tin tức Vì sao tốc độ cao tốc Việt Nam quá thấp?

Cryolite.

Senior Member
https://thanhnien.vn/vi-sao-toc-do-cao-toc-viet-nam-qua-thap-185230521235537856.htm

Vui mừng, hào hứng khi các tuyến cao tốc mới đi vào hoạt động, nhưng sau đó nhiều người lại hụt hẫng khi tốc độ cho phép của các tuyến này vẫn khiêm tốn.

Cụ thể, cả 2 tuyến cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Nha Trang - Cam Lâm chỉ được lưu thông với tốc độ tối đa 80 km/giờ và tối thiểu 60 km/giờ.

Vì sao tốc độ cao tốc Việt Nam quá thấp? - Ảnh 1.

Kẹt xe trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây
LÊ LÂM

Cục Đường cao tốc mới đây đã kiến nghị Bộ GTVT nghiên cứu khả năng nâng tốc độ tối đa cho phép đối với một số tuyến cao tốc đủ điều kiện kỹ thuật lên 90 km/giờ. Nhưng ngay cả khi đề xuất này được thông qua, hệ thống đường cao tốc của VN vẫn được đánh giá là "thấp tốc", không đạt hiệu quả khai thác.

Cao tốc "rùa bò" vẫn tai nạn liên miên​

"Kẹt xe kéo dài trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương do tai nạn", "Xe xếp hàng 5 km trên cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận vì xe máy va chạm xe bồn"… Cứ vài ngày, 2 đoạn thuộc tuyến cao tốc huyết mạch nối TP.HCM với các tỉnh miền Tây lại xảy ra ùn tắc kéo dài cả nửa ngày vì tai nạn.

Đưa vào khai thác từ tháng 2.2010, cao tốc TP.HCM - Trung Lương dài 61,9 km theo quy hoạch là đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 120 km/giờ, mặt cắt ngang tuyến chính 8 làn cơ giới và 2 làn dừng xe khẩn cấp. Việc đưa vào khai thác tuyến cao tốc này giúp thời gian đi từ TP.HCM tới Tiền Giang được rút ngắn chỉ còn khoảng 30 phút, thay vì 90 phút như trước đó. Thế nhưng đưa vào khai thác chưa được bao lâu, lưu lượng xe, số vụ tai nạn liên quan đến cao tốc tăng sau khi dừng thu phí vào đầu năm 2019 khiến tuyến đường đã phải giảm tốc độ tối đa từ 120 km/giờ xuống còn 100 km/giờ, tốc độ tối thiểu từ 80 km/giờ chỉ còn 60 km/giờ, chậm hơn cả đường quốc lộ.

Anh T.T (Q.3, TP.HCM), người thường xuyên di chuyển trên cao tốc này, ví von "đóng tiền cao tốc, chạy vận tốc đường làng". Chưa kể chiều dài cả tuyến hơn 60 km nhưng trong đó tuyến chính cao tốc chỉ dài 39,8 km, còn lại là các tuyến đường nối, đường dẫn. Quy hoạch tốc độ cao nhất 120 km/giờ, tốc độ khai thác khi đưa vào sử dụng là 100 km/giờ, nhưng thực tế, theo báo cáo của Tổng cục Đường bộ, tốc độ đạt được của các phương tiện trên tuyến cao tốc này chỉ chừng 60 - 70 km/giờ. Nguyên nhân do dự báo tuyến đường cơ bản đáp ứng năng lực và an toàn giao thông trong khoảng 7 - 8 năm sau khi đưa vào khai thác, nhưng chưa đầy 1 năm sau khi chính thức thông xe, lưu lượng xe trên tuyến đã tăng trên 35%. Dịp lễ, tết, cao điểm có thể tăng đột biến đến 50%.

Tổng cục Đường bộ cũng phải thừa nhận lưu lượng xe trên tuyến tăng lên làm mất an toàn giao thông, tình trạng xe chạy dàn hàng ngang, chạy vào làn khẩn cấp, thường xuyên xảy ra ùn ứ tại các điểm giao cắt với đường dẫn Chợ Đệm và đường dẫn Đồng Tâm. Năng lực thông hành của tuyến đường hiện rất thấp, thường xuyên xảy ra ùn tắc kéo dài hằng ngày vào các giờ cao điểm, đặc biệt tại cửa ngõ vào TP.HCM.

Vì sao tốc độ cao tốc Việt Nam quá thấp? - Ảnh 2.

