thảo luận Vì sao đồng hồ cơ lại đắt tiền ?

dianny2010

Junior Member
Đồng hồ cơ là loại đồng hồ có động cơ cấu thành từ linh kiện cơ khí cực kì phức tạp và tinh vi, thường có giá thành cao và được xem là tiêu chuẩn đẳng cấp cho đồng hồ đeo tay.

Đồng hồ cơ là gì?

(T&H Store) Đồng hồ cơ là loại đồng hồ sử dụng bộ máy lắp ráp từ các linh kiện cơ khí và hoàn toàn không có các chi tiết điện tử, chuyển động nhờ nguồn năng lượng cơ học do dây cót sinh ra.

Trong số các loại bộ máy đồng hồ hiện nay thì máy cơ là loại cổ nhất với tiền thân là các đồng hồ lớn vào khoảng thế kỉ 15, đến khoảng cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 thì bộ máy cồng kềnh đó đã được thu gọn lại và sinh ra đồng hồ đeo tay.

Từ đó đến nay, độ chuẩn xác của bộ máy cơ vẫn không hề suy giảm, và vì sự phức tạp lẫn tinh vi trong cấu tạo của mình mà chúng có giá chế tác rất cao, đồng thời cũng trở thành tiêu chuẩn về đẳng cấp và nghệ thuật của đồng hồ đeo tay.

Dong-ho-co-orient-e1490081960859.jpg

Dựa theo cơ chế của bộ máy, đồng hồ cơ được chia làm 2 loại là đồng hồ cơ lên dây cót bằng tay (Hand Winding/ Hand-Wound/Manual Wind) và đồng hồ cơ tự động lên dây cót (Automatic/Self-Winding).

Cấu tạo của đồng hồ cơ

Như đã nói, cấu tạo của đồng hồ cơ rất phức tạp và bao gồm rất nhiều linh kiện tinh vi, nhưng tựu chung thì tất cả các loại máy đồng hồ cơ sẽ có các bộ phận chính yếu như sau:

dong-ho-co-la-gi-cac-kien-thuc-co-ban-ve-dong-ho-may-co-la-gi-len-day-thu-cong-linh-kien-chinh.jpg

1. Dây cót: là bộ phận tiếp nhận năng lượng. Khi ta vặn dây cót thì sẽ tạo thành năng lượng tích trữ, năng lượng tích trữ trong cót sẽ chuyển dần đến các bánh răng truyền động, rồi từ bánh răng truyền động sẽ chuyển đến các bộ phận khác.

2. Các bánh răng truyền động: là nhóm linh kiện chịu trách nhiệm truyền năng lượng từ cót đến các bộ phận khác.

3. Bộ hồi: là nhóm linh kiện tiếp nhận năng lượng từ bánh răng truyền động và chuyển đến Bộ dao động, đồng thời tiếp nhận năng lượng đã được phân bổ đều đặn trả về từ Bộ Dao Động để truyền cho Nhóm bánh răng giờ phút giây. Các linh kiện chính của bộ hồi gồm ngựa, bánh xe gai,…

4. Bộ dao động: là nhóm linh kiện chịu trách nhiệm điều tiết (chia đều năng lượng “vô trật tự” từ cót thành “lượng vừa đủ”) để xoay các kim sao cho kim chuyển động đều đặn mỗi một phần nhỏ của giây. Các linh kiện chính gồm: con lắc, dây tóc…

5. Nhóm bánh răng giờ phút giây (và nhiều bánh răng chức năng khác): từ sự phân bổ năng lượng của các nhóm bộ phân trên, các bánh răng lần lượt nhận năng lượng và chuyển động đều đặn khiến các kim giờ phút giây xoay đều theo, từ đó hiển thị thời gian lên mặt đồng hồ.

Ngoài ra còn có các bộ phận phụ như khung nền, cầu đóng vai trò nẹp cố định các linh kiện khác, hay chân kính (Jewel), ốc, bi trượt, nẹp, càng đẩy, … tùy theo tính năng. Chúng có thể hỗ trợ cho các linh kiện khác như chống ma sát, neo giữ, trượt,… Tất cả đều nhằm tăng hiệu quả vận hành lâu dài của bộ máy cơ đồng hồ.

