thảo luận Vì sao MV tỷ view 'Gangnam Style' lại trở thành cơn ác mộng của Psy?

bigworld_2007

Senior Member
Cover_desk.jpg


Tháng 7/2012 - cách đây 8 năm, âm nhạc thế giới đón nhận một hiện tượng mang tên "Gangnam Style". Bản hit này đã mang về cho Psy những thành tích không tưởng.
Đến nay, tính tới tháng 1/2020, Gangnam Style đứng thứ 5 trong top MV có nhiều lượt xem nhất thế giới. Lượt view của MV vẫn đang tăng. Theo số liệu hiện tại, Gangnam Style đạt 3,6 tỷ lượt xem trên YouTube.



Ca khúc và điệu nhảy ngựa trứ danh đã đưa Psy ra khắp thế giới, kể từ tháng 7/2012. Nhưng cũng chính điệu nhảy này đã trở thành "cơn ác mộng" khi suốt 8 năm qua, Psy dù nỗ lực bao nhiêu cũng không thể vượt qua cái bóng quá lớn của Gangnam Style để lại.

Subtitle_01.jpg

“Dù thế gian này phán xét ra sao, tôi vẫn sống như cách tôi đã sống… Tôi không phải là soái ca, nhưng thỉnh thoảng trông cũng ngầu. Tôi hài hước chứ đâu phải kẻ lố lăng. Tôi đâu phải thằng điên, chẳng qua chỉ là không được bình thường thôi…”, Psy từng ngạo nghễ cất lên lời ca mang tính “gợi đòn” như thế trong bài hát Napal Baji, như một tuyên ngôn về bản ngã của anh.

Như lời ca khúc trên, “ngầu”, “hài hước” và “không được bình thường” là những tính từ mà Psy theo đuổi suốt nhiều năm qua, kể từ lúc bắt đầu dấn thân vào âm nhạc.

Psy tên thật là Park Jae Sang, sinh trưởng trong một gia đình giàu có tại quận Gangnam nổi tiếng xa hoa của Hàn Quốc. Âm nhạc Hàn Quốc có lẽ sẽ không bao giờ có được hiện tượng Gangnam Style, nếu chàng thanh niên Jae Sang đi theo con đường trở thành doanh nhân như bố mẹ anh vạch sẵn cho con trai.

Image_01.jpg


Thuở nhỏ, Park Jae Sang say mê nhạc của Queen và xem ca sĩ người Anh - Freddie Mercury - là hình mẫu lý tưởng. Sau này, những ngày ở Mỹ, anh được tiếp xúc với hip-hop. Phong cách và cá tính âm nhạc của những rapper huyền thoại như Tupac Shakur, Notorious B.I.G., Dr. Dre, Eminem, Snoop Dogg… là nguồn cảm hứng cho chàng thanh niên họ Park tạo nên màu sắc của riêng mình.

Theo học ngành kinh tế tại Đại học Boston và Học viện Âm nhạc Berklee chẳng được bao lâu, vì lười đến lớp, anh bỏ dở và dùng tiền chu cấp hàng tháng của gia đình để mua nhạc cụ điện tử, bắt đầu hành trình biến giấc mộng thành hiện thực.

Rời xứ cờ hoa, Park Jae Sang trở về quê nhà và gia nhập showbiz dù sở hữu khuôn mặt kém nổi bật, thân hình có phần thừa cân. Anh lấy nghệ danh Psy, viết tắt của từ “Psycho” (tâm thần).

Ngay khi bước vào âm nhạc, Psy được ví là “kẻ tâm thần liều lĩnh” vì xưa nay hiếm có chuyện một nam hoặc nữ ca sĩ tại Hàn Quốc liều lĩnh dấn thân vào nghệ thuật khi không có lợi thế về ngoại hình.

Vẻ ngoài không thuộc dạng “soái ca”, đã thế, Psy còn theo đuổi phong cách dị biệt, nổi loạn. Bởi vậy, giai đoạn đầu, anh không hợp nhãn số đông. “Khi tôi ra mắt vào năm 2000, người ta cười nhạo, nhưng sau đó, họ dõi theo và bị cuốn hút”, Psy nói về hành trình chinh phục khán giả trong một cuộc phỏng vấn với Billboard.

