thảo luận Vì sao phim cổ trang của TVB lụi tàn?

PhongVienMU

Đã tốn tiền
TVB từng được xem là đế chế phim cổ trang của châu Á. Tuy nhiên, dòng phim này ngày càng bị nhà đài ghẻ lạnh và dần thất thế trên thị trường.

Ngày 12/3, HK01 đưa tin về vấn đề khan hiếm phim cổ trang trên màn ảnh TVB. Theo kế hoạch sản xuất đã đăng tải, năm nay, đài chỉ đầu tư sản xuất duy nhất tác phẩm mang tên Nhất tiếu độ phàm gian. Dự án này đang trong giai đoạn hậu kỳ, chưa được sắp xếp lịch chiếu.

Từng có đế chế phim cổ trang mang tên TVB​

Những năm 1970-1990, TVB vang danh khắp châu Á với nhiều bộ phim truyền hình cổ trang đặc sắc về mặt hình ảnh, hấp dẫn về mặt nội dung. Mỗi năm, nhà đài Hong Kong đều đặn có ít nhất một tác phẩm gây tiếng vang lớn và đi vào hàng kinh điển.
Phim co trang TVB that the anh 1

Phim co trang TVB that the anh 2
TVB từng là đế chế phim cổ trang của showbiz Hoa ngữ. Ảnh: On.
Các tựa phim nổi tiếng thời bấy giờ, có thể kể đến Phượng hoàng lửa năm 1981, sau đó là Tô Khất Nhi đều trở thành phim ăn khách. Năm 1983 có Anh hùng xạ điêu của Huỳnh Nhật Hoa, Ông Mỹ Linh hay Lộc đỉnh ký năm 1984 do Lương Triều Vỹ, Lưu Đức Hoa thủ diễn cũng tạo cơn sốt trên toàn châu Á.
Tuy nhiên, bước sang những năm 2000, số lượng phim cổ trang do TVB sản xuất giảm sâu và cho thấy sự sa sút, không còn tạo được sức hút với khán giả. Năm 2009, nhà đài Hong Kong phát sóng 6 bộ phim cổ trang, nhưng sang năm 2010, số lượng chỉ còn một nửa.
Trong 4 năm trở lại đây, tình hình càng trở nên ảm đạm. Năm 2017, TVB lên sóng hai phim hài cổ trang là Thần tài giá đáo Ẩm thực tranh tài. Năm 2018, số lượng tăng lên với Thâm cung kế 2, Thiên mệnh Võ lâm phục sinh. Bước sang năm 2019, chỉ có Bao Thanh Thiên: Tái khởi phong vân là phim cổ trang duy nhất phát sóng phục vụ khán giả.
Không chỉ đầu tư sản xuất nhỏ giọt, chất lượng cũng bị đánh giá kém hơn so với giai đoạn đầu. Theo On, trong số 6 tác phẩm kể trên, chỉ có Thần tài giá đáo gây bão rating, các tác phẩm còn lại không được quan tâm với lượng người xem lẹt đẹt khoảng 20%. Chưa kể, chỉ có 2/6 dự án hoàn toàn mang mác "made in TVB", số còn lại đều hợp tác sản xuất với nhà đầu tư Đại lục.

