[Vì một thế hệ Vozer văn minh hơn] Tiền lương có thật sự quan trọng?

Thấy fence nói đúng thật. Hiện tại mình cũng đang muốn start up, đang kiếm người có lý tưởng như fence. Lương lúc đầu có thể hơi thấp so với mặt bằng chung nhưng sẽ học tập được nhiều, đảm bảo fence có nhảy ra ngoài cũng có thể 1 mình trấn thủ 1 công ty.

Inbox để chúng ta có thể xiaolin cùng nhau nhé.
Câu trên đang hay câu chốt bá đạo vậy bác :eek::eek::eek::oops::oops:
 
Thật sự, lương không quan trọng, vì má em giàu =]]

Nhưng tiền nuôi thân quan trọng vl bro ạ! Không tiền thì chơi nàm thao???? Lí tưởng có ra cơm được không?
 
Câu trên đang hay câu chốt bá đạo vậy bác :eek::eek::eek::oops::oops:
Thì đang xiaolin mà haha

Lương là thước đo cơ bản nhất rùi. Ngay cả phúc lợi cũng dựa vào lương, ví dụ như bonus, thưởng cũng là thưởng bao nhiêu tháng lương trừ khi bạn làm sale ăn trên doanh số.

Luận điểm của mấy anh này là làm nhiều, vượt giờ nhưng ko nhận thêm lương để học tập. Nhưng bạn hoàn toàn có thể nhận việc làm ngoài giờ để vừa có thêm thu nhập vừa có thêm kiến thức.
 
Sự thật là vậy mà. Lương là thước đo cơ bản nhất rùi. Ngay cả phúc lợi cũng dựa vào lương, ví dụ như bonus, thưởng cũng là thưởng bao nhiêu tháng lương trừ khi bạn làm sale ăn trên doanh số.

Luận điểm của mấy anh này là làm nhiều, vượt giờ nhưng ko nhận thêm lương để học tập. Nhưng bạn hoàn toàn có thể nhận việc làm ngoài giờ để vừa có thêm thu nhập vừa có thêm kiến thức.
Người ta tư tưởng khác mình mà bác, người ta nghe sếp hứa "Hãy cùng anh gây dựng công ty, sau này a lên e sẽ có chỗ đứng" mà thiệt ra đi đâu ổng cũng hứa như vậy hết. Ai nghe thì nghe k nghe thì thôi :):):) Ở đâu cũng có kẻ khờ kẻ dại mà bác.Ở cơ quan e mới bá đạo, hứa quần què gì tụi nó bác hết, tụi nó giãy đành đạch luôn chứ tưởng nói 2 3 câu mị là xong à! Nhưng mà vẫn phải có vàiđứa ngơ ngơ như vậy sau này sếp đẩy ra làm thí tốt hết. Còn mấy đứa giãy đành đạch vẫn sống nhăn răng.
 
Người ta tư tưởng khác mình mà bác, người ta nghe sếp hứa "Hãy cùng anh gây dựng công ty, sau này a lên e sẽ có chỗ đứng" mà thiệt ra đi đâu ổng cũng hứa như vậy hết. Ai nghe thì nghe k nghe thì thôi :):):) Ở đâu cũng có kẻ khờ kẻ dại mà bác.Ở cơ quan e mới bá đạo, hứa quần què gì tụi nó bác hết, tụi nó giãy đành đạch luôn chứ tưởng nói 2 3 câu mị là xong à! Nhưng mà vẫn phải có vàiđứa ngơ ngơ như vậy sau này sếp đẩy ra làm thí tốt hết. Còn mấy đứa giãy đành đạch vẫn sống nhăn răng.
Đồng nghiệp bác bá thế @@. Bá thế mà công ty ko cho ra đi ah
 
Tôi thấy ở voz này, có cả nói đùa và nói thật, rất nhiều người thường hay quan trọng hoá đồng lương. Cho dù nói đùa nhưng nếu mà đùa lắm thì cũng nhiều người tưởng thật ( 300 bài code thiếu nhi là 1 VD). Thế nên tôi làm 1 bài để chia sẻ cho các cháu SV đọc để biết rằng lương không quá quan trọng như ta vẫn nghĩ.

Vậy nếu lương không quan trọng thì cái gì mới là quan trọng?

