Việt Nam giữa xu thế ngành chíp bán dẫn toàn cầu tái cấu trúc

MasterchiefsReborn

Senior Member
https://thanhnien.vn/viet-nam-giua-...-toan-cau-tai-cau-truc-185230516010127544.htm

Trong bối cảnh thị trường chíp bán dẫn toàn cầu đang trong quá trình tái cấu trúc mạnh mẽ, VN cũng dần tăng cường vị thế ở lĩnh vực này khi xếp thứ 3 về xuất khẩu chíp vào Mỹ.

Ngày 14.5, tờ Nikkei Asia đưa tin Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) sẽ khởi công xây dựng trung tâm phát triển chíp ở thành phố Yokohama (Nhật Bản).

Những bước chuyển lớn

Ước tính chi phí đầu tư cho trung tâm trên khoảng 222 triệu USD. Mức đầu tư này khá nhỏ so với các khoản đầu tư của Samsung gần đây nhằm mở rộng hoạt động sản xuất chíp bán dẫn, điển hình như kế hoạch phát triển tổ hợp sản xuất chíp bán dẫn của tập đoàn này tại Hàn Quốc có giá trị lên đến 230 tỉ USD. Hay Samsung cũng đầu tư nhà máy sản xuất chíp bán dẫn trị giá hàng chục tỉ USD tại Mỹ.

Tuy nhiên, trung tâm trên mang ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác giữa Hàn - Nhật trong ngành chíp bán dẫn, khi cách đây chưa lâu thì hai nước vẫn còn đặt ra các rào cản lẫn nhau về vật liệu bán dẫn. Những năm gần đây, Mỹ đã nỗ lực gắn kết Nhật Bản và Hàn Quốc mà một trong các mục tiêu là cùng phối hợp để tái cấu trúc chuỗi cung ứng chíp bán dẫn toàn cầu. Nỗ lực này diễn ra trong bối cảnh xung đột thương mại Mỹ và Trung Quốc cũng như quan hệ hai nước này liên tục căng thẳng.

Bên cạnh đó, Đài Loan đến nay vẫn giữ vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng chíp bán dẫn toàn cầu. Tính đến năm ngoái, chỉ riêng Tập đoàn TSMC của Đài Loan đã chiếm hơn 50% thị phần sản xuất chíp bán dẫn toàn cầu. Thậm chí, theo tạp chí Fortune, TSMC chiếm đến 90% thị phần sản xuất chíp bán dẫn tiên tiến. Phần lớn nhà máy của TSMC đóng tại Đài Loan và Trung Quốc đại lục.

Trong khi đó, tình hình eo biển Đài Loan liên tục căng thẳng, Washington cũng nhiều lần cảnh báo khả năng Bắc Kinh sử dụng vũ lực để thống nhất Đài Bắc. Nếu điều đó xảy ra, thị trường chíp bán dẫn toàn cầu sẽ bị đình trệ nghiêm trọng và ảnh hưởng lâu dài đến kinh tế Mỹ. Nên việc Mỹ phối hợp cùng các đồng minh và đối tác tái cấu trúc nguồn cung chíp bán dẫn còn nhằm giảm thiểu rủi ro lâu dài.

Từ năm ngoái, Hàn Quốc cũng đã tăng cường hợp tác với Mỹ để tái cấu trúc chuỗi cung ứng chíp bán dẫn toàn cầu. Trong đó, Samsung đã bắt đầu xây dựng một nhà máy sản xuất chíp bán dẫn với đầu tư lên đến 17 tỉ USD ở bang Texas (Mỹ) và có thể sẽ mở rộng đầu tư để xây dựng tổng cộng 11 nhà máy sản xuất chíp cũng tại Texas với tổng đầu tư lên đến gần 200 tỉ USD.

Mỹ cũng đã ký kết với Ấn Độ biên bản ghi nhớ về việc thiết lập chuỗi cung ứng chất bán dẫn, mà các chuyên gia coi là cơ hội để cả hai quốc gia giảm sự phụ thuộc toàn cầu vào Trung Quốc, theo tờ The Economic Times. Biên bản ghi nhớ hướng đến việc thiết lập cơ chế hợp tác song phương về phục hồi và đa dạng hóa chuỗi cung ứng bán dẫn dựa theo Đạo luật CHIPS mà Mỹ đã thông qua để tăng cường năng lực trong lĩnh vực bán dẫn.