Vì đâu nên nỗi?​

Sau khi Hong Kong được trao trả về Trung Quốc vào năm 1997, TVB dần chảy máu nhân tài nghiêm trọng khi hai vùng lãnh thổ bắt đầu giao lưu văn hóa - nghệ thuật. Đặc biệt, trong khoảng hơn một thập kỷ trở lại đây, nhiều nhà làm phim cổ trang có thâm niên và tài năng đã lũ lượt rời đài hoặc giải nghệ.
Năm 2016, giám chế Lý Thêm Vu, người đứng sau thành công của Thâm cung nội chiến, xin nghỉ hưu để an dưỡng tuổi già. Các giám chế có "tay nghề" như Thích Kỳ Nghi, Mai Tiểu Thanh hay Trương Vỹ Kiện đều sớm cáo biệt nhà đài Hong Kong, tìm hướng đi mới.
Phim co trang TVB that the anh 3
Phim cổ trang TVB không còn tạo được sức hút trên thị trường. Ảnh: On.
Thu nhập cao từ nhà đầu tư Đại lục đã thu hút đạo diễn, ê-kíp sản xuất giàu kinh nghiệm ở Hong Kong rời bỏ công việc. Năm 2018, Sina đăng tải danh sách 100 đạo diễn xuất sắc của dòng phim cổ trang đang tung hoành trên các phim trường Trung Quốc. Bất ngờ là có đến 46 nhà làm phim đến từ Hong Kong trong danh sách.
Một số gương mặt đạo diễn hàng đầu xứ Cảng thơm đã "Bắc tiến", đứng sau chỉ đạo loạt tác phẩm ăn khách, có thể điểm qua Phan Gia Đức thành công với Tam sinh tam thế thập lý đào hoa, Tưởng Gia Tuấn quay Diễm cốt Tân Anh hùng xạ điêu hay Ngô Cẩm Nguyên (Cổ máy thời gian) nhận lời làm Sở Kiều truyện.
Không chỉ để sẩy nhân tài, việc thiếu hụt nguồn lực tài chính cũng là yếu tố chính khiến phim cổ trang của đài ngày càng đi xuống. Bối cảnh quanh đi quẩn lại ở phim trường TVB, phục sức được truyền từ đời này sang đời khác. Trong khi đó, ở bên kia bờ Đại lục, nhà làm phim sẵn sàng chịu chi tiền để tạo ra những tác phẩm đáng xem theo kịp xu thế.
Với phim võ hiệp, ê-kíp sản xuất sẵn sàng tiêu tốn ngân sách để đầu tư các cảnh võ thuật hoành tráng. Với phim cung đấu, họ sẵn sàng đổ lượng lớn vốn vào trang phục cầu kỳ, lộng lẫy và tái dựng lại bối cảnh theo sát lịch sử.
Trong khi đó, On nhận xét TVB vẫn cho thấy sự cũ kỹ, tiết kiệm trong khâu đầu tư phim cổ trang. Phục trang trong Thâm cung kế 2 bị khán giả đánh giá lỗi mốt với hai màu xanh, đỏ hay phần hóa trang cho nhân vật trong Bao Thanh Thiên: Tái khởi phong vân bị chê như diễn viên sân khấu, thiếu tự nhiên.
Chưa kể, nếu như trước đây, TVB dám chi mạnh cho ê-kíp sang Đại lục, băng rừng, lội suối để bối cảnh phim chân thật và hoành tráng như Thành Cát Tư Hãn quay ở Nội Mông, Đi Đường song long quay ở Khu danh thắng Đại Phật tự và Khu thung lũng Tân Xương ở Chiết Giang.
Ngày nay, nhà đài Hong Kong quay gói gọn trong phim trường TVB. Không chỉ vậy, thế hệ diễn viên hiện tại của đài bị đánh giá yếu kém năng lực diễn xuất, không đảm bảo cả phần hình lẫn tài năng.
Phim co trang TVB that the anh 4
Phim cổ trang Đại lục áp đảo TVB. Ảnh: Sina.
Giữa sự cạnh tranh gay gắt, TVB không tìm....

https://zingnews.vn/vi-sao-phim-co-trang-cua-tvb-lui-tan-post1192501.html
 
Chỉ có đập đi xây lại may ra :D
Mấy năm nay chắp vá , xao lui xào tới mấy thể loại cảnh sát / nội gián - bác sĩ - luật sư . Xem ngán tận cổ, thà xem phim Hàn còn hơn :rolleyes:

Gửi từ OPPO CPH1819 bằng vozFApp
 
Bọn Tàu nó có webdrama như netflix, làm theo series lần ra mấy chục tập sao TVB chịu nổi :nosebleed:

Web drama mấy năm trước bị khịnh phim rác nhưng 2 3 năm nay đầu tư không thua gì truyền hình.