Nhiều tuyến cao tốc tốc bị ùn ứ
NGỌC DƯƠNG

Tương tự, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận vừa tổ chức cho xe chạy tạm dịp cao điểm Tết Nguyên đán 2022 sau 13 năm ì ạch triển khai, nhưng đến nay rất nhiều chủ phương tiện lưu thông qua tuyến đường này vẫn thắc mắc vì sao trục giao thông huyết mạch kết nối TP.HCM với khu vực ĐBSCL, khi khai thác chắc chắn mật độ xe rất lớn, nhưng chỉ có 4 làn xe, mặt đường quá hẹp, thậm chí còn không có làn khẩn cấp. Tốc độ lưu thông tối đa trên tuyến cao tốc này cũng chỉ đạt 80 km/giờ. Và đúng như lo ngại của nhiều người, chỉ trong 15 ngày đầu tiên mở cửa phục vụ người dân dịp tết, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã chứng kiến cảnh xe cộ ùn ứ kéo dài hơn 3 km chỉ vì 1 chiếc xe tải chở rau củ bất ngờ nổ bánh, lật trên đường. Từ đó đến nay, tuyến giao thông huyết mạch của vùng ĐBSCL lại trở thành nỗi lo lắng của mọi người khi tai nạn xảy ra liên miên và lúc nào cũng chực chờ ùn tắc.

Mới nhất, chỉ sau vài giờ thông xe, tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đã xảy ra tình trạng ùn ứ tại đầu tuyến (đường nối Ba Bàu với QL1 thuộc H.Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) và cuối tuyến (giao với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây), hướng từ Đồng Nai đi Bình Thuận.

2 tuyến cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Nha Trang - Cam Lâm dù thông thoáng ngày đầu nhưng dự báo sẽ nhanh chóng đông đúc khi nhu cầu lưu thông ở các tuyến này đều rất cao.

Tốc độ 80 km/giờ chưa thể gọi là cao tốc​

PGS-TS Phạm Xuân Mai (nguyên Trưởng khoa Kỹ thuật giao thông, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM) cho biết tốc độ đường cao tốc (highway) phụ thuộc vào lưu lượng xe và chất lượng xây dựng, thời tiết. Thông thường tốc độ lớn nhất của đường cao tốc ở các nước đều quy định khoảng 130 - 150 km/giờ, khi thời tiết xấu có thể điều chỉnh giảm xuống 80 - 90 km/giờ. "Tốc độ quy định trên đường cao tốc ở VN hiện nay là 80 km/giờ và có thể giảm xuống 60 km/giờ là quá thấp, chưa thể gọi là đường cao tốc được. Tốc độ 60 - 80 km/giờ chỉ là tốc độ trên các đường quốc lộ mà thôi. Như vậy, các tuyến đường cao tốc mở ra với mục đích tăng năng suất và khối lượng vận tải sẽ không thể thực hiện được. Có ý kiến cho rằng giai đoạn 1 thì ta làm đường cao tốc có tốc độ như vậy nhưng sang giai đoạn 2 sẽ tăng lên như các nước, khoảng 120 km/giờ. Tôi không hiểu là sẽ tăng bằng cách nào?", ông Mai đặt vấn đề.

Lý giải nguyên nhân vì sao đường cao tốc xe không chạy quá nhanh nhưng vẫn thường xuyên xảy ra tai nạn, kéo theo ùn tắc nghiêm trọng, ông Phạm Xuân Mai cho rằng tai nạn trên đường cao tốc các tuyến phía nam hiện nay không phải do xe chạy với tốc độ cao. Hầu như các đường cao tốc hiện đang làm và đang thiết kế đều không có làn dừng khẩn cấp mà thay bằng trạm dừng khẩn cấp với lý do là làm 2 giai đoạn. Trong khi đó, xe đang lưu hành có thể bị hư hỏng bất cứ lúc nào và khi đã hư hỏng hay trục trặc thì không thể chạy tiếp đến trạm dừng khẩn cấp nào đó vì lý do kỹ thuật cũng như lý do an toàn giao thông. "Do vậy, nhất thiết phải có làn dừng khẩn cấp xét trên quan điểm an toàn giao thông", chuyên gia giao thông này nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, ông Hà Ngọc Trường, Phó chủ tịch Hội Cầu đường cảng TP.HCM, đánh giá việc nâng tốc độ tối đa của các tuyến cao tốc lên 90 km/giờ theo đề xuất của Cục Đường bộ là tất yếu phải làm. Trên thế giới, tốc độ khai thác trung bình của đường cao tốc từ 100 - 120 km/giờ, tốc độ 60 - 80 km/giờ như ở VN hiện nay quá thấp, không phải đường cao tốc mà là "đường thấp tốc". "Tốc độ tối đa cho phép đã thấp, đường lại nhỏ, nhiều giao cắt nên tốc độ thực tế xe chạy còn thấp hơn nhiều. Trên thế giới không đâu làm cao tốc như VN. Mở đường, đặc biệt là đường cao tốc, là để tiết kiệm thời gian, tạo giá trị gia tăng cho kinh tế. Song, với mạng lưới cao tốc "rùa bò" và nhiều bất cập như hiện nay, không những không khai thác hiệu quả về mặt giao thông, không đạt được hiệu quả về kinh tế mà còn gây phiền hà cho người dân", ông Hà Ngọc Trường thẳng thắn nhìn nhận.