Dấu ấn Việt Nam

Những yếu tố trên cùng sự chuyển dịch nói chung của chuỗi sản xuất toàn cầu sau đại dịch Covid-19, các nước Đông Nam Á được đánh giá là điểm đến của quá trình chuyển dịch. Đầu năm nay, tờ Nikkei Asia đưa tin Tập đoàn Dell, chuyên sản xuất máy tính của Mỹ, đặt mục tiêu ngừng sử dụng chíp sản xuất tại Trung Quốc vào năm 2024. Ngoài chíp, Dell đã yêu cầu các nhà cung cấp linh kiện khác như mô đun điện tử và bảng mạch in, cũng như các nhà lắp ráp sản phẩm giúp chuẩn bị năng lực ở các quốc gia ngoài Trung Quốc, như Việt Nam. Truyền thông quốc tế cũng thông tin Apple có kế hoạch mở rộng một số hoạt động sản xuất sang Việt Nam.

Trong khi đó, CNBC vừa qua dẫn một số phân tích cho rằng Việt Nam và Ấn Độ nổi lên như 2 điểm đến tiềm năng cho quá trình chuyển dịch chuỗi sản xuất linh kiện bán dẫn. Đến tháng 4, Bloomberg đưa tin Việt Nam, Thái Lan, Campuchia và Ấn Độ đang chiếm ưu thế từ các động thái của Mỹ nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng chất bán dẫn của họ.

Tiềm năng và rủi ro

Cũng theo GS Dapice, doanh số của thị trường chíp bán dẫn có thể chưa bùng nổ trở lại trong năm nay, do nhiều người đã mua thêm các thiết bị điện tử, công nghệ trong giai đoạn Covid-19 để làm việc. Nhưng triển vọng các năm tới thì chíp bán dẫn sẽ tăng trưởng mạnh mẽ do sự phát triển của điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo và internet vạn vật (Internet of Things). Tuy nhiên, cũng có một rủi ro đặt ra là nhiều nước đang chạy đua tung ra các gói hỗ trợ các doanh nghiệp sở tại sản xuất chíp bán dẫn gây nên tình trạng cung vượt cầu.

Theo đó, nhập khẩu chíp của Mỹ trong tháng 2.2023 đạt 4,86 tỉ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, nhập khẩu từ châu Á chiếm đến 83%. Đặc biệt, Việt Nam đứng thứ 3 về xuất khẩu chíp bán dẫn vào Mỹ với giá trị 562,5 triệu USD, tăng 74,9% so với cùng kỳ năm 2022. Giá trị chíp từ Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ chỉ đứng sau Malaysia (972,9 triệu USD, giảm 26,3%) và Đài Loan (732 triệu USD, tăng 4,3%).

...
 
Đại bàng thấy cách mấy cốp chống dịch, chính sách thuế không còn thơm nữa.
Đại bàng nó cũng dời tổ qua chỗ mới thôi.
Chưa kịp vặt lông con vịt đã chạy mất.
Quốc gia lại thất thoát ngân sách, dân chúng lầm than rồi.
 
VN cũng dần tăng cường vị thế ở lĩnh vực này khi xếp thứ 3 về xuất khẩu chíp vào Mỹ
Intel/Samsung nó mở nhà máy sản xuất chip ở VN, sản xuất xong xuất ngược qua Mẽo? Hay là VN tự sản xuất rồi xuất khẩu qua Mẽo?
Nếu vế 1 đúng thì có vẹo gì mà tự hào?
 
Vi mạch bán dẫn muôn đời thịnh
Ai ti máy học vạn kiếp suy
Dạo gần đây thấy ít nói về AI mà toàn vi mạch thế nhỉ
zFNuZTA.gif


via theNEXTvoz for iPhone
 
Last edited:
Intel/Samsung nó mở nhà máy sản xuất chip ở VN, sản xuất xong xuất ngược qua Mẽo? Hay là VN tự sản xuất rồi xuất khẩu qua Mẽo?
Nếu vế 1 đúng thì có vẹo gì mà tự hào?

