Vấn nạn người Việt "mù" Tiếng Việt

Vấn nạn ở đây nên hiểu theo nghĩa khác. Vấn là vấn đề, nạn là hoạn nạn, đại nạn. Như vậy vấn nạn là một vấn đề mang tính đại nạn.
 
Bạn đang cố ép người Việt Nam phải hiểu từ Hán Việt theo nghĩa tiếng Hán được người Hán sử dụng mà không theo nghĩa của từ Hán Việt họ sử dụng là rất vô lý. Chưa nói tiếng Việt với tiếng Hán cách xa một trời một vực mà ngay tiếng Anh của người Anh và tiếng Anh của người Mỹ là một ngôn ngữ nhiều từ đã được hiểu theo nghĩa rất khác nhau và bạn không thể ép ai phải hiểu theo cách hiểu của ai cả vì đó là sự phát triển tự nhiên của ngôn ngữ.
Nhiều người vẫn nghĩ từ Hán Việt không phải là tiếng Việt đâm rất khó mà nói chuyện với họ.
 
Mở thớt lưu lại mấy từ hay ho, lạ lạ mà ít người biết hoặc dùng chưa đúng.
Mời mấy thím đóng góp thêm cho xôm, từ địa phương cũng được nha mấy thím.

Mở hàng

Vấn nạn nghĩa là gì?
Trước giờ, trên báo chí và truyền thông nói chung, ta thường thấy từ Vấn nạn được sử dụng như một danh từ(vấn nạn ma túy, vấn nạn tham nhũng, vấn nạn xã hội...). Nhưng thực chất cách hiểu và sử dụng như vậy là hoàn toàn sai. Đúng ra, Vấn nạn phải được dùng với tư cách là động từ với nghĩa là hỏi vặn, hỏi khó.
Từ này là một từ Hán(问 难) gồm hai chữ vấn và nạn. Đưa từ này vào bất kì từ điển Hán - Việt nào cũng sẽ được nghĩa là chất vấn, hỏi khó chứ tuyệt nhiên không có nghĩa như chúng ta vẫn thường thấy và dùng hiện nay. Chữ vấn(问) có nghĩa là hỏi. Không đâu xa lạ, ngay trong y học cổ truyền có nói về các bước khám bệnh cơ bản là Vọng, Văn, Vấn, Thiết, trong đó Vấn chính là bước hỏi để biết về tình trạng bệnh. Còn chữ nạn(难) hay có chỗ đọc là nan, có nghĩa là khó khăn(nan đề 难题, nan giải...). Ghép nghĩa của hai chữ, ta được nghĩa chính xác của từ Vấn nạn là hỏi khó.
Trong tiếng Việt hiện nay có rất nhiều từ bị sử dụng sai giống từ Vấn nạn này. Bởi tiếng Việt có 60 đến 80% là gốc Hán, nhưng nay Hán văn đã bị mai một quá nhiều, người biết và thành thạo Hán văn rất hiếm, cho nên mới có hiện tượng dùng sai như trên. Vì vậy, nếu muốn sử dụng tiếng Việt cho đúng thì việc tìm hiểu và học Hán văn, Hán tự là điều nên làm!
Nguồn

Vấn nạn trong tiếng hán có nghĩa như bạn nói. Đồng ý, nhưng có gì khẳng định từ Vấn nạn ngày nay người Việt dùng chính là từ đó không? Hay chỉ là trùng hợp, phát âm giống nhau, nhưng có nghĩa hoàn toàn khác, là vấn đề khó giải quyết?
 
Tôi bấm like mỏi tay thớt này, những chia sẻ về kiến thức từ vựng rất hay và đáng quý. Nó bao hàm trong đó cả lịch sử và văn hóa. Nó cho thấy Việt Nam, với lịch sử và vị trí địa lý đặc biệt, đã hấp thụ và dung hợp các ngôn ngữ tốt đến mức nào.
Anh @umeshu có ý tốt muốn chia sẻ kiến thức nhưng đặt tít hơi sai.
Anh @haunghe cũng không cần gay gắt nữa.
Tiện đây tôi xin hỏi: từ cứu cánh hiện đang bị "dùng sai" so với nghĩa gốc thế nào? Vui vẻ thôi anh em
cứu cánh = mục đích, cứu cánh không thể biện minh cho phương tiện
 
Lại tiếp chỉ cho vài thým không phân biệt được và dùng sai cụm từ:

"Sáp nhập": hòa quyện vào thành 1 cái mà chúng ta nghe thường xuyên trên truyền thông.
"Sát nhập": nhập vào để chết bởi từ "sát" nghĩa là giết
 
Có hai từ cực kỳ phổ biến ai cũng biết cũng hiểu, dùng từ Hán Việt, cũng có nghĩa đàng hoàng, nhưng bản thân trong Hán văn lại không dùng:
  • Thư viện (library) 書院. Hán văn nó dùng đồ thư quán 圖書館.
  • (Viện) bảo tàng (museum) 寶藏. Hán văn là bác vật quán 博物館.
 
