[Viết lảm nhảm]Thiên Nam thần đạo

Các thím đánh giá hộ em nhé!

  • ★★★★★

    Votes: 3 42.9%
  • ★★★★

    Votes: 1 14.3%
  • ★★★

    Votes: 0 0.0%
  • ★★

    Votes: 0 0.0%
  • Votes: 3 42.9%

  • Total voters
    7
  • Poll closed .

daosithuiimc

Senior Member
Rảnh rỗi nên em viết nhảm, mỗi ngày 1-2 chương.
Truyện này em sẽ lấy 1 vài chất liệu là nhân vật truyền thuyết, cổ tích của Việt Nam (bao gồm thần thánh, yêu ma quỷ quái), truyện là huyền sử, không có niên đại cụ thể.
Còn tên địa danh này nọ thì vui em sẽ tra cứu tử tế, chán thì em sẽ chế cháo ra.
Các thím gạch đá gì thì tùy tâm ạ.

Chương 1: Người lái đò sông Vân Cừ (Bạch Đằng Giang)

Vãn vân kiếm kích bích toàn ngoan,
Hải thẩn thôn triều quyển tuyết lan.
Xuyết địa hoa điền xuân vũ tễ,
Hám thiên tùng lại vãn sương hàn.
Sơn hà kim cổ song khai nhãn,
Hồ Việt doanh thâu nhất ỷ lan.
Giang thuỷ đình hàm tà nhật ảnh,
Thác nghi chiến huyết vị tằng can.

Bạch Đằng Giang (Trần Minh Tông)

Cổ thư chép lại: “Sông Vân Cừ sâu, sông rộng 2 dặm linh 69 trượng, sâu 5 thước, núi non cao vót, nước suối giao lưu, sóng tung lên tận trời, cây cối lấp bờ, thực là nơi hiểm yếu. Nước ta khống chế người Bắc, sông này là yết hầu vậy”. Quả thế, mặt sông Vân Cừ ở vùng Tràng Kênh rộng hơn 3 dặm, lại là nơi hội tụ tập trung của 5 con sông: sông Khoai, sông Xinh bên tả ngạn và sông Giá, sông Thái, sông Gia Đước bên hữu ngạn mà đổ ra cửa Nam Triệu. Sông rộng, lại sâu, sóng nước bật tung, muốn qua lại nơi đây, phải dùng thuyền lớn.

Đã vậy, từ xưa nơi đây còn có tin đồn xuất hiện thủy quái làm hại dân thường. Đã mấy lần thuyền đi trên sông thì đều bị thủy quái làm lật, vỡ tan tành, người gần như đều chết cả. Chỉ còn thấy những bọt nước hòa lẫn máu tươi đỏ au lênh láng, tanh hôi cả một vùng. Những kẻ may mắn thoát nạn, chứng kiến đều kể lại rằng chỉ cảm giác thấy một cái bóng đen lù lù tiến tới, thân dài 5,6 trượng, còn chưa kịp định thần thì đã thấy một dòng nước xoáy hút về phía đó, kìm kẹp tay chân , xoắn chặt lại như tù binh bị bẻ quặt ra sau mà chẳng thể vùng vẫy được. Kẻ thì vào miệng thủy quái, kẻ lại ngạt thở, hoặc bị bẻ gãy tay chân bất lực mà chìm vào đáy nước. Những ai may mắn sống sót thì cả đời chẳng còn dám bén mảng đến bờ sông Vân Cừ nữa.

Từ thời còn Bắc thuộc, dân quanh vùng đã mấy lần cầu lên quan phủ, xin triều đình phái quân tiễu trừ thủy quái. Triều đình cũng ưng thuận mà phái thủy quân. Quân đóng doanh trại ngay bên bờ sông, thuyền lâu thì thay phiên nhau quần thảo, thả rọ nhốt lợn xuống sông để nhử mồi, lại làm những ngọn giáo lớn to bằng cả bắp chân, đầu giáo bịt sắt, khí thế rất lớn. Nhưng hơn một tháng trời chẳng hề thấy bóng dáng loài yêu nghiệt kia đâu, chỉ thấy cả một vùng sông nước mênh mông trắng xóa. Từ lúc có thủy quân triều đình đến trú doanh thì không còn bóng dáng thủy quái ở đâu nữa. Lâu ngày tướng sĩ đều sinh ra chểnh mảng, chẳng còn quan tâm chính sự, chỉ lo rượu thịt say sưa qua ngày, lại còn cho rằng việc thủy quái xuất hiện là hư tin do có kẻ gian thêu dệt mà ra hòng làm nhiều loạn nhân tâm, nếu bắt được sẽ thẳng tay trừng trị.

Khi thủy quân bắt đầu chuẩn bị rút đi, đúng lúc mọi người không ngờ nhất thì yêu nghiệt lại thình lình xuất hiện. Toàn thân đen bóng, có vảy, dài đến hơn 6 trượng, miệng rộng như cái thúng, răng chi chít, đỏ au nhễu máu. Mắt thì như hai khối cầu xanh biếc, sáng lập lòe, râu dài 3 thước. Nó bơi đến đâu thì làm xoáy nước đến đó, quẫy đuôi 1 cái thì sóng đánh cao đến vài trượng, hắc khí lượn lờ, tanh hôi cả một vùng sông nước. Loài yêu nghiệt chỉ cần húc vào cái thì thuyền lâu của triều đình vỡ nát tan tành, quân sĩ rơi cả xuống nước rồi làm mồi cho nó, tiếng gào thét ghê rợn thê lương, kinh hồn táng đảm, ai nấy đều bàng hoàng. Khi thủy quái rời đi, mọi thứ trở nên yên lặng trở lại thì chỉ còn huyết nhục lẫn lộn trên sông, thủ cấp, tứ chi phập phùng trôi nổi, hôn thiên ám địa. Đêm đêm thi thoảng vẫn còn nghe tiếng hồn ma gào khóc tru tréo mà bủn rủn tay chân. Triều đình từ đó cũng vội vàng rút quân, không dám trú lại nữa, bỏ mặc dân chúng tự sinh tự diệt

Cực chẳng đã, bách tính mới phải sửa soạn lễ vật hơn trăm đầu dê lợn, lập đàn ở cạnh bờ sông, cầu xin yêu quái không gia hại. Lại còn xây một cái miếu nhỏ để thờ phụng, tôn là Vân Cừ Điện Mãng Đại Vương, hàng năm đều tế bái cực kỳ long trọng. Từ đó thì bỗng nhiên sóng yên biển lặng, không còn thấy loài yêu nghiệt này xuất hiện nữa, thuyền bè bắt đầu tấp nập qua lại, lại còn mưa thuận gió hòa, vạn vật tốt tươi.

Dần dà, việc thủy quái xuất hiện ở Vân Cừ gia hại nhân mạng chỉ còn là giai thoại, mọi người đều cho rằng đó là câu chuyện do người đời thêu dệt nên. Bất quá, việc có miếu thờ Vân Cừ Đại Vương và vì sao hàng năm lại có lễ tế Vân Cừ Đại Vương thì chẳng ai lý giải được, cả sử ta và sử Ngô đều không thấy ghi chép cụ thể. Chỉ biết rằng mỗi lúc thuyền bè qua lại sông Vân Cừ, dù là đi ngang sông hay là dọc sông ra biển đều ghé lại miếu Vân Cừ Đại Vương cầu xin ngài phù hộ cho sóng yên biển lặng, xuôi chèo mát mái, vạn sự bình an.

Chiều đông tàn. Gió bắt đầu rít từng hồi cuốn theo những đám lá rụng tung lên xào xạc. Sương dần buông mang theo cái cảm giác lạnh buốt như từng mảnh nứa sắc lẻm cứa vào da thịt. Mặt trời đã khuất sau dãy Tràng Kênh, những tia nắng cuối cùng cũng bị nuốt chửng trong bức màn đêm dày đặc đang kéo nhanh về. Sương lan xuống mặt sông Vân Cừ, khiến lòng sông vốn đã rộng nay lại càng trở nên mênh mông, hư vô mờ mịt chẳng thấy bờ.

