Về quê LẬP NGHIỆP - Đi đâu và về đâu

thaihiep

Senior Member
Đi đâu và về đâu.

Muối 500/1kg, ớt 5000/kg, dưa 3000/kg... trong khi một trái chuối trong siêu thị tại Sài Gòn đã 7000/trái. Lúa mỗi năm hai vụ, mỗi khẩu tính qua tính lại vài ba sào đất, gà vịt dăm ba con. Năm nào cũng gió cũng bão, cũng lũ lụt... Ở quê làm nuôi thân đã khó thì làm sao có thể nuôi được con ăn học? Thế nên, bao nhiêu năm nay, con vào Nam học là ba mẹ, ông bà cũng cuốn gói vào cùng, chật chội, khổ cực mấy, xe ôm, hủ tiếu, vé số hay hàng rong... cái gì cũng được, dù sao thì cũng có đồng ra đồng vào, mong cho đủ sống, mong cho con cái nó có cơ hội đổi đời, chứ đời mình thì đổi thế nào được nữa mà đổi. Cái nghèo, cái khổ, cứ thế mà nó vây mãi.

Những cái gì ngon lành nhất ở quê, được sinh ra từ quê thì lại không chịu ở lại quê. Người có tố chất, thông minh lanh lợi thì đi học xa, rồi ở lại nơi đó, xây dựng cơ nghiệp, làm giàu cho đất khách quê người. Từ ông bác sĩ giỏi, người thầy giỏi, nhà văn, nhà thơ, nhà báo cho tới nhà doanh nhân...
Rồi những người kiếm được tiền ở quê, những người khá giả, họ cũng mang tiền đi nơi khác mà tiêu. Từ nhức cái răng đến đau cái bụng cũng ra Đà Nẵng vào Sài Gòn chữa trị. Ở quê tiêu thì tính bằng đồng, nhưng mỗi khi đi du lịch, đi chơi ở đâu là tiêu tẹt ga... Người giàu nào mà không muốn cho con học ở trường này trường nọ Sài Gòn, chưa kể mua nhà mua cửa trong này... Cứ thế, từ nghèo cho đến giàu, tích cóp được bao nhiêu ở quê rồi cũng bằng cách này hay cách khác, đồng tiền sau nối đồng tiền trước, cứ thế mà đi ra khỏi tỉnh.

Tiền không được giữ lại ở quê, cán cân thương mại mất cân bằng... nền kinh tế, dịch vụ, an sinh xã hội ở quê cũng khó mà phát triển. Không phát triển thì lại không có cơ hội tiêu tiền, không đủ hấp dẫn để thu hút người giỏi trở về... Cái trứng có trước hay con gà có trước, cứ trói qua, rồi lại trói lại.
Chưa kể hằng hà những cái khó tưởng chừng rất nghịch lý khác. Như môi trường đầu tư, lý ra những vùng khó khăn như vậy, thì việc đầu tư phải thuận lợi nhất mới đúng, có như thế thì nhà đầu tư họ mới về, mới giải quyết được việc làm, mới nâng cao đời sống người dân... Nhưng ai đã từng tham gia các dự án đầu tư về các địa phương thì sẽ thấu, thực sự thủ tục đầu tư về tỉnh lẻ rất nhiêu khê, vô cùng vất vả. Đặc biệt các tỉnh có chỉ số thu hút đầu tư PCI gần như lúc nào cũng nằm cuối bảng như Quảng Ngãi thì càng vất vả. Luật thì chỉ có một, nhưng cách hiểu, cách vận dụng thì khác nhau vô cùng.

Nhiều thói quen cũ, ăn vào cái nếp nghĩ cũng là một rào cản rất lớn cho sự phát triển. Ở Sài Gòn, cả chục triệu con người, quy mô kinh tế thì ai cũng biết cả rồi. Nhưng văn hóa chung là việc ai nấy làm, chim trời cá biển, bạn nào giỏi thì kiếm được nhiều, không giỏi thì kiếm ít. Mọi người rất ít soi mói, can thiệp một cách không cần thiết vào nhau. Đúng nghĩa đèn nhà ai nấy sáng... Nhưng ở quê thì khác, mọi việc rất dễ ồn ào, khá nhiều trường hợp không chết vì khó khăn kinh tế, không chết vì cạnh tranh, không chết vì sản phẩm... mà chết vì bị dìm nhau, đúng nghĩa cua trong rổ, con này chưa kịp bò lên thì con khác đã kéo xuống. Câu chuyện gần nhất ở một huyện trồng lúa quê tôi, người ta sẵn sàng phá nhau bằng cách cắt sắt cắm rải rác vào ruộng lúa để vô hiệu hóa những chiếc máy gặt.