Psy,  Gangnam Style anh 1
Trước khi đầu quân cho YG, những album đầu tiên của nam ca sĩ như Psy From the Psycho World, Sa 2, 3 Mai đều nằm giữa hai luồng yêu ghét vì ngôn từ không phù hợp. Sa 2 còn từng bị cấm bán cho thính giả dưới 19 tuổi vì chứa từ ngữ kích động xấu tới trẻ chưa đủ tuổi vị thành niên.

Song, yêu cũng được, ghét cũng chẳng sao, Psy bỏ ngoài tai mọi lời khuyên nhủ, phớt lờ hàng loạt ý kiến chỉ trích để “cháy” với thứ âm nhạc của riêng mình. Ca khúc chính của album thứ ba - Champion - mang về cho anh giải thưởng đầu tiên trong sự nghiệp.

Điều quan trọng hơn tất thảy là chủ nhân hit Gangnam Style dần khẳng định được màu sắc riêng của mình. “Kẻ tâm thần” được trao biệt danh "The Bizarre Singer" (gã ca sĩ kỳ quái) nhờ cá tính mạnh mẽ trong âm nhạc, ngoại hình không “đụng hàng” và những bước nhảy điên rồ chỉ có Psy mới tưởng tượng ra.

Thập niên 2010 đến cũng là lúc sự nghiệp của Psy bước sang trang mới. Anh gia nhập YG Entertainment, rồi được công ty này định hướng đi theo con đường chuyên nghiệp hơn. Chất quái dị của Psy vẫn được giữ gìn, nhưng đã có sự tiết chế.

Dưới trướng YG, Psy chạm tới tột đỉnh vinh quang, khi Gangnam Style ra đời.

Subtitle_02.jpg

Giữa tháng 7/2012, Psy ra mắt đĩa đơn và MV Gangnam Style ở quê nhà Hàn Quốc. MV chìm nghỉm một thời gian, rồi bùng nổ như một hiện tượng toàn cầu từ tháng 9/2012, khi được Guinness World Records công nhận là video có nhiều lượt yêu thích nhất trong lịch sử YouTube. Các tờ báo lớn nhỏ trên thế giới đua nhau đưa tin, bình phẩm và giải mã sức hút của siêu hit.

Theo tờ The Box, sự xuất hiện của Gangnam Style như thể trời hạn gặp mưa. Chưa bàn đến chất lượng âm nhạc, MV thực sự gây nghiện nhờ điệu nhảy mang tính giải trí cao và thứ âm nhạc khiến người nghe chỉ muốn gác lại mọi thứ để nhún nhảy ngay lập tức. Tờ The Washington Post nhận định: “Gangnam Style đã biến một điệu nhảy trông có vẻ ngớ ngẩn trở nên ‘cool’ ngầu”.

Sự hóm hỉnh, hài hước và tính khiếu khích của Gangnam Style là thứ gần như vắng bóng trên các sân khấu nhạc Pop xứ kim chi thời điểm đó và hiếm có trong một xã hội đặt nặng lề thói, khuôn mẫu như Hàn Quốc. Psy - với thân hình ngồn ngộn, bước nhảy kỳ quặc và những bộ cánh độc đáo - đã phá vỡ khái niệm rập khuôn trong Kpop rằng cứ nam ca sĩ thì phải điển trai và nhảy một cách hoàn mỹ.

Psy,  Gangnam Style anh 2
Được ví như “một thứ virus lây lan chóng mặt”, từ Hàn Quốc, Gangnam Style len lỏi tới mọi ngóc ngách của thế giới. Từ công chúng yêu âm nhạc đến các nhân vật đình đám trong nhiều lĩnh vực như giải trí, thể thao… thi nhau đăng tải đoạn clip tự thực hiện điệu nhảy ngựa trên trang cá nhân để thể hiện mình bắt kịp xu hướng.

Cơn lốc Gangnam Style càn quét mạng xã hội, cũng càn quét qua các bảng xếp hạng âm nhạc danh giá nhất hành tinh.

Lần đầu tiên, thời cả thế giới chưa biết khái niệm tỷ view, siêu hit của Psy đã chạm mốc lượt xem 9 con số chỉ sau hơn 4 tháng phát hành. Cũng lần đầu tiên trong lịch sử Kpop, có một ca khúc vươn đến vị trí hàng đầu của BXH Billboard 100, thống trị BXH iTunes ở nhiều quốc gia…

Gangnam Style được coi là kỳ tích của âm nhạc Hàn nói riêng và làn sóng Hallyu nói chung, góp phần tạo đà cho thế hệ thần tượng sau của Kpop tiến sâu vào những thị trường âm nhạc lớn và khó tính như Mỹ, châu Âu.