Một chiếc thuyền nhỏ dập dềnh tiến về phía bờ. Kẻ lái đò là một người đàn ông tuổi chừng tam thập, đầu đội nón mê, vai khoác áo tơi để che sương cho khỏi lạnh, trên người mặc một bộ quần áo thô mộc nâu bạc, vải sờn cũ kỹ, nhiều chỗ đã sứt chỉ. Gương mặt gã vuông vức, quai hàm bạnh ra, da hơi xạm lại vì nắng gió, râu ria lởm chởm nhưng chẳng thể che nổi vẻ rắn rỏi cương nghị, mắt sâu, mày sắc như kiếm.

Gã họ Đàm, tên Vũ, chẳng rõ quê quán gốc gác ở đâu. Chỉ biết hơn 10 năm trước thì gã đến nơi đây, làm nghề lái đò chở người qua sông. Thuyền tuy nhỏ nhưng tay chèo lại cực kỳ vững chãi, lướt trên sóng dữ mà nhẹ dịu như bông. Những hôm mưa gió bão bùng, không ái dám đi thuyền qua sông, kẻ muốn qua sông thì chỉ có thể nhờ cậy Đàm Vũ. Thủy tính thì lại càng khỏi phải bàn cãi, đã mấy lần gã nhảy xuống sông mà cứu người khỏi chết đuối, những pha tưởng như thập tử vô sinh mà gã đều cứu được, dân quanh vùng Tràng Kênh phải đặt cho ngoại hiệu: "Tràng Kênh cự kình".

Thuyền nhỏ cập bến, Đàm Vũ gác lại mái chèo, lấy chão mà buộc thuyền nhỏ vào cọc, lững thững lên bờ. Lấy vạt áo mà lau qua mồ hôi và sương lấm tấm trên trán, thở ra một hơi, nét mặt không giấu đi vẻ phong trần mệt mỏi. Gã rút bầu rượu hồ lô giắt ở thắt lưng ra, định tu một ngụm cho ấm người nhưng chẳng còn giọt nào cả, bình đã cạn đáy tự bao giờ. Lắc lắc nhẹ bầu rượu, gã lẩm bẩm:

- Lại hết rượu rồi!

Đoạn định tiến về phía quán rượu thì bỗng nghe thấy tiếng gọi:

- Nhà thuyền có còn chở khách nữa không?

Đàm Vũ định thần nhìn lại. Thấy đứng đó là một nam nhân tuổi chừng ba mươi, đầu vấn khăn xếp, mặc áo bông lụa thêu hình hoa điểu, vô cùng tinh xảo. Mày rậm, mũi thẳng, đường nét tuấn tú lại không kém phần kiên nghị. Đôi mắt dài ẩn chứa sự diễm lệ lặng lẽ, khi nổi giận có thể bùng lên thứ lửa quyền uy khuynh đảo thế gian.

- Muộn rồi, phiền quý nhân ngày mai hãy quay trở lại hoặc tìm kẻ khác! - Đàm Vũ chắp tay, đoạn định quay người rảo bước đi.

- Để đến mai thì lại chậm trễ đại sự mất. Nhà thuyền chở tôi qua sông, xin trả 3 quan làm lễ tạ.

Đàm Vũ xua tay:

- Phiền quý nhân tìm kẻ khác. Sức tôi hèn, trời đông giá buốt, sương vụ lượn lờ chẳng thấy bờ. Vân Cừ lại hay có sóng dữ. Nếu là vào hạ tiết, tiểu nhân nào dám từ chối, nhưng giờ đã qua đông chí, quý nhân xin thứ cho tôi không thể giao phó. Mời quý nhân tìm người khác. Quý nhân đợi ở đây một lúc, biết đâu sẽ có thuyền lớn đi qua, lúc ấy quá giang sẽ tốt hơn.

Đoạn Đàm Vũ vái 1 vái rồi quay lưng đi thẳng. Đi được vài bước thì có tiếng nói lớn vọng lại từ phía sau:

- Tráng sĩ chờ kẻ hèn này qua sông, xin dâng Toái Sơn Phủ.

Đàm Vũ dừng bước, quay lại nhìn chằm chằm kẻ trước mặt, nhíu mày, hàn ý bốc lên.

dao-dien-victor-vu-se-dua-son-tinh-thuy-tinh-len-man-anh-rong.jpg

Chương 2: Chuyện cũ ở sông Tô Lịch
Chương 3: Đêm qua sân trước một nhành mai
Chương 4: Phong vũ kinh kỳ (1)
 
Last edited:
Chương 2: Chuyện cũ ở sông Tô Lịch

Đàm Vũ bặm nhẹ môi, mắt nhìn lăm lăm kẻ trước mặt, rồi bỗng chốc thở dài:

- Các hạ đến đây là để chê cười kẻ hèn mọn này sao?

Nam nhân áo trắng xùy cười, xua tay, bước tới:

- Nào dám nào dám! Tuấn tôi nào có ý bất kính ấy!

Vị này họ Nguyễn, tên Tuấn, ngoại hiệu Tản Viên Sơn Thánh. Đoạn, Nguyễn Tuấn giờ lên một bầu rượu, lắc lắc, mở lời:

- Mỗ có mang theo chút rượu thịt, nếu các hạ không chê, xin mượn bước một hai, hai ta cùng đối ẩm.

Đàm Vũ chần chừ một lát rồi bước qua một bên, giờ tay mời:

- Mời các hạ!

Hai người cùng tiến về về phía miếu Vân Cừ. Đàm Vũ bước một bước thì hàn khí xung thiên, vân vụ quấn quýt, phong quyển lồng lộng, Nguyễn Tuấn bước một bước thì lại nặng tựa Thái Sơn như trời rung đất lở. Rõ ràng là có ý so kè một hai.

Bước đến trước một gian nhà tranh nhỏ lưng tựa vào núi, mắt hướng ra sông, hai người dừng lại. Nguyễn Tuấn chắp tay:

- Phong thái các hạ vẫn chẳng hề suy giảm, Tuấn tôi xin cam bái hạ phong.

Đàm Vũ trút bỏ nón mê, áo tơi treo vào vách nhà tranh, hừ nhẹ:

- Dẫu sao cũng chỉ là kẻ bại tướng dưới tay các hạ, các hạ đang giễu cợt Vũ tôi hay sao?

Nguyễn Tuấn xua tay:

- Nào có nào có! Nếu không phải năm đó nhạc phụ có ý thiên vị Tuấn tôi, lại thêm các hạ có đức hiếu sinh, thương đàn con đỏ mà không thi triển Nhược Thủy Man Thiên Quyết. Nếu không thì Tuấn tôi cũng chỉ đành táng thân nơi Đông Hải.

Đàm Vũ lắc đầu:

- Dẫu sao vẫn chỉ là bại tướng.

Đoạn, mở cửa gian nhà tranh đưa tay mời:

- Mời các hạ!

Gian nhà tranh bày biện đơn giản, chính giữa treo một bức Thiên Nam đồ, họa sơn thủy. Hai bên treo đôi câu đối:
Vũ vô kiềm tỏa, năng lưu khách
Phong bất cử sừ nại khiết sơn

Giữa nhà bày một bàn nhỏ bằng trúc, trên bày một bộ trà cụ, 4 chiếc ghế ngựa thấp. Phía trái nhà là một lò sưởi nhỏ, một chiếc giường trúc, chăn nệm đều đã cũ. Phía phải là một giá sách bày đầy thi thư cổ tịch, đặc biệt có một thanh Phương thiên họa kích làm bằng huyền thiết tựa vào tường, chạm hình giao long, hàn ý bức nhiên.