Thớt hay! Mình góp thêm tí
Thương hại 傷害 tức là bị thương, nhưng qua nghĩa tiếng Việt thành ra nghĩa khác
Cũng giống như từ kỷ lục, kỷ lục 紀錄 là ghi chép, nghĩa tiếng Việt thành ra “làm 1 điều gì đó cao siêu phi thường”
Sở dĩ 所以,v.v....

via theNEXTvoz for iPad

Mình đoán là vì ngày xưa những điều được "ký" lại là những thứ có giá trị to lớn, xứng đáng để truyền lại cho đời sau (Do việc sách vở mực và chữ nghĩa là thứ rất quý) Cho nên, những sự vật, sự việc (phá / lập) ký/kỷ lục, có nghĩa là điều nổi bật đáng được ghi lại thì cũng sát nghĩa
 
Thằng Trung Quốc làm cùng bảo đọc văn bản cổ Trung Quốc còn đ hiểu gì mà nó cũng là chữ Hán vậy đó nói gì đến VN mượn chữ Hán . Ngôn ngữ nó thay đổi hàng ngày, từ mới đẻ ra liên tục, từ cổ lui vào dĩ vãng, nhiều từ qua 1 thời gian nghĩa lại thay đổi đi nên có gì đâu mà cứ phải phân tích hết làm gì :v
 
Ko biết thế hệ sau rồi ngôn ngữ còn biến đổi thế nào, chứ tôi nói thật chắc tầm 100 năm nữa ngôn ngữ Việt sẽ còn khác bây giờ nhiều. Con người thay đổi thì ngôn ngữ cũng biến đổi theo thôi, ko ngôn ngữ nào tồn tại bất biến được đâu. Như giờ bảo đọc mấy cái chữ Nôm hay báo thời đầu thế kỷ 20 thì đã thấy lấn cấn rồi.
 
Tiếng Việt mình có âm "r" ,"gi" , "n"khi nói không được thuận miệng nên người ta toàn phát âm thành "d" và 'l" cho dễ , cứ vậy thì từ vựng khi viết sẽ sai , em là một ví dụ.
 
Last edited:
Tiếng Việt là tiếng đa số người Việt hiểu và sử dụng, chứ không phải tiếng Việt là tra từ điển Hán Việt hay gốc tiếng Hán của nó là gì.
 
Đúng hay không thì dựa trên Từ điển tiếng Việt của quốc gia, cụ thể là của Viện Ngôn ngữ học.
Việc sử dụng từ ngữ đúng trong dân, thường theo chuẩn báo chí (các báo lớn, chứ không kể báo lá cải do các em tin tin viết). Báo là phương tiện truyền thông quốc gia, đọc viết theo báo là ổn rồi. Văn báo thường chỉ sai một vài lỗi nhỏ, lỗi lớn sẽ có các nhà nghiên cứu chỉnh ngay, báo mà dùng từ sai thì ai dùng từ đúng đây, thầy cô giáo dạy văn sao?!
 
Mở thớt lưu lại mấy từ hay ho, lạ lạ mà ít người biết hoặc dùng chưa đúng.
Mời mấy thím đóng góp thêm cho xôm, từ địa phương cũng được nha mấy thím.

Mở hàng

Vấn nạn nghĩa là gì?
Trước giờ, trên báo chí và truyền thông nói chung, ta thường thấy từ Vấn nạn được sử dụng như một danh từ(vấn nạn ma túy, vấn nạn tham nhũng, vấn nạn xã hội...). Nhưng thực chất cách hiểu và sử dụng như vậy là hoàn toàn sai. Đúng ra, Vấn nạn phải được dùng với tư cách là động từ với nghĩa là hỏi vặn, hỏi khó.
Từ này là một từ Hán(问 难) gồm hai chữ vấn và nạn. Đưa từ này vào bất kì từ điển Hán - Việt nào cũng sẽ được nghĩa là chất vấn, hỏi khó chứ tuyệt nhiên không có nghĩa như chúng ta vẫn thường thấy và dùng hiện nay. Chữ vấn(问) có nghĩa là hỏi. Không đâu xa lạ, ngay trong y học cổ truyền có nói về các bước khám bệnh cơ bản là Vọng, Văn, Vấn, Thiết, trong đó Vấn chính là bước hỏi để biết về tình trạng bệnh. Còn chữ nạn(难) hay có chỗ đọc là nan, có nghĩa là khó khăn(nan đề 难题, nan giải...). Ghép nghĩa của hai chữ, ta được nghĩa chính xác của từ Vấn nạn là hỏi khó.
Trong tiếng Việt hiện nay có rất nhiều từ bị sử dụng sai giống từ Vấn nạn này. Bởi tiếng Việt có 60 đến 80% là gốc Hán, nhưng nay Hán văn đã bị mai một quá nhiều, người biết và thành thạo Hán văn rất hiếm, cho nên mới có hiện tượng dùng sai như trên. Vì vậy, nếu muốn sử dụng tiếng Việt cho đúng thì việc tìm hiểu và học Hán văn, Hán tự là điều nên làm!
Nguồn
GenZ cấp tiến sẽ bảo đây là thoát Trung, sáng tạo phát triển của ngôn ngữ
 
Back
Top