Nhà báo nó cố tình viết ngắn gọn vậy là được rồi, anh phân tích ra giờ thì lấy gì tôi tự hào nữa?
 
Em thấy đầu tư vào ngành này là thực tế rồi còn gì bác nhỉ :amazed:
Nói là đi tắt đón đầu nhưng thực tế thì lúc nào cũng là thằng mù đi sau nhưng lớn mồm lol
Những cái cần lao động culi rẻ bèo như may mặc lắp ráp sơ sơ không cần đào tạo thì trước còn cạnh tranh lại.
Nhưng các ông đòi từ 1 nhảy lên 100 chứ đéo muốn nhảy từ từ.

Đang may đồ ráp hàng sơ sơ, công nghệ toàn của người ta cái đòi lên làm cả chiếc xe điện cạnh tranh thằng top 1 thế giới mới chịu. Rồi 1 đống cú đấm khác. vaccine, test, thép bds các kiểu. Đéo có cl gì cạnh tranh được với nước khác để mang ngoại tệ về cả. Hoá rồng hoá hổ ccc.
Công nghệ đéo có, tay nghề đéo có, patents thì nước ngoài nắm hết rồi mà cũng đao to búa lớn đòi nhảy vào làm chip, dẫn đầu thế giới, cơ hội này nọ.
Đm dễ ăn quá.

Nhiều khi tôi nghĩ nông dân bán nông sản, sản xuất thật như làm cafe ít ra người ta còn đem giá trị thật, tiền tươi về cho đất nước. Mấy thằng ml đi tắt đón đầu cm gì đấy phần lớn toàn ăn hại phá hoại.

Hoá độ kiểu này chỉ con dân sướng trợn mắt.
 
Nói là đi tắt đón đầu nhưng thực tế thì lúc nào cũng là thằng mù đi sau nhưng lớn mồm lol
Những cái cần lao động culi rẻ bèo như may mặc lắp ráp sơ sơ không cần đào tạo thì trước còn cạnh tranh lại.
Nhưng các ông đòi từ 1 nhảy lên 100 chứ đéo muốn nhảy từ từ.

Đang may đồ ráp hàng sơ sơ, công nghệ toàn của người ta cái đòi lên làm cả chiếc xe điện cạnh tranh thằng top 1 thế giới mới chịu. Rồi 1 đống cú đấm khác. vaccine, test, thép bds các kiểu. Đéo có cl gì cạnh tranh được với nước khác để mang ngoại tệ về cả. Hoá rồng hoá hổ ccc.
Công nghệ đéo có, tay nghề đéo có, patents thì nước ngoài nắm hết rồi mà cũng đao to búa lớn đòi nhảy vào làm chip, dẫn đầu thế giới, cơ hội này nọ.
Đm dễ ăn quá.

Nhiều khi tôi nghĩ nông dân bán nông sản, sản xuất thật như làm cafe ít ra người ta còn đem giá trị thật, tiền tươi về cho đất nước. Mấy thằng ml đi tắt đón đầu cm gì đấy phần lớn toàn ăn hại phá hoại.

Hoá độ kiểu này chỉ con dân sướng trợn mắt.
Có giải pháp nào khả thi về lâu dài ko bác nhỉ. Chứ nếu chỉ phát triển theo hướng nhân lực giá rẻ, sản xuất hàng thủ công may mặc thì cũng đâu có ăn thua.
 
Intel/Samsung nó mở nhà máy sản xuất chip ở VN, sản xuất xong xuất ngược qua Mẽo? Hay là VN tự sản xuất rồi xuất khẩu qua Mẽo?
Nếu vế 1 đúng thì có vẹo gì mà tự hào?
toàn dạng gia công tại VN thôi, được tí tiền thuế với lao động chứ ko ăn thua mấy. Công nghệ phụ trợ để tham gia chuỗi của chúng nó gần như bằng 0, toàn hỗ trợ bằng tiền đất, lao động giá rẻ, rồi miễn thuế này nọ nên cứ bắt đầu siết lại là chúng nó lại té hết. LĐ thì giờ đang đòi tăng mức lương đóng BH
 