- Hàn xá đơn sơ, không bằng Tản Viên động thiên phúc địa. Mong các hạ chớ ghét bỏ. - Đàm Vũ nói.

- Nào có nào có! - Nguyễn Tuấn xua tay. - Các hạ ẩn cư Vân Cừ, gửi mình nơi sơn thủy, làm bạn với phong hoa tuyết nguyệt, không luận thế sự, bất tranh với đời. Phần tâm trí này, Tuấn tôi theo không được.

- Chỉ là kẻ bất đắc chí mà thôi! - Đàm Vũ cười nhạt.

Nguyễn Tuấn bày rượu thịt ra bàn, rót đầy 2 chén,nói:

- Chén rượu này, Tuấn tôi kính các hạ.

- Mời!

Rượu thấm nhuần cổ họng, tỏa ra hương thơm ngát, cay mà không gắt, dư hương vẫn còn lưu luyến quẩn quanh. Đàm Vũ uống cạn một chung, tấm tắc:

- Hảo tửu! Quả nhiên là Vạn Vân 20 năm. So với nó, thứ khác chỉ là đồ bỏ.

Rượu đã qua vài tuần chung, Đàm Vũ buông chén, mắt nhìn vào nam nhân trước mặt, nói:

- Rượu đã uống, các hạ nói mục đích đến đây đi. Không phải là chỉ đến xem Vũ tôi còn sống hay chết đấy chứ!

Nguyễn Tuấn xua tay phì cười:

- Các hạ cớ sao nói những lời ghét bỏ như vậy! Tuấn tôi thực lòng muốn đến thăm hỏi các hạ.

- Nói chính sự đi. Vô sự không đăng tam bảo điện. Nếu không có việc gì khác, rượu đã uống, người đã gặp, mời các hạ về cho! - Đàm Vũ quát nhẹ.

Tản Viên lúc này mới dừng lại ý cười, nét mặt chuyên chú, sửa lại khăn áo, ngồi thẳng lại, chắp tay:

- Nếu các hạ đã nói vậy, thì Tuấn tôi cũng xin ăn ngay nói thật. Quả thực có việc muốn nhờ cậy các hạ, mong các hạ giúp cho.

Đàm Vũ nhếch miệng:

- Quả nhiên là vậy!

Đoạn, Nguyễn Tuấn nói tiếp:

- Chắc hẳn các hạ đã nghe chuyện Cao Biền trấn yểm ở Tô Lịch chăng?

Đàm Vũ gật đầu:

- Đã từng nghe qua!

Nguyễn Tuấn gật đầu tiếp lời:

- Cao Biền được Ý Tông sai sử qua Thiên Nam ta làm Tiết độ sứ. Hắn am hiểu Đạo thư, tuy chưa đắc được chân tiên nhưng trận đạo phong thủy lại có tiểu thành. Hắn từng dùng thuật thảo nhân để sát thần, đã thử thi triển thuật đó với mỗ. Mỗ muốn giết hắn để trừ họa, nhưng mạng hắn chưa tận, lại có ấn ký Nữ Oa hộ thân nên không giết được.

Lại cạn thêm một chung rượu, Tản Viên lau khóe môi, nói:

- Biền không đấu lại mỗ nên chuyển qua định trấn yểm Tô Lịch, chặn long khí của nước ta, khiến nguyên khí nước ta bất trường. Hắn lập đàn, lấy tiên huyết đồng nam đồng nữ hiến tế, lại dùng kim đồng thiết phù bày trận Bát quái âm phong sát, tu tập lệ khí nhằm dùng oán khí để vấy bẩn Tô Lịch. Tô Lịch liền cho người báo cho mỗ. Mỗ cùng Tử Văn truy phong mà đến thì Biền đã sắp thi phép xong. Trận pháp vô cùng cay nghiệt, hại đến hiếu sinh, hao tổn thọ mệnh, cực kỳ thất đức. Mỗ cũng Tô Lịch, Tử Văn cùng ra sức phá trận, trận pháp bị phá, bản thân Biền cũng trực tiếp phản phệ. Hắn tuy không chết nhưng thọ mệnh đã tận, quả nhiên trở về Trường An thì bị Tần Ngạn phái Lưu Khuông Thì giết chết, bị đánh vào cửu u, vĩnh viễn không siêu sinh. Không hiểu vì sao Cao Biền không tiếc hao tổn thọ mệnh để bày trận cay độc như vậy!

Đàm Vũ nhấm nháp vài hạt lạc, hiếu kỳ:

- Như vậy thì còn gì đáng lo nữa?

Tản Viên lắc đầu, lại rót thêm một chén rượu, hỏi:

- Các hạ còn nhớ Cửu Vĩ Hồ ở Dâm Đàm chứ?

- Ý các hạ là Cửu Vĩ Hồ ở Lỗ Khước thôn sao? Chẳng phải nó đã bị phụ thân ta tru diệt hay sao? - Đàm Vũ ngạc nhiên. - Chẳng lẽ nó chưa chết?

Nguyễn Tuấn gật đầu:

- Quả chính là nó. Nó vốn đã bị Thánh Quân tru diệt. Vốn nguyên thần nên bị đánh vào luân hồi, nhưng Thánh Quân cảm đức hiếu sinh, thấy nó tu hành không dễ, lại chưa từng phạm vào sát giới nên chừa cho nó một con đường sống. Thánh quân muốn cảm hóa khiến nó rời xa ma đạo, giúp nó tu thành yêu tiên nên chỉ phong ấn nguyên thần nó ở Tây Hồ ngăn nó họa hại thương sinh.

Đàm Vũ nâng chén rượu lên trầm ngâm:

- Tây Hồ vốn thông với Tô Lịch, chẳng lẽ ... Có liên quan gì sao?

Tản Viên đáp:

- Quả vậy. Mỗ ban đầu cứ thắc mắc là vì sao Cao Biền không tiếc hao tổn thọ mệnh để bày trận ở sông Tô Lịch. Bất quá, mãi cũng không tìm ra manh mối gì nên cũng không để ý nữa. Dạo gần đây mỗ đến đền Bạch Mã thăm Long Đỗ, thấy sông Tô Lịch bỗng nhiên hàn khí bức nhiên, âm phong trận trận, quỷ khóc lệ sầu. Long Đỗ cũng không hiểu vì sao, lại kể cho mỗ trên sông thường xuyên có tử thi trôi nổi, hồn phi phách tán, xú khí quẩn quanh bất tán. Mỗ liền bảo Tử Văn xuống âm phủ nhờ Chuyển Luân Vương tra Sinh tử bộ thì phát hiện ra không ngờ Cao Biền lại là hồ ly ở mả Hiên Viên đầu thai mà thành.

Đàm Vũ nhíu mày lộ vẻ đăm chiêu:

- Có chuyện ấy ư?

- Phải. Không ngờ Cao Biền chính là hồ ly ở mả Hiên Viên. Khi xưa Tỳ Can đốt mả Hiên Viên, hồ ly hầu như toàn diệt. Chỉ có 1 kẻ thoát chết, nó là Cửu Vĩ Hồ ở Lỗ Khước thôn. Nó từ Trung Nguyên chạy qua Thiên Nam ta, náu ở Lỗ Khước thôn tu luyện khôi phục nguyên khí. Còn Cao Biền thì chính là tinh phách của hồ ly mả Hiên Viên đầu thai chuyển sinh. Hắn sau này khôi phục trí nhớ kiếp trước, biết được chuyện Thánh quân phong ấn Cửu Vĩ Hồ ở Dâm Đàm bèn bày trận ở sông Tô Lịch. Bề ngoài là muốn đoạn nguyên khí Thiên Nam, thực tâm là muốn phá phong ấn giải thoát cho Cửu Vĩ Hồ. Lại lợi dụng nguyên khí ở Tô Lịch mà tu luyện đắc đạo. Cửu Hồ hiện giờ ma tính đại phát, là họa của nhân gian, không thể không trừ.