1. Kiến thức

Trước khi và khi mới ra trường thì nên tập trung vào kiến thức. Các cháu SV phải nghĩ xem, chuyên ngành của mình học sẽ kiếm tiền ntn? Những người giỏi top trong ngành của mình là ai? Những người đó có kỹ năng, kiến thức gì ( ngoại ngữ? bằng cấp phụ trợ...). Sau đó nên tự xác định và trang bị cho mình những kỹ năng đó từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đi. VD: Ngoại ngữ, học ngành kẹc nào cũng nên trang bị món này. Ít nhất là phải đọc hiểu văn bản, trao đổi TA thuộc chuyên ngành mình học được trôi chảy;

Khi có kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ tốt thì lương tự nó cao ngay từ đầu thôi (Chứ không phải ngắm lương cao rồi ước nhé,đéo có đâu). IT code còn rối như canh hẹ thì mơ gì coder lương vài nghìn? Kiến trúc bản vẽ đọc còn ngọng thì lấy đâu ra bán 1 thiết kế tiền tỷ? Kế toán định khoản còn đéo vững mong gì được làm kiểm toán? Báo cáo tài chính còn cầm lộn ngược để đọc thì làm NH sao được...

Đó là trước khi ra trường...

Khi đi làm rồi thì kiến thức vẫn là quan trọng số 1. Ngành đéo gì thì nó cũng tiến hoá hằng ngày. Dừng học là ngu luôn chứ không cần phải chờ lâu. Khi mình làm một công việc, mình phải đặt câu hỏi là mình đang học được gì từ việc này? Nó cho mình được kiến thức và (quan trọng nè) mối quan hệ gì? Nếu thấy đéo học được gì, thì việc nhẹ, lương cao cũng không làm. Tưởng tượng mà xem: Ra trường kiếm được công việc đơn giản, lương cao. Thích quá, làm luôn 1 lèo hơn chục năm. Chục năm sau sếp ngứa mắt đuổi việc. Lúc đó bạn sẽ ntn? Đi xin việc ở đâu khi mà 10 năm vừa qua bạn chỉ làm 1 việc vớ vẩn, ai cũng làm được? Kinh nghiệm bản thân lúc này có gì? Lúc này ai sẽ nhận bạn? Đéo có ai cả. Bạn đã tự giết chết bản thân khi chỉ làm 1 công việc giản đơn trong 10 năm vừa rồi. Người khác trong 10 năm đó họ nhảy việc 3-4 lần. Trải nghiệm nhiều công việc khó. Tới lúc này kiến thức, kinh nghiệm đều rất phong phú, nhảy việc là lên làm sếp chứ lèm nhèm cũng méo thèm làm.

Thế nên khi làm gì cũng phải hỏi tự hỏi là học được cái gì? Nhiều khi bị giao thêm việc cũng tức lắm chứ. Nhưng nếu thấy còn thu lượm được kiến thức mới ở đó thì nên biết nén cục tức mà làm đi. Công việc nhiều rồi cũng sẽ trôi đi, chỉ có kiến thức là ở lại với ta mãi mãi...

2. Phúc lợi

Lắm chỗ lương rất bình thường, nhưng phúc lợi cho nhân viên thì vãi nồi. Chỗ bạn làm có được cơ quan bao nghỉ mát 5 sao ko? Có được bảo hiểm xịn xò ko? Có được phát iPad miễn phí? Có được cấp công cụ lao động đầy đủ, trang bị tận răng? Có được bao tiền đi về quê mỗi dịp lễ tết? Chế độ thưởng theo KPI có tốt? Chế độ thai sản có nhiều tiền ko? Có tổ chức thăm hỏi khi tứ thân phụ mẫu ốm, mất (bằng tiền nha, không phải mấy ông công đoàn đến à ơi mấy câu xong lượn đâu) không?.... Nhiều lắm các bạn trẻ. Phúc lợi này một năm cộng lại đôi khi cũng bằng nửa mẹ nó phần lương rồi. Đi làm mà cứ so lương rõ ràng là thấy thiển cận chưa?

3. Môi trường làm việc

Dành 1/3 đời người ngồi ở cái cơ quan, nó mà thối như cái hố xí thì làm ăn gì được? Đồng nghiệp trong cơ quan như nào? Sếp như nào ( tí bên dưới sẽ nói riêng thằng này)? Nhìn chung thì mây tầng nào gặp gió tầng đó. Một công việc đòi hỏi cao thì ít khả năng bạn sẽ gặp thành phần cặn bã xã hội ở đó. Nhiều khả năng sẽ là môi trường tốt. Tuy nhiên không chắc chắn nhé. Trăm người, mỗi người mỗi tính, kiểu đéo gì chả gặp thằng không ưa mình và mình không ưa nó. Lựa cách ứng xử với những trường hợp thiểu số này thôi. Các bạn Google 100 nơi làm việc tốt nhất VN. Cứ bám vào đó, lựa lấy doanh nghiệp tốt nhất của chuyên ngành mình học mà phấn đấu vào. Có sai thì khả năng sai cũng rất thấp. Tôi hiện đang làm ở 1 doanh nghiệp top 1 trong ngành ở danh sách đó và thấy nó tốt thật. Các bạn cũng nên thử.