Mảng web drama Trung quốc hiện nay 3 thằng Iqiyi, Qq Tencent, Youku Alibaba gần như thống trị hết mảng phim chiếu mạng
 
Chỉ có đập đi xây lại may ra :D
Mấy năm nay chắp vá , xao lui xào tới mấy thể loại cảnh sát / nội gián - bác sĩ - luật sư . Xem ngán tận cổ, thà xem phim Hàn còn hơn :rolleyes:

Gửi từ OPPO CPH1819 bằng vozFApp
TVB Phim trường đâu mà làm
qua thuê phim trường đại lục ko đủ kinh phí
Từ 2010 Tq ra lệnh cấm quay phim ở di tich, khu bảo tàng đc xếp lọai 4A và 5A

Như đại cảnh như ý lên ngôi hoàng hậu ntn TVB k thể nào làm đc do kinh phí eo hẹp

 
Last edited:
Đại tần phú phim cổ trang được đầu tư hoành tráng nhất gần chục năm nay

Công nhận phim TQ xem vẫn gần gũi, vì văn hóa nó tương đồng với mình nhiều, diễn viên nó diễn tốt mỗi tội bị khóa xích vì kiểm duyệt. Chứ mình ko thẩm được văn hóa trợn mắt há mồm của Hàn với Nhật.
 
Đại tần phú phim cổ trang được đầu tư hoành tráng nhất gần chục năm nay


để ý phố của nó trong phim cổ trang ko có 1 cái cây nào :burn_joss_stick:
ko biết bao h tv chiếu phim này nhỉ, tuyền chiếu phim cũ, chán chết, h đang chiếu khang hy vi hành, mà thuyết minh buồn ngủ :cold:
 
Công nhận phim TQ xem vẫn gần gũi, vì văn hóa nó tương đồng với mình nhiều, diễn viên nó diễn tốt mỗi tội bị khóa xích vì kiểm duyệt. Chứ mình ko thẩm được văn hóa trợn mắt há mồm của Hàn với Nhật.
Nhiều diễn viên Trung Quốc ko phải lưu lượng ít xuất hiện truyền thông rất xuất sắc anh không biết thôi.
 
Bọn hongkong này bị thích hiếp dâm hay sao ấy, thể loại giải trí nào cũng nhét 1 2 cảnh vào từ truyện tranh đến phim ảnh, bọn TVB này trc bị ném đá suốt ngày nv bị hiếp dâm nên chúng nó ngán éo muốn xem nữa :censored:

Gửi từ thế giới khác bằng vozFApp
 
Chắc phải 3 4 năm nay không biết TVB là cái gì. Phim tàu có mấy bộ về trộm mộ làm công phu phết, thiên về hành động, nên xem rất thích.

Chỉ coi ma thổi đèn thôi, đạo mộ bút ký ăn theo sặc mùi đam mỹ ẻo lả, thằng Tà toàn chực chờ thằng "ghệ" tới cứu chứ bản thân phế vật chả làm được khỉ gì.

Khoái bộ tinh tuyệt nhất nhưng coi mòi dàn cast đó ko quay lại nữa =((.
Dàn Phan Việt Minh (dù cay cha này vụ em Khiết năm xưa :cautious:) cũng ổn nên hóng bộ trùng cốc dễ sợ, nghe nói là quyển hay nhất. Cái phim điện ảnh 2018 vè quyền này như hạch.
 
Last edited:
Công nhận phim TQ xem vẫn gần gũi, vì văn hóa nó tương đồng với mình nhiều, diễn viên nó diễn tốt mỗi tội bị khóa xích vì kiểm duyệt. Chứ mình ko thẩm được văn hóa trợn mắt há mồm của Hàn với Nhật.

TQ công nhận tương đồng nhìu đặc biệt cổ trang. Hàn thì câu nói hơi cường điệu hóa đặc biệt đoạn nhấn giọng nhưng kịch bản lẫn chất lượng phim lẫn diễn viên bây giờ nói đi đầu châu Á cũng chả ngoa.
Đang chiến Vincenzo hay phết, mỹ chính ko xinh nhưng diễn cuốn vl :p
 
Back
Top