Đàm Vũ ngước nhìn Tản Viên Sơn Thánh, khóe môi nhếch lên:

- Vậy các hạ hôm nay đến đây là vì việc này ư?

Tản Viên nghe vậy thì gật đầu:

- Cửu Vĩ Hồ đã tu thành yêu tiên, ma tính hiện giờ đại phát, lại có Cửu phẩm hồng liên ký của Nữ Oa hộ thân, đã giết hại không biết bao nhiêu sinh linh. Tuấn tôi sức hèn, phận mỏng hiện giờ bó tay bất lực. Tuấn tôi cũng đã cậy nhờ Chử Tiên Thánh dùng vãng sinh chú để siêu độ, lại thêm Phù Đổng Thiên Vương giáp công nó. Nhưng Cửu Vĩ Hồ vô cùng giảo hoạt, đều trốn thoát cả. Hiện tại chỉ có thể cậy nhờ Thương hải mộ nhật khúc của các hạ để diệt đi ma tính của Cửu Vĩ Hồ. Vả lại, Thiên Nam này, trừ Thánh quân thì không ai tinh thông thủy pháp bằng các hạ cả.

Đoạn, Tản Viên phủi hai tay áo, đứng dậy, nghiêm trang chắp tay vái dài một cái:

- Mong các hạ cảm đức hiếu sinh mà xuất sơn tru diệt yêu nghiệt, tạo phúc cho muôn dân bách tính.

Đàm Vũ ngửa cổ uống cạn chung rượu, ánh mắt thê lương:

- Vũ tôi có tài đức gì mà làm được việc ấy. các hạ tìm nhầm người rồi, xin các hạ trở về đi!
 
Last edited:
Chương 2: Chuyện cũ ở sông Tô Lịch

Đàm Vũ bặm nhẹ môi, mắt nhìn lăm lăm kẻ trước mặt, rồi bỗng chốc thở dài:

- Các hạ đến đây là để chê cười kẻ hèn mọn này sao?

Nam nhân áo trắng xùy cười, xua tay, bước tới:

- Nào dám nào dám! Tuấn tôi nào có ý bất kính ấy!

Vị này họ Nguyễn, tên Tuấn, ngoại hiệu Tản Viên Sơn Thánh. Đoạn, Nguyễn Tuấn giờ lên một bầu rượu, lắc lắc, mở lời:

- Mỗ có mang theo chút rượu thịt, nếu các hạ không chê, xin mượn bước một hai, hai ta cùng đối ẩm.

Đàm Vũ chần chừ một lát rồi bước qua một bên, giờ tay mời:

- Mời các hạ!

Hai người cùng tiến về về phía miếu Vân Cừ. Đàm Vũ bước một bước thì hàn khí xung thiên, vân vụ quấn quýt, phong quyển lồng lộng, Nguyễn Tuấn bước một bước thì lại nặng tựa Thái Sơn như trời rung đất lở. Rõ ràng là có ý so kè một hai.

Bước đến trước một gian nhà tranh nhỏ lưng tựa vào núi, mắt hướng ra sông, hai người dừng lại. Nguyễn Tuấn chắp tay:

- Phong thái các hạ vẫn chẳng hề suy giảm, Tuấn tôi xin cam bái hạ phong.

Đàm Vũ trút bỏ nón mê, áo tơi treo vào vách nhà tranh, hừ nhẹ:

- Dẫu sao cũng chỉ là kẻ bại tướng dưới tay các hạ, các hạ đang giễu cợt Vũ tôi hay sao?

Nguyễn Tuấn xua tay:

- Nào có nào có! Nếu không phải năm đó nhạc phụ có ý thiên vị Tuấn tôi, lại thêm các hạ có đức hiếu sinh, thương đàn con đỏ mà không thi triển Nhược Thủy Man Thiên Quyết. Nếu không thì Tuấn tôi cũng chỉ đành táng thân nơi Đông Hải.

Đàm Vũ lắc đầu:

- Dẫu sao vẫn chỉ là bại tướng.

Đoạn, mở cửa gian nhà tranh đưa tay mời:

- Mời các hạ!

Gian nhà tranh bày biện đơn giản, chính giữa treo một bức Thiên Nam đồ, họa sơn thủy. Hai bên treo đôi câu đối:
Vũ vô kiềm tỏa, năng lưu khách
Phong bất cử sừ nại khiết sơn


Giữa nhà bày một bàn nhỏ bằng trúc, trên bày một bộ trà cụ, 4 chiếc ghế ngựa thấp. Phía trái nhà là một lò sưởi nhỏ, một chiếc giường trúc, chăn nệm đều đã cũ. Phía phải là một giá sách bày đầy thi thư cổ tịch, đặc biệt có một thanh Phương thiên họa kích làm bằng huyền thiết tựa vào tường, chạm hình giao long, hàn ý bức nhiên.

- Hàn xá đơn sơ, không bằng Tản Viên trù phú. Mong các hạ chớ ghét bỏ. - Đàm Vũ nói.

- Nào có nào có! - Nguyễn Tuấn xua tay. - Các hạ ẩn cư Vân Cừ, gửi mình nơi sơn thủy, làm bạn với phong hoa tuyết nguyệt, không luận thế sự, bất tranh với đời. Phần tâm trí này, Tuấn tôi theo không được.

- Chỉ là kẻ bất đắc chí mà thôi! - Đàm Vũ cười nhạt.

Nguyễn Tuấn bày rượu thịt ra bàn, rót đầy 2 chén,nói:

- Chén rượu này, Tuấn tôi kính các hạ.

- Mời!

Rượu thấm nhuần cổ họng, tỏa ra hương thơm ngát, cay mà không gắt, dư hương vẫn còn lưu luyến quẩn quanh. Đàm Vũ uống cạn một chung, tấm tắc:

- Hảo tửu! Quả nhiên là Vạn Vân 20 năm. So với nó, thứ khác chỉ là đồ bỏ.

Rượu đã qua vài tuần chung, Đàm Vũ buông chén, mắt nhìn vào nam nhân trước mặt, nói:

- Rượu đã uống, các hạ nói mục đích đến đây đi. Không phải là chỉ đến xem Vũ tôi còn sống hay chết đấy chứ!

Nguyễn Tuấn xua tay phì cười:

- Các hạ cớ sao nói những lời ghét bỏ như vậy! Tuấn tôi thực lòng muốn đến thăm hỏi các hạ.

- Nói chính sự đi. Vô sự không đăng tam bảo điện. Nếu không có việc gì khác, rượu đã uống, người đã gặp, mời các hạ về cho! - Đàm Vũ quát nhẹ.

Tản Viên lúc này mới dừng lại ý cười, nét mặt chuyên chú, sửa lại khăn áo, ngồi thẳng lại, chắp tay:

- Nếu các hạ đã nói vậy, thì Tuấn tôi cũng xin ăn ngay nói thật. Quả thực có việc muốn nhờ cậy các hạ, mong các hạ giúp cho.

Đàm Vũ nhếch miệng:

- Quả nhiên là vậy!

Đoạn, Nguyễn Tuấn nói tiếp:

- Chắc hẳn các hạ đã nghe chuyện Cao Biền trấn yểm ở Tô Lịch chăng?

Đàm Vũ gật đầu:

- Đã từng nghe qua!

