zorroa5
Senior Member
Việt Nam có thể trở thành ‘cường quốc’ xuất khẩu phần mềm Đông Nam Á nhờ một ‘vũ khí bí mật’?
Việt Nam đang trên đà trở thành "công xưởng phần mềm" của khu vực nhờ tốc độ tăng trưởng thần tốc, lực lượng lao động trẻ dồi dào và lợi thế chi phí cạnh tranh.
Xuất khẩu phần mềm đang trở thành một trong những động lực chính của nền kinh tế số Việt Nam. Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh thu toàn ngành công nghệ thông tin (CNTT) năm 2024 ước tính đạt 160,8 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2023, trong đó xuất khẩu phần mềm đóng góp tỷ trọng đáng kể.
Công ty Chứng khoán KBSV nhận định rằng chỉ riêng mảng xuất khẩu CNTT nước ngoài của FPT đã đạt 28.270 tỷ VND trong 11 tháng năm 2024, tăng 28,1% YoY, chủ yếu nhờ vào sự gia tăng nhu cầu từ Nhật Bản, châu Âu và Bắc Mỹ.
![]()
Doanh thu ngành CNTT Việt Nam giai đoạn 2018-2024. Nguồn: Made in Vietnam, KBSV Research.
Việt Nam đặt tham vọng đến năm 2030, kinh tế số sẽ đóng góp 30% GDP, đồng thời nước ta sẽ nằm trong nhóm ba nước dẫn đầu Đông Nam Á về năng lực cạnh tranh số. Tuy nhiên, để hiện thực hóa tham vọng này, Việt Nam không chỉ cần duy trì tốc độ tăng trưởng mà còn phải đối mặt với các thách thức như thiếu hụt nhân lực, rủi ro an ninh mạng và áp lực cạnh tranh từ các nước láng giềng.
...
"Vũ khí bí mật" giúp Việt Nam cạnh tranh với Ấn Độ và Philippines
Một trong những lợi thế lớn nhất của Việt Nam là nguồn nhân lực CNTT trẻ, chất lượng cao và chi phí lao động thấp. Theo TopDev, gần 60% kỹ sư phần mềm tại Việt Nam thuộc độ tuổi 20-29, với hơn 50% có trình độ đại học.
Chi phí lao động tại Việt Nam cũng vô cùng cạnh tranh. Theo KBSV, mức lương trung bình của một lập trình viên tại Việt Nam dao động từ 750 - 1.500 USD/tháng, thấp hơn 20-40% so với Malaysia nhưng ngang bằng với Philippines. Đây là lý do khiến Việt Nam thu hút ngày càng nhiều hợp đồng gia công phần mềm từ các doanh nghiệp quốc tế.
![]()
Mức lương trung bình của lập trình viên tại các quốc gia Châu Á theo số năm kinh nghiệm. Nguồn: Nodeflair, KBSV Research.
Chính phủ cũng đã có những chính sách hỗ trợ mạnh mẽ để thu hút đầu tư vào ngành CNTT. Theo Nghị quyết số 57-NQ/TW, Chính phủ đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành trung tâm công nghệ số hàng đầu khu vực, với nhiều chính sách ưu đãi thuế, hỗ trợ doanh nghiệp và đầu tư vào đào tạo nhân lực.
Thách thức chực chờ: Liệu Việt Nam có đủ sức bứt phá?
Dù có nhiều lợi thế, Việt Nam vẫn phải đối mặt với những rào cản lớn. Trước hết, tình trạng thiếu hụt nhân lực CNTT đang trở thành bài toán nan giải. Theo Bộ Thông tin & Truyền thông, đến năm 2025, ngành CNTT cần 700.000 lao động, nhưng hiện tại vẫn thiếu 200.000 người.
![]()
Nhu cầu và tình trạng thiếu hụt lao động trong thị trường CNTT Việt Nam giai đoạn 2022-2026. Nguồn: Bộ Thông tin & Truyền thông, ABS Research.
Bên cạnh đó, an ninh mạng đang là một vấn đề đáng lo ngại. Theo khảo sát của Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia (NCA), năm 2024 đã ghi nhận hơn 659.000 vụ tấn công mạng nhằm vào các doanh nghiệp Việt Nam. Điều này đòi hỏi các công ty CNTT phải đầu tư mạnh vào bảo mật thông tin nếu muốn tiếp tục mở rộng thị trường quốc tế.
Ngoài ra, Việt Nam vẫn đang phải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt từ Ấn Độ và Philippines. Hiện nay, Ấn Độ chiếm 55% thị phần xuất khẩu phần mềm toàn cầu, trong khi Philippines đang đẩy mạnh phát triển dịch vụ gia công phần mềm (BPO).

Việt Nam có thể trở thành ‘cường quốc’ xuất khẩu phần mềm Đông Nam Á nhờ một ‘vũ khí bí mật’?
Việt Nam đang trên đà trở thành "công xưởng phần mềm" của khu vực nhờ tốc độ tăng trưởng thần tốc, lực lượng lao động trẻ dồi dào và lợi thế chi phí cạnh tranh.

Last edited: