản sắc dân tộc, chỉ gạn lấy cái tinh túy, khi hiểu rồi thì họ sẽ gợi nên niềm tự hào về văn hoá đất nước chứ ko chỉ nhìn vào chúng như những thứ lỗi thời, mê tín.

Vì nhận thức thời đại này thay đổi rồi muốn tiếp cận thì phải tìm ra giá trị mà họ quan tâm, chứ ko ngta sẽ quay lưng với bản sắc, văn hoá nước nhà.
 
Người Việt học văn chương cơm sườn nhiều quá mụ mẫm đầu óc nên làm gì viết được cái gì có chiều sâu nữa. Thử hỏi thằng nào phân tích thơ bác, thơ Tố Hữu 4, 5 trang giấy xem trong đầu nó có hiểu cái mẹ gì không hay toàn chém gió.
Đang nói đến cái văn hóa, văn học ông lại lôi cơm canh vào ;) loser chỉ biết chửi đổng và đổ lỗi là đúng mẹ rồi :sneaky::sneaky:
 
Thớt này câu chữ rối rắm quá. Theo ý tôi hiểu, anh thớt viết tít với thân bài lan man nhưng đại khái đang muốn dân tộc ta có điểm riêng, và hiện giờ đang nghĩ tới hướng lưu giữ lại những câu chuyện, kiến thức từ thời truyền miệng để in sách cho dân đọc.
Hướng này theo tôi là không khả thi và không hiệu quả.

Dân có thể ko đọc nhưng thông qua con đường tín ngưỡng, tâm linh nó sẽ dễ lan toả trong cộng đồng vì nó gắn liền với đời sống xã hội như máu với thịt ấy, người ta có thể ko cần đọc nhưng với sự chung tay, lan toả thì những người ko đọc ấy cũng hiểu được.

Như đi xin chữ là nét đẹp văn hoá của người Hà Nội, nhưng phải lan toả nhận thức việc xin chữ là bảo tồn văn hoá hiếu học, khao khát tri thức chứ ko phải đề cầu may hay ngả sang hướng tâm linh, như thế sẽ làm mất giá trị tốt đẹp của việc này.
 
Mạn phép hỏi anh wtt là hiện tại anh có vướng bận cơm áo gạo tiền không, năm nay đã tứ tuần chưa nhưng anh rất tâm huyết vs nền văn hóa xã hội. Tôi thì chưa cân bằng được mọi thứ nên nhiều lúc cũng muốn "đu" này nọ nhưng lại không có thời gian :big_smile:

Tôi chưa đến độ tuổi ấy, với lại hằng ngày vẫn phải đi làm nhưng nhìn chung kinh tế gia đình ổn định, vợ con bố mẹ đều ấm no nên dành tg rảnh với những vde ntn, thật ra mng chỉ bớt chút tg xem showbiz, ytb nhảm, dành chút tg tìm hiểu văn hoá nc nhà, thi thoảng đi du lịch về các địa phương để xem bà con nơi ấy có nét đẹp văn hoá nào tuỳ theo điều kiện bản thân, tôi nghĩ ko phải những việc quá khó khăn.

tôi đi một số nơi và có chút ghi chép, mỗi tội văn vẻ tôi lủng củng và vì tôi là người ngoài cuộc nên sợ có sai xót, nhưng mấy nét đẹp địa phương đó khi lên mạng tìm hiểu thì rất khó khăn và gần như là ko có thông tin, tài liệu chính xác, đầy đủ cũng như đi sát vào cs thực tiễn nên vào voz này kêu gọi những ae cùng mối quan tâm gợi dậy phong trào phục dựng, lan toả bản sắc tinh hoa của dân tộc. Anh chỉ cần vào tham gia cùng thread, chia sẻ những nét đẹp nơi anh sinh sống là đã đóng góp rồi mà.
 
Nhưng nó chỉ tiếp cận được với những người quan tâm, nghiên cứu chứ chưa đi sát vào cuộc sống thường nhật, lớp trẻ vẫn thiếu nhận thức về văn hoá, đôi khi cả những người đang thực hiện, duy trì tín ngưỡng ấy cũng chỉ thực hành một cách mờ nhạt, có phần dị đoan chứ ko thật sự hiểu những tinh hoa chứa đựng bên trong, nên bh tôi mới vào đây lập thread để kêu gọi mọi ng chung tay có phong trào nâng cao nhận thức bản sắc dân tộc, chỉ gạn lấy cái tinh túy, khi hiểu rồi thì họ sẽ gợi nên niềm tự hào về văn hoá đất nước chứ ko chỉ nhìn vào chúng như những thứ lỗi thời, mê tín.

Vì nhận thức thời đại này thay đổi rồi muốn tiếp cận thì phải tìm ra giá trị mà họ quan tâm, chứ ko ngta sẽ quay lưng với bản sắc, văn hoá nước nhà.
Anh muốn những truyền thừa văn hóa ấy đi vào cuộc sống thường nhật là vô lý & ko bao giờ thực hiện đc vì nó chỉ là sở thích & mong muốn của cá nhân anh, đời thực ngoài kia hơn 90% người ta cần chén cơm manh áo hàng ngày chứ ko cần thưởng thức những nét văn hóa truyền thừa xa xưa đó đâu. Sưu tầm, bảo tồn & phát huy những văn hóa truyền thừa đó là thú chơi của người có tâm huyết & có tài lực, nó chỉ thực hiện được trong 1 nhúm nhỏ thôi chứ ko kêu gọi phổ cập toàn dân đâu.
Với lại, anh nên đọc sách nhiều hơn, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm nhiều hơn để diễn đạt tốt hơn nhé. Ý thì ít mà diễn đạt rối rắm quá, mọi người đọc đều thấy rối & lang man.
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top