Nguyễn Tuấn gật đầu tiếp lời:

- Cao Biền được Ý Tông sai sử qua Thiên Nam ta làm Tiết độ sứ. Hắn am hiểu Đạo thư, tuy chưa đắc được chân tiên nhưng trận đạo phong thủy lại có tiểu thành. Hắn từng dùng thuật thảo nhân để sát thần, đã thử thi triển thuật đó với mỗ. Mỗ muốn giết hắn để trừ họa, nhưng mạng hắn chưa tận, lại có ấn ký Nữ Oa hộ thân nên không giết được.

Lại cạn thêm một chung rượu, Tản Viên lau khóe môi, nói:

- Biền không đấu lại mỗ nên chuyển qua định trấn yểm Tô Lịch, chặn long khí của nước ta, khiến nguyên khí nước ta bất trường. Hắn lập đàn, lấy tiên huyết đồng nam đồng nữ hiến tế, lại dùng kim đồng thiết phù bày trận Bát quái âm phong sát, tu tập lệ khí nhằm dùng oán khí để vấy bẩn Tô Lịch. Tô Lịch liền cho người báo cho mỗ. Mỗ cùng Tử Văn truy phong mà đến thì Biền đã sắp thi phép xong. Trận pháp vô cùng cay nghiệt, hại đến hiếu sinh, hao tổn thọ mệnh, cực kỳ thất đức. Mỗ cũng Tô Lịch, Tử Văn cùng ra sức phá trận, trận pháp bị phá, bản thân Biền cũng trực tiếp phản phệ. Hắn tuy không chết nhưng thọ mệnh đã tận, quả nhiên trở về Trường An thì bị Tần Ngạn phái Lưu Khuông Thì giết chết, bị đánh vào cửu u, vĩnh viễn không siêu sinh. Không hiểu vì sao Cao Biền không tiếc hao tổn thọ mệnh để bày trận cay độc như vậy!

Đàm Vũ nhấm nháp vài hạt lạc, hiếu kỳ:

- Như vậy thì còn gì đáng lo nữa?

Tản Viên lắc đầu, lại rót thêm một chén rượu, hỏi:

- Các hạ còn nhớ Cửu Vĩ Hồ ở Dâm Đàm chứ?

- Ý các hạ là Cửu Vĩ Hồ ở Lỗ Khước thôn sao? Chẳng phải nó đã bị phụ thân ta tru diệt hay sao? - Đàm Vũ ngạc nhiên. - Chẳng lẽ nó chưa chết?

Nguyễn Tuấn gật đầu:

- Quả chính là nó. Nó vốn đã bị Thánh Quân tru diệt. Vốn nguyên thần nên bị đánh vào luân hồi, nhưng Thánh Quân cảm đức hiếu sinh, thấy nó tu hành không dễ, lại chưa từng phạm vào sát giới nên chừa cho nó một con đường sống. Thánh quân muốn cảm hóa khiến nó rời xa ma đạo, giúp nó tu thành yêu tiên nên chỉ phong ấn nguyên thần nó ở Tây Hồ ngăn nó họa hại thương sinh.

Mạc Vũ nâng chén rượu lên trầm ngâm:

- Tây Hồ vốn thông với Tô Lịch, chẳng lẽ ... Có liên quan gì sao?

Tản Viên đáp:

- Quả vậy. Mỗ ban đầu cứ thắc mắc là vì sao Cao Biền không tiếc hao tổn thọ mệnh để bày trận ở sông Tô Lịch. Bất quá, mãi cũng không tìm ra manh mối gì nên cũng không để ý nữa. Dạo gần đây mỗ đến đền Bạch Mã thăm Long Đỗ, thấy sông Tô Lịch bỗng nhiên hàn khí bức nhiên, âm phong trận trận, quỷ khóc lệ sầu. Long Đỗ cũng không hiểu vì sao, lại kể cho mỗ trên sông thường xuyên có tử thi trôi nổi, hồn phi phách tán, xú khí quẩn quanh bất tán. Mỗ liền bảo Tử Văn xuống âm phủ nhờ Chuyển Luân Vương tra Sinh tử bộ thì phát hiện ra không ngờ Cao Biền lại là hồ ly ở mả Hiên Viên đầu thai mà thành.

Đàm Vũ nhíu mày lộ vẻ đăm chiêu:

- Có chuyện ấy ư?

- Phải. Không ngờ Cao Biền chính là hồ ly ở mả Hiên Viên. Khi xưa Tỳ Can đốt mả Hiên Viên, hồ ly hầu như toàn diệt. Chỉ có 1 kẻ thoát chết, nó là Cửu Vĩ Hồ ở Lỗ Khước thôn. Nó từ Trung Nguyên chạy qua Thiên Nam ta, náu ở Lỗ Khước thôn tu luyện khôi phục nguyên khí. Còn Cao Biền thì chính là tinh phách của hồ ly mả Hiên Viên đầu thai chuyển sinh. Hắn sau này khôi phục trí nhớ kiếp trước, biết được chuyện Thánh quân phong ấn Cửu Vĩ Hồ ở Dâm Đàm bèn bày trận ở sông Tô Lịch. Bề ngoài là muốn đoạn nguyên khí Thiên Nam, thực tâm là muốn phá phong ấn giải thoát cho Cửu Vĩ Hồ. Lại lợi dụng nguyên khí ở Tô Lịch mà tu luyện đắc đạo. Cửu Hồ hiện giờ ma tính đại phát, là họa của nhân gian, không thể không trừ.

Đàm Vũ ngước nhìn Tản Viên Sơn Thánh, khóe môi nhếch lên:

- Vậy các hạ hôm nay đến đây là vì việc này ư?

Tản Viên nghe vậy thì gật đầu:

- Cửu Vĩ Hồ đã tu thành yêu tiên, ma tính hiện giờ đại phát, lại có Cửu phẩm hồng liên ký của Nữ Oa hộ thân, đã giết hại không biết bao nhiêu sinh linh. Tuấn tôi sức hèn, phận mỏng hiện giờ bó tay bất lực. Tuấn tôi cũng đã cậy nhờ Chử Tiên Thánh dùng vãng sinh chú để siêu độ, lại thêm Phù Đổng Thiên Vương giáp công nó. Nhưng Cửu Vĩ Hồ vô cùng giảo hoạt, đều trốn thoát cả. Hiện tại chỉ có thể cậy nhờ Thương hải mộ nhật khúc của các hạ để diệt đi ma tính của Cửu Vĩ Hồ. Vả lại, Thiên Nam này, trừ Thánh quân thì không ai tinh thông thủy pháp bằng các hạ cả.

Đoạn, Tản Viên phủi hai tay áo, đứng dậy, nghiêm trang chắp tay vái dài một cái:

- Mong các hạ cảm đức hiếu sinh mà xuất sơn tru diệt yêu nghiệt, tạo phúc cho muôn dân bách tính.

Đàm Vũ ngửa cổ uống cạn chung rượu, ánh mắt thê lương:

- Vũ tôi có tài đức gì mà làm được việc ấy. các hạ tìm nhầm người rồi, xin các hạ trở về đi!
Chơi ít thôi hại người lắm khuyên thật :giggle:
 
Chương 3: Đêm qua sân trước một nhành mai

Tản Viên lại vái dài một vái, nói:

- Cửu Vĩ Hồ nay đã đắc đạo, thân hoài tuyệt kỹ. Ả hiện giờ ma tính đại phát, lại nhớ thù cũ mà họa hại nhân gian. Mong các hạ mở đức hiếu sinh, thương đàn con đỏ mà ra tay tiễu trừ yêu nghiệt, lê dân bách tính thiên hạ đời đời đội ơn các hạ.

Đàm Vũ ngước nhìn lên nóc gian nhà tranh, nhắm mắt lại rồi thở dài một hơi, nói:

- Các hạ tìm nhầm người rồi. Vũ tôi chỉ là kẻ hèn mọn, đâu có năng lực gì. Vả lại nay ý chí đã mất, nhuệ khí đã mòn, chỉ cầu an ổn qua ngày đoạn tháng, vẫn là mời các hạ về cho, tìm năng nhân khác.

