Viêm gan siêu vi B, hãy đi xét nghiệm trước khi quá muộn.

1623721962478.png

Đem cái kết quả khám định kỳ của cty đem ra VNVC nó có bắt phải xét nghiệm lại không nhỉ?
 
Mà về nguyên tắc, bệnh này chữa khỏi được. Nhưng tỷ lệ có 2% 1 năm thôi.
Ko ít người uống thuốc đến nỗi Hbsag (-), bác sĩ kêu đi chích ngừa viêm gan B để tăng kháng thể, về mặt chức năng = với người đã từng nhiễm viêm gan B mà tự khỏi.

Bác nào ko tin thì cứ vào mấy hội nhóm viêm gan B, họ đăng đầy đủ giấy tờ bệnh án, có cả bác sĩ trong nhóm xác nhận việc này là có thật.

via theNEXTvoz for iPhone
Giờ mới thấy có thông tin VGB chữa được. T bị truyền từ mẹ. Đi khám bao nơi từ nhiệt đới Tw đến tuyến tỉnh mà chưa thấy bsi nào bảo chữa được. Chỉ là số lượng dưới ngưỡng thì tự quan sát thôi. Bác cho xin link nhóm kia với.
 
Giờ mới thấy có thông tin VGB chữa được. T bị truyền từ mẹ. Đi khám bao nơi từ nhiệt đới Tw đến tuyến tỉnh mà chưa thấy bsi nào bảo chữa được. Chỉ là số lượng dưới ngưỡng thì tự quan sát thôi. Bác cho xin link nhóm kia với.
2 nhóm: phác đồ điều trị vgb và sống cùng vgb.
Vào đó tìm mấy bài chữa khỏi là thấy. Bị mạn, điều trị đáp ứng thuốc, hbsag về dưới 0,00X, bác sĩ cho đi tiêm vacxin luôn. Có bs và cả người đầy kinh nghiệm xác nhận là có.
Nói chung là tỷ lệ có 2% nên bs người ta thường hay nói là ko bao giờ.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Đợt cưới trước khi có con cũng đi xét nghiệm, họ cũng khuyên tiêm nhắc lại mũi B vì kháng thể còn ít. May mắn là cả 2 vc đều ko vấn đề gì :adore:. Không biết còn loại bệnh nào tương tự cần lưu ý không nhỉ? Cảm ơn tâm sự của bác thớt nhé :adore:
 
Giờ mới thấy có thông tin VGB chữa được. T bị truyền từ mẹ. Đi khám bao nơi từ nhiệt đới Tw đến tuyến tỉnh mà chưa thấy bsi nào bảo chữa được. Chỉ là số lượng dưới ngưỡng thì tự quan sát thôi. Bác cho xin link nhóm kia với.
làm gì chữa đc bác, chỉ có điều trị cho về thể ẩn thôi.:sad:
 
Đâu ra vậy
  • Đường từ mẹ sang con: Đa số xảy ra trong thời kỳ chu sinh hay những tháng đầu sau sinh, không lây nhiễm qua nhau thai, đây là một cách thức lây nhiễm phổ biến và quan trọng nhất. Mức độ lây nhiễm tùy thuộc vào nồng độ virus viêm gan B (HBV DNA) và tình trạng HBeAg của mẹ vào 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu mẹ có nồng độ HBV cao và HBeAg (+) thì khả năng lây truyền cho con càng cao. Cụ thể nếu mẹ có HBeAg (+), trẻ sơ sinh có 95% nguy cơ bị nhiễm nếu không được điều trị dự phòng miễn dịch. Mẹ có HBeAg (-), tỷ lệ lây nhiễm cho con là 32%. Tỷ lệ lây nhiễm cho con tăng lên từ 0% nếu HBVDNA của mẹ thấp hơn 10 5copies/ml đến 50% nếu HBVDNA của mẹ từ 10 9- 10 10copies/ml. Virus viêm gan B có trong sữa mẹ với nồng độ rất thấp do đó lây truyền chủ yếu là do trẻ bú cắn vào vú mẹ gây trầy xước.
  • Đường máu: Máu có lượng HBV cao vì vậy nếu da hoặc niêm mạc của chúng ta bị xây xước mà tiếp xúc với máu của người bị nhiễm bệnh thì nguy cơ nhiễm bệnh sẽ rất cao. HBV cũng được tìm thấy trong dịch âm đạo, tinh dịch, sữa, nước bọt, mồ hôi, nước tiểu, phân, dịch mật nhưng với nồng độ rất thấp, vì vậy khi da hoặc niêm mạc bị tổn thương mà tiếp xúc với các dịch này thì cũng có thể bị lây nhiễm HBV.
  • Đường tình dục: Khi quan hệ tình dục không an toàn (sử dụng chung dụng cụ tình dục nếu không rửa hoặc không dùng bao cao su) với người bị viêm gan siêu vi B. Bạn cũng sẽ có khả năng bị nhiễm HBV vì virus có trong dịch tiết của người nhiễm và thâm nhập vào thân thể bạn qua các vết xước nhỏ và di chuyển vào máu gây tình trạng nhiễm HBV. Phương thức lây truyền qua đường tình dục đặc biệt hay gặp ở những người đàn ông không được tiêm chủng có quan hệ tình dục với đồng giới có nhiều bạn tình hoặc tiếp xúc với gái mại dâm.
  • Tái sử dụng kim và ống tiêm: Việc truyền virus cũng có thể xảy ra thông qua việc tái sử dụng kim và ống tiêm trong môi trường chăm sóc sức khỏe hoặc giữa những người tiêm chích ma túy.
  • Nhiễm máu nhiễm bệnh: Nhiễm virus viêm gan B xảy ra trong quá trình y tế, phẫu thuật và nha khoa, thông qua hình xăm hoặc thông qua việc sử dụng dao cạo và các vật tương tự bị nhiễm máu nhiễm bệnh.
vậy trường hợp người uống nước có chảy máu hay có vấn đề về răng miệng trước đó, uống chung ly nước thì vẫn có khả năng lây bệnh chứ
 
vậy trường hợp người uống nước có chảy máu hay có vấn đề về răng miệng trước đó, uống chung ly nước thì vẫn có khả năng lây bệnh chứ
đúng rồi, bác sĩ đã nói với mình như thế. Có khả năng gây bệnh, còn tùy vào số lượng copies của người bệnh nữa mà tỉ lệ cao hay thấp.
 
đúng rồi, bác sĩ đã nói với mình như thế. Có khả năng gây bệnh, còn tùy vào số lượng copies của người bệnh nữa mà tỉ lệ cao hay thấp.

cái này tỉ lệ bị cao lắm, ai bị cái này thì cũng xui hay bị mọi người xa lánh, cũng may là tiêm rồi nên cũng đở sợ. Ông cũng đừng lo, bệnh này tuy không chữa được nhưng kiểm soát được, nó là tác nhân làm tăng thêm tỉ lệ ung thử phổi mà thôi, nên việc duy trì luyện tập uống thuốc sẽ không có ảnh hưởng xấu và lây cho người khác.
 
Mình chích từ năm 2008-2009 gì đó, lúc đó học lớp 4-5, ông già bị phải lên nằm viện trên SG
test lại kháng thể hồi tháng 06 năm ngoái vẫn còn đủ dùng ko phải chích lại, ơn giời
 
Vẫn đủ tiêu chuẩn đi hiến máu và hiến máu liên tục nên chắc ko cần làm mấy cái xét nghiệm này đâu nhỡ :byebye:
 
Back
Top