Vì sao công nghệ điện tử - bán dẫn của Nga lại có vẻ kém cỏi như vậy?

Aloha Snackbar

Senior Member
Vì sao công nghệ điện tử - bán dẫn của Nga lại có vẻ kém cỏi như vậy?

Kỹ thuật quân sự của Nga, bao gồm phần điện tử hiện vẫn rất tiên tiến, nhưng lợi thế chủ chốt ở chỗ chúng đều là đồ analog. Thiết kế 1 hệ thống Analog rất khó và tốn công sức nhưng làm mọi thứ chạy analog thì dễ hơn nhiều so với việc chuyển 1 số sang digital, sau đó lại chuyển về analog rồi trộn chúng nó lại với nhau. Việc này những người không có chuyên môn sâu về điện tử rất khó hiểu vì khi nhắc đến analog thì họ nghĩ đến tivi CRT, đầu băng VCR, điện thoại bàn hay các công nghệ thàng tiêu dùng cổ lỗ khác. Tất nhiên trong lĩnh vực hàng tiêu dùng thì kỹ thuật số chiếm ưu thế tuyệt đối. Thế nhưng nếu bạn muốn lập mô hình tính toán dự báo đường bay của 1 số lượng lớn mục tiêu trên không ghi nhận bởi radar cùng lúc với việc thiết lập đường bay cho các tên lửa bắn chặn và lọc noise, chịu đựng những thứ như EMP hay jamming chủ động thì các hệ thống analog lại có hiệu quả hơn. Bạn sẽ phải xây dựng các hệ thống tính toán analog đặc trưng cho mỗi tác vụ đặc biệt đó, sao cho chúng phải cho ra kết quả gần như tức thì với độ chính xác mà không 1 hệ thống kỹ thuật số nào có thể đạt được, đồng thời nó còn phải bền bỉ trong môi trường rung lắc, gia tốc lớn, nhiệt độ cao; những thứ này cần phải có đội ngũ được đào tạo chuyên môn hóa và mức độ chuyên nghiệp cực cao.

Tại Liên Xô, những bộ óc giỏi nhất và sáng tạo nhất đều làm trong ngành Kỹ thuật quân sự và các Viện Nghiên cứu nhà nước với các sản phẩm được áp dụng cho quân sự và tình báo trước tiên. Ví dụ như điện thoại di động kích cỡ nhỏ và mỏng hơn bàn tay đã được phát minh ở Liên Xô 50 năm trước, tuy nhiên, ngay lập tức nó trở thành bí mật quân sự và chỉ được sử dụng cho các nhân viên tình báo. Nếu như bạn là người sáng tạo, đam mê và kỷ luật, bạn có thể làm ra mọi thứ chạy, bay, bắn được thì tất nhiên bạn sẽ làm cho nhà nước, vì đó là nơi tiền đổ vào.