- Thiên hạ này trừ các hạ ra, quả thực không còn người thứ hai có thể tiễu trừ yêu nghiệt. Mong các hạ vì bách tính Thiên Nam mà nghĩ lại.

- Mời các hạ về cho. Ma Quy, tiễn khách.

Đoạn, Đàm Vũ phất tay, đừng dậy quay lưng về phía Tản Viên Sơn Thánh. Từ phía ngoài nhà tranh, một ông lão tuổi ngoài thất thập bước vào, dáng người gầy gò, lưng đã còng hẳn xuống, râu tóc bác trắng, da điểm đồi mồi chân chim nhưng từng bước chân lại cực kỳ hữu lực, khí thế chấn nhiếp bài sơn đảo hải. Ma Quy chắp tay:

- Chúa công tôi đã có ý tiễn khách, mời đại nhân về cho.

Tản Viên thấy vậy thì nói lớn:

- Phải chăng các hạ vẫn còn vì hiềm khích xưa mà ghét bỏ mỗ. Các hạ trả thù tư mà bỏ việc công, cam lòng nhìn thương sinh họa hại, quả thật quá đáng lắm thay! Đấy nào phải cách làm của bậc hào kiệt.

Đàm Vũ quay ngoắt lại, mắt trừng lên, nghiến răng, bên ngoài bỗng nhiên phong quyển lồng lộng. Rồi đột nhiên, nét mặt Đàm Vũ lại thoáng dịu xuống, bờ môi nhếch lên:

- Các hạ nghĩ rằng dùng cách này có thể khiêu khích được mỗ sao? Các hạ coi thường mỗ quá rồi đó! Ma Quy, tiễn khách.

Chưa đợi Ma Quy đưa tay ra dấu mời, Nguyễn Tuấn liền nói:

- Chỉ cần các hạ chịu xuất sơn, đại sự thành, Tuấn tôi sẽ dẫn theo thê nhi đến Vân Cừ khấu đầu tạ tội với các hạ.

- Vô dụng thôi, vẫn là mời các hạ về cho! - Đàm Vũ phất tay - Ma Quy, ta bảo ngươi tiễn khách, còn đứng đó làm gì?

Ma Quy tiến về phía Tản Viên Sơn Thánh, chắp tay:

- Chúa công tôi đã có ý như vậy, xin đại nhân về cho. Đừng làm khó kẻ tiểu nhân này, khi khác lại mời đại nhân đến chơi.

Đến đây, Tản Viên Sơn Thánh liền quỳ sụp xuống, một thanh cự phủ xuất hiện trong lòng bàn tay, nâng lên quá đầu. Thanh cự phủ toàn thân đen nhánh, nhưng khí thế trầm đục, nặng tựa Thái Sơn, tỏa ra khí thế chấn nhiếp sơn hà, xung quanh thần khí lượn lờ, như ẩn như hiện, miên man không dứt. Thanh cự phủ vừa xuất hiện đã bộc phát uy lực, đẩy Ma Quy phải lùi lại về sau vài bước, nét mặt không giấu nổi kinh biến:

- Toái Sơn Phủ! Tản Viên Sơn Thánh, ngài có ý gì?

Không đáp lại lời của Ma Quy, Tản Viên hướng về phía Đàm Vũ lúc này ánh mắt cũng đang đăm chiêu nhìn về phía Toái Sơn Phủ trong tay Tản Viên như có ý dò xét rồi nói:

- Chỉ cần Vân Cừ các hạ chịu xuất thủ, Toái Sơn Phủ này Tuấn tôi xin dâng lên ngài làm lễ tạ.

- Toái Sơn Phủ là thần khí Thiên Nam, Tản Viên ngài cam lòng bỏ được hay sao? - Đàm Vũ nhìn Tản Viên hỏi.

- Vì lê dân bách tính thì mạng này còn không tiếc, một thanh rìu bổ củi mà thôi!

Đàm Vũ đăm chiêu, chần chờ một lúc rồi hô lên một tiếng:

- Được, nếu Tản Viên ngài đã dám nguyện đem Toái Sơn Phủ ra thì việc tiếu trừ Cửu Vĩ Hồ này Đàm Vũ ta nhận. Toái Sơn Phủ để lại, ngài có thể về rồi! Ma Quy, nhận lễ.

- Được, nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy. - Nguyễn Tuấn nét mặt mừng rỡ.

Đứng dậy, trao lại Toái Sơn Phủ cho Ma Quy, Ma Quy vừa nhận rìu thì suýt nữa bổ nhào, sắc mặt kinh biến, trông cực kỳ chật vật. Đoạn, Tản Viên Sơn Thánh lại quay về phía Đàm Vũ, chắp tay:

- Đa tạ các hạ. xin hỏi bao giờ các hạ có thể xuất thủ để Tuấn tôi còn nghênh giá?

- Mỗ còn phải thu xếp một số việc, mười lăm tháng này mỗ sẽ đến Thăng Long.

- Được, mười lăm tháng này, Tuấn tôi và Long Đỗ sẽ ở Thăng Long đợi Vân Cừ đại giá quang lâm. Không làm phiền Vân Cừ nghỉ ngơi nữa, Tuấn tôi xin cáo từ!

Đoạn chắp tay vài chào một cái. Mạc Vũ cũng chắp tay:

- Các hạ đi thong thả, Ma Quy, tiễn Tản Viên đại nhân.

Ma Quy lão giả ra dấu mời Tản Viên Sơn Thánh ra khỏi nhà tranh. Đàm Vũ đợi hai người đi khuất hẳn mới cầm Toái Sơn Phủ lên ngắm nghía, tay vuốt ve dọc theo sống rìu, cảm nhận luồng khí thế bàng bạc, khóe miệng khẽ nhếch lên. Trầm ngâm một hồi thì có tiếng Ma Quy vang lên ở bên cạnh:

- Chúa công, sao ngài phải nhận lời Tản Viên Sơn Thánh làm gì? Việc nguy hiểm như vậy, không nên dây dưa vào thì hơn! Vì một thanh Toái Sơn Phủ mà nguy hiểm tính mạng...

Đàm Vũ liếc mắt nhìn Ma Quy, gác Toái Sơn Phủ sang một bên, đứng dậy, chắp tay sau lưng nhìn ra ngoài cửa sổ. Bên ngoài, gió rét từng hồi, lá cây xào xạc, sông Vân Cừ đã chìm vào màn đêm đen đặc, thi thoảng có lác đác vài bóng lửa lờ mờ lấp lóe của thuyền lâu đi lại trong đêm. Một lúc sau, Đàm Vũ thở dài, nói:

- Quy lão cho rằng ta thèm muốn thanh Toái Sơn Phủ này sao? Thứ này với ta vốn là gân gà, có cũng được, bỏ cũng chẳng sao. Một thanh Toái Sơn Phủ còn chưa đủ để mời ta xuất thủ.

Trầm ngâm một hồi, Đàm Vũ tiếp tục:

- Cửu Vĩ Hồ xuất hiện, xét cho cùng cũng là một phần trách nhiệm của phụ thân. Nếu ngay từ đầu đánh nguyên thần nó vào luân hồi, hoặc tru diệt nguyên thần, vĩnh viễn không siêu sinh thì đã không có cái họa ngày hôm nay. Cao Biền lợi dụng Bát quái âm phong sát trận mà phá phong ấn, giải thoát cho Cửu Vĩ Hồ, lại tụ tập lệ quỷ, lợi dụng nguyên khí của sông Tô Lịch để trợ Cửu Vĩ Hồ tu luyện, làm hại Thiên Nam. Về công về tư, ta chẳng thể đứng ngoài được.

- Vậy còn Toái Sơn Phủ này? - Ma Quy thắc mắc.