Tất nhiên có khi tốt với đa số nhưng lại chả hợp với mình. Tính cách mình không hợp với văn hoá doanh nghiệp đó thì cũng không bền lâu được. Nhưng tôi ở đây không phân tích mấy cái thiểu số, chỉ nói đa số để định hướng thôi nhé.

4. Sếp

Theo tôi đây là cái quan trọng nhất đối với 1 người trẻ. Làm đầy tớ thằng khôn còn hơn làm thầy thằng ngu. Bạn nào trải qua rồi mới thấm. Một ông sếp giỏi có thể tiết kiệm cho bạn nhiều năm trải nghiệm, vấp ngã, tích luỹ kiến thức. Ngược lại, một thằng sếp đần có thể sẽ gieo vào bạn những thói xấu, suy nghĩ sai lệch và huỷ hoại sự nghiệp cả đời của bạn. Cái này thì rất khó để các bạn trẻ lựa chọn hay đánh giá. Mặc dù nó quan trọng nhất, nhưng tôi phải viết nó cuối cùng vì nó may rủi nhiều hơn. Đời tôi thì đã được gặp đủ cả 2 loại. Đa phần là khá oke, có dính 1 ông siêu ngu thì cũng rất may là chỉ phải làm cùng 1 năm. Cũng có gặp một anh giỏi, người cũng chỉ trong 1 năm đã cho tôi trưởng thành bằng cả 5-7 năm trước đó cộng lại. Khi bạn trưởng thành, có kiến thức, kinh nghiệm thì sợ gì người khác không dùng mình? Sợ gì lương thấp? Không có việc thì lại càng chẳng phải sợ.

-----------------

Bài trên là phân tích chung cho mọi người qua góc nhìn của tôi, một thằng dân ngu cu đen tự trèo lên cao bằng khả năng (và phần nhiều là may mắn) của mình. Cháu nào có yếu tố đặc biệt như kiểu bố làm to, doanh nghiệp của nhà lớn vđ thì thôi, bỏ qua khỏi đọc nhé. Chú xin nhận chú nói sai!

Đó là vài kinh nghiệm của bản thân tôi. Tôi muốn các bạn trẻ vozer tiết kiệm vài năm ngã sml nên post lên. Ai có duyên đọc, thực hành theo được thì tốt. Cũng là một cách gieo nhân lành.

Ai có gì bổ sung thì viết nhé. Tôi thấy có ích sẽ đưa lên #1 cho các cháu SV cùng đọc. Tất nhiên tôi sẽ phán xét theo góc nhìn chủ quan của tôi, là chủ topic này.

-----------------


-----------------



-----------------



-----------------



-----------------

Trong các post phản biện có anh này nói tôi thấy đúng và có tính xây dựng. Vozer nào trẻ thì đọc bài của tôi, làm lâu năm rồi thì tham khảo thêm ý kiến này cho phong phú.

(bài viết có quote nên quote lại bị mất, các anh bấm vào để đọc bài gốc)
Tôi hiểu phần nào ý của thớt và cũng đồng quan điểm với thớt.
Các thím đừng tách biệt và xoáy sâu vào vấn đề lương có quan trọng hay không?
Thớt đang định hướng cho các cháu sv sắp và mới ra trường, lúc này các cháu như 1 tờ giấy than :D, các cháu thiếu kiến thức thực tiễn, kinh nghiệm và giao tiếp xã hội. Thì khi tìm việc các cháu nên chú ý đến 4 điều thớt nói. Đừng đặt mức lương lên hàng đầu và đừng tự ti mặc cảm khi so sánh mức lương vơi bạn bè đồng trang lứa.
Các cháu nên bỏ ra 5 ~ 10 năm để học hỏi kiến thức thực tế và trau dồi kinh nghiệm. Sau đó mới suy nghĩ đến mức lương, và lúc này nó là quan trọng đó vì nó quyết định thành quả thời gian các cháu bỏ ra để học hỏi, giao tiếp và tạo quan hệ trk đó.
 