***
May mắn là những năm gần đây, giao thông phát triển, hạ tầng các khu công nghiệp phát triển, nhà máy xí nghiệp lần lược được mọc lên, công nghệ phát triển, viễn thông phát triển, mô hình chuỗi phát triển... đã góp phần rất lớn vào kinh tế địa phương. Tỉnh nào giờ cũng có thành phố, có trung tâm thương mại, đường sá, quảng trường lớn... Nói chung mọi thứ đã tốt hơn rất nhiều lần.
Nhớ năm 2017, một số doanh nghiệp tại Quảng Ngãi sau khi đầu tư những nhà máy khổng lồ, cần tới hàng nghìn lao động thì lại không tài nào tuyển đủ lao động để sản xuất, nhiều nhà máy sẵn sàng trả lương bằng hoặc cao hơn trong Sài Gòn mà vẫn không thu hút được người về. Dù Quảng Ngãi có tới vài trăm ngàn lao động về quê mỗi dịp tết, nhưng sau tết thì lại vào. Tỉnh cũng tìm nhiều cách để thu hút lao động nhưng chỉ giải quyết được một phần rất nhỏ.

***
Trong nguy sẽ có cơ, mong rằng dịch bệnh sẽ làm lộ rõ những điểm yếu và chỉ ra những cơ hội. Cơ hội để mọi người bớt phụ thuộc quá nhiều vào thói quen "đất lành chim đậu", thay vào đó, cùng nhau cải tạo vùng đất khắc nghiệt - mà cha ông đã dành bao nhiêu xương máu mới có được - thành vùng đất có việc làm, có thu nhập và có thể sống tốt.
Các bạn nhân dịp về quê đợt này, tranh thủ kết hợp tìm việc, có những nhà máy họ tạm thời dừng hoạt động vì dịch, nhưng sau dịch họ sẽ vận hành trở lại. Chịu khó tìm và chờ, mình tin cơ hội rất nhiều. Các doanh nghiệp cũng vậy, đây cũng là cơ hội vàng để tuyển dụng và giữ chân nguồn nhân lực tốt cho địa phương, nguồn nhân lực đã trải qua môi trường chuyên nghiệp đào tạo, tác phong công nghiệp cũng đã trang bị...

***
Bước chân đi xa mơ cầu vồng bảy sắc
Nhớ con sông, bến đò, xao xác những bờ tre
Bảy sắc cầu vồng xứ người mông lung quá
Khi quê hương tha thiết gọi ta về.
***

Tác giả Sách Về quê lập nghiệp.
Tuấn Trần.
…………………………………………..

Bài viết mình cảm thấy khá hay và muốn chia sẻ đến mọi người, Cũng giới thiệu đôi chút về người anh - Tuấn Trần mà mình khá ngưỡng mộ.

Trải qua hành trình hơn 10 năm lập nghiệp tại quê hương, bằng chính những kinh nghiệm “thực chiến” của mình, tác giả Tuấn Trần đã chắp bút cuốn sách đầu tay “Về Quê LẬP NGHIỆP” - phát hành chính thức vào 8/2021 trên toàn quốc.
Hiện anh đang đảm nhận các vị trí:
– Người sáng lập của TuanMinh Sport
– PCT HĐQT Vu Phong Energy Group
– Giám đốc Công ty Vu Phong Tech
– Chuyên gia cố vấn Hệ thống HSEQ tại Công ty CP xây dựng 47

Những người trẻ đang loay hoay trong câu chuyện khởi nghiệp, lập nghiệp của mình tại quê nhà, họ không biết mình nên bắt đầu từ đâu, đi như thế nào cho đúng hướng, cần chuẩn bị những gì ? Làm sao để tránh những thất bại vấp ngã trong hành trình làm giàu tại tỉnh lẻ?. Có thể nói, Lập nghiệp là một câu chuyện dài, đằng sau đó là muôn vàn những khó khăn, tuy nhiên nếu nắm bắt được cơ hội và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng thì hành trình ấy sẽ đem lại những thành công không chỉ dành riêng cho bạn mà còn là nguồn động lực phát triển quê hương.
Và sẽ thật tuyệt vời khi chúng ta có một người Mentor để chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức mà họ đã trải qua trong hành trình làm giàu tại quê nhà. Tháng 8.2021 một cuốn sách mang tên “Về quê LẬP NGHIỆP” của tác giả Tuấn Trần phát hành, Tác phẩm là đại diện cho người thật, việc thật và là nguồn tài liệu quý báu để thanh niên lập nghiệp tại quê tham khảo.