Ngày nay, hầu như tất cả các thiết bị điện tử tiêu dùng đều là hàng kỹ thuật số; ngay trong thời kỳ hưng thịnh nhất của Liên Xô họ đã không chú trọng đến mảng này và tụt hậu so với phương Tây, cộng thêm “Thập kỷ mất mát” sau khi Liên Xô sụp đổ, vì thế, bất kỳ thứ gì liên quan đến kỹ thuật số mà Nga làm ra hiện nay đều là làm từ con số 0. Làm từ con số 0 có nghĩa là dù có làm được thì chúng cũng không khả thi về kinh tế và không thể cạnh tranh với sản phẩm có sẵn trên thị trường. Việc thiết kế các hệ thống kỹ thuật số tốn nhiều thời gian và tiền đầu tư, ví dụ như tiền xây dựng 1 nhà máy sản xuất vi mạch bán dẫn cùng hệ thống nghiên cứu đi kèm có thể tốn từ vài tỷ đến vài chục tỷ đô la. Thêm nữa, nếu như bạn muốn bắt kịp với các công ty có sẵn trên thị trường, bạn cần phải thay thế toàn bộ dây chuyền hoặc xây nhà máy mới sau mỗi vài năm (ví dụ như cuộc đua giảm cỡ transitor trên chip hiện nay, từ 22  16  7 nm). Do đó, bạn cũng cần phải sản xuất và BÁN được 1 số lượng chip khổng lồ thì mới có thể tránh được cảnh lỗ chỏng gọng. Cộng với tình hình luôn bị chiến tranh hàng hóa, cấm vận kinh tế đe dọa, việc này đối với nước Nga là bất khả thi. Việc sản xuất chip cũng là ngành kinh doanh ít lãi vì hầu hết lợi nhuận rơi vào tay những người sở hữu bằng phát minh về thiết kế chip. Do đó, việc bắt Nga có được 1 công ty sản xuất chip như TSMC, Intel hay AMD giờ không thể, tương lai cũng không thể. Những thứ như chip Elbrus được làm ra cho những tác vụ tính toán số lượng lớn song song ứng dụng cho quân sự và siêu máy tính, nó có thể được thiết kế lại để phục vụ thị trường dân sự, nhưng như thế là phí tiền và cũng không bao giờ hiệu quả bằng các kiến trúc X86, X64 hiện nay. Những thứ chip như vậy đã hoàn hảo cho những việc người ta thiết kế nó làm và càng ngày càng tốt hơn, nhưng chắc chắn nó sẽ không bao giờ chen chân vào thị trường dân sự được.

Hiện giờ ở Nga, tất nhiên là họ vẫn sản xuất được những thứ dân họ cần và bán với giá dễ chịu, từ ô tô (Loại xe được bán nhiều nhất trên thị trường Nga theo số lượng vẫn là Lada), hàng điện lạnh, điện tử như tủ lạnh, tivi, laptop, phụ tùng máy tính, điện thoại, action cam. Họ phát huy ưu thế là phần mềm (năm 2018, Nga xuất khảu 10,5 tỷ USD phần mềm) mà không đâm đầu vào những thứ đã không thể theo như chế tạo chip dân dụng hay làm panel LCD chẳng hạn. Có rất nhiều người cũng hỏi mình là sao ở các thành phố lớn như Saint Petersburg, Moskva không thấy bóng dáng ô tô và điện thoại Nga. Tất nhiên, hàng nội địa Nga chưa thể chạy đua ở phần khúc hi-end như Xiaomi hay Huawei làm được, vì thế, thị trường của nó chính là phần còn lại của nước Nga, nơi mọi người không giầu bằng.

FB_IMG_1615484922586.jpg

Ảnh: Viện Nghiên cứu Thiết bị bán dẫn (Tomsk) (NIIPP)

NIIPP được thành lập tháng 1/1964 qua quyết định số 02 của Hội đồng Quốc gia về kỹ thuật Điện tử Liên Xô. Nguồn lực ban đầu của viện là các chuyên gia của trường Đại học Quốc gia Tomsk TSU và cơ sở vật chất của Viện Vật lý Kỹ thuật Siberia.

Về mảng dân sự, NIIPP nghiên cứu sản xuất các thiết bị bán dẫn loại A3B5, dựa trên nền vật liệu Gali -Arsen, các thiết bị detector, pulse diode...

Về quân sự, NIIPP chịu trách nhiệm sản xuất các khí tài trinh sát, đặc biệt quan trọng là loại radar tự dẫn lắp trên các tên lửa phòng không như 48N6, 9M91 trên các hệ thống phòng không tầm xa như S-300, S-350, S-400.

Nguồn : https://m.facebook.com/groups/2030875636993123/permalink/2907504502663561/
 
Chỉ thắc mắc vì sao Nga nó đã nỗ lực khuyến khích sinh đẻ đủ các kiểu mà dân nó cứ ngày một giảm. Cường quốc sao được khi dân số chỉ bằng nhõn 1/10 thằng TQ.
 
Chỉ thắc mắc vì sao Nga nó đã nỗ lực khuyến khích sinh đẻ đủ các kiểu mà dân nó cứ ngày một giảm. Cường quốc sao được khi dân số chỉ bằng nhõn 1/10 thằng TQ.
Mất Ukraine, nơi tập trung 1 lượng dân số trẻ đông đảo, hạ tầng khoa học công nghệ và vựa lúa của Liên Xô.