Tại Mỹ hay châu Âu, hệ thống giao thông đường bộ chủ yếu là các tuyến cao tốc, tốc độ lưu thông rất cao (100 - 200 km/giờ), thậm chí một số nước có freeway không hạn chế tốc độ như Đức.
 
Chưa đạt chuẩn qcvn chứ sao :D cứ chuẩn như HN-HP thì 120km/h có vấn đề gì đâu. Đây đường chưa đạt chuẩn quy chuẩn của VN thôi đã cố nhét cho nó 2 từ cao tốc rồi lại cho nó chạy "thấp tốc". Thà cứ gọi là đường this đường that thôi là zong nhưng lại phải nhét "cao tốc" vào cho nó oách cơ :)
 
Chưa đạt chuẩn qcvn chứ sao :D cứ chuẩn như HN-HP thì 120km/h có vấn đề gì đâu. Đây đường chưa đạt chuẩn quy chuẩn của VN thôi đã cố nhét cho nó 2 từ cao tốc rồi lại cho nó chạy "thấp tốc". Thà cứ gọi là đường this đường that thôi là zong nhưng lại phải nhét "cao tốc" vào cho nó oách cơ :)

Ko nhét cao tốc vào thì cơ sở nào để tính phí như cao tốc, dù mới bỏ tiền ra 1 nửa.
 
Đi đoạn cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình cũng chỉ có 4 làn + 2 làn dừng khẩn cấp mà thấy 120km/h cũng bình thường chứ chưa gọi là nhanh, vậy mà chạy 80km/h thì chậm là đúng rồi.
 
Cao tốc 80 cũng ok, nhưng cứ đều đều tốc đó.
Chứ cao tốc mịa gì cho 120, rồi thỉnh thoảng nhá bảng 80 60, biển thì nhỏ nhỏ ko phản quang, chạy cao tốc mà canh biển cứ như quốc lộ chán thấy mịa.
 
Cao tốc cho 100-120 mà gặp óc chó bò 60-70 còn bực hơn mà óc chó toàn lane giữa chạy mới hài.
 
Vì cao tốc là để ăn chia, chứ không phải xây 4 làn để max tốc độ. Thằng nào cãi trảm. Làm cái cao tốc 2 làn thì không biết để làm gì? Hay đặt tên luôn là Trung tốc cho xong, cao đâu mà cao.
 
sao tụi nước ngoài tụi nó chỉ đi làn phải còn làn trái để cho xe vượt được nhỉ. VN mình thì làn nào trống thì chúng ta đi
 
Đường đôi có dải phân cách thì được chạy 90, cao tốc cũng vậy mà chạy 60-80 đến hài
Có tai nạn đường đôi kia còn lếch vào lề được, còn cao tốc 80km ko có chỗ lếch vào thì nguy cơ bị đâm tiếp khi cho chạy max 100km nhé, không phải tự nhiên mà nó như vậy đâu
 
Last edited:
sao tụi nước ngoài tụi nó chỉ đi làn phải còn làn trái để cho xe vượt được nhỉ. VN mình thì làn nào trống thì chúng ta đi

Bên nước ngoài thấy éo có lane khẩn cấp, vẫn chỉ 2 lane vẫn cho chạy ầm ầm. Lý do là ý thức tốt, ông nào max tốc thì lane trái, còn ai chậm thì vượt xe là tấp vào liền cho xe trái chạy, lane trái trống cũng ko ai chạy.
Và cái thứ hai là xem mấy clip của bọn nó éo thấy xe nằm đường, còn vietnam nằm đường và giả nằm đường ăn uống đi ỉa miết, nên tăng kiểm định hơn nữa, xe nào nằm 3 lần trên cao tốc bắt phải đi kiểm định lại.
 
sao tụi nước ngoài tụi nó chỉ đi làn phải còn làn trái để cho xe vượt được nhỉ. VN mình thì làn nào trống thì chúng ta đi
Vì luật nó rõ ràng. Chỉ thị di chuyển cũng rõ ràng. Vì nó làm sai nó sửa sai rất quyết liệt, mà sửa sai cũng sai nó cũng sửa lại rất quyết liệt. VN mình kém ở đoạn sửa sai.
 
sao tụi nước ngoài tụi nó chỉ đi làn phải còn làn trái để cho xe vượt được nhỉ. VN mình thì làn nào trống thì chúng ta đi
vì tụi nó đc dạy và thi đàng hoàng đúng luật còn VN thi thực hành đường trường lúc trước chưa có máy chấm thì chỉ cần 2 xị là đậu cho nên hệ quả là óc chó chạy ngoài đường rất nhiều
 
Back
Top