Vì sao bạn bè hợp tác làm ăn thường tan đàn xẻ nghé ?

Em đã từng nhiều lần hợp tác với nhiều người để khởi nghiệp và gần 1/5 trong số đó đã ra đi. Nhẹ, thì vẫn vờ vui vẻ nhưng lòng vẫn đầy nỗi băn khoăn. Nặng, thì quay lưng trở mặt như chưa từng quen biết…
Việc quyết định khởi sự kinh doanh là việc lớn và khó ở trong cuộc đời mỗi con người chúng ta. Rõ ràng sự nghiệp là phương tiện để kiếm tiền và kiếm danh, tiền lại là phương tiện để chúng ta phục vụ cuộc sống, và cuộc sống chính là phương tiện để xuyên suốt cuộc đời này. Khi bắt đầu chúng ta thường sẽ tìm kiếm sự đồng hành từ chính những người bạn, những người thân của mình và một số ít thì hợp tác thành công cùng mang lại giá trị cho nhau, còn phần lớn sẽ tan đàn sẻ nghé sau một thời gian với vô vàn lý do khác nhau.
Dưới đây Đàm xin tổng hợp lại một số lý do mà bản thân đã từng mắc để các anh chị cùng chiêm nghiệm và góp thêm trải nghiệm của mình để cùng học hỏi.
Thứ không: Lôi bạn thân ra làm ăn
Ban đầu hợp tác toàn bắt đầu từ sự quen thân, đi nhậu cùng nhau thấy hợp cạ và rủ nhau làm ăn. Vì là bạn bè nên 9 thường bỏ làm 10 lâu dần thành quen, quen dần thành thói và đến này đẹp trời thì sự mập mờ này sẽ làm đôi ngả chia ly kết quả là mất cả bạn lẫn tiền . Ghi nhớ “Bạn làm ăn là để làm ăn 9 là 9, 10 là 10”
Thứ nhất : Hợp tác bằng cảm xúc
Những người tuổi trẻ thì cảm xúc rất lớn, Chúng ta thường quyết định rất nhanh ở lứa tuổi này, hai trái tim nóng gặp thêm hai cái đầu nóng cảm xúc trào giâng lý trí mất dần đánh mất mình và đánh mất luôn bạn mình cũng là điều dễ hiểu
Thứ hai: Cái Tôi
Cái Tôi được hình thành từ sự hiểu biết nông cạn của mình, trong sự hiểu biết đó cái chắc chắn đúng thì ít mà cái tưởng đúng thì lại quá nhiều, vậy nên khi tư duy chúng ta sẽ lôi tất cả kho hiểu biết của mình ra để quy chiếu và sinh ra quan điểm riêng dẫn đến áp đặt và nếu bị phản kháng lập tức xảy ra tranh cãi và kết quả là đôi ngả chia ly.
Thứ tư: Nhầm về khả năng của mình
Khả năng của mình là hữu hạn! Vì hữu hạn nên ta mới cầu tìm đồng đội. Chỗ này mấy ông dạy làm giàu hay kích thích mấy cái đầu nóng làm cho sự tưởng tượng về khả năng của mình rất kinh điển, vì vậy nên thường mắc bệnh ngôi sao, “chỉ tay lên trời hận đời vô đối”… Nhưng hãy ghi nhớ rằng “Sức mình có hạn, sức người mới vô hạn”
Thứ tư: Không xây dựng nguyên tắc rõ ràng và chuẩn mực
Cứ nghĩ là anh em, là bạn bè thì nguyên tắc để làm gì? Sẽ chẳng bao giờ đi đến tận cùng của con đường nếu không có những nguyên tắc để giữ mình. Sẽ đến hồi ai cũng sẽ cho mình đúng! nhưng cái đúng đó là đúng với chính họ tại thời điểm đó. Cái đúng đó bắt nguồn từ sự quy chiếu vào kinh nghiệm và sự cóp nhặt từ sách vở mà mỗi người từng trải khác nhau. Đúng chỉ là tạm thời và tương đối, chuẩn mực mới chính là tuyệt đối và mãu mãi . Nên khi không xây dựng nguyên tắc rõ ràng và chuẩn mực thì sớm hay muộn việc tranh cãi là đương nhiên!
Thứ năm: Thiếu sự tôn trọng
Lỗi này là lỗi ai cũng mắc nhưng không mấy người biết mình đang mắc. Việc tôn trọng nhau không hề đơn giản. Nó bắt nguồn từ sự chính trực của bản thân và tôn trong giá trị của con người mình trước hết. Khi mình trọng được mình, mình sẽ trọng được người khác, khi mình trọng được người khác thì mình sẽ trọng những thành quả mà người khác tạo ra cùng mình hoặc cho mình. Chẳng ai hợp tác được với nhau nếu thiếu đi chữ TRỌNG cả.
Thứ sáu: Thiếu kỷ luật & Cam kết
Đây là 2 điều cực kỳ quan trọng nó là hậu quả kéo theo của lỗi thứ năm “Thiếu Trọng”. Khi thiếu kỷ luật và thiếu cam kết sẽ phá vỡ luật chơi, phá vỡ nguyên tắc và đánh mất giá trị của con người mình, và khi đó mất bạn là việc đương nhiên sẽ diễn ra!
Thứ bảy : Không xây dựng luật chơi cụ thể
Luật chơi đơn thuần là một mảnh giấy ngồi thống nhất với nhau những điều thuộc về “cái chung” và “cái riêng” và kết quả của luật chơi là loại bỏ hết cái riêng để hướng tới cái chung. Sau đó hãy quy chiếu mọi sự việc, hiện tượng diễn ra trong tổ chức vào Luật chơi này và nguyên tắc trên kia.
Thứ cuối cùng: Không coi công ty là điểm tựa
Vì sao công ty tan nát? vì đơn giản chẳng ai tựa vào công ty cả. Chúng ta thường xuyên tựa vào nhau, tựa vào năng lực của nhau, và tựa vào cảm xúc của nhau. Khi mọi việc thuận thì thật vui vẻ. Khi mọi việc nghịch thì quanh sang lên án, phê phán. Công ty phải là một điểm tựa quan trọng của mọi người trong tổ chức, giám đốc có thể buồn, trưởng phòng có thể vui, có người khen ,có kẻ chê… Hãy kệ! Tựa vào tổ chức để đi cùng tổ chức, đừng chấp vào những con người đó vì tất cả chỉ là cảm xúc nhất thời. Một công ty tồn tại lâu dài thì nhiệm vụ của một giám đốc không phải là một điểm tựa cho nhân viên mà là biến cho điểm tựa ấy không còn quan trọng nữa.
Chúc các anh chị hợp tác thành công viên mãn.
 
đụng vào tiền mọi thứ sẽ phải sòng phẳng lúc đó ko còn khái niệm tình cảm
 
Đéo phải hợp tác làm ăn,mà đưa acc bet cho bạn chơi xong cũng mất bạn. Tôi chơi trả trước,nó bắn tiền thì có điểm chơi,đã thỏa thuận trước là tiền cỏ tôi lấy,cuối cùng nó thua quá lấy mẹ chơi luôn. Thoạt nhìn thì đéo nhiều,nhưng với tiền xác 10 chai,đánh qua đánh lại 1 ngày tiền cỏ tôi cũng được 5 xị. Về sau tôi nói ra thì nó nói sao tính toán quá,ok từ sau khỏi chơi nữa nha bạn.
 
Em đã từng nhiều lần hợp tác với nhiều người để khởi nghiệp và gần 1/5 trong số đó đã ra đi. Nhẹ, thì vẫn vờ vui vẻ nhưng lòng vẫn đầy nỗi băn khoăn. Nặng, thì quay lưng trở mặt như chưa từng quen biết…
Việc quyết định khởi sự kinh doanh là việc lớn và khó ở trong cuộc đời mỗi con người chúng ta. Rõ ràng sự nghiệp là phương tiện để kiếm tiền và kiếm danh, tiền lại là phương tiện để chúng ta phục vụ cuộc sống, và cuộc sống chính là phương tiện để xuyên suốt cuộc đời này. Khi bắt đầu chúng ta thường sẽ tìm kiếm sự đồng hành từ chính những người bạn, những người thân của mình và một số ít thì hợp tác thành công cùng mang lại giá trị cho nhau, còn phần lớn sẽ tan đàn sẻ nghé sau một thời gian với vô vàn lý do khác nhau.
Dưới đây Đàm xin tổng hợp lại một số lý do mà bản thân đã từng mắc để các anh chị cùng chiêm nghiệm và góp thêm trải nghiệm của mình để cùng học hỏi.
Thứ không: Lôi bạn thân ra làm ăn
Ban đầu hợp tác toàn bắt đầu từ sự quen thân, đi nhậu cùng nhau thấy hợp cạ và rủ nhau làm ăn. Vì là bạn bè nên 9 thường bỏ làm 10 lâu dần thành quen, quen dần thành thói và đến này đẹp trời thì sự mập mờ này sẽ làm đôi ngả chia ly kết quả là mất cả bạn lẫn tiền . Ghi nhớ “Bạn làm ăn là để làm ăn 9 là 9, 10 là 10”
Thứ nhất : Hợp tác bằng cảm xúc
Những người tuổi trẻ thì cảm xúc rất lớn, Chúng ta thường quyết định rất nhanh ở lứa tuổi này, hai trái tim nóng gặp thêm hai cái đầu nóng cảm xúc trào giâng lý trí mất dần đánh mất mình và đánh mất luôn bạn mình cũng là điều dễ hiểu
Thứ hai: Cái Tôi
Cái Tôi được hình thành từ sự hiểu biết nông cạn của mình, trong sự hiểu biết đó cái chắc chắn đúng thì ít mà cái tưởng đúng thì lại quá nhiều, vậy nên khi tư duy chúng ta sẽ lôi tất cả kho hiểu biết của mình ra để quy chiếu và sinh ra quan điểm riêng dẫn đến áp đặt và nếu bị phản kháng lập tức xảy ra tranh cãi và kết quả là đôi ngả chia ly.
Thứ tư: Nhầm về khả năng của mình
Khả năng của mình là hữu hạn! Vì hữu hạn nên ta mới cầu tìm đồng đội. Chỗ này mấy ông dạy làm giàu hay kích thích mấy cái đầu nóng làm cho sự tưởng tượng về khả năng của mình rất kinh điển, vì vậy nên thường mắc bệnh ngôi sao, “chỉ tay lên trời hận đời vô đối”… Nhưng hãy ghi nhớ rằng “Sức mình có hạn, sức người mới vô hạn”
Thứ tư: Không xây dựng nguyên tắc rõ ràng và chuẩn mực