Đặc biệt, thành công đó không phải là kết quả từ một kế hoạch được tính toán kỹ lưỡng từng đường đi nước bước. Psy thừa nhận rằng ý định ban đầu của anh chỉ đơn thuần là tạo ra một sản phẩm âm nhạc được công chúng Hàn Quốc đón nhận, không nuôi mộng tưởng lớn lao đối với thị trường nước ngoài. Giống như những bài hát cũ, nam ca sĩ dựa theo công thức: âm nhạc sôi động, vui nhộn đi kèm với những điệu nhảy, ca từ hài hước để cho “ra lò” Gangnam Style.

Psy,  Gangnam Style anh 3
Ngay cả khi Gangnam Style đã nổi tiếng nhiều năm, Psy không thể nào lý giải chính xác vì sao ca khúc có sức công phá toàn cầu như vậy.

Tuy nhiên, nếu phải đưa ra một lý do, trong bài phỏng vấn với Billboard vào năm 2017, nam ca sĩ nhận định: “Lời bài hát đa phần là tiếng Hàn và đa số thính giả ngoại quốc không biết ca từ có ý nghĩa gì. Nó giống như một bộ phim câm. Họ có thể suy đoán được điều gì đó, nhưng lại không chắc chắn. Cũng gần như kiểu mọi người thích nhạc EDM vậy. EDM không lời, nó đơn giản. Và đơn giản đôi khi lại là sức mạnh. Người ta bị hấp dẫn mà không cần phải quan tâm tới phần lời”.

Song, với tư cách là một ca sĩ và nhạc sĩ, Psy muốn thông qua ca từ để đối thoại cùng công chúng. Nói với hãng tin AFP, anh muốn dùng Gangnam Style để gửi gắm một thông điệp: hãy thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội Hàn Quốc.

Subtitle_03.jpg

Gangnam Style là một giấc mơ và việc cố đánh bại nó là một cơn ác mộng”, Psy đã nói như vậy trong bài diễn thuyết trước hàng trăm sinh viên trường đại học Oxford vào năm 2012. Thời điểm ấy, anh đang trên đỉnh vinh quang. Song, nam ca sĩ đã sớm lường trước gánh nặng trong tương lai gần và xa.

Tỉnh dậy sau một giấc mơ, Psy đối mặt với thực tế rằng Gangnam Style là cái bóng quá lớn và không dễ để tạo ra một bản hit tương tự.

Chưa đầy một năm sau ngày Gangnam Style “tung hoành” làng nhạc thế giới, giọng ca 43 tuổi cho ra đời Gentleman. MV vẫn đạt lượt xem tốt nhưng không vang dội như “người tiền nhiệm”, đồng thời, đón nhận luồng ý kiến trái chiều.

Image_03.jpg


Gentleman, Psy nổi loạn quá mức. Dù từ Gangnam Style (chế giễu giới nhà giàu mới nổi), anh nổi tiếng là một ca sĩ chuyên châm biếm và giễu nhại xã hội, song trong Gentleman (chế giễu kẻ tự xưng hay được gọi là "quý ông" mà lại hành xử vô văn hóa), những hành động được lựa chọn để minh họa cho việc giễu nhại này vượt quá ngưỡng chịu đựng của khán giả. Chúng kỳ quặc đến phản cảm.

Gentleman bị coi là bản sao, “xào” lại công thức từng làm nên thành công của Gangnam Style: điệu nhảy đơn giản, dễ bắt chước, hành động kỳ quặc và giai điệu dễ nhớ, nhưng mức độ quái dị, điên rồ đã được nâng lên một tầm khó chấp nhận.

Sau Gentleman, Psy phát hành đĩa đơn Hangover, album Chiljip Psy-daMV Daddy, Napa Baji, chứa nhiều điểm gợi nhắc tới bản hit năm 2012 là chất nhạc bắt tai, vũ điệu vui nhộn, hình ảnh rực rỡ và phong cách nổi loạn, khiêu khích.