Các đặc điểm và tính năng cơ bản của đồng hồ cơ

Nhìn chung, đồng hồ cơ có các đặc điểm nhận dạng như sau: kim trôi (kim chạy như lướt chứ không nhích từng nấc); áp tai vào mặt đồng hồ sẽ nghe thấy tiếng tích tắc đều đặn. Có nhiều mẫu ở mặt sau hoặc ngay trên mặt số sẽ để lộ một phần máy cơ ở bên trong. Và quan trọng nhất, đồng hồ cơ hoàn toàn không cần thay pin.

Với phần lớn đồng hồ cơ, thời gian hoạt động sau khi dây cót đầy là trung khoảng 40 giờ, mẫu cao cấp có thể từ 80 giờ đến cả tháng. Hết thời gian này nếu không được đeo/ lên dây cót, đồng hồ sẽ đứng máy cho đến khi được vặn cót lại. Đồng hồ càng đầy cót thì càng chạy chính xác.
Sản phẩm của tên tuổi có uy tín thường có sai số nằm trong khoảng -20 đến +40 giây mỗi ngày. Đồng hồ càng đắt tiền thì sai số hầu như sẽ nhỏ, nếu đạt tiêu chuẩn độ chính xác cao hoặc tinh chỉnh công phu có thể sẽ sai chỉ vài ba giây mỗi ngày.

Phân biệt các loại đồng hồ cơ

Đồng hồ cơ đeo tay hiện nay được chia làm 2 loại chính (dựa trên máy) gồm: Đồng hồ lên dây cót bằng tay và Đồng hồ Automatic (tự động lên dây khi đeo). Đồng hồ lên dây cót bằng tay yêu cầu phải vặn núm 15-20 vòng mỗi ngày để lên dây cót; còn Đồng hồ Automatic khi đeo hơn 8 tiếng ngày sẽ tự sinh ra đủ năng lượng chạy khoảng 1 ngày.

Đối với các loại đồng hồ nắp đáy có lộ máy, có thể phân biệt Đồng hồ lên dây cót bằng tay và Đồng hồ Automatic bằng các tìm bánh đà (mảnh kim loại hình bán nguyệt hoặc góc tư). Khi lắc nhẹ đồng hồ thấy bánh đà xoay thì đó là loại automatic. Còn nếu có mảnh kim loại nhìn giống hình bán nguyệt nhưng chúng không xoay, thì đó không phải là bánh đà và đồng hồ là loại lên dây cót bằng tay.

dong-ho-co-la-gi-cac-kien-thuc-co-ban-ve-dong-ho-may-co-la-gi-so-sanh-Flieger_SW210-len-day-thu-cong-Flieger_Chrono_werk-tu-dong.jpg

Bên trái là đồng hồ lên dây cót bằng tay, bên phải là đồng hồ automatic​

Bản thân Đồng hồ Automatic còn được chia nhỏ thành 2 loại nữa đó là: Tự Động (chỉ đeo mới chạy) và Bán Tự Động (đeo hoặc lên dây thủ công đều chạy). Hiện nay, trên thị trường hầu hết Đồng hồ Automatic đều là “Bán Tự Động”.

*Bài viết có tham khảo từ FPTShop

Nguồn
https://dongho-tnh.com/vi-sao-dong-ho-co-lai-dat-tien/
 
Last edited:
Cho em hỏi em muốn mua đồng hồ đầu tiên cho mình thì em nên đầu tư vào casio edifice ( Casio EFR-S108D ) hay seiko 5 dây nato 4 triệu ạ ! Ngoài ra em mua tại watchstore cho em hỏi là nơi đó bán uy tính không mọi người?
 
Cho em hỏi em muốn mua đồng hồ đầu tiên cho mình thì em nên đầu tư vào casio edifice ( Casio EFR-S108D ) hay seiko 5 dây nato 4 triệu ạ ! Ngoài ra em mua tại watchstore cho em hỏi là nơi đó bán uy tính không mọi người?
BÁC GHÉ KÊNH YOUTUBE ĐỒNG HỒ HAY MÀ XEM CHO CHI TIẾT BÁC NHÉ
 
Back
Top