> Bạn đọc có thể xem thêm các bài viết và nội dung sách tại: https://vequelapnghiep.vn/
 
Quyết tâm về quê làm việc, chứ ko ở Hanoi.

Thực ra tôi cũbg ko quê lắm, vẫn là tp nhưng ở tỉnh, chứ mà ở huyện sâu, xa quá chắc cũng chả về

via theNEXTvoz for iPhone
 
Cách đây 17 năm mình bắt đầu xa quê lên TP học đại học mang theo hoài bão đã được thầy cô lớp 1 in sâu vào tâm trí "học giỏi để xây dựng quê hương". Nhưng đời không như mơ, sau khi ra trường mình buộc phải ở lại TP vì không thể về quê với mức lương 3-4tr. Rồi dòng đời xô đẩy, mình lại chuyển đến TP khác với công việc và thu nhập tốt. Tuy vậy tâm trí mình không lúc nào quên trong ngóng về quê hương với hy vọng có 1 công việc chỉ cần bằng 1/2 thu nhập hiện tại mình sẽ bỏ lại hết mặc dù gia đình, nhà cửa mình đều đã ổn định.

Cuối cùng ngày đó cũng đã đến. Hiện công việc mới ở quê khá vất vả nhưng với quyết tâm của mình hy vọng sẽ sớm ổn định trong thời gian tới.
 
Cách đây 17 năm mình bắt đầu xa quê lên TP học đại học mang theo hoài bão đã được thầy cô lớp 1 in sâu vào tâm trí "học giỏi để xây dựng quê hương". Nhưng đời không như mơ, sau khi ra trường mình buộc phải ở lại TP vì không thể về quê với mức lương 3-4tr. Rồi dòng đời xô đẩy, mình lại chuyển đến TP khác với công việc và thu nhập tốt. Tuy vậy tâm trí mình không lúc nào quên trong ngóng về quê hương với hy vọng có 1 công việc chỉ cần bằng 1/2 thu nhập hiện tại mình sẽ bỏ lại hết mặc dù gia đình, nhà cửa mình đều đã ổn định.

Cuối cùng ngày đó cũng đã đến. Hiện công việc mới ở quê khá vất vả nhưng với quyết tâm của mình hy vọng sẽ sớm ổn định trong thời gian tới.

Đang ở giai đoạn đầu của fence

Gửi từ Samsung SM-J250F bằng vozFApp
 
Thời buổi thị trường, nơi nào phù hợp sẽ thu hút lao động phù hợp tụ về.

Mai fen ở quê nhưng phù hợp tp lớn thì vào làm kỹ sư, bác sĩ, doanh nhân ... ngược lại ng SG cũng ra tỉnh làm khu công nghiệp rất nhiều. Họ sẽ xây quê hương cho fen.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Quê mình khu đô thị mới giờ đất toàn 17 18 tr/m2 mà toàn cắt 75m2 một lô
:(
Khu đô thị mới mà xung quanh không có khu công nghiệp nên né ra, mấy cái đó thích hợp với xây nhà ở và đầu cơ lâu dài thôi fen. Mấy khu dân cư hiện hữu, mặc dù hạ tầng không đồng bộ nhưng dễ buôn bán hơn, thanh khoản cũng tốt hơn vì hầu như đúng giá trị thật, mình vừa mua đất tỉnh xong cỡ 10 triệu/ m2, đất đô thị mới thì tầm giá fen nói
 
Thời buổi thị trường, nơi nào phù hợp sẽ thu hút lao động phù hợp tụ về.

Mai fen ở quê nhưng phù hợp tp lớn thì vào làm kỹ sư, bác sĩ, doanh nhân ... ngược lại ng SG cũng ra tỉnh làm khu công nghiệp rất nhiều. Họ sẽ xây quê hương cho fen.

via theNEXTvoz for iPhone
SG nào ra tỉnh làm khu công nghiệp vậy thím
 
có ông bạn cùng công ty trước, về quê được mấy năm rồi, về làm IT cho ủy ban xã, hôm trước tình cờ thấy trên facebook, vào xem nó làm gì thì thấy cuộc sống nó thanh thản vc :( : Đi làm 5h về, chiều thả diều, chơi đá bóng với con, sẩm tối đi bắt châu chấu với mấy ông bạn về uống bia, thích thì lại đi bắt cua đồng, ốc đồng nhậu, điện, net đủ cả chả thiếu mẹ gì
thấy cuộc sống nó sướng vc :(
 
ở thành phố làm lương đôi chục về quê làm lương 6tr và đó là mức lương trung bình khá ở quê .
 
Back
Top