- Ha ha! - Đàm Vũ cười lớn. - Quy lão muốn hỏi vì sao thứ này với ta gân gà như vậy, ta lại vẫn thu lại chăng? Cho rằng ta vốn hẹp hòi, vẫn nhớ thù cũ nên mới làm khó Tản Viên?

Ma Quy vội bái lạy, nói:

- Chúa công thứ tội, lão không có ý đó!

- Không sao! Quy lão nghĩ như vậy vốn cũng là lẽ thường tình.

Đàm Vũ ngồi xuống, rót cho Ma Quy và bản thân một chén rượu rồi ngửa cổ uống cạn, nói:

- Ta và Tản Viên vốn chẳng có hiềm khích gì cả. Hoặc là do thế nhân nghĩ vậy mà thôi. Năm xưa, ta vốn cũng chẳng hề thích Ngọc Hoa. Khắp cõi Thiên Nam này, thủy vực toàn bộ do phụ thân và tộc ta nắm giữ, đời đời thụ hưởng chiêm bái. Nhưng sơn mạch Thiên Nam lại chẳng có ai cai quản, huyết mạch Hùng Vương lại ngày một hỗn tạp, chẳng thể trấn thủ sơn mạch Thiên Nam. Nếu không người cai quản, e rằng chẳng mấy chốc mà rơi vào tay phương Bắc. Bởi vậy, phụ thân mới nghĩ ra một kế, để ta đi tranh tế, làm rể Hùng Vương. Lại cố ý tạo hiềm khích với Tản Viên, gây chiến với hắn rồi vờ thua để hắn đắc đạo công đức, nhục thân hóa thánh. Sơn mạch Thiên Nam từ đó mới có kẻ trông coi. Tản Viên cũng chẳng phải kẻ vô năng, quản lý rõ ràng ngay ngắn, hộ quốc tỳ dân, chí công vô tư, Đàm Vũ ta mới thảnh thơi như vậy.

Ma Quy lúc này mới vỡ lẽ, nét mặt già giãn ra:

- Hóa ra bệ hạ và chủ nhân dụng tâm lương khổ như vậy. Chỉ ủy khuất chủ nhân chịu điều tiếng, ô ngôn uế ngữ của thế nhân, lão thay mặt bách tính tạ ơn chủ nhân.

Đàm Vũ lắc đầu, xua tay:

- Chỉ là vài lời nói thoảng qua tai của kẻ vô tri, Vũ ta đâu có hẹp hòi như vậy. Ta thụ hưởng bách tính thờ phụng thì phải lo cho vận mạng bách tính. Chỉ vì chút lời nói khó nghe mà giận cá chém thớt thì đâu phải cách làm của bậc trượng phu.

Ma Quy lại nhìn vào thanh Toái Sơn Phủ lúc này đã nằm im một bên ở trên bàn, chần chừ rồi dò hỏi:

- Chủ nhân vốn đã không có hiềm khích gì với Tản Viên Sơn Thánh, cớ sao vẫn thu Toái Sơn Phủ, làm khó ngài ấy. Vật này vốn là thần khí Thiên Nam để Tản Viên trấn sơn mạch, không có Toái Sơn Phủ, e rằng...

Đàm Vũ cười cười:

- Thế nhân vốn cho rằng ta và Tản Viên có hiềm khích, ta không làm khó hắn một chút, sao lừa dối nổi thế nhân. Coi như thành toàn cho hắn vậy. Còn Toái Sơn Phủ này thì nhớ đem cất kỹ, tìm dịp trả lại cho Tản Viên.

Ma Quy nghe thấy vậy, vái dài:

- Chủ nhân tâm trí thật sâu vậy, lão xin cam bái hạ phong!

Đoạn, Ma Quy ôm Toái Sơn Phủ rồi lui ra. Căn nhà tranh chỉ còn một mình Đàm Vũ lẻ loi. Đãm Vũ tự rót cho mình một chung rượu rồi cạn sạch, thở dài. Bất giác, Đàm Vũ đứng dậy, tiến lại giá sách, ôm về một hộp gỗ nhỏ đợc chạm khắc vô cùng tinh xảo. Mở hộp gỗ ra, bên trong là một cây tiêu bằng bích ngọc, một đầu buộc một đồng tâm kết màu đỏ. Lại thêm một tấm khăn bằng lụa, thêu hình uyên ương hí thủy, kèm một bài từ:

Ngã trú Trường Giang đầu,
Quân trú Trường Giang vĩ.
Nhật nhật tư quân bất kiến quân,
Cộng ẩm Trường Giang thuỷ.

Thử thuỷ kỷ thời hưu?
Thử hận hà thời dĩ?
Chỉ nguyện quân tâm tự ngã tâm,
Định bất phụ tương tư ý.

(Bốc toán tử - Lý Chi Nghi)
Đàm Vũ, tay mân mê trên chiếc khăn lụa, bất giác khóe mắt trào lệ, lẩm bẩm:

- Tích Nhi!
 
Link chương em sẽ update ở #1.

Bởi vì em cũng không có nhiều ý tưởng cho lắm, nên rất mong gạch đá từ các bác để cho ra đời 1 bộ truyện nó tử tế 1 tý, mang sắc thái huyền huyễn Đông phương nhưng mà là bối cảnh Đông Lào chứ không phải Tàu Khựa ạ!
 
Haha, chủ thớt cũng là người túc học đấy.
Tôi có lời động viên truyện anh.
Nhưng thú thật, tôi có đọc nhưng không hợp.
 
Tôi cũng từng viết rất nhiều, cũng kiếm ra tiền kha khá nhờ bán truyện cho Youtuber nó đọc. Nhưng giờ nhìn lại cảm thấy phí thời gian vô bổ vl.
Truyện mình tâm huyết đôi khi không bằng 1 thằng viết ngôn tình tầm xàm. Thời đại bây giờ người nhảm nhiều nên họ rất ưa chuộng cái nhảm. Thím đam mê thì cứ viết cho vui, kệ mẹ hết những lời bình luận. Tôi không kệ được nên quyết định nghỉ viết.
 
Chương 4: Phong vũ kinh kỳ (1)

Đàm Vũ không đợi đến gần ngày mười lăm mà ngay hôm sau đã xuất phát lên đường. Ma Quy còn bận trông coi Vân Cừ nên Đàm Vũ chỉ mang theo một thuộc hạ là Lý Kỳ. Hai người thi triển thủy độn, ngược Vân Cừ mà tiến vào Hồng Hà, nháy mắt đã đi ngàn dặm, chưa đến nửa chén trà đã tới Thăng Long. Vừa lên bờ, Lý Kỳ chắp tay tiến tới hòi:

- Chủ nhân, có cần đi thông báo cho Thanh Giang và Long Đỗ không?

Đàm Vũ khoát tay, ngăn lại:

- Chưa cần vội. Ẩn giấu tu vi, chớ đánh động, ta muốn đi xem xét một chút. Việc trọng đại như vậy mà Thanh Giang không báo gì với ta, e rằng có sự bất thường.

Lý Kỳ gật đầu xưng "vâng". Hai người ẩn tàng khí tức, cải trang thành hai thư sinh, song song tiến về phía tổng Hữu Túc huyện Thọ Xương. Đến địa phận phường Hà Khẩu, Đàm Vũ đã cảm giác được một luồng yêu khí như ẩn như hiện, xen lẫn là quỷ khí bao trùm. Trời đang đương chính ngọ mà hắc vụ lượn lờ khiên tâm thần mỏi mệt, tinh khí hư thoát, âm thịnh dương suy. Lý Kỳ cả giận, nói:

- Chủ nhân, con yêu hồ này thật quá quắt, không biết trời cao đất dày là gì, tác quai tác quái, dám dùng thuật thải dương bổ âm khiến chướng khí mù mịt, nhất định phải tru diệt.

