8UiHkRX39E32H
Senior Member
Dân trong nghề, đang làm công ty tech có tiếng ở Mẽo đây. Nói Việt Nam có thể trở thành cường quốc Outsource thì đúng, nhưng cực kì khó để trở thành quốc gia mạnh về phần mềm.
Điểm mạnh nhất của các kĩ sư phần mềm là giá hợp lý so với chất lượng nhân lực. Mình từng làm ở vị trí quản lý, có tuyển dụng, tây có ta có. Nhìn chung, nhân lực Việt Nam chất lượng rất ổn, mặt bằng chung là hiền lành, chịu khó làm việc, dễ bảo hơn mấy nước như Ấn và ít đòi hỏi hơn bọn Tây.
Tuy nhiên, Việt Nam rất thiếu nhân lực chất lượng cao về kỹ thuật, có thể xuất phát từ các nguyên nhân:
1. Không có kinh nghiệm phát triển thống lớn và phức tạp. Đây là mặt trái của việc làm outsource. Các bạn làm outsource ra thường rất ngu ngơ về việc phát triển hệ thống bền vững lâu dài, cứ code chạy được là xong.
2. Kiến thức nền tảng yếu. Cứ học xong đại học là quên hết kiến thức nền tảng. Nhưng mả cũng đúng. Làm outsource nhiều; toàn code CRUD đơn giản lâu năm không đụng đến thì lại chả quên. Ai làm dăm ba năm thì kêu mấy kiến thức đại học anh chả cần đụng, thế thì code làm sao tối ưu.
3. Nhân tài thường không mặn mà ở lại. Cái này thì đơn giản rồi. Hầu hết những người giỏi tôi biết đều cút qua tư bản hết. Những người còn lại thường có lý do đặc biệt mới không đi.
Đấy, thế nên nhân lực Việt Nam làm outsource thì tốt, nhưng làm cái gì đó khó hơn là móm, nói chi là làm những thứ gì cutting edge. Mọi người cũng hay quên mất phần mềm là một ngành cần nhiều nhân lực chất lượng cao. Ví dụ như team tôi có 10 người tự viết hệ thống đặc thù, xử lý dữ liệu cho hơn 40tr khách hàng. Công ty tôi có hơn 500 kỹ sư như vậy nhưng cũng chỉ được xem là công ty tier 2 thôi, nói chi là big tech hay quant hoặc AI firm.
Tất nhiên là sẽ có những doanh nghiệp mạnh phần mềm với hệ thống lớn nhưng chỉ là muối bỏ bể. Chất lượng sản phẩm cũng sàn sàn. Cạnh tranh sao lại với những cường quốc khác.
Điểm mạnh nhất của các kĩ sư phần mềm là giá hợp lý so với chất lượng nhân lực. Mình từng làm ở vị trí quản lý, có tuyển dụng, tây có ta có. Nhìn chung, nhân lực Việt Nam chất lượng rất ổn, mặt bằng chung là hiền lành, chịu khó làm việc, dễ bảo hơn mấy nước như Ấn và ít đòi hỏi hơn bọn Tây.
Tuy nhiên, Việt Nam rất thiếu nhân lực chất lượng cao về kỹ thuật, có thể xuất phát từ các nguyên nhân:
1. Không có kinh nghiệm phát triển thống lớn và phức tạp. Đây là mặt trái của việc làm outsource. Các bạn làm outsource ra thường rất ngu ngơ về việc phát triển hệ thống bền vững lâu dài, cứ code chạy được là xong.
2. Kiến thức nền tảng yếu. Cứ học xong đại học là quên hết kiến thức nền tảng. Nhưng mả cũng đúng. Làm outsource nhiều; toàn code CRUD đơn giản lâu năm không đụng đến thì lại chả quên. Ai làm dăm ba năm thì kêu mấy kiến thức đại học anh chả cần đụng, thế thì code làm sao tối ưu.
3. Nhân tài thường không mặn mà ở lại. Cái này thì đơn giản rồi. Hầu hết những người giỏi tôi biết đều cút qua tư bản hết. Những người còn lại thường có lý do đặc biệt mới không đi.
Đấy, thế nên nhân lực Việt Nam làm outsource thì tốt, nhưng làm cái gì đó khó hơn là móm, nói chi là làm những thứ gì cutting edge. Mọi người cũng hay quên mất phần mềm là một ngành cần nhiều nhân lực chất lượng cao. Ví dụ như team tôi có 10 người tự viết hệ thống đặc thù, xử lý dữ liệu cho hơn 40tr khách hàng. Công ty tôi có hơn 500 kỹ sư như vậy nhưng cũng chỉ được xem là công ty tier 2 thôi, nói chi là big tech hay quant hoặc AI firm.
Tất nhiên là sẽ có những doanh nghiệp mạnh phần mềm với hệ thống lớn nhưng chỉ là muối bỏ bể. Chất lượng sản phẩm cũng sàn sàn. Cạnh tranh sao lại với những cường quốc khác.