Những ai mà nó cái gì đó không quan trọng thì có 3 trường hợp xảy ra
  • nó không quan trọng thật
  • họ đã có nó rồi
  • đó là một thằng ngu
 
Đồng nghiệp bác bá thế @@. Bá thế mà công ty ko cho ra đi ah
Tụi nó bác đúng mà bác, nhưng chỗ e làm ai cũng có thân quen cả, làm căng thì sếp mệt, ổng còn phải lo điều hành chứ 2 3 chuyện vụn vặt này ai rãnh mà lo. Đại loại quyền lợi vụ vặt thôi k có gì lớn lao đâu. Chứ nếu mà bổ nhiệm chức vụ thì còn phải nhờ vào năng lực, quan hệ, uy tín chứ k phải giãy đành đạch là được.

Nhưng mình để ý mấy đứa mà ổng hay hứa này nọ r ổng khen giỏi rồi hứa hẹn tào lao, thực chất ổng chỉ làm ba cái việc lặt vặt cho ổng thôi, tiếng nói k có trọng lượng gì mấy, còn mấy đứa ổng chưởi tè le thì giao làm những công việc trọng điểm, thì thím thấy có lạ không?
 
Tôi hiểu phần nào ý của thớt và cũng đồng quan điểm với thớt.
Các thím đừng tách biệt và xoáy sâu vào vấn đề lương có quan trọng hay không?
Thớt đang định hướng cho các cháu sv sắp và mới ra trường, lúc này các cháu như 1 tờ giấy than :D, các cháu thiếu kiến thức thực tiễn, kinh nghiệm và giao tiếp xã hội. Thì khi tìm việc các cháu nên chú ý đến 4 điều thớt nói. Đừng đặt mức lương lên hàng đầu và đừng tự ti mặc cảm khi so sánh mức lương vơi bạn bè đồng trang lứa.
Các cháu nên bỏ ra 5 ~ 10 năm để học hỏi kiến thức thực tế và trau dồi kinh nghiệm. Sau đó mới suy nghĩ đến mức lương, và lúc này nó là quan trọng đó vì nó quyết định thành quả thời gian các cháu bỏ ra để học hỏi, giao tiếp và tạo quan hệ trk đó.
Thực tế kiến thức và mối quan hệ là quan trọng nhất, lương sẽ tăng nếu 2 điều trên tăng.
( 1 người có 9 năng tuổi nghề cho hay :v)
 
Câu trả lời sẽ khác nhau với từng thời điểm với từng con người có ý trí khác nhau.
Có người làm tướng được, có người làm quân được.
Ai cũng giỏi ra ngoài làm chủ được, thì xã hội này ai sẽ là con ong chăm chỉ chỉ biết làm và làm.
Đi làm quan trọng nhất là lương, cái vấn đề là người chủ có trả mức lương xứng đáng tại thời điểm đấy không.
Nếu có 1 cái máy có thể đo được, 1 ngày 1 người dành bn thời gian thưc sự làm việc, và bn thời gian lấy giờ của công ty để lướt voz thì sao nhỉ ?
 
mình thì đọc tài liệu tham khảo buổi tối hoặc khi rảnh, học 1 khoá học lấy chứng chỉ, chém gió trà đá với ae trong nghề, tích luỹ kinh nghiệm dần khi làm việc, lên google, diễn đàn (voz, tinh tế, otofun, nhóm facebook). Có vậy thôi bác
zFNuZTA.gif


via theNEXTvoz for iPhone
Không học từ công việc hả mike fence? Cái thực tế nhất sao không học?
 
Thì đang xiaolin mà haha

Lương là thước đo cơ bản nhất rùi. Ngay cả phúc lợi cũng dựa vào lương, ví dụ như bonus, thưởng cũng là thưởng bao nhiêu tháng lương trừ khi bạn làm sale ăn trên doanh số.

Luận điểm của mấy anh này là làm nhiều, vượt giờ nhưng ko nhận thêm lương để học tập. Nhưng bạn hoàn toàn có thể nhận việc làm ngoài giờ để vừa có thêm thu nhập vừa có thêm kiến thức.
Hê hê, tôi bảo làm thêm mà không cần thêm lương hồi nào mike fence?

Tôi chỉ nói là làm nhiều thì mới có nhiều kiến thức thôi. Được trả thêm lương chả tốt quá đi chứ? Cơ mà nếu không được trả thì cũng không phải là điều gì quá tệ hại. Chốt lại là nếu được vẫn tốt hơn, ngu gì không nhận?
 
đồ ngu. M` tưởng ngành nào cũng có mặt bằng chung cao như IT à?
Mày học Y ra làm cái gì ở VN có ngay lương 1k USD chỉ tao thử, đây là nói học Y bằng giỏi trường xịn như DH Y nha.
Tôi không làm ngành IT anh nhé. Lương ngành của tôi chỉ tầm 7tr-13tr rao trên mạng thôi, còn thua cả anh bác sỹ. Cơ mà như vậy không có nghĩa là ra trường phải nhận mức lương đó.

