Vì sao căng thẳng Ấn Độ - Pakistan lại leo thang nhanh chóng?

Level up!

Senior Member
Vụ không kích của Ấn Độ vào lãnh thổ Pakistan ngày 7-5 cho thấy mức độ căng thẳng giữa hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đang leo thang nhanh chóng, bất chấp các lời kêu gọi kiềm chế từ quốc tế.

Ấn Độ - Ảnh 1.

Lực lượng an ninh Ấn Độ đứng gác gần hiện trường vụ rơi máy bay chiến đấu Wuyan, Pulwama, miền nam Kashmir - Ảnh: REUTERS

Rạng sáng ngày 7-5, Ấn Độ đã tiến hành các cuộc không kích nhằm vào Pakistan, làm leo thang cuộc xung đột giữa hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.

Theo báo New York Times, động thái này diễn ra sau vụ tấn công khủng bố hôm 22-4 tại khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát, khiến 26 người thiệt mạng, hầu hết là khách du lịch. Chính phủ Ấn Độ tuyên bố vụ việc có "liên hệ xuyên biên giới" với Pakistan, nhưng Pakistan đã bác bỏ mọi liên quan.
Vụ tấn công ở Kashmir: Giọt nước tràn ly
Căng thẳng giữa hai nước bắt đầu leo thang sau ngày 22-4, khi 26 người - hầu hết là khách du lịch theo đạo Hindu - đã bị sát hại ở vùng Baisaran Valley thuộc Kashmir do Ấn Độ kiểm soát. Những kẻ tấn công được cho là đã hỏi nạn nhân về tôn giáo trước khi nổ súng.

Vụ việc nhanh chóng trở thành một trong những cuộc tấn công nghiêm trọng nhất nhằm vào dân thường Ấn Độ trong nhiều thập kỷ qua.

Ấn Độ lập tức cáo buộc vụ tấn công có "liên hệ xuyên biên giới" với Pakistan, ngụ ý rằng các nhóm khủng bố được Pakistan hậu thuẫn có liên quan.

Mặc dù Nhóm Kháng chiến Kashmir, hay còn được biết đến với cái tên Mặt trận Kháng chiến (TRF), đã nhận trách nhiệm, các quan chức Ấn Độ nói rằng đây thực chất là bình phong cho tổ chức Lashkar-e-Taiba - nhóm vũ trang từng được Pakistan hậu thuẫn trong quá khứ.

Về phần mình, Pakistan phủ nhận việc hỗ trợ các nhóm vũ trang hoạt động ở Kashmir, dù các lãnh đạo nước này thường thể hiện sự ủng hộ đối với người Kashmir muốn ly khai khỏi Ấn Độ.

Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan Khawaja Muhammad Asif cũng khẳng định các nhóm như Lashkar-e-Taiba nay đã không còn hoạt động.

Ấn Độ - Ảnh 2.
Nhân viên y tế cấp cứu cho nạn nhân trong vụ tấn công hôm 22-4 - Ảnh: AFP
Nguồn gốc xung đột
Nguồn gốc xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan bắt nguồn từ cuộc chia tách Ấn Độ thuộc Anh năm 1947, dẫn đến việc thành lập nhà nước Ấn Độ chủ yếu theo đạo Hindu và Pakistan chủ yếu theo đạo Hồi.

Tháng 10 cùng năm, vị vua Hindu của bang Kashmir - nơi có đa số dân theo đạo Hồi - quyết định sáp nhập vào Ấn Độ, điều khiến Pakistan phản đối và dùng vũ lực can thiệp. Năm 1949, một thỏa thuận ngừng bắn do Liên hợp quốc làm trung gian đã chia cắt Kashmir.

Sau các cuộc chiến năm 1965 và 1971, đường ranh ngừng bắn trở thành Đường kiểm soát (LoC), với Ấn Độ kiểm soát khoảng 2/3 vùng Kashmir, phần còn lại do Pakistan nắm giữ. Tuy nhiên tranh chấp vẫn chưa được giải quyết.

Kể từ năm 1947, Ấn Độ và Pakistan đã trải qua ba cuộc chiến tranh cùng hàng loạt vụ đụng độ quân sự, phần lớn xoay quanh tranh chấp tại khu vực Kashmir.

Mâu thuẫn càng trở nên sâu sắc kể từ thập niên 1980, khi phong trào nổi dậy ở Kashmir bùng phát và Pakistan thừa nhận có hỗ trợ một số nhóm vũ trang ly khai.

Tình hình bất ổn diễn ra ở cả hai bên của vùng Kashmir bị chia cắt. Tại phần lãnh thổ do Pakistan kiểm soát, các cuộc biểu tình phản đối chính quyền Islamabad đã nổ ra.

Trong khi đó, ở phía do Ấn Độ kiểm soát, chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đã áp dụng chế độ quản lý trực tiếp từ trung ương, giúp giảm thiểu các vụ bạo loạn và tổ chức lại bầu cử vào năm ngoái.

Tuy nhiên chính sách kiểm soát chặt chẽ này cũng làm dấy lên sự bất bình sâu sắc trong cộng đồng người Hồi giáo địa phương, vốn cho rằng quyền tự trị của họ đã bị xóa bỏ.
 

an-pakistan-17465883399121042462470.jpg

Lực lượng tăng thiết giáp của Ấn Độ có hơn 4.200 xe tăng, còn Pakistan có khoảng 2.627 chiếc. Ảnh: The Business Standard

Quân số và ngân sách
Ấn Độ đang đứng thứ 4 trong Bảng xếp hạng Chỉ số sức mạnh quân sự toàn cầu năm 2025, trong khi Pakistan ở vị trí thứ 12.