Edit lý do : Thiếu dân số trẻ => Thiếu người đẻ. Thiếu hạ tầng công nghệ kỹ thuật => không thu hút được dân cư, đặc biệt có trình độ, tăng tỉ lệ thất nghiệp, dân phải đu sang nước khác. Thiếu lúa mì => ít lương thực tự chủ để nuôi dân
 
Last edited:
Thế nhưng nếu bạn muốn lập mô hình tính toán dự báo đường bay của 1 số lượng lớn mục tiêu trên không ghi nhận bởi radar cùng lúc với việc thiết lập đường bay cho các tên lửa bắn chặn và lọc noise, chịu đựng những thứ như EMP hay jamming chủ động thì các hệ thống analog lại có hiệu quả hơn.
Nguồn : https://m.facebook.com/groups/2030875636993123/permalink/2907504502663561/
Các đoạn khác thì chả biết chứ riêng cái này là nhảm loz
Ví dụ kỹ thuật gây nhiễu thì việc sử dụng Digital radio frequency memory DRFM để nhớ và tạo xung hiệu quả và chính xác hơn hẳn so với analog conversion
Về mặt radar thì bọn Digital beam forming (DBF) cũng chống nhiễu tốt hơn hẳn so với analog beamforming, mỗi tội là đắt hơn.
 
Các đoạn khác thì chả biết chứ riêng cái này là nhảm loz
Ví dụ kỹ thuật gây nhiễu thì việc sử dụng Digital radio frequency memory DRFM để nhớ và tạo xung hiệu quả và chính xác hơn hẳn so với analog conversion
Về mặt radar thì bọn Digital beam forming (DBF) cũng chống nhiễu tốt hơn hẳn so với analog beamforming, mỗi tội là đắt hơn.
Tôi vốn dân xã hội, không phải dân kỹ thuật nên không rõ mấy thứ này. Tuy nhiên tay viết bài này là 1 gã du học sinh về hạt nhân và kỹ thuật quân sự , gã nghĩ như vậy chắc chắn không hề đơn giản và có lý do
 
Thực sự từ sau khi LX sụp đổ, chưa thấy một sản phẩm nào mà Nga sản xuất có tính đổi mới và đột phá, nhìn từ các khí tài quân sự thấy như các bản cải tiến của các khí tài từ thời LX lên. Cũng khó trách vì chảy máu chất xám, mất nguồn lực sau khi chia rẻ, xáo trộn trong cơ chế, các lệnh trừng phạt, giá dầu,.... ảnh hưởng rất nhiều.
 
Tôi vốn dân xã hội, không phải dân kỹ thuật nên không rõ mấy thứ này. Tuy nhiên tay viết bài này là 1 gã du học sinh về hạt nhân và kỹ thuật quân sự , gã nghĩ như vậy chắc chắn không hề đơn giản và có lý do
:giggle: Kỹ thuật quân sự nó có cả trăm mảng ông ơi, rộng lắm. Ông học về khí động học không có nghĩa là ông sẽ biết về điện tử. Hạt nhân lại là 1 ngành khác hoàn toàn nữa. Nên tôi đồ là tay kia xiao lìn. Mấy ông trên fb thì hay chém gió ảo lòi ra.
Như cái thằng xe ôm 2bi hồi trước hay chém gió trên voz bây giờ cũng hay lập nick ảo viết bài định hướng trên mấy group, viết ngu như lợn nhưng lúc nào cũng chém là được tiếp cận các vũ khí quân sự rồi
 
Last edited:
Sao ko hỏi các nước như Anh, Pháp, Đức hầu như cững ko nghe nói mảnh này

công nghệ điện tử vi mạch thấy châu á giỏi hơn châu âu, nhật, hàn, đài
 
Sao ko hỏi các nước như Anh, Pháp, Đức hầu như cững ko nghe nói mảnh này

công nghệ điện tử vi mạch thấy châu á giỏi hơn châu âu, nhật, hàn, đài
Tôi tưởng có Nhật chung mâm bọn EU và Mỹ chứ Hàn Đài gia công chiếu dưới chứ tuổi gì sánh vai
 