Cứ nghĩ là anh em, là bạn bè thì nguyên tắc để làm gì? Sẽ chẳng bao giờ đi đến tận cùng của con đường nếu không có những nguyên tắc để giữ mình. Sẽ đến hồi ai cũng sẽ cho mình đúng! nhưng cái đúng đó là đúng với chính họ tại thời điểm đó. Cái đúng đó bắt nguồn từ sự quy chiếu vào kinh nghiệm và sự cóp nhặt từ sách vở mà mỗi người từng trải khác nhau. Đúng chỉ là tạm thời và tương đối, chuẩn mực mới chính là tuyệt đối và mãu mãi . Nên khi không xây dựng nguyên tắc rõ ràng và chuẩn mực thì sớm hay muộn việc tranh cãi là đương nhiên!
Thứ năm: Thiếu sự tôn trọng
Lỗi này là lỗi ai cũng mắc nhưng không mấy người biết mình đang mắc. Việc tôn trọng nhau không hề đơn giản. Nó bắt nguồn từ sự chính trực của bản thân và tôn trong giá trị của con người mình trước hết. Khi mình trọng được mình, mình sẽ trọng được người khác, khi mình trọng được người khác thì mình sẽ trọng những thành quả mà người khác tạo ra cùng mình hoặc cho mình. Chẳng ai hợp tác được với nhau nếu thiếu đi chữ TRỌNG cả.
Thứ sáu: Thiếu kỷ luật & Cam kết
Đây là 2 điều cực kỳ quan trọng nó là hậu quả kéo theo của lỗi thứ năm “Thiếu Trọng”. Khi thiếu kỷ luật và thiếu cam kết sẽ phá vỡ luật chơi, phá vỡ nguyên tắc và đánh mất giá trị của con người mình, và khi đó mất bạn là việc đương nhiên sẽ diễn ra!
Thứ bảy : Không xây dựng luật chơi cụ thể
Luật chơi đơn thuần là một mảnh giấy ngồi thống nhất với nhau những điều thuộc về “cái chung” và “cái riêng” và kết quả của luật chơi là loại bỏ hết cái riêng để hướng tới cái chung. Sau đó hãy quy chiếu mọi sự việc, hiện tượng diễn ra trong tổ chức vào Luật chơi này và nguyên tắc trên kia.
Thứ cuối cùng: Không coi công ty là điểm tựa
Vì sao công ty tan nát? vì đơn giản chẳng ai tựa vào công ty cả. Chúng ta thường xuyên tựa vào nhau, tựa vào năng lực của nhau, và tựa vào cảm xúc của nhau. Khi mọi việc thuận thì thật vui vẻ. Khi mọi việc nghịch thì quanh sang lên án, phê phán. Công ty phải là một điểm tựa quan trọng của mọi người trong tổ chức, giám đốc có thể buồn, trưởng phòng có thể vui, có người khen ,có kẻ chê… Hãy kệ! Tựa vào tổ chức để đi cùng tổ chức, đừng chấp vào những con người đó vì tất cả chỉ là cảm xúc nhất thời. Một công ty tồn tại lâu dài thì nhiệm vụ của một giám đốc không phải là một điểm tựa cho nhân viên mà là biến cho điểm tựa ấy không còn quan trọng nữa.
Chúc các anh chị hợp tác thành công viên mãn.
Các thứ anh liệt kê chả có thứ nào đúng nguyên nhân. Anh khởi nghiệp, hùn hạp làm chung với bạn bè người thân, nó thể hiện điều gì? Nó thể hiện việc anh thiếu tự tin, thiếu ý chí, thiếu tiềm lực, nên cần dựa vào nhau. Như một bầy gà cùng nhau đi kiếm ăn, có miếng ăn lại quay sang đấm nhau chí choé giành phần. Còn kẻ mạnh chúng nó khởi nghiệp 1 mình chứ hùn hạp làm chi. Khi cty lớn mạnh nó mới tìm thêm cổ đông, rồi IPO để dễ thoái vốn, dễ huy động vốn, dễ bơm thổi.
 
đụng vào tiền mọi thứ sẽ phải sòng phẳng lúc đó ko còn khái niệm tình cảm

Tiền chỉ là đại diện dễ thấy nhất của lợi ích thôi feng ạ. Cứ dính tới lợi ích là phải k được để bên yếu thế hơn bị thiệt thòi thì mới bền lâu đc
 
Back
Top