Sách mác lenin đã nói rồi.
Ai sỡ hữu công cụ lao động thì người đó được hưởng giá trị thặng dư.
Đại bàng nó mang công cụ lao động tới.
Không thơm thì nó cút.
Các bạn làm gì có tài liệu kĩ thuật mà làm được cái công cụ lao động như nó.
Nên hãy suy ngẫm và hành động để tốt hơn đi.
Xin cám ơn.:byebye:
 
Hội thảo cho có chứ ngành nào lowtech tái cấu trúc may ra còn xí phần chứ semiconductor thì gg cho nhanh, chả thấy hope đâu cả
 
Có giải pháp nào khả thi về lâu dài ko bác nhỉ. Chứ nếu chỉ phát triển theo hướng nhân lực giá rẻ, sản xuất hàng thủ công may mặc thì cũng đâu có ăn thua.
Tóm lại là đéo giàu như tư bản được đâu khỏi lo nghĩ cho mệt. Nói thật. Trễ mẹ nó rồi + đéo có điều kiện gì để giàu.
Đám Taiwan, Korea, Malay và chắc Tàu nó gom hết cơ hội rồi.

Muốn feel giàu thì lên TV nghe lời chó vó ngựa của bò đỏ với tuyên giáo ấy.

 
Có giải pháp nào khả thi về lâu dài ko bác nhỉ. Chứ nếu chỉ phát triển theo hướng nhân lực giá rẻ, sản xuất hàng thủ công may mặc thì cũng đâu có ăn thua.
Giải pháp là làm nguyên liệu, làm các hoạt động tinh chế chế biên nguyên liệu phụ trợ. Làm được cái đó thì công đầu tư máy móc mới bõ. Chẳng ai có thể gây dựng thành rome trong 1 ngày cả. Nhưng đa phần lại toàn chỉ thích đi tắt đón đầu.

1 Đợt tôi cũng làm gia công dệt vải các thứ, phải nói đi tìm nguồn nguyên liệu ở vn cho phù hợp với yêu cầu đối tác rất mệt mỏi và bực mình, trong khi đó bên tàu họ có đủ và danh sách sẵn, đi thăm tất cả nhà máy chuyên nghiệp hỗ trợ xúc tiến để đối tác ky hợp đồng. Phải nói dân tàu nó làm buôn bán giao thương rất chuyên nghiệp.
Làm sản xuất đòi hỏi phải kiên nhẫn và tính bằng năm, chứ không phải cứ thích nhảy có là nhảy cóc
 
Giải pháp là làm nguyên liệu, làm các hoạt động tinh chế chế biên nguyên liệu phụ trợ. Làm được cái đó thì công đầu tư máy móc mới bõ. Chẳng ai có thể gây dựng thành rome trong 1 ngày cả. Nhưng đa phần lại toàn chỉ thích đi tắt đón đầu.

1 Đợt tôi cũng làm gia công dệt vải các thứ, phải nói đi tìm nguồn nguyên liệu ở vn cho phù hợp với yêu cầu đối tác rất mệt mỏi và bực mình, trong khi đó bên tàu họ có đủ và danh sách sẵn, đi thăm tất cả nhà máy chuyên nghiệp hỗ trợ xúc tiến để đối tác ky hợp đồng. Phải nói dân tàu nó làm buôn bán giao thương rất chuyên nghiệp.
Làm sản xuất đòi hỏi phải kiên nhẫn và tính bằng năm, chứ không phải cứ thích nhảy có là nhảy cóc
Làm nguyên liệu, sơ tinh chế trước giờ vẫn làm đấy thôi.
Làm thì ra tiền đủ nuôi dân đấy nhưng mà muốn giàu như tư bản, công nghiệp hiện đại các kiểu như giao tuyến nói thì đéo có cửa vì chả độc quyền giá trị gì cả.
 
Cả nền kinh tế vẫn nháo nhào theo bất động sản thì có mứt mà mơ có ngày làm chủ được công nghệ chíp
 
lol đầu tư cho các công ty bán dẫn thì không có
ưu đãi thuế cũng không có
nhân công chất lượng cao lĩnh vực này cũng không
ngành học thì không có đầu tư cơ bản nốt

nhà máy ở Việt Nam chẳng sản xuất con chip đâu, nếu được một chân làm đóng gói như Malay đã tốt lắm rồi
 
Back
Top