Tôi tưởng có Nhật chung mâm bọn EU và Mỹ chứ Hàn Đài gia công chiếu dưới chứ tuổi gì sánh vai
Anh Pháp Đưc lam linh kiện điện tử như Hàn Đài Nhật từ bao giờ thế, đến cả xe mec còn ráp đồ nhật của hitachi
 
Chỉ thắc mắc vì sao Nga nó đã nỗ lực khuyến khích sinh đẻ đủ các kiểu mà dân nó cứ ngày một giảm. Cường quốc sao được khi dân số chỉ bằng nhõn 1/10 thằng TQ.
Các cuộc cải cách hậu xô viết làm đất nc Nga rất "vũ lực", tỷ lệ sinh ở Nga thời đó ko thấp, nhưng tỷ lệ thanh niên lại thấp, do trẻ trâu Nga chết nhiều, dẫn đến hiện tại số dân trong tuổi sinh đẻ ít lại.
Sức mạnh của Nga hiện tại đến từ sức mạnh quân sự được phát triển chính từ chế độ cũ và tiền từ dầu mỏ.
 
Anh Pháp Đưc lam linh kiện điện tử như Hàn Đài Nhật từ bao giờ thế, đến cả xe mec còn ráp đồ nhật của hitachi
Mày biết công nghệ lõi ngành bán dẫn của thằng nào không. Nhật thì có cửa chung mâm. Còn HQ thì đéo có tuổi nhé.
 
Tôi vốn dân xã hội, không phải dân kỹ thuật nên không rõ mấy thứ này. Tuy nhiên tay viết bài này là 1 gã du học sinh về hạt nhân và kỹ thuật quân sự , gã nghĩ như vậy chắc chắn không hề đơn giản và có lý do
ông kia nói đúng đấy, mấy thằng facebook hay chém bậy lắm
Đọc về kỹ thuật quân sự bây giờ tôi toàn xem trên
https://basicsaboutaerodynamicsandavionics.wordpress.com/
hoặc
https://www.secretprojects.co.uk/
https://www.f-16.net/
ít ra biết là phi công hoặc kỹ sư thật nó viết bài
 
Của ai nói xem
ARM công ty nắm hàng loạt bằng sáng chế thiết kế chip là của Anh(hiện tại Nvidia đã mua lại).
Còn ASML của Hà Lan là thằng cung cấp máy quang khắc chip để tạo lên con chip bán dẫn,tất cả mọi thằng muốn sản xuất chip để phải mua của 2 thằng này.
 
Anh Pháp Đưc lam linh kiện điện tử như Hàn Đài Nhật từ bao giờ thế, đến cả xe mec còn ráp đồ nhật của hitachi
Linh kiện điện tử nó chỉ là end users, k có giấy phép, công nghệ lõi thì làm bằng niềm tin à. Hàn Đài ngoài gia công ra thì anh tìm hộ tôi xem nó nắm những công nghệ lõi nào của công nghiệp bán dẫn vậy. Mỹ EU có ARM, ASML... Nhật có Canon, Mitsu, Nikon... Hàn Đài có gì mà đòi sánh vai cùng bọn nó
 
ARM công ty nắm hàng loạt bằng sáng chế thiết kế chip là của Anh(hiện tại Nvidia đã mua lại).
Còn ASML của Hà Lan là thằng cung cấp máy quang khắc chip để tạo lên con chip bán dẫn,tất cả mọi thằng muốn sản xuất chip để phải mua của 2 thằng này.
Đức Pháp mà liên quan gì hl
 
Linh kiện điện tử nó chỉ là end users, k có giấy phép, công nghệ lõi thì làm bằng niềm tin à. Hàn Đài ngoài gia công ra thì anh tìm hộ tôi xem nó nắm những công nghệ lõi nào của công nghiệp bán dẫn vậy.
Vậy Đức Pháp nắm gì
 
Back
Top