VCCI đề xuất bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng, điều hòa nhiệt độ...

Coagulation

Senior Member
Cụ thể, theo VCCI, mặt hàng xăng hiện nay đang phải chịu cùng lúc hai loại thuế có cùng tính chất hạn chế tiêu dùng là thuế TTĐB và thuế bảo vệ môi trường. "Xăng không phải mặt hàng xa xỉ, nên việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng cũng là nhằm bảo vệ môi trường. Do đó, đề nghị quý cơ quan soạn thảo nghiên cứu bỏ thuế TTĐB đối với xăng. Trong trường hợp cần thiết thì điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường cho phù hợp với mục tiêu của loại thuế này", VCCI nêu quan điểm.

Tương tự, với mặt hàng điều hòa nhiệt độ, VCCI cho rằng, sản phẩm điều hòa nhiệt độ đã phải chịu thuế TTĐB từ năm 1998 với mức thuế suất 20% và đã được giảm xuống 10% vào năm 2008.

Trước đây, điều hòa nhiệt độ có thể được coi là mặt hàng xa xỉ. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, đến nay, điều hòa nhiệt độ đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong công việc và cuộc sống. Hơn nữa, kiến nghị của VCCI nêu: "Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, việc duy trì nhiệt độ phòng phù hợp có tác dụng rất tốt trong việc nâng cao năng suất lao động. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với Việt Nam khi chúng ta có định hướng phát triển kinh tế tri thức như hiện nay. Do đó, đề nghị quý cơ quan soạn thảo nghiên cứu bỏ thuế TTĐB đối với điều hòa nhiệt độ".

Ngoài ra, VCCI cũng góp ý quy định về khấu trừ thuế và hoàn thuế TTĐB đối với mặt hàng xe chuyên dùng - sản phẩm được doanh nghiệp sản xuất dựa trên một số dòng xe thương mại phổ thông, nhưng xe thương mại phổ thông thì nguyên liệu đầu vào không thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB.

Chẳng hạn, xe cứu thương được sản xuất trên nền xe chở người 9 hoặc 12 chỗ, xe chở tiền được sản xuất trên nền xe chở người 7 chỗ, các loại xe chở phạm nhân, xe tang lễ, xe chạy trong khu vui chơi, xe chở học sinh, xe chuyên dụng khác đều được sản xuất từ những dòng xe thương mại phổ thông. Quá trình sản xuất này có đầu vào là xe thương mại phổ thông, thuộc diện chịu thuế TTĐB, nhưng đầu ra là xe chuyên dùng, không thuộc diện chịu thuế. Trong thực tế, xe cứu thương không được khấu trừ thuế và hoàn thuế khiến chi phí sản xuất xe cứu thương trong nước tăng khoảng 35 - 40%, không cạnh tranh nổi với xe tương tự sản xuất tại nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam không phải chịu thuế...

Trong bảng góp ý, VCCI cũng nêu quan điểm về mức thuế TTĐB đánh vào các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá, nước giải khát có đường... và cho rằng, dự thảo đề xuất mức tăng thuế TTĐB với các mặt hàng này rất mạnh, nhanh sẽ khiến doanh nghiệp không thể điều chỉnh công suất sản xuất phù hợp với sự sụt giảm sản lượng tiêu thụ do chính sách thuế.
 
2024 rồi mà tư duy vẫn như 1984 xăng với điều hoà là xa xỉ phẩm nên phải áp thuế tiêu thụ đặc biệt, mà bây giờ bảo bỏ thuế đấy đi thì éo bỏ được nhé, mất một nguồn thu lớn của nhà nghỉ thì bỏ sao được
zFNuZTA.png
 
Đánh thuế TTĐB lên xăng có phải vì xăng là mặt hàng xa xỉ đâu. Đánh thuế lên xăng vì nó là mặt hàng dễ đánh thuế, dễ thu và thu được nhiều. Còn lâu ông VCCI vận động bỏ được thuế TTĐB lên xăng. Mà nếu có bỏ thì lập tức sẽ thay bằng một loại thuế nào đó khác ngay. Tóm lại: không giảm được tổng thuế đánh vào xăng đâu.
 
xăng là đầu vào của nền kinh tế, để máy móc hoạt động nâng năng suất lao động, ở Úc doanh nghiệp còn được hoàn thuế nhiên liệu (fuel tax credit) đánh thuế cao thì nước khác hưởng lợi xăng giá rẻ hơn, còn bảo vệ môi trường thì cả thế giới nó phải đồng thuận chuyển sang nhiên liệu khác thì mới có tác dụng chứ :tire:
 
cái thuế bảo vệ môi trường còn éo dám dẹp thì tuổi lz đòi giảm mấy cái thuế kia
xăng dầu là thứ thiết yếu của nền kinh tế mà vặt 1 nùi thuế
 
2024 rồi mà tư duy vẫn như 1984 xăng với điều hoà là xa xỉ phẩm nên phải áp thuế tiêu thụ đặc biệt, mà bây giờ bảo bỏ thuế đấy đi thì éo bỏ được nhé, mất một nguồn thu lớn của nhà nghỉ thì bỏ sao được
zFNuZTA.png
Bỏ cái này thì mình vẽ ra cái khác :go:
 
Back
Top