Ở album gần nhất là 4X2 = 8 và hai đĩa đơn chính I Luv It, New Face (2017), Psy bắt đầu suy tính, loay hoay thể nghiệm hình ảnh mới mẻ. Anh chấp nhận rũ bỏ hình tượng lố bịch, nổi loạn để hướng tới phong cách hài hước và ngầu trong phạm vi an toàn. Song, lối đi đó không đem lại sự đột phá. Nam ca sĩ vẫn thất bại trong việc dứt khỏi cái bóng từ Gangnam Style.

Thời gian trôi đi, thành công của Gangnam Style khiến Psy sợ hãi, bởi ngày càng có nhiều người trông đợi những sản phẩm tiếp theo do anh nhào nặn bùng nổ.

Tuy nhiên, kỳ tích không dễ dàng tái diễn.

Xuất hiện trong chương trình Knowing Bros vào năm 2017, giọng ca 43 tuổi thú nhận anh luôn tự nhắc bản thân rằng hiệu ứng lan tỏa của Gangnam Style chỉ là một cú ăn may thuần túy.

Trong 3 năm trở lại đây, Psy không phát hành thêm album, đĩa đơn, MV nào.

Psy,  Gangnam Style anh 4

Năm 2018, anh rời YG, bắt tay xây dựng “đế chế” của riêng mình - công ty giải trí P. Nation. Nam ca sĩ nuôi tham vọng tạo ra một công ty giải trí lớn nhất châu Á và mong muốn chia sẻ kinh nghiệm của mình tới thế hệ sau.

Kinh qua 20 năm lăn lộn với nghiệp ca hát, Psy hiểu rõ việc cố trở nên quái dị là một nước đi mạo hiểm. Do đó, nói về tầm nhìn đào tạo các ngôi sao trẻ với Billboard, anh bộc bạch: “Sẽ rất nguy hiểm nếu ai đó cố gắng trở nên dị biệt. Tôi nghĩ, tôi chỉ muốn tập trung vào những điều cơ bản. Tất nhiên, điều cơ bản đó cũng phải là một chất nhạc tốt, một chất nhạc phù hợp với những điệu nhảy tuyệt vời và video thú vị”.

Là người đứng đầu một “đế chế”, Psy ưu tiên chất hơn là lượng. Thay vì chiêu mộ quá nhiều gương mặt trẻ, giọng ca 43 tuổi chỉ chọn những nghệ sĩ nào biết cách “ăn chơi” như anh. Jessie, HyunA và E’Dawn đang là 3 “át chủ bài” của P.Nation.

“Năm 2020 là kỷ niệm 20 năm tôi vào nghề. Cứ mỗi dịp tháng 1 tới, tôi lại nghĩ tới việc tuyên bố giải nghệ. Tôi thực sự thích từ ‘good bye’. Không phải mỗi từ ‘bye’ đâu, mà phải là ‘good bye’. Đó là mục tiêu duy nhất của đời tôi. Tôi muốn mình sẽ tuyệt vời (good) mãi cho tới lúc giã từ (bye)” - Đó là chia sẻ của Psy - gã dị biệt khi muốn lời tạm biệt.


https://zingnews.vn/vi-sao-mv-ty-vi...ro-thanh-con-ac-mong-cua-psy-post1104260.html
 
tiền chạy show trong 5 năm từ khoảng 2012-2017 kiếm mới đã chứ views youtube lúc này chỉ như thêm thắt gia vị vào thôi
Thì tất nhiên ca sĩ nó kiếm ở khoản chạy show với quảng cáo nhiều chứ, ăn mỗi tiền youtube thì đáng gì. Đấy là nói mình thôi :shame:
 
Nghệ sĩ hết thời được đúng bài phất lên được còn kêu ác mộng. Ko có gangnam style chắc cuối đời ngập trong nợ.
 
1 lần là ăn may, 2 lần vẫn là ăn may, 3 lần mới là thực tài
Đéo có thực tài chứ ác mộng cái gì nữa :D
 
Công cày view không nhỏ của dân Hàn nữa. Hiệu ứng cũng như covid-19 vậy, cứ tăng theo cấp số nhân, cứ một thằng tò mò lại lôi thêm mấy thằng tò mò khác.
 
Ca sĩ này có các từ như yeah yeah, nhạc hay thì giờ tay không?
Có hát đè một cách tự nhiên không ?
Có đút micro cho khán giả không ?
Có mượn ý tưởng "trong tầm kiểm soát" không ?
 
Back
Top