Do topic của tôi đang bàn về vấn đề lương không phải là thứ quan trọng nhất, vậy nên tôi xin không trình bày sâu về việc làm sao có lương cao ngay từ khi mới ra trường.
 
Lương là quan trọng nhất, đi làm là một mối quan hệ về kinh tế :) Kinh tế, chứ không phải tài chính. Vì thế nên mới có chuyện sau đây xảy ra
- Kiến thức, sếp, blabla... suy cho cùng cũng chỉ là những thứ tích lũy, để tăng phẩm chất, năng lực. Rồi những phẩm chất tích lũy đó sẽ được đánh đổi về mặt dài hạn là lương/thu nhập tăng lên nhiều hơn. Câu chuyện thớt nói chủ yếu chỉ có tác dụng khi cân nhắc lựa chọn trong ngắn hạn, nên chọn lương hay chọn kiến thức/sếp, ở một mức co giãn vừa phải.



- Môi trường làm việc, phúc lợi, trợ cấp... chỉ là những thứ râu ria để làm quán tính/sức ì cho nhân viên, tạo ra sự trung thành, kìm hãm bớt vấn đề nhảy việc. Không nên đem nó ra để cao hơn lương, buồn cười lắm :D Về bản chất, những thứ này đều đổi được bằng tiền. Môi trường làm việc chủ yếu là để giúp công ty có hiệu suất cao hơn (tốt cho công ty) và để nhân viên thoải mái hơn (tốt cho nhân viên). Để thoải mái hơn thì anh cứ có nhiều tiền và biết tiêu là sẽ được. Phúc lợi, trợ cấp cũng vậy, anh có thể tự bỏ tiền ra để acquire mấy thứ như bảo hiểm, xăng xe...



Kết luận, thì đi làm là để kiếm tiền :D Vì công ty có thể giúp bản thân mình phát triển, có phẩm chất tốt hơn, nhưng không thể giúp bố mẹ, vợ con mình tương tự. Mình cần dùng số tiền kiếm được để làm việc đó. Do vậy, không nên hy sinh một mức Y lương để đánh đổi mọi thứ lợi ích khác ngoài tiền, trừ khi chúng có thể làm đà để tạo ra thêm một khoản là X (X>Y) trong tương lai
Tiền là cái động lực rõ ràng nhất rồi.
Phấn đấu tốt hơn cũng là để giá trị bản thân cao hơn -> lương cao hơn.
Tất nhiên cũng phải so sánh và cân nhắc sự đánh đổi.
 
Cả thế giới này vận hành xoay quanh đồng tiền:feel_good:
Có trang bị kiến thức hay tich luỹ kinh nghiệm j thì mục đích chả phải để tăng luong hay sao? (Trừ 1 số trường hợp start up)

via theNEXTvoz for iPhone
 
Cả thế giới này vận hành xoay quanh đồng tiền:feel_good:
Có trang bị kiến thức hay tich luỹ kinh nghiệm j thì mục đích chả phải để tăng luong hay sao? (Trừ 1 số trường hợp start up)

via theNEXTvoz for iPhone
Thì tôi có bảo kiến thức với kinh nghiệm nhiều để cho vui đâu anh? Ý tôi là mới ra trường nên tập trung vào cái đó thì về sau lương mới tốt, thay vì chỉ nhìn vào lương ngay từ đầu.
 
Hồi lúc còn sinh viên em đọc bài của chủ thớt sẽ suy nghĩ dăm ba cái thằng xạo quần chém gió trên mạng. Làm lương không quan trọng thì gì mới quan trọng

Đi làm 1 thời gian rồi suy nghĩ cũng thay đổi dần. Phải tự mình trải qua, tích lũy thì ngộ ra được bản thân mình cần cái gì, chứ đọc suông suông thì dễ mâu thuẫn lắm :D
 
Tiền, thu nhập vẫn là thước đo chính. Đời dài ngắn khác nhau, tầm nhìn khác nhau. Có những người đánh đổi làm công việc 5-7tr hiện tại để 10 năm sau kiếm vài tỷ. Thế nên quan trọng nhất vẫn là tầm nhìn và lựa chọn. Sống ở thời điểm nào cũng nên thoải mái là tốt nhất, ko nên cố làm cái mình ko thích chỉ vì tiền, ai cũng có số rồi
 
Back
Top