Vợ Chồng A Phủ

Dan_choi

Senior Member
Tại sao một bộ phim được quay từ những năm tháng chiến tranh ác liệt như Vợ Chồng A Phủ lại xuất sắc hơn rất nhiều bộ phim hiện tại như vậy ? Nếu có một bảng xếp hạng phim Việt Nam thì đây xứng đáng là một phim hạng A++
1611917640899.jpg

●Thứ nhất, ta có một nhà biên kịch hạng A. Chính là nhà văn Tô Hoài, người chuyển thể chính tác phẩm là truyện "Vợ chồng A Phủ" của ông thành phim. Bản thân của chính câu truyện thì chính Tô Hoài đã xác nhận đây là một câu truyện gần như có thật của một đôi vợ chồng người H-mong mà ông đã gặp khi đi thực tế trong những năm kháng chiến tại Sơn La. Câu chuyện của họ cùng với những tư liệu anh em du kích trong vùng kể là đề tài để ông viết.

●Thứ hai, chúng ta có một dàn diễn viên hạng A tài năng và CỰC KỲ CÓ TÂM với vai diễn. Vai A Phủ do NSND, đạo diễn Trần Phương thể hiện còn vai Mị do nghệ sĩ Đức Hoàn thể hiện. Ngoài ra tất cả các diễn viên khác kể cả vai phụ trong phim sau này đa số đều trở thành Nghệ sĩ nhân dân. Theo lời kể của các diễn viên thì. Để vào vai thành công, họ đã phải học cách chăn bò, cưỡi ngựa của người Tà Sùa. Ba tháng ròng rã sống chung cùng gia đình anh hùng quân đội Sùng Phai Sình trên núi cao, cả Trần Phương và Đức Hoàn (người vào vai Mị lúc bấy giờ) gần như đã trở thành người H-mông thực thụ. Các diễn viên đã cùng lên nương làm rẫy, cùng gùi nước đi bộ hàng mấy cây số về bản và cùng ăn ngô và có thể nói tiếng Mông sành sỏi trong quá trình thực hiện bộ phim. Ông Trần Phương còn chia sẻ thêm: "Họ cưỡi ngựa quanh năm mà không cần cương. Mình không quen với cách đó nên mình mẩy cứ xây xước hết, mấy lần suýt bị què chân. Nhưng khi bộ phim hoàn thành, mình cũng kịp trở thành một tay chăn bò, cưỡi ngựa cừ khôi không kém một chàng trai Mông nào".

●Thứ ba, Sự tài tình của đạo diễn Mai Lộc và phần âm nhạc xuất sắc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương. Bài hát Bài ca trên núi qua giọng hát của nghệ sĩ Kiều Hưng cũng nhận được sự yêu thích của đông đảo người yêu nhạc. Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố khác làm nên kiệt tác này. Đúng là làm cái gì cũng thế, cứ phải có tâm thì mới có thể ra lò kiệt tác kể cả trong điều kiện rất khó khăn. Nghĩ tới nhiều bộ phim ăn liền bây giờ mà chán. Thật không hiểu tại sao nền điện ảnh rực rỡ những năm 7x, 8x của nước ta lại biến mất không một dấu vết như bây giờ? Có còn chăng là những nghệ sĩ với tuổi tác ngày một cao ( trong đó có một số nghệ sĩ đóng táo quân cũng làm nên nền điện ảnh đó một thời)
 
Vì thời đó con người lo chiến tranh, không rảnh đâu mà thờ "tổ nghiệp''.
Các thím có thấy "tín ngưỡng thờ cúng tổ nghiệp'' càng được đẩy mạnh, càng làm rầm rộ thì nền văn hóa của Việt Nam càng sến sẩm, càng bon chen xô bồ không ?
Vấn đề là ở chỗ đấy đấy.
 
Đất và người, Bão qua làng, Ngõ lỗ thủng, cầu thang nhà a6... Nhìn lại phim truyền hình bây giờ mà chán
 
Back
Top