Ấn Độ duy trì khoảng 1,46 triệu quân nhân tại ngũ và 1,15 triệu lính dự bị. Quân số thường trực của Pakistan là 654.000 người, được 500.000 nhân viên bán quân sự hỗ trợ.

Ấn Độ cũng có ngân sách quốc phòng lớn hơn, khoảng 79 tỉ USD cho năm tài chính 2026, đánh dấu mức tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Về phía Pakistan, ước tính phân bổ quốc phòng của nước này cho cùng năm tài chính là 7,6 tỉ USD. Điều này phản ánh khoảng cách đáng kể, tác động đến năng lực hoạt động và hiện đại hóa.

Sức mạnh không quân
Ấn Độ
vận hành 2.229 máy bay quân sự, bao gồm 513 máy bay chiến đấu như Rafale, Su-30MKI và Tejas. Với 1.399 máy bay các loại và 328 máy bay chiến đấu, Pakistan thua kém đáng kể về cả số lượng và năng lực.

Bên cạnh đó, Ấn Độ có lợi thế về trực thăng và máy bay tiếp nhiên liệu trên không, với 899 trực thăng so với 373 của Pakistan, cũng như 6 máy bay tiếp dầu trên không so với 4 chiếc của Pakistan.

Mặc dù có quy mô nhỏ hơn, không quân Pakistan vận hành các máy bay tương đối hiện đại như máy bay chiến đấu JF-17 Thunder và F-16.

Thêm nữa, Pakistan sở hữu nhiều máy bay huấn luyện quân sự hơn, 565 chiếc so với 351 của Ấn Độ, giúp tăng cường khả năng huấn luyện của nước này.

Sức mạnh hải quân
Hạm đội hải quân của Ấn Độ có 293 tàu, đứng thứ 6 trên toàn cầu, bao gồm 2 tàu sân bay (INS Vikramaditya và INS Vikrant), 13 tàu khu trục và 18 tàu ngầm.

Có thể nói, sức mạnh hải quân này bảo đảm Ấn Độ mở rộng phạm vi hoạt động vượt ra ngoài vùng biển khu vực, đủ điều kiện trở thành lực lượng hải quân "biển xanh" (blue-water navy) có thể hoạt động xa bờ.

Ở chiều ngược lại, hải quân Pakistan vận hành 121 tàu mà không có tàu sân bay hay tàu khu trục nào, duy trì một hạm đội tàu ngầm gồm 8 chiếc.

Phạm vi hoạt động hạn chế dọc theo biển Ả Rập khiến hải quân Pakistan được xếp vào loại hải quân "xanh lục" (green-water navy), chủ yếu giới hạn ở phòng thủ ven bờ.

Năng lực hạt nhân và tên lửa

Ấn Độ
Pakistan đều sở hữu vũ khí hạt nhân và hệ thống phóng. Tên lửa Agni-V của Ấn Độ, có tầm bắn vượt quá 5.200 km, đang phát triển phiên bản Agni-VI nâng cao khả năng răn đe.

Tên lửa tầm xa nhất của Pakistan là Shaheen-III, có tầm bắn khoảng 2.750 km. Dường như nước này đang nỗ lực mở rộng tầm bắn lên hơn 3.000 km.
 
Kiềm chế làm gì. Thời này là phải khô máu.
100 đang lên kế hoạch lấy 1 tỉnh của Canada, đang chuẩn bị kế hoạch quân sự lấy Greenland, tiền lệ có rồi. Nên các nước lớn làm theo thôi
 
1746598987235.png


Máy bay gì mà rụng như sung thế này. Nếu 5 chiếc mà toàn Rafale với Su 30 thì mặn phết:oops:
 
View attachment 3036973

Máy bay gì mà rụng như sung thế này. Nếu 5 chiếc mà toàn Rafale với Su 30 thì mặn phết:oops:

Theo tuổi trẻ thì Pakistan hạ 5 chiếc tiêm kích trong đó có chiếc máy bay chiến đấu Rafale

Pakistan tuyên bố đã bắn hạ 5 tiêm kích của không quân Ấn Độ và một máy bay không người lái trong hành động 'tự vệ', trong đó có tiêm kích Rafale hiện đại do Pháp sản xuất.

Theo Đài CNN, các nguồn tin an ninh của Pakistan cho biết trong 5 tiêm kích Ấn Độ mà nước này bắn hạ, có 3 chiếc là máy bay chiến đấu đa nhiệm Rafale - tài sản chiến lược của không quân Ấn Độ.

Chính quyền Ấn Độ vẫn chưa xác nhận bất kỳ thiệt hại nào với các tiêm kích và CNN chưa thể xác minh độc lập tuyên bố của Pakistan.

Theo CNN 5 máy bay chiến đấu + 01 drone (có máy bay Rafale, MIG -29, Su-30).

Pakistan says it shot down five Indian Air Force jets and one drone in “self-defense,” claiming Rafale jets – sophisticated multi-role fighters made in France – were among those downed as well as a MiG-29 and an SU-30 fighter. Indian authorities have not yet confirmed any planes lost. CNN cannot independently verify the claim and has reached out to the Indian government for a response.
 
Last edited:

Thread statistics

Created
Level up!,
Last reply from
Sarah Paxton,
Replies
12
Views
1,235
Back
Top