Đàm Vũ khoát tay:

- Cửu Vĩ Hồ đã tu luyện từ thời Thương, nay đã ngót nghét 2 ngàn năm. Tuy nó đã bị phụ thân hủy yêu thân, phong ấn nguyên thần nhưng từ lúc Cao Biền phá phong ấn giải khai cho nó đến nay cũng 600 năm. Lại mượn tinh khí long mạch của Tô Lịch mà âm thầm tu luyện, nay đã đắc đạo yêu tiên. Tuy rằng không có nhục thân, chỉ tu nguyên thần nhưng ắt không phải là đèn cạn dầu.

Đàm Vũ nhíu mày, hướng tầm mắt ra xa xa, chỉ về phía sông Tô Lịch:

- Ngươi xem, nơi đó quỷ khí lượn lờ, giữa thanh thiên bạch nhật mà âm phong gào thét, rõ ràng yêu hồ này có thuật pháp hoặc pháp khí chiêu hồn, bày ra trận pháp nhiều loạn tâm thần, hấp dương khí mà tẩm bổ cho nó. Lý Kỳ, nhìn kìa. Trông sắc mặt ai cũng như kẻ vô hồn, đờ đẫn, rõ là bị hư thoát tinh khí. Nếu còn tiếp tục thế này, e rằng tử kỳ chẳng xa. Dưới pháp nhãn của Long Đỗ, Thanh Giang mà nó dám diễu võ giương oai như vậy, lại thêm mấy lần thoát khỏi Tản Viên, Chử Đồng Tử, Phù Đổng vây bắt, hồ ly này xem ra cũng không phải dễ đối phó như vậy.

Lý Kỳ cười đáp:

- Yêu hồ tuy lợi hại, cũng khó lòng thoát khỏi bàn tay của chủ nhân.

- Chớ vội đắc ý sớm như vậy! - Đàm Vũ cười cười. - Tản Viên, Phù Đổng còn không bắt được nó, ta chưa chắc đã làm gì được.

- Đó là bọn họ vô dụng!

Đàm Vũ lắc đầu không nói gì, từ chối cho ý kiến. Hai người tiến vào một trà lâu tên là Phỉ Thúy Hiên. Quán trà vắng ngắt, cũng không có chủ quán, chỉ có một tiểu nhị đang lau dọn bàn ghế, tuổi chừng hai mươi khoảng độ. Thấy Đàm Vũ và Lý Kỳ tiến vào, tiểu nhị nét mặt hớn hở ra đón:

- Khách quan, mời vào, mời vào.

Lý Kỳ nhìn quanh một vòng rồi nói:

- Trên gác có bàn không? Chuẩn bị cho chúng ta một bàn sạch sẽ.

- Có! Có! - Tiểu nhị đáp. - Mời hai vị lên lầu.

Đàm Vũ và Lý Kỳ theo tiểu nhị lên trên gác, lại chọn một bàn gần cửa sổ. Từ đây phóng tầm mắt ra xa có thể nhìn thấy hồ Lục Thủy (Hoàn Kiếm). Phía bắc hồ là đền Ngọc Sơn và Tả Vọng đình.

- xin hỏi hai vị quan khách dùng gì? - Tiểu nhị hỏi.

Lý Kỳ nói:

- Cho một bình trà Thái Nguyên hảo hạng, một đĩa chè lam Quảng Hóa, bánh đậu xanh Hải Dương.

Tiểu nhị nghe xong, nét mặt hơi cứng lại, chần chừ rồi nói:

- Hai vị thứ lỗi, bản tiệm dạo này buôn bán ế ẩm. Đại nhận nhà tôi không còn nhập mấy thức điểm tâm đó nữa, phải chăng hai vị có thể đổi qua thứ khác?

Đàm Vũ nghe vậy thì cười đáp:

- Không sao, không sao. Cứ cho một bình trà Thái Nguyên, còn lại thì có thứ gì ngon đem lên cho chúng tôi một chút là được.

Tiểu nhị nghe vậy thì nét mặt giãn ra, nói:

- Vậy thì có ngay, phiền hai vị chờ tiểu một chút!

Đoạn, tiểu nhị mau chóng đi nhanh xuống lầu. Chẳng mấy chốc bưng lên một bình trà ấm nghi ngút, hương thơm tỏa ra khiến cho thần thanh khí sảng.

- Có chút kẹo lạc, phiền hai vị dùng tạm.

Nước trà xanh biếc, nhấp một ngụm thấy hơi tê nhẹ đầu lưỡi, rồi lại mau chóng chuyển qua vị ngọt, dư âm chẳng ngừng. Đàm Vũ thốt lên:

- Quả nhiên là trà ngon.

Tiểu nhị cười cười:

- Không dối gạt hai vị, khắp đất Thăng Long này, trà của Phỉ Thúy Hiên tôi là đệ nhất. Đặc biệt thứ trà Thái Nguyên này, so ra chẳng kém Tây Hồ Long Tỉnh và Hoàng Sơn Mao Tiêm của phương Bắc đâu. Hai vị xin cứ dùng tự nhiên, có gì xin cứ gọi tiểu.

Đoạn đang định lui ra thì Đàm Vũ nói:

- Huynh đệ, xin dừng bước. Có chút việc cho mỗ hỏi đôi lời.

Tiểu nhị chắp tay:

- Không dám, không dám. Quan khách xin cứ hỏi, tiểu tôi nếu biết, không dám chối từ một hai.

Đàm Vũ lúc này liền hỏi:

- Xin cho hỏi, huynh đệ tôi đi trên đường thấy khung cảnh vắng vẻ. Vào quán cũng không thấy khách khứa, nơi đây lại là đất kinh kỳ. quả thực quái lạ lắm thay.!Xin cho biết một hai để tỏ tường.

Tiểu nhị nghe thấy vậy thì nhìn quanh một chút, hạ giọng hỏi nhỏ:

- Hai vị phải chăng từ nơi xa đến?

- Không dối gạt huynh đệ, chúng tôi vốn là sĩ tử từ Yên Hưng lên đây, chuẩn bị tham gia Hội thí. Mỗ họ Đàm, danh Vũ. Vị này là đồng môn của mỗ, họ Lý danh Kỳ.

Tiểu nhị nghe vậy, đảo mắt một vòng, suỵt khẽ:

- Tiểu không dám dối gạt hai vị. Thăng Long này có quỷ.

Đàm Vũ nét mặt thoáng lộ vẻ ngạc nhiên hoảng sợ:

- Hà cớ gì lại nói như vậy, huynh đệ đừng nói chuyện giật gân dọa mỗ. Thiên hạ này làm gì có quỷ quái yêu ma.

Tiểu nhị nghe vậy, liền kéo một chiếc ghế ngựa lại gần bàn, xua tay, giọng thì thào:

- Tiểu nào dám nói láo, chuyện này là vô cùng xác thực. Mấy tháng nay, đã có mấy chục mạng người bị yêu tinh này làm hại, kẻ nào kẻ nấy đều thi cốt vô hồn, xác trôi nổi trên sông Tô Lịch. Lúc vớt lên thì toàn thân không còn lấy một giọt máu, cả người quắt khô, vô cùng kinh sợ. Dân Thăng Long bây giờ không dám ra khỏi nhà, chập tối nhà ai nhà nấy đóng cửa kín mít, trẻ con còn không dám khóc, chỉ sợ yêu tinh làm hại. Không dối gạt hai vị, mươi hôm nay không có ai ghé Phỉ Thúy Hiên uống trà rồi, đại nhân nhà tiểu đang muốn đóng cửa dẹp tiệm vì ế ẩm.

Đàm Vũ tỏ vẻ kinh biến, lắp bắp:

- Thực sự có chuyện như vậy. Xin huynh đệ kể tỏ tường.

- Chuyện là